Trần Xuân Bách
(KGB Agent)
New Member
Một cách công bằng mà đánh giá , có lẽ từ trước đến nay , không có một người nhạc sỹ nào mà lại có những đóng góp to lớn cho âm nhạc Việt Nam như nhạc sỹ Phạm Duy. Và có lẽ , ngoài Trịnh Công Sơn ra , không có bất cứ một người nhạc sỹ Việt Nam nào lại gây được tiếng vang lớn trong không chỉ giới nghiên cứu nghệ thuật mà cả công chúng yêu nhạc toàn thế giới như Phạm Duy .Tuy vậy ,có một điều đáng tiếc là nhạc của ông lại chưa thật sự phổ biến và chưa trở thành món ăn tinh thần của các bạn trẻ .Vì vậy , tôi lập ra topic này nhằm giới thiệu chi tiết hơn cho các bạn về cuộc đời , về sự nghiệp âm nhạc cùng những tác phẩm từ mấy chục năm nay đã đi vào lòng người .Chúng trở thành một phần không thể tách rời của văn hóa Việt Nam , và hòa lẫn trong đó là sự kết hợp khéo léo tài tình giữa âm nhạc dân gian VN cùng những giai điệu và kỹ thuật của âm nhạc cổ điển Tây Phương .
Thiết nghĩ , trong nền âm nhạc VN đương đại , sự giao thoa văn hóa với thế giới đem lại cả những thay đổi tích cực và cả những sự lai căng , pha tạp , nhố nhăng ,hủy hoại các giá trị văn hóa nghệ thuật truyền thống .Do đó ,việc tìm lại và thưởng thức nhạc Phạm Duy cũng là một cách rất hay để thế hệ trẻ tìm lại với bản sắc dân tộc mà đôi khi đã bị quên lãng , bị vùi lấp đi trong cái nhịp sống hối hả của ngày hôm nay .
Sau đây là tiểu sử của nhạc sỹ Phạm Duy :
Tiểu sử
Giọt mưa trên lá
Nước mắt mẹ già
Lã chã đầm đìa
Trên xác con lạnh giá
Giọt mưa trên lá
Nước mắt mặn mà
Thiếu nữ mừng vì
Tan chiến tranh chồng về . . . . . . . .
Đó là lời ca của một ca nhân trong buổi trình diễn tại Institut Francais ở Saigon vào đêm 28 tháng 11 năm 1974, một người mà người Pháp trong Institut này đã gọi là thi nhân của ca khúc Việt Nam (le poète de la chanson vietnamienne). Nhưng đối với dân chúng Việt Nam thì Phạm Duy còn là một trong những người, từ cuối thập niên 30, đã thành lập một nền nhạc mới thường được gọi là Tân Nhạc (nouvelle musique).
Trong khi các người khác đi theo xu hướng nhạc Âu Tây thì Phạm Duy chủ trương nhạc Việt Nam loại mới phải khởi nguồn từ nhạc dân ca cổ truyền, và suốt trong 50 năm qua, trong chiến tranh cũng như trong hoà bình, Phạm Duy đã sáng tác khoảng trên dưới 1,000 ca khúc, nói lên niềm vui, nỗi buồn, vinh quang, tủi nhục... của người Việt trong một thời kỳ sôi động nhất của lịch sử.
Phạm Duy xuất thân từ một gia đình văn nghiệp. Cha là Phạm Duy Tốn thường được xem như nhà văn xã hội đầu tiên của nền Văn Học Mới ra đi hồi đầu thế kỷ. Tác phẩm của Cụ Tốn được đưa vào học trình Trung Học, đăng trong các sách giáo khoa ví dụ những bài Sống Chết Mặc Bay, Một Cảnh Thương Tâm... Anh là Phạm Duy Khiêm, Giáo Sư Thạc Sĩ, Cựu Đại Sứ Việt Nam tại Pháp Quốc, văn sĩ Pháp văn, tác giả những cuốn Légendes Des Terres Sereines, Nam Et Sylvie, De Hanoi à Lacourtine...
Phạm Duy sinh tại Hà Nội năm 1921, theo học các Trưng Trung Học Thăng Long, Cao Đẳng Mỹ Thuật, Kỹ Nghệ Thực Hành, tự học nhạc và đi huấn nghệ tại Pháp trong 2 năm 1954-1955, học trò của Robert Lopez và bàng thính viên tại Institut de Musicologie, Paris...
Khởi sự đi nhạc của mình là một ca sĩ trong gánh hát Đức Huy, đi hát lưu động từ Bắc qua Trung vào Nam trong những năm 1943-1945. Là người đầu tiên hát nhạc cải cách trên đài Radio Indochine ở Sàigòn vào năm 1944, mỗi tuần, trình bày 2 lần.
Rồi trở thành cán bộ văn nghệ trong cuộc Kháng Chiến chống Pháp và
là một trong những người thành công nhất trong những người soạn nhạc lúc đó.
Kết duyên với ca sĩ Thái Hằng và là người đã đóng góp vào sự thành lập của ban hợp ca nổi danh trong thập niên 50 là ban Thăng Long, thành phần của ban này là anh em ruột của Thái Hằng. Vào giữa thập niên 60, các con của Phạm Duy, Thái Hằng cũng theo nghề nhạc và trở nên những ca nhạc sĩ trong loại nhạc trẻ và đã tự thành lập một ban nhạc combo gọi là The Dreamers. Duy Quang và Thái Hiền là hai giọng ca sáng giá trong 2o năm qua. Duy Cường thì được coi như một arrangeur có hạng. Những người con của Phạm Duy đã mở phòng thu thanh và nhà ấn hành sách nhạc, băng nhạc là Dream Studio và PDC Musical Productions.
Phạm Duy đã chia sự nghiệp của mình ra nhiều giai đoạn :
* Khởi đi từ dân ca, phản ánh người dân Việt Nam trong thời đấu tranh giành độc lập rồi tới trường ca là liên khúc của nhiều bài dân ca, nói lên cái vĩ đại của dân tộc Việt.
* Sau đó là tâm ca, những bài ca thức tỉnh lương tâm, phản đối bạo lực và lòng phi nhân.
* Tới đạo ca, mang tính chất thiền ca, là những bài hát đi tìm sự thật.
* Rồi tới tục ca, những bài hát tiếu lâm nói thẳng vào cuộc đi đầy rẫy ngụy thiện.
* Tới bé ca, nữ ca và bình ca là những khúc hoan ca.
Ngoài ra, còn những tình khúc của chính ông cũng như những bản dịch lời Việt mà suốt trên 50 năm qua, trải qua nhiều thế hệ, hầu hết đôi tình nhân Việt Nam nào cũng đều hát tới và sẽ nhớ mãi. Nhạc sĩ Phạm Duy cũng viết 4 tập hồi ký kể về cuộc đời ca nhân của ông.
Tiếp theo là bài viết nói về một số nét đặc sắc trong sáng tác của ông :
Tại Moscow nơi tôi đang là một nghiên cứu sinh về luật hoc, tôi được may mắn quen và chơi thân với Stive Nopve, một sinh viên gốc Ukraina, con trai một giáo sư âm nhạc tại nhac viện danh tiếng Schaiskopky. Trong nhiều lần đến chơi và sống với gia đình của cậu bạn, tôi cũng được nói chuyện nhiều với giáo sư. Vì hợp nhau và vì muốn giới thiệu những giá trị văn hóa của người việt qua nhiều giai đọan, tôi giới thiệu với ông nhiều CD nhạc giá trị mà tôi có của nhạc si thiên tài Phạm Duy.
Chiều Về Trên Sông
Có lẽ bài hòa tấu đầu tiên mà ông nghe của nhạc Phạm Duy là bài Chiều Về Trên Sông do nhạc sĩ Duy Cường hòa âm. Ông chăm chú và đòi nghe lại nhiều lần… Ông ngạc nhiên lắm, ngạc nhiên và thích thú như đang ngồi nghe gió trên sông Vonga, trầm ngâm như đang lặng lẽ đứng ngắm những con sóng trên dòng sông một mùa thu lãng mạn…
Ông nói với tôi : “Lạ quá, trong dòng nhạc này có âm hưởng của nhạc cổ điển Châu Âu, nhưng lại mang phong cách phương Đông rõ nét. Từng giai điệu và những điểm nhấn trong âm vực, âm hưởng đầy hoành tráng của nhạc cổ điển, vững chắc như những rừng cây nhưng thiết tha như những cơn gíó, điều này chỉ có trong nhạc cổ điển Châu Âu. Bên cạnh đó, cách luyến âm, chuyển đọan lại rõ nét âm nhạc của phương Đông …“
Ông nghe ở đó có hơi thở của người Á Đông với những điệu cười và những cơn bão nhiệt đới…
Thật thú vị, tôi vui lắm vì lúc này tôi mới hiểu rằng trong âm nhạc không hề có sự cách biệt về ngôn ngữ và dân tộc, một nhạc sĩ người Việt đã rong ca hơn nửa thế kỷ trước, một ông giáo già người Nga Sô Viết chính hiệu, thế mà chỉ với một nhạc phẩm, họ dường như đã nghe được tiếng nói của nhau, hiểu được những cảm nhận của nhau. Ông giáo già đánh giá rất cao sự sáng tạo của nhạc sĩ PD. Sự kết hợp Đông và Tây trong giai điệu và trong nhạc lý đã tạo cho nhạc phẩm một sức sống vượt không gian, tạo nên sự sáng tạo trong phong cách của nhạc Phạm Duy. Ông giáo già vui lắm, vì Ông tìm được sự đồng điệu của người phương Tây và người phương Đông trong Chiều Về Trên Sông.
Ông nói : “Con sông dù ở đâu cũng là dòng nước… cũng cuốn trôi những gì ngăn cản nó, cũng réo rắt tiếng gió và cũng tạo nên những khỏang trống trong không gian. Nhạc Phạm Duy đã vẽ lên được điều đó, đã làm cho người hưởng thụ dù ở phương đông hay phương tây đều cảm nhận được cái cảm giác đó của chính Pham Duy bằng giai điệu trong lòng mình”.
Tôi chợt bừng tỉnh, bài hát này được sáng tác mấy chục năm về trước mà bây giờ tôi nghe vẫn hay. Có một buổi chiều đứng bên Cửu Long Giang, tôi cũng nghe trong gió tiếng nhạc hòanh tráng của thiên nhiên, trong tiếng của dòng chẩy có âm vang vài trăm năm của cha ông mà nhạc phẩm đã truyền tải… Không nói đến ca từ, chỉ nói đến cảm giác mà Chiều Về Trên Sông đem lại cho người nghe cũng đã thấy được giá trị hiện đại của nó.
Người bố giáo sư của bạn tôi đã dạy cho tôi biết rằng : một nhạc phẩm mà không mang hơi thở của hiện đại thì không thể dùng giàn nhạc Tây Phương để hòa nhạc được. Ông cho rằng Chiều Về Trên Sông sẽ là một nhạc phẩm tiêu biểu qua mọi thời đại của Nhạc Việt Nam. Và để hòa âm nó, người ta phải kết hợp cả nhạc khí phương Tây và phương Đông mới nói hết được ý nghĩa và nội dung của nó. Sự cao vút trong âm hưởng và sự réo rắt trong giai điệu đòi hỏi điều đó. Nó xuất phát từ tự nhiên và tính nhân bản của con người nên nó luôn hiện đại cho dù thời gian nó ra đời đã qua.
Minh Họa Truyện Kiều
Tôi chỉ có hai CD Kiều mà nhạc sỹ Phạm Duy đã xuất bản. Có lẽ bất kỳ ai học và tìm hiểu văn hóa Việt Nam cũng biết đến Truyện Kiều của thi hào Nguyễn Du. Vì vậy sức ép đối với người muốn phổ nhạc tác phẩm này rất lớn, tương ứng với tầm vóc vĩ đại của tác phẩm và tác giả.
Điều đầu tiên mà nhà giáo người Nga cảm nhạn và nhận xét về Truyện Kiều là : ‘’Minh Họa Truyện Kiều đã đạt đến đỉnh cao của âm nhạc hiện đại phát triển trên nền tảng văn hóa dân tộc. Điều đó được thấy rõ trong nhạc cụ và hòa âm của nhạc sĩ Duy Cường. Khả năng phối khí, phối ấm đạt đến tuyệt đỉnh bởi nó không chỉ đơn thuần là sử dụng những nhạc khí phương Tây hiện đại mà đã có sự phối hợp với nhiều lọai nhạc cụ dân gian của phương Đông nhưng không phải là sự lắp ghép vô thức, không phải là sự lắp ghép thô sơ thô thiển. Trong tác phẩm Nhạc Kiều, giai điệu của các nhạc cụ Đông-Tây hòa với nhau một cách thần kỳ đến mức ký bí mà người ta có cảm giác đây là giai điệu của lòng người và của tạo hóa. Chính điều đó làm cho tác phẩm dài nhưng không chán.
Ông còn đánh giá rằng, trong Minh Họa Kiều, dường như âm nhạc của Phạm Duy cứ phát triển theo mạch của tác phẩm mà không dừng lại. Tôi có hỏi ông là điều đó nghĩa là gì ? Thể hiện ở đâu ? Có tác dụng gì ? Cho thấy điều gì ?
Ông nói : “Trước hết một tác phẩm âm nhạc với thời lượng lớn dễ rơi vào tình trang dài dòng, trùng lắp cả về giai điệu ca từ và ngữ cảnh.
Về ca từ, vì ông không biết tiếng Việt nên miễn bàn, về giai điệu Minh Họa Truyện Kiều, ông nói :
“Không có sự trùng lắp mà diễn biến theo mạch logic của ca kịch. Nghe hòa âm trong CD, ông thấy mạch giai điệu có sự cộng hưởng của những bản giao hưởng với tiết tấu logic và đơn giản. Nó giống với giao hưởng phương Tây là nó có mạch giai điệu, nó có phút thăng, phút trầm, có điểm nhấn và điểm dài của giai điệu… Nó có phút nhanh nhẹn, nó có kịch tính, dẫn đến cao điểm hoặc có những câu trải dài thư giãn. Nhưng nó lại khác với giao hưởng là nó có những tiết tấu dân dã phương Đông vì vậy nó không rơi vào tình trạng khó hiểu. Nói cách khác, nó mang tính hàn lâm nhưng lại bình dị lạ lùng, các đọan với giai điệu không trùng lắp. Nếu không trùng lắp có thể sẽ rời rạc, thế mà Phạm Duy làm Truyện Kiều không hề rời rạc…
Lúc này tôi mới hiểu rằng hình như PD đã thấu đến tận cùng tâm hồn của Kiều và của Tố Như, bởi lẽ trong vài ngàn câu Kiều không hề có câu nào trùng nhau mặc dù có thể có nhiều đọan cùng miêu tả một tâm trạng của Kiều. Tài hoa gặp tài hoa nên đã ra đời cùng một tác phẩm với sự thăng hoa khác nhau.
Sự phát triển của âm nhạc Truyện Kiều được người bạn già Nga Sô của tôi nói đến qua diễn tiến của hòa âm và phối khí, tôi có kể cho ông nghe về nội dung câu truyện, ông ồ lên và nói :
“…Đúng như tôi cảm nhận vì giai điệu của Nhạc Kiều dường như có phút hạnh phúc, e lệ. Có một sự mãnh liệt của tình yêu và thậm chí còn nghe trong nó những âm thanh ma quái của số phận…”
Càng nghe hai CD Kiều, ông càng thích thú vì sự phát triển đó. Tôi thì chỉ có sự hứng khởi, chứ làm sao mà có thể cảm nhận tinh tế như ông đuợc !
Nói tiếp về giá trị của những điều đó, ông khẳng định rằng về mặt tác dụng với người nghe, sự tiến triển trong giai điệu làm cho người thụ hưởng không nhàm chán và thậm chí còn thăng hoa trong các nốt nhạc và lời ca. Sự thăng hoa ấy cứ dần tiến theo diễn biến của âm nhạc. Đồng thời nó làm cho người nghe có những câu hỏi vô hình trong vô thức để tâm can cứ đòi mãi, đòi mãi được thưởng thức giai điệu ấy. Về mặt học thuật, ông cho rằng sự diễn tiến trong âm nhạc làm cho ngôn ngữ của âm nhạc (âm thanh) phát triển không ngừng. Sự phát triển ấy thông qua sự kết hợp Đông-Tây, sự vận hành các âm hưởng và tạo cho âm nhạc một sức sống vĩnh cửu.
Sự phát triển trong Minh Họa Kiều chứng minh sự tinh tế trong cảm nhận và tài hoa của chính Phạm Duy. Truyện Kiều mãi mãi là tác phẩm kinh điển trong văn học và với Phạm Duy, Minh Họa Kiều lại là một tác phẩm của thời đại. Ông đã phủ lên nó cái mới của thời hiện đại với những giai điệu mang tinh hoa của cả nhân lọai trên nền tảng sự thẩm âm của dân tộc Việt Nam.
Ông nhờ tôi chuyển lời cảm ơn đến tác giả vì đã cho Ông cái nhìn mới về sự phát triển và về tâm hồn Việt qua âm nhạc.
Khúc Chiêu Quân
Trong Minh Họa Kiều, tôi thật sự hứng thú và tâm đắc với đọan Hán Sở Chiến Trường. Thế mà khi nghe CD Kiều II, người giáo sư già lại kêu lên vì giai điệu và tiếng hát ai óan trong Chiêu Quân Cống Hồ.
Ông nói : ”… ở đó khả năng phối khí và sử dụng nhạc cụ đạt đến mức cực chuẩn. Ông nghe thấy tiếng gió của sa mạc, tiếng lạc đà lóc cóc trên cát và tiếng gió vi vu, hòa lẫn tiếng nghẹn ngào ai óan của người con gái bạc mệnh. Nhạc khí hiện đại cứ ngân nga và nhạc khí phương Đông cứ réo rắt não nuột trong đó âm hưởng lại có chút gì của nhạc khí của các dân tộc di cư tại vùng sa mạc châu Á. Sự nhắc lại của giai điệu trong đọan này nghe như những nỗi đau và những nhát cắt trong giai điệu, làm cho đọan trích thêm phần xót xa… Cứ thử nghe vài đọan trong Hồ Thiên Nga của Schaikoky, sẽ thấy tác dụng của những giai đọan lặp lại nỗi đau của nhân vật.
Vậy là tôi chứng kiến và nghe thật nhiều, còn nhiều điều tôi không nhớ hết, vì có những từ ngữ tôi chưa hiểu hết. Hãy cho tôi thời gian để tìm hiểu những đánh giá của các dân tộc khác về nhạc Phạm Duy.
Truyện Một Bà Cụ
Hát Nhạc Phạm Duy
Tôi có thân với một bà cụ, một con người trung thành tuyệt đối với lý tưởng cách mạng, bà là mẫu người tuyệt vời của cách mạng vô sản, trung thành tuyệt đối một cách không ái ngại gì cho lý tưởng cách mạng. Tôi biết Phạm Duy tham gia nhiều vào cuộc trường chinh kháng Pháp. Ông có nhiều tác phẩm phục vụ cho giai đọan này. Thế nhưng sau khi về thành 1950, nhạc của ông sau này được xếp vài lọai nhạc “đen” cần ngăn chăn trước công chúng. Nhiều người chưa biết Phạm Duy, trong đó có cả bà cụ tôi kính mến.
Một hôm, nằm đọc sách trong một căn hộ ở tầng 4 trên phố Nguyên Hồng, Hà Nội… tôi nghe văng vẳng tiếng bà cụ hát :
“ Mẹ già tưới nước trồng khoai, nghe tin xóm làng kêu gào …”
Tôi giật mình nhổm dậy, mừng quá vì bà cụ thuộc cả nhạc của người mà tôi muôn vàn kính mến. Tôi hỏi ngay : Bà có biết đó là bài hát gì không ? Của ai ? Bà trả lời : bài Bà Mẹ Gio Linh, còn của ai thì bà không biết, bà kể cho tôi nghe nội dung của bài hát cứ như thể tôi không thuộc. Bà mừng rỡ vì tôi yêu thích nhạc kháng chiến. Tôi thì mừng vì bà thuộc nhạc PD, lọai nhạc mà nhiều người muốn ngăn cản.
Lúc đó tôi mới càng hiều và khâm phuc PD vì nhạc của ông đã thấm vào hồn của nhiều thế hệ một cách mặc nhiên. Thế cho nên tôi mới hiểu : chân lý luôn là chân lý, giá trị đích thực của nghệ thuật, cho dù gặp sóng gió nhưng nó mãi sống mạnh mẽ trong lòng người dân một cách ngẫu nhiên như thể nó là... chân lý.
Sự phát triển của ngôn ngữ
trong lời ca của âm nhạc Phạm Duy
Âm nhạc không phải chỉ đơn thuần là phương tiện giải trí của con người, nó là một công cụ giao tiếp và giáo dục con người. Âm nhạc là công cụ gọt dũa tâm hồn con người và nâng con người đến chỗ hòan mỹ của tâm hồn. Trong đó có việc nâng cao và hòan thiện ngôn ngữ của dân tộc. Nhìn vào ngôn ngữ của một dòng nhạc nào đó người ta có thể biết ngay giá trị của dòng nhạc đó, biết ngay trình độ thẩm âm và trình độ của người nhạc sỹ.
Đau lòng khi nhìn về các tác phẩm âm nhạc hiện nay. Với những lời ca nghèo về ngôn từ, kém về diễn tình trong ngôn ngữ. Người ta thật lạ lùng khi có những ngôn ngữ vô cảm trong nhiều nhạc phẩm như : “tình yêu đến em không mong đợi, tình yêu đi em không hối tiếc”; con người cũng thật bàng hòang khi người thiếu nữ Việt Nam lại van xin : “cho em một lần một lần thôi” một cách thô bỉ và đầy dục tính. Trình độ là vậy đó.
Người ta phải tìm lại những giá trị mà những nhạc sỹ trước đây đã xây dựng và thấy ngạc nhiên khi gần một thế kỷ trước PD đã có những đóng góp rất lớn cho sự phát triển của ngôn ngữ Việt Nam. Những lời ca tưởng như đơn giản nhưng nhìn qua lăng kính của ngôn ngữ hoc thì nó làm đẹp hơn ngôn ngữ của dân tộc. Việc dụng ngữ có chủ ý và có sự chọn lọc trên cơ sở của những cảm nhận thật của tác giả về cuộc sống, về quê hương đã đem đến những lời ca tuyệt tác. Tôi bị ám ảnh bởi hình ảnh “dãy Trường Sơn ẩn bóng hòang hôn” và lời ca đó đã đẩy tôi phải thực hiện một hành trình theo con đường cái quan của PD. Tôi rợn người và đầy tự hào khi hát lên đọan nhạc “núi rừng cao miền bắc lửa thiêng” chỉ một câu hát đã gột tả được vị thế của miền Bắc với những hùng thiêng lịch sử bốn ngàn năm.
Nghe bản TÌNH CA, người ta thuộc mãi câu hát “Tiếng nước tôi, tiếng mẹ sinh từ lúc nằm nôi, thóat ngàn năm thành tiếng lòng tôi” ngôn ngữ của ông không cầu kỳ, nhưng cũng không tùy tiện, người ta khó có thể bớt đi hay thêm một từ nào vào trong ca từ PD. Vì nó đã đạt đến mức nhuần nhuyễn. Đồng thời, ông không sử dụng cách diễn đạt bình dân, sự diễn đạt của ông có sự sáng tạo và vận dụng kết cấu câu chữ của nghệ thuật âm nhạc nên nó cô đọng và đầy sáng tạo. Người nghe chỉ biết mình bị cuốn vào ngôn ngữ và thuộc nó mà không thể thay thế hay không cần phải diễn giải mà chỉ cần hát lên thế là mọi người hiểu thấu đáo cái mà ông muốn nói. Thế là đã đủ cho một nhà văn hóa lớn trong việc phát triển ngôn ngữ.
Trở lại với chuyến đi trên con đường cái quan của tôi sau chuyến đi của PD đến hơn 50 năm. Có lẽ đã thay đổi nhiều trên con đường ấy. Nhưng tôi thật sự khâm phục ông khi ông tả về cảnh vật của quê hươngmột cách tài tình như vậy. Sự diễn tả bằng âm nhạc với ngôn ngữ chuẫn đến mức mà tôi chỉ biết hát lên những câu hát của ông cho bạn tôi nghe mà không cần phải tả lại cái đẹp vì trong giai điệu và ca từ của PD đã tả dùm tôi rồi. Tôi đi đến Ải Chi Lăng, đi đến Chí Linh với những âm vang lịch sử của Trần Quốc Tuấn và Văn Thần Nguyễn Trãi mới hiểu rõ được cái lửa thiêng trong sông núi Việt Nam mà PD tả cho tôi nghe. Tôi lặng người khi nhìn ráng trời trong dải Trường Sơn ẩn bóng hòang hôn và lặng nghe tiếng mẹ Việt Nam trong ca từ PD. Cái đẹp và sự đóng góp ấy chính là giá trị của PD trong nền văn hóa Việt Nam.
Ngôn ngữ mang tính hàn lâm ấy không xa cách con người. Có những dòng nhạc người ta khó thuộc và khó nhớ. Khó có ai có thể thuộc trọn vẹn 20 bài hát của Trịnh Công Sơn một cách đúng nhất. Thế nhưng có những bà mẹ quê mù chũ lại thuộc cả trăm bài hát của PD và hát say sưa. Từ khi còn thơ ấu, lúc chửa đi học tôi đã thuộc lòng bài “ai bảo chăn trâu là khổ….” Thế đấy, âm nhạc và lời ca sẽ chỉ sống được khi con người truyền tụng nó, nó không thể tồn tại vĩnh hằng khi con người chỉ biết qua những tập nhạc in. Đồng thời nó cũng chỉ phát huy tác dụng cho sự phát triển của ngôn ngữ khi nó được công chúng thừa nhận và vận dụng. Và cho dù ai có ngăn cản sự sống của nó nhưng công chúng thuộc và hát nó thi nó vẫn sống và thậm chí còn sống mạnh mẽ không ngờ. Nhạc và lời ca của PD là thế.
Nói đến ngôn ngữ trong âm nhạc Phạm Duy phải nói đến điểm xuất phát trong sự nghiệp sáng tác của ông. Cả đời ông xưng tụng cái đẹp và cái tuyệt vời vốn đã tồn tại trong lịch sử, trong con người và trong âm nhạc của dân tộc Việt nam. Ngôn ngữ của ông cũng vậy, ông dụng ngữ từ những kho tàng dân gian vốn có, từ những câu ca dao đến những điển tích được dân gian truyền tụng “Treo lên cây bưởi hái hoa, bước ra vườn cà hái nụ tầm xuân”, hay “Hỡi anh đi đường cái quan, dừng chân đứng lại nghe em than đôi lời.” Từ những vốn liếng qúy báu ấy, Phạm Duy đưa giai điệu ngũ cung với sự am hiểu tận tường những dấu nhấn âm nhạc của kiến thức nhạc học hiện đại để làm cho những câu ca dân gian ấy có hồn của thời đại. Và vì thế ông đã làm đẹp hơn cái đã có trong dân tộc mà nhiều người gọi là dân ca Phạm Duy. Sự kết hợp giữa tinh hoa của dân tộc và kiến thức âm nhạc hiện đại đã làm giàu hơn giai điệu trong ngôn ngữ của dân tộc, đã làm cho âm nhạc Phạm Duy đến với mọi miền, mọi giới và mọi trình độ. Đây mới thực là giá trị cao quý của âm nhạc đạt được trong con người Phạm Duy bởi lẽ âm nhạc chỉ sống được khi được truyền tụng trong dân chúng, còn nếu nó chỉ tồn tại ở những tập nhạc được in sẵn mà chẳng ai hát, chẳng ai nghe thì làm gì gọi là sống… Nhạc Phạm Duy đã tồn tại trong đáy lòng của mọi người cho dù có nhiều ngăn chặn.
Phạm Duy cho rằng, sự tồn tại của một dân tộc trước hết là sự tồn tại của ngôn ngữ của dân tộc ấy. Sự khai sinh của dân tộc và khẳng định sự độc lập cũng chính là sự hình thành nên ngôn ngữ, vì thế ông mới thốt lên “tiếng nước tôi, bốn ngàn năm ròng rã ngược suôi, khóc cười theo mệnh nước nổi trôi…” (Tình ca). Nhưng với ông, hình như sự tồn tại của ngôn ngữ không chỉ là sự lưu giữ cái đã có mà là sự phát triển và làm đẹp thêm ngôn ngữ đó. Ông làm đẹp nó bằng những sáng tạo trong câu hát, trong lời ca, sự sáng tạo ấy không là sự lắp ghép một cách cơ học từ ngữ, mà là sự liên kết để vẽ ra những điều đang trăn trở trong tâm hồn và những cái đẹp đang được lưu giữ trong tim Phạm Duy. Trong báo VĂN, ông Trần Huy Thục đã tìm tính hiện thực trong câu ca của Phạm Duy. Thực ra đúng là Phạm Duy luôn tôn trọng hiện thực nhưng ông không trần trụi hoá hiện thực mà cũng biết nghệ thuật hóa hiện thực nhưng vẫn không làm mất đi giá trị của hiện thực. Hãy nghe :
Chiều buông trên giòng sông Cửu Long, như một cơn ước mong ơi chiều.
Về đâu ơi hàng cây gỗ rong nghiêng mình trên sóng sâu yêu kiều…..
Hiện thực của dòng sông đã được thi vị hóa bởi những ước mong, bởi những nét yêu kiều của hiện thực được phản ánh dưới ánh mắt của người ca nhân. Thế là đẹp quá cho ngôn ngữ. Cái hiện thực của nhạc Phạm Duy được ông lý giải “bởi vì đời còn nhiều khi là mơ”nhưng lại “nhiều khi thành thơ” nên mới có những “tiếng ca cho đời thêm buồn… và cho lòng thôi khô héo”. Nghe lai nhiều bài nhạc bất tử của Văn Cao, Đòan Chuẩn, Từ Linh chúng ta có thể nhìn ra được sự thăng hoa trong câu ca đến mức nó trở thành thơ phổ nhạc thóat tục. Nếu đã thóat tục thì lại khó gắn với với trần gian mà chỉ gắn với tâm hồn khi muốn thóat tục. Và vì thế giá trị của ngôn ngữ không thể phát huy trọn vẹn tác dụng đối với những yêu cầu phát triển tiếng nói của dân tộc vì nó chỉ được dùng ít khi trong đời sống.
Quay lại với ngôn ngữ Phạm Duy, tiếng ca từ hiện thực nên nó gắn hiện thực, nó gắn với đời sống của những bà mẹ quê. em bé quê và vợ chồng quê. Chúng ta dễ dàng tìm thấy thật nhiều hình ảnh đàn trâu trong những tác phẩm của Phạm Duy, nhưng đàn trâu trong nhạc Phạm Duy cũng không đơn điệu. Ông không chỉ tả đàn trâu mà ông đang tả đời sống của làng quê yên bình và ấm áp qua hình ảnh lũ trâu, ví dụ :
“Ngày trở về có anh nông phu chống lạng cày bừa, vì thương yêu anh nên ngày trở về có con trâu xanh hết lòng giúp đỡ…”
hay :
“Đàn trẻ đùa bên lũ trâu, tiếng hát người xưa thóang trên bãi dâu.”
Còn nữa :
Xa xa vài ngọn tre thấp thóang vài con nghé tiếng nước dưới chân đê (Kỷ Niệm)
Tính hiện thực ấy đã được thi vị hóa nên nó không còn là sự miêu tả đơn giản và máy móc mà là sự miêu tả dưới cái nhìn của âm nhạc. vì thế nó dễ sống trong lòng người dân. Và nó không tạo sự trần trụi trong ngôn ngữ. Sự kết hợp đầy sáng tạo ấy đã làm cho ngôn ngữ đẹp hơn trong ý nghĩa và linh họat hơn trong cách sử dụng. Vì thế người ta thấy Phạm Duy không “đóng băng ngôn ngữ” và cũng không “trừu tượng hóa” ngôn ngữ, ông đã làm cho ngôn ngữ Việt Nam có sức sống của chính sự vận động trong trí tuệ và tâm hồn của mình.
Điều mà nhiều người đã nói tới khi nghiên cứu về những đóng góp của Phạm Duy cho âm nhạc và văn hóa chính là sự miêu tả cái đẹp của dân tộc bằng âm nhạc. Phạm Duy rất đặc biệt ở chỗ ông không đồng nghĩa dân tộc và lãnh tụ, ông không cho rằng cái đẹp của dân tộc chính từ cái đẹp của lãnh tụ, và vì thế khó mà tìm ra được một tác phẩm chỉ viết về một con người lãnh tụ cụ thể nào. Ông tìm đến cái đẹp của đất nước qua những vẻ đẹp dung dị của thiên nhiên Việt Nam gấm vóc “ngàn dặm” và của con người chân chất mộc mạc. Đã có lần tôi nói rằng Phạm Duy không tả người môi son má phấn lòe lọet mà lại đi ca ngợi những bà mẹ quê, những lão nông phu mình đồng da sắt, những em bé quê “chăn trâu sướng lắm chứ ”. Cái đẹp trong ngôn ngữ mà Pham Duy đem đến là nghệ thuật miêu tả con người. Ông tả thực về con người đến mức chỉ cần nghe qua giai điệu người ta hình dung ngay ông nói ai và người đó như thế nào. Nghe nhạc Trịnh Công Sơn, nhạc sỹ tài hoa họ Trịnh tả con người… nhưng nghe mãi vẫn chưa biết người ấy như thế nào.
Ví dụ : “Gọi nắng cho tóc em dài cài hoa nắng bay, cho tay em dài gầy thêm nắng mai…”
“Người con gái việt nam da vàng yêu quê hương như yêu đồng lúa chín…”
Ai biết được cô gái có đôi tay dài gầy thêm nắng mai là lọai bàn tay như thế nào, không biết người con gái mà da vàng thì đáng yêu hay đáng thương ? Chúng tôi không dám nói rằng điều đó là hay hay dở, vì yếu tố nghệ thuật trong sử dụng ngôn ngữ của TCS đặt vấn đề trừu tượng hóa quá rõ, điều này cũng có giá trị của nó, nhưng cũng chỉ dừng lại cho sự thỏa mãn ngôn ngữ tức thời trong thời khắc nhất định mà không thực sự làm cho quá trình sử dụng ngôn ngữ của người Việt được phát triển.
Nghe Phạm Duy tả về con người Việt Nam :
Tôi yêu bác nông phu đội sương nắng bên bờ ruộng sâu mình đồng da sắt không phai màu… Tấm áo nâu ! Những mẹ quê chỉ biết cần lao, những trẻ quê bạn với đàn trâu… (Tình Ca)
hay
Chàng là thanh niên, mạch sống khơi trên luống cày. Nói năng hiền lành như lúa với khoai. Nàng là con gái nết na… Nước da đen ròn…
Nét đẹp của con người Việt Nam hiện lên với những đường nét mạh nhưng rất đỗi dịu dàng. Ông phối màu trong bức tranh con người rất tài hoa, người nông phu với mình đồng da sắt, người ta nghe mà hình dung ra ngay một ông nông dân với những đường nét gân guốc, kiên cường đang trụ vững cho sức sống của một đất nước, người ta mường tượng được ngay sự mạnh mẽ và chân chất của người chồng quê nơi âm nhạc Phạm Duy. Cái đẹp mà Phạm Duy phác họa nơi con người Việt Nam xuất phát từ những điều dung dị nhất của dân tộc, từ tấm áo nâu, từ nước da đen dòn thấm đẫm mồ hôi nhọc nhằn nhưng thật cao cả của mẹ quê và của vợ quê.
Trong thơ ca, nhiều thi sĩ ca ngợi hàm răng đen của những cô gái, mẹ quê thay vì khen ngơi sự trắng lóa của những hàm răng hiện đại… Những cô hàng xén răng đen cười như mùa thu tỏa nắng (Bên Kia Sông Đuống, Hòang Cầm) Net cười đen nhánh sau tay áo, trong nắng trưa hè trước dậu thưa (Nắng Mới, Lưu Trọng Lư)
Đến đây dường như tôi hiểu tại sao Phạm Duy lại đem cái đẹp, cái đáng yêu nhưng bình thường và chân chất vào nhạc của mình, vì trong hồn ông, trong tâm trí ông và trái tim ông luôn thấm đẫm quốc hồn quốc túy của Dân Tộc. Nhưng ông không miêu tả người dân bình thường và nghèo nàn ấy một cách trần trụi với cái vốn có của họ mà ông đã nhìn được tận cùng trong cái dung dị ấy là sự cao cả và tươi đẹp trong chính họ. Ông thấy được cái vững vàng và hùng tráng trên đồi chân mộc mạc và gầy guộc của bác nông phu mình đồng da sắt, ông họa nên sự bền bỉ trong tấm áo nâu quê mùa, thiếu thốn của mẹ quê khi dám “rướn mình đi từ cõi rừng sâu” và cũng ca ngợi cái đẹp tuy không mỹ miều nhưng nồng ấm của nước da đen dòn trên khuôn mặt của người vợ quê. Nghệ thuật miêu tả thực mà đầy chất thơ ấy đặt ra cho âm nhạc một con đường đi đúng và giá trị bởi lẽ sự miêu tả mà thóat thực thì sẽ trở thành mơ mộng hão huyền và có khi lại là sự trốn tránh thực tế. Những nếu miêu tả mà thực đến mức trần trụi thì lại có khi là sự bôi bác và mỉa mai chính dân tộc mình. Điều này cho thấy chân giá trị của nghệ thuật là đem đến cho ngôn ngữ học những tiền lệ dụng ngữ sáng tạo nhưng không mất đi cái gốc của dân tộc. Phạm Duy đóng góp vô cùng to lớn ở điểm này.
Một trong những giá trị và đóng góp của nghệ thuật đối với sự tồn tại và phát triển của tiếng nói dân tộc là khả năng ứng dụng của tiếng nói phát triển không ngừng. Điều này được thể hiện nhiều thông qua sự miêu tả đời sống và cảnh vật chung quanh con người. Trong âm nhạc cũng có giá trị này, và giá trị ấy thể hiện rõ ràng hơn đối với những tác phẩm viết về cảnh vật quê hương nơi mà con người (trong đó có tác giả) đã sống và đã đi qua.
Trong gia tài Tân Nhạc Việt nam gần một thế kỷ, đã có thật nhiều tác phẩm viết về những địa danh hoặc những cảnh vật của Việt Nam, có nhiều tác phẩm đã có sức sống vượt thời gian. Mỗi một tác giả có những cống hiến ở những mức độ khác nhau về đề tài này. Phạm Duy có những đóng góp đặc biệt. Nhìn dưới góc độ ngôn ngữ, việc dụng ngữ để miêu tả luôn đòi hỏi người nhạc sỹ phải tuân thủ nhiều yêu cầu khắt khe trong việc tả cảnh :
Thứ nhất, phải đảm bảo những cảnh vật của mình là hiện thực (có thật). Thứ hai, cảnh vật ấy phải là biểu trưng cho nơi mình đến, để khi nghe hoặc hát lên người ta biết ngay và hình dung ngay cảnh vật được nói và nơi được miêu tả. Thứ ba, ngôn ngữ phải cô đọng và không dài dòng, bởi lẽ nếu dài dòng tác phẩm sẽ trở thành một “trường ca” kể lể nhàm tai người nghe. Có nhiều nhạc sỹ có tiếng đã không đáp ứng được yêu cầu này, nên khi tác phẩm ra đời, có thể có người thích nhưng nó không thật, làm cho người nghe cứ tưởng tượng về nơi mà tác giả đang diễn tả đôi khi tưởng tượng đến mệt cả người.
Ví dụ, trong tác phẩm Nhớ Mùa Thu Hà Nội của TCS, ông viết :
Hà nội mùa thu, cây cơm nguội vàng cây bàng lá đỏ
Hồ tây chiều thu mặt nước vàng lay bờ xa mời gọi
Hàng cây thương nhớ bầy sâm cầm nhỏ vỗ cánh mặt trời
Nghe qua người ta thấy hay hay, nhưng đến Hà Nội mà tìm cho ra một cây bàng lá đỏ là điều hơi khó, và có lẽ bầy sâm cầm mà ông nói đến đã tuyệt chủng từ lâu rồi. Vậy thì Hà Nội của TCS có còn là Hà Nội ngày nay hay là Hà Nội của thời xưa?
Một ví dụ về sự vô lý trong miêu tả, bài hát Chảy Đi Sông Ơi của PĐP có đọan :
Chảy đi sông ơi, chảy đi sông ơi
Ôi con sông chảy mãi muôn đời…
Không để ý đến sự nghèo nàn trong ý tưởng mà chỉ nói đến sự diễn tả một con sông thì lời ca này vô nghĩa và thừa thãi, bởi lẽ sông nào mà chẳng chảy, chẳng cần phải giục giã mà sông vẫn chảy vì nếu sông không chẩy thì chẳng ai gọi nó là sông mà phải gọi là ao hay hồ hoặc có khi là vũng nước. Con sông nó sống được ở chỗ nó luôn chảy. Nghe nhạc PD, thấy mọi con sông của ông lúc nào cũng phải chảy vì nó… là con sông, chỉ có điều nó chảy nhanh hay chậm, ví dụ “Về đâu ơi hàng cây gỗ rong….” Chỉ cần miêu tả về hàng cây người ta biết sông đang chảy, hay “Quê hương tôi có con sông đào xinh xắn nước tuôn trên đồng vuông vắn…”
Trở lại với nghệ thuật tả cảnh của PD, cảnh vật trong âm nhạc PD luôn có thật, thật đến mức nó có cả hình ảnh, cả mùi vị, cả hương sắc trong tác phẩm. Bức tranh ông vẽ đầy đủ và hài hòa, đơn sơ mà đậm đà. Ông hát về đồng quê miền bắc với :
Trăng lên bằng ngọn cau
Me tôi ngồi khâu áo
Bên cây đèn dầu hao
Cha tôi ngồi xem báo
Phố xá vắng hiu hiu
… tôi nghe tiếng còi tàu
Tôi đi giữa đường quê
Hai bên là đống lúa
Xa xa vài ngọn tre
Thấp thóang vài con nghé
Tiếngn ước dưới chân đê
Tôi mê trời mây tía… (Kỷ Niệm)
Hay
Quê hương tôi
Có con đê dài xinh xắn
Nước tuôn trên đồng vuông vắn
Lúa thơm cho đủ hai mùa
Dân trong làng
Trời về khuya vẳng tiếng lúa đê mê…
Nghe câu hát, một bức tranh hiện ra rõ ràng trong tiềm thức và trong tim người nghe, không hề có một sự tưởng tưởng vô căn cứ. Bức tranh ấy có không gian với chiều cao (trăng lên bằng ngọn cau) có chiều dài của không gian (đi giữa đường đê dài) và cũng có chiều rộng (hai bên là đồng lúa) thế là không gian ba chiều được phác họa lên rõ nét trong âm nhạc một cách tài tình. Rồi PD tô điểm cho bức tranh ấy bằng những hàng tre, những mảnh ruộng nho nhỏ quen thuộc, và những đàn trâu, cuối cùng là sức sống của con người. Bức tranh âm nhạc ấy đầy đủ màu sắc tự nhiên, đầy đủ âm thanh vang vọng đơn giản mà gần gũi “tiếng nước dưới chân đê”, “tiếng còi tàu xa xa”… những hình ảnh đặc trưng của quê hương được PD cảm nhận và thuộc lòng đến mức ông thốt ra lời mà như vẽ ra một bức tranh sống động, bức tranh ấy có cả mùi vị thật sự vì khi nghe hay khi hát lên câu “tôi đi giữa đường đê, hai bên là hương lúa, xa xa vài ngọn tre…” thì dường như ai cũng tưởng như đang ngửi thấy và hình như xung quanh họ đang tràn ngập mùi hương lúa, hương mạ của miền quê ấm áp, bởi vì “trời về đêm vẳng tiếng lúa đê mê”…
Sự miêu tả rất hiện thực và gắn liền với tình cảm của nhạc sĩ và của người nghe, nếu như tình cảm ấy chỉ là của người nhạc sỹ thì chắn chắn người hát và người nghe chỉ hát hộ và nghe cho biết, còn nếu tình cảm mà tác gỉa gửi gắm trong sự miêu tả hiện thực cũng là tình cảm hoặc gợi lên cho người hát và người nghe tình cảm của mình thì người hát hát cho chính họ và tác phẩm sẽ là nơi nói hộ cho người nghe cảm giác của chính họ mà người nghe biết nhưng chưa thể gọi tên. Nhạc Phạm Duy đã làm được cái điều tưởng là rất khó ấy.
Đêm thơm như một dòng sữa
Lũ chúng em ân cần rủ nhau ra trước nhà
Hiu hiu hương từ đồng xa
Bỗng quay về ngào ngát trên hè, ngòai đường khuya
Trời đêm sao yên vui người đi quen lối…
Lời ca vừa miêu tả, vừa nói lên cảm giác của con người trước sự thanh bình của đời sống thật, chân chất quê và đầm ấm tình người. Người Việt nếu đã từng có một ngày, một giờ ở vùng quê Việt Nam, thì ai cũng có cảm giác tuyệt vời ấy. Nghe nhạc phẩm Dạ Lai Hương, người ta nghe được cảm giác của chính mình và hồi tưởng những cảm giác của chính mình, những khát khao thật của mình về cuộc sống êm đềm của quê hương. Tình cảm ấy không chỉ là của riêng PD, không chỉ là của riêng tôi mà của những người yêu sự thanh bình trong tâm hồn.
Yêu cầu thứ ba của sự miêu tả là sự ngắn gọn trong ngôn ngữ, ngắn gọn không có nghĩa là tiết kiệm, PD sử dụng từ ngữ chính xác đến mức nghe lời ca mà người ta hình dung ngay được cảnh vật mà ông muốn nói, khó có thể tìm được một câu thừa trong nhạc PD. Như ông Trần Huy Thục đã viết, Phạm Duy tả cảnh thực và hợp lý vô cùng, trong bài Ngày Trở Về. Ông tả cảnh vật theo thứ tự mà người chiến binh gặp khi quay về, không thể gặp bà mẹ mù trước khi nhìn thấy rặng tre, và cũng không thể nhìn thấy rặng tre nếu không bước đi trên quãng đường đê. Sự hợp lý làm cho bức tranh cũng hợp lý và thấm đẫm tình người. Nếu ông xoay cái cảnh vật khác đi một chút thì tôi chắc chắn cái tình mà ông truyền tải cũng khác hẳn. Ví dụ : trong bài Bà Mẹ Gio Linh, khi bà me đi lấy đầu con, nếu ông chỉ cần cho một người nào đó xuất hiện ở đầu đường thì chắn chắn sự bi thương sẽ giảm đi rất nhiều và bản anh hùng ca cũng sẽ bớt đi tính anh hùng nơi bà mẹ già huyện Gio Linh. PD đã tả như sau :
Mẹ già không nói một câu đem khăn gối đi lầy đầu
Chiều về thôn xóm buồn teo
Xa xa tiếng chuông chùa reo… hò oi hò
Tay nâng nâng lên
Rơm rớm nước mắt đầy
Mẹ nhìn đầu con
Tóc trắng phất phơ bay
Sự vắng lặng của con người trong cảnh vật làm cho bức tranh chỉ còn một mẹ già với cái đầu con trên tay, và đâu đó âm thanh buồn bã và hoang phế của tiếng chuông chiều vang lên đánh thức tận tâm can người nghe sự rùng rợn của cái chết và của sự anh hùng nơi hai nhân vật là bà mẹ và người con chỉ còn cái đầu. Nếu giảm đi sự thảm khốc của cái vắng lặng bằng việc cho một người nào đó thậm chí một con vật nào đó chắc chắn tính bi hùng trong tác phẩm giảm đi ngay lập tức. Và nếu tiếng chuông chiều mà đổ trước khi bà mẹ lấy được đầu con hay tóc bạc trắng mà bay trước khi bà mẹ đưa cái đầu khủng khiếp nhưng oai hùng lên ngắm nhìn thì chắc chắn nỗi đau của bà mẹ sẽ không thể được người nghe cảm nhận đúng thực như nó vốn có. Tài của PD trong tả người tả cảnh là thế, và đóng góp của ông với sự phát triển trong dụng ngữ miêu tả nói riêng và sự phát triển tiếng nói của dân tộc là rất lớn.
Càng nghiên cứu càng thấy cái mênh mông và tài tình của sự sáng tạo trong âm nhạc PD.
Sức sống của cái chết
trong âm nhạc Phạm Duy
Khi nói đến và nghiên cứu về tư tưởng của PD, người ta nhắc đến nhiều điều vĩ đại như : lịch sử, tổ quốc, chiến tranh, hòa bình, tình yêu nhiều lọai, tâm linh v.v… Và còn một lĩnh vực nữa mang đầy tính triết lý sống, đó là cái chết.
Triết học của con người trong sự tồn tại của xã hội cũng chỉ tập trung vào giải quyết những vấn đề cơ bản nhất trong đó có cái chết. Ở Việt Nam, nhiều nhạc sỹ của nền Tân Nhạc đã đề cập đến điều này và dường như cái chết đối với họ được nhìn nhân hoặc như sự chấm hết hoặc như sự giải thóat : ví dụ : sống để chờ xem có chết không (NĐT) hoặc Ô hay tại sao ta sống chốn này, quay cuồng mãi hòai (VTA). Với Phạm Duy, Ông nhìn cái chết từ sự sống và nhìn dưới nhiều góc độ, vì vậy cái chết của Ông có được một sự sống kỳ lạ và đa màu sắc. Giống như phúc âm đem đến cho lòai người sự sống sau cái chết thì ở nhạc Phạm Duy cái chết nhìn thật đẹp và từ đó người ta tìm được ý nghĩa của sự sống.
Cái chết mở đầu bằng sự kết thúc cuộc sống hiện tại, “tim vang còn giây lát, hơi run còn thơm ngát …” sự kết thúc ấy không hề đem đến cho người chết một cảm giác sợ hãi, chúng ta không nghe được sự run sợ cái chết trong giai điệu này mà lại nghe sự thưởng thức sự sống còn lại thấy đẹp thấy thú vị. Lúc ấy có lẽ con người đang trằn trọc với những nỗi đau thể xác để “chấm hết” cái sống, thế mà PD lại thưởng thức những gì đẹp còn lại. Vì thế mà mặc dù bao nhiều eo sèo, gian dối và những sự lọc lừa của con người và cuộc đời, ông chỉ coi đó như “dăm eo sèo nhân thế… đôi ba lần gian dối” và như thế, ông mới yêu cuộc sống biết bao. Yêu cuộc sống, dù chết ông vẫn dâng cho đời “cây đàn, thậm chí là nấm mộ thô sơ” thế thì cuộc đời đối với nhạc Phạm Duy đâu có hết ? Cái chết đâu có khốn cùng ? Nó đem lại cho con người mốt ý nghĩa thật sự to lớn là “cảm nhận đúng về sự sống” điều này chính là sự sống trong cái chết. Ông không tuyên truyền cho bất kỳ một chủ nghĩa chính trị nào, Ông chỉ tuyên truyền mãi mãi một chân lý nhân bản, thậm chí chân lý ấy vẫn còn được ca tụng khi cái chết đến đầu giường. Vì thế có thể thấy cái chết trong nhạc Phạm Duy bắt đầu bằng cái nhìn của sự sống và cũng vì thể, PD chết rồi nhưng còn “vấn vương trong chiều tà”.
Cái chết có là chấm hết không ? Có lẽ nhiều người, nhiều nhà tư tưởng và nhiều nhạc sỹ thậm chí có cả những họa sỹ khi diễn tả về cái chết thường rơi vào trạng thái bi quan và coi đó như sự chấm hết một sự sống của con người. Phạm Duy coi đó như một cánh cửa mở ra một hành trình mới và vì vậy mới có “những gì đem theo vào cái chết”. Ông tự hỏi “rồi mai đây tôi sẽ chết tôi sẽ đem theo với tôi những gì đây ?” nhưng đó không phải là câu tự hỏi mà là câu hỏi dùm cho mọi người vì ai mà chảng hỏi điều đó cho mình khi nghĩ về cái tưởng chấm hết đó. Hỏi rồi lại trả lời với những triết lý vùa đẹp lại vừa lạ. Những đam mê của cuộc sống trần tục luôn đẩy đưa con người đến với những thèm muốn trần tục, những cái tưởng chừng như vĩnh cửu thế mà PD lại nhìn nó thật hạn hữu. Ai chẳng thèm muốn “tiếng anh hùng”. Với PD điều đó cũng phải có giới hạn, như giới hạn của chính người anh hùng vì vậy cái chết cũng sẽ là dấu chấm hết của cái anh hùng, của tiền tài của danh vọng của khát khao thân xác con người. Cái con người đem theo được trong hành trình ấy lại là “đôi mắt trẻ thơ đẹp ngời” “tình yêu đúng nghĩa của nó”. Lạ quá, tất cả để lại cho con người và thế gian, chỉ còn lại trong mình sau cái chết là những điều thật giản đơn và thật đẹp.
Ông không dùng những câu nói sáo rỗng với những lời “đạo lý” truyền giáo. Mà ông dùng giai điệu và những câu tự sự cho chính mình để người nghe tự hiểu, tự tìm kiếm tư tưởng trong chính câu trả lời của bản thân đang vang vọng trong tiềm thức của từng người.
Cái chết và sự sống nó có một mối tương xuyên mật thiết, nhận thức điều đó một cách rõ nét nên PD không hề tuyên truyền con người lẩn tránh cuộc sống. Ông sống một cách say mê và khao khát cuộc sống cho nên “Chủ nhật nào tôi im hơi… hồn lìa rồi, tình còn nồng đôi con ngươi, mắt vẫn cười …” nếu không yêu cuộc sống và khát khao cuộc sống thì làm gì con người còn nồng nàn tình yêu đến thế. Ông không rao giảng con người phải thóat tục, nhưng ông cũng không trần tục hóa cuộc sống. Điều tưởng chừng mâu thuẫn này lại được giải quyết hết sức triết lý trong tư tưởng PD. Đời sống phải chết nhưng cái chết không hết mà nó mở ra một hành trình mới. Trong hành trình ấy sẽ có cái chúng ta đem theo được và có cái chúng ta không thể đem theo, vì vậy ông kêu gọi mọi người phải sống cho xứng đáng với nhân bản của con người. “Chắp tay lại người cho xin nụ cười . . . Tâm là đảo quý giữa biển luân hồi” … chỉ khi sống với điều nhân bản ấy thì sự vĩnh hằng của con người mới hiển hiện và lúc đó “đâu không là phật đâu chẳng là trời … xin mở lòng ra cho trời đất hiện “. Chỉ những điều nhân bản ấy mới còn tồn tại còn những gì chỉ là nhu cầu tức thời của cuộc sống thì ông không phủ nhận việc tìm kiếm nó nhưng ông không cổ vũ sự lạm dụng nó.
Trong giai điệu âm nhạc về cái chết, giai điệu nhac của Ông nhẹ nhàng như những dòng suối mơ và êm ái như tiếng sáo thiên thai. Không hề buồn hay bi lụy trong giai điệu, giai điệu trong những nhạc phẩm như : Tạ Ơn Đời, Những Gì Sẽ Đem Theo Về Cõi Chết, Bài Hát Nghìn Thu, Ru Người Hấp Hối, Nắng Chiều Rưc Rỡ. . .
Dường như đang mở ra một không gian rộng rãi và thóang đãng biết bao. Nó không có cái nặng nề của nhạc cổ điển nhưng cũng không đơn giản như những bản nhạc thời trang. Giai điệu ấy cứ đưa con người vào một không gian của sự hồi tưởng của chính tâm hồn mình và mở ra một khỏang sáng trong cuộc sống tương lai. Sự nhịp nhàng và êm ái ấy không thỏang qua tai mà thấm vào tận tâm hồn người nghe một cách ngẫu nhiên như cõi thiên thai. Giống như giọt mưa trên lá đem lại sự sống thì giai điệu trong các nhạc phẩm về cái chết đem đến cho con gnười cái nhìn về cái chết của sự sống hiện tại. Và cứ thế sức sống tuôn tràn từ giai điều lời ca để nói về cái chết… mà vẫn mãi sống với con người.
Nguyễn Ngọc Sơn
Saigon (August 2003)
PS : các bạn có thể vào đây để nghe rất nhiều bản nhạc nổi tiếng trong kho tàng hơn 900 sáng tác của Phạm Duy
http://dactrung.net/nhac/tacgia.aspx?TacGiaID=jXQ0YNDGv4m5Cm4Z76GOWA==
Thiết nghĩ , trong nền âm nhạc VN đương đại , sự giao thoa văn hóa với thế giới đem lại cả những thay đổi tích cực và cả những sự lai căng , pha tạp , nhố nhăng ,hủy hoại các giá trị văn hóa nghệ thuật truyền thống .Do đó ,việc tìm lại và thưởng thức nhạc Phạm Duy cũng là một cách rất hay để thế hệ trẻ tìm lại với bản sắc dân tộc mà đôi khi đã bị quên lãng , bị vùi lấp đi trong cái nhịp sống hối hả của ngày hôm nay .
Sau đây là tiểu sử của nhạc sỹ Phạm Duy :
Tiểu sử
Giọt mưa trên lá
Nước mắt mẹ già
Lã chã đầm đìa
Trên xác con lạnh giá
Giọt mưa trên lá
Nước mắt mặn mà
Thiếu nữ mừng vì
Tan chiến tranh chồng về . . . . . . . .
Đó là lời ca của một ca nhân trong buổi trình diễn tại Institut Francais ở Saigon vào đêm 28 tháng 11 năm 1974, một người mà người Pháp trong Institut này đã gọi là thi nhân của ca khúc Việt Nam (le poète de la chanson vietnamienne). Nhưng đối với dân chúng Việt Nam thì Phạm Duy còn là một trong những người, từ cuối thập niên 30, đã thành lập một nền nhạc mới thường được gọi là Tân Nhạc (nouvelle musique).
Trong khi các người khác đi theo xu hướng nhạc Âu Tây thì Phạm Duy chủ trương nhạc Việt Nam loại mới phải khởi nguồn từ nhạc dân ca cổ truyền, và suốt trong 50 năm qua, trong chiến tranh cũng như trong hoà bình, Phạm Duy đã sáng tác khoảng trên dưới 1,000 ca khúc, nói lên niềm vui, nỗi buồn, vinh quang, tủi nhục... của người Việt trong một thời kỳ sôi động nhất của lịch sử.
Phạm Duy xuất thân từ một gia đình văn nghiệp. Cha là Phạm Duy Tốn thường được xem như nhà văn xã hội đầu tiên của nền Văn Học Mới ra đi hồi đầu thế kỷ. Tác phẩm của Cụ Tốn được đưa vào học trình Trung Học, đăng trong các sách giáo khoa ví dụ những bài Sống Chết Mặc Bay, Một Cảnh Thương Tâm... Anh là Phạm Duy Khiêm, Giáo Sư Thạc Sĩ, Cựu Đại Sứ Việt Nam tại Pháp Quốc, văn sĩ Pháp văn, tác giả những cuốn Légendes Des Terres Sereines, Nam Et Sylvie, De Hanoi à Lacourtine...
Phạm Duy sinh tại Hà Nội năm 1921, theo học các Trưng Trung Học Thăng Long, Cao Đẳng Mỹ Thuật, Kỹ Nghệ Thực Hành, tự học nhạc và đi huấn nghệ tại Pháp trong 2 năm 1954-1955, học trò của Robert Lopez và bàng thính viên tại Institut de Musicologie, Paris...
Khởi sự đi nhạc của mình là một ca sĩ trong gánh hát Đức Huy, đi hát lưu động từ Bắc qua Trung vào Nam trong những năm 1943-1945. Là người đầu tiên hát nhạc cải cách trên đài Radio Indochine ở Sàigòn vào năm 1944, mỗi tuần, trình bày 2 lần.
Rồi trở thành cán bộ văn nghệ trong cuộc Kháng Chiến chống Pháp và
là một trong những người thành công nhất trong những người soạn nhạc lúc đó.
Kết duyên với ca sĩ Thái Hằng và là người đã đóng góp vào sự thành lập của ban hợp ca nổi danh trong thập niên 50 là ban Thăng Long, thành phần của ban này là anh em ruột của Thái Hằng. Vào giữa thập niên 60, các con của Phạm Duy, Thái Hằng cũng theo nghề nhạc và trở nên những ca nhạc sĩ trong loại nhạc trẻ và đã tự thành lập một ban nhạc combo gọi là The Dreamers. Duy Quang và Thái Hiền là hai giọng ca sáng giá trong 2o năm qua. Duy Cường thì được coi như một arrangeur có hạng. Những người con của Phạm Duy đã mở phòng thu thanh và nhà ấn hành sách nhạc, băng nhạc là Dream Studio và PDC Musical Productions.
Phạm Duy đã chia sự nghiệp của mình ra nhiều giai đoạn :
* Khởi đi từ dân ca, phản ánh người dân Việt Nam trong thời đấu tranh giành độc lập rồi tới trường ca là liên khúc của nhiều bài dân ca, nói lên cái vĩ đại của dân tộc Việt.
* Sau đó là tâm ca, những bài ca thức tỉnh lương tâm, phản đối bạo lực và lòng phi nhân.
* Tới đạo ca, mang tính chất thiền ca, là những bài hát đi tìm sự thật.
* Rồi tới tục ca, những bài hát tiếu lâm nói thẳng vào cuộc đi đầy rẫy ngụy thiện.
* Tới bé ca, nữ ca và bình ca là những khúc hoan ca.
Ngoài ra, còn những tình khúc của chính ông cũng như những bản dịch lời Việt mà suốt trên 50 năm qua, trải qua nhiều thế hệ, hầu hết đôi tình nhân Việt Nam nào cũng đều hát tới và sẽ nhớ mãi. Nhạc sĩ Phạm Duy cũng viết 4 tập hồi ký kể về cuộc đời ca nhân của ông.
Tiếp theo là bài viết nói về một số nét đặc sắc trong sáng tác của ông :
Tại Moscow nơi tôi đang là một nghiên cứu sinh về luật hoc, tôi được may mắn quen và chơi thân với Stive Nopve, một sinh viên gốc Ukraina, con trai một giáo sư âm nhạc tại nhac viện danh tiếng Schaiskopky. Trong nhiều lần đến chơi và sống với gia đình của cậu bạn, tôi cũng được nói chuyện nhiều với giáo sư. Vì hợp nhau và vì muốn giới thiệu những giá trị văn hóa của người việt qua nhiều giai đọan, tôi giới thiệu với ông nhiều CD nhạc giá trị mà tôi có của nhạc si thiên tài Phạm Duy.
Chiều Về Trên Sông
Có lẽ bài hòa tấu đầu tiên mà ông nghe của nhạc Phạm Duy là bài Chiều Về Trên Sông do nhạc sĩ Duy Cường hòa âm. Ông chăm chú và đòi nghe lại nhiều lần… Ông ngạc nhiên lắm, ngạc nhiên và thích thú như đang ngồi nghe gió trên sông Vonga, trầm ngâm như đang lặng lẽ đứng ngắm những con sóng trên dòng sông một mùa thu lãng mạn…
Ông nói với tôi : “Lạ quá, trong dòng nhạc này có âm hưởng của nhạc cổ điển Châu Âu, nhưng lại mang phong cách phương Đông rõ nét. Từng giai điệu và những điểm nhấn trong âm vực, âm hưởng đầy hoành tráng của nhạc cổ điển, vững chắc như những rừng cây nhưng thiết tha như những cơn gíó, điều này chỉ có trong nhạc cổ điển Châu Âu. Bên cạnh đó, cách luyến âm, chuyển đọan lại rõ nét âm nhạc của phương Đông …“
Ông nghe ở đó có hơi thở của người Á Đông với những điệu cười và những cơn bão nhiệt đới…
Thật thú vị, tôi vui lắm vì lúc này tôi mới hiểu rằng trong âm nhạc không hề có sự cách biệt về ngôn ngữ và dân tộc, một nhạc sĩ người Việt đã rong ca hơn nửa thế kỷ trước, một ông giáo già người Nga Sô Viết chính hiệu, thế mà chỉ với một nhạc phẩm, họ dường như đã nghe được tiếng nói của nhau, hiểu được những cảm nhận của nhau. Ông giáo già đánh giá rất cao sự sáng tạo của nhạc sĩ PD. Sự kết hợp Đông và Tây trong giai điệu và trong nhạc lý đã tạo cho nhạc phẩm một sức sống vượt không gian, tạo nên sự sáng tạo trong phong cách của nhạc Phạm Duy. Ông giáo già vui lắm, vì Ông tìm được sự đồng điệu của người phương Tây và người phương Đông trong Chiều Về Trên Sông.
Ông nói : “Con sông dù ở đâu cũng là dòng nước… cũng cuốn trôi những gì ngăn cản nó, cũng réo rắt tiếng gió và cũng tạo nên những khỏang trống trong không gian. Nhạc Phạm Duy đã vẽ lên được điều đó, đã làm cho người hưởng thụ dù ở phương đông hay phương tây đều cảm nhận được cái cảm giác đó của chính Pham Duy bằng giai điệu trong lòng mình”.
Tôi chợt bừng tỉnh, bài hát này được sáng tác mấy chục năm về trước mà bây giờ tôi nghe vẫn hay. Có một buổi chiều đứng bên Cửu Long Giang, tôi cũng nghe trong gió tiếng nhạc hòanh tráng của thiên nhiên, trong tiếng của dòng chẩy có âm vang vài trăm năm của cha ông mà nhạc phẩm đã truyền tải… Không nói đến ca từ, chỉ nói đến cảm giác mà Chiều Về Trên Sông đem lại cho người nghe cũng đã thấy được giá trị hiện đại của nó.
Người bố giáo sư của bạn tôi đã dạy cho tôi biết rằng : một nhạc phẩm mà không mang hơi thở của hiện đại thì không thể dùng giàn nhạc Tây Phương để hòa nhạc được. Ông cho rằng Chiều Về Trên Sông sẽ là một nhạc phẩm tiêu biểu qua mọi thời đại của Nhạc Việt Nam. Và để hòa âm nó, người ta phải kết hợp cả nhạc khí phương Tây và phương Đông mới nói hết được ý nghĩa và nội dung của nó. Sự cao vút trong âm hưởng và sự réo rắt trong giai điệu đòi hỏi điều đó. Nó xuất phát từ tự nhiên và tính nhân bản của con người nên nó luôn hiện đại cho dù thời gian nó ra đời đã qua.
Minh Họa Truyện Kiều
Tôi chỉ có hai CD Kiều mà nhạc sỹ Phạm Duy đã xuất bản. Có lẽ bất kỳ ai học và tìm hiểu văn hóa Việt Nam cũng biết đến Truyện Kiều của thi hào Nguyễn Du. Vì vậy sức ép đối với người muốn phổ nhạc tác phẩm này rất lớn, tương ứng với tầm vóc vĩ đại của tác phẩm và tác giả.
Điều đầu tiên mà nhà giáo người Nga cảm nhạn và nhận xét về Truyện Kiều là : ‘’Minh Họa Truyện Kiều đã đạt đến đỉnh cao của âm nhạc hiện đại phát triển trên nền tảng văn hóa dân tộc. Điều đó được thấy rõ trong nhạc cụ và hòa âm của nhạc sĩ Duy Cường. Khả năng phối khí, phối ấm đạt đến tuyệt đỉnh bởi nó không chỉ đơn thuần là sử dụng những nhạc khí phương Tây hiện đại mà đã có sự phối hợp với nhiều lọai nhạc cụ dân gian của phương Đông nhưng không phải là sự lắp ghép vô thức, không phải là sự lắp ghép thô sơ thô thiển. Trong tác phẩm Nhạc Kiều, giai điệu của các nhạc cụ Đông-Tây hòa với nhau một cách thần kỳ đến mức ký bí mà người ta có cảm giác đây là giai điệu của lòng người và của tạo hóa. Chính điều đó làm cho tác phẩm dài nhưng không chán.
Ông còn đánh giá rằng, trong Minh Họa Kiều, dường như âm nhạc của Phạm Duy cứ phát triển theo mạch của tác phẩm mà không dừng lại. Tôi có hỏi ông là điều đó nghĩa là gì ? Thể hiện ở đâu ? Có tác dụng gì ? Cho thấy điều gì ?
Ông nói : “Trước hết một tác phẩm âm nhạc với thời lượng lớn dễ rơi vào tình trang dài dòng, trùng lắp cả về giai điệu ca từ và ngữ cảnh.
Về ca từ, vì ông không biết tiếng Việt nên miễn bàn, về giai điệu Minh Họa Truyện Kiều, ông nói :
“Không có sự trùng lắp mà diễn biến theo mạch logic của ca kịch. Nghe hòa âm trong CD, ông thấy mạch giai điệu có sự cộng hưởng của những bản giao hưởng với tiết tấu logic và đơn giản. Nó giống với giao hưởng phương Tây là nó có mạch giai điệu, nó có phút thăng, phút trầm, có điểm nhấn và điểm dài của giai điệu… Nó có phút nhanh nhẹn, nó có kịch tính, dẫn đến cao điểm hoặc có những câu trải dài thư giãn. Nhưng nó lại khác với giao hưởng là nó có những tiết tấu dân dã phương Đông vì vậy nó không rơi vào tình trạng khó hiểu. Nói cách khác, nó mang tính hàn lâm nhưng lại bình dị lạ lùng, các đọan với giai điệu không trùng lắp. Nếu không trùng lắp có thể sẽ rời rạc, thế mà Phạm Duy làm Truyện Kiều không hề rời rạc…
Lúc này tôi mới hiểu rằng hình như PD đã thấu đến tận cùng tâm hồn của Kiều và của Tố Như, bởi lẽ trong vài ngàn câu Kiều không hề có câu nào trùng nhau mặc dù có thể có nhiều đọan cùng miêu tả một tâm trạng của Kiều. Tài hoa gặp tài hoa nên đã ra đời cùng một tác phẩm với sự thăng hoa khác nhau.
Sự phát triển của âm nhạc Truyện Kiều được người bạn già Nga Sô của tôi nói đến qua diễn tiến của hòa âm và phối khí, tôi có kể cho ông nghe về nội dung câu truyện, ông ồ lên và nói :
“…Đúng như tôi cảm nhận vì giai điệu của Nhạc Kiều dường như có phút hạnh phúc, e lệ. Có một sự mãnh liệt của tình yêu và thậm chí còn nghe trong nó những âm thanh ma quái của số phận…”
Càng nghe hai CD Kiều, ông càng thích thú vì sự phát triển đó. Tôi thì chỉ có sự hứng khởi, chứ làm sao mà có thể cảm nhận tinh tế như ông đuợc !
Nói tiếp về giá trị của những điều đó, ông khẳng định rằng về mặt tác dụng với người nghe, sự tiến triển trong giai điệu làm cho người thụ hưởng không nhàm chán và thậm chí còn thăng hoa trong các nốt nhạc và lời ca. Sự thăng hoa ấy cứ dần tiến theo diễn biến của âm nhạc. Đồng thời nó làm cho người nghe có những câu hỏi vô hình trong vô thức để tâm can cứ đòi mãi, đòi mãi được thưởng thức giai điệu ấy. Về mặt học thuật, ông cho rằng sự diễn tiến trong âm nhạc làm cho ngôn ngữ của âm nhạc (âm thanh) phát triển không ngừng. Sự phát triển ấy thông qua sự kết hợp Đông-Tây, sự vận hành các âm hưởng và tạo cho âm nhạc một sức sống vĩnh cửu.
Sự phát triển trong Minh Họa Kiều chứng minh sự tinh tế trong cảm nhận và tài hoa của chính Phạm Duy. Truyện Kiều mãi mãi là tác phẩm kinh điển trong văn học và với Phạm Duy, Minh Họa Kiều lại là một tác phẩm của thời đại. Ông đã phủ lên nó cái mới của thời hiện đại với những giai điệu mang tinh hoa của cả nhân lọai trên nền tảng sự thẩm âm của dân tộc Việt Nam.
Ông nhờ tôi chuyển lời cảm ơn đến tác giả vì đã cho Ông cái nhìn mới về sự phát triển và về tâm hồn Việt qua âm nhạc.
Khúc Chiêu Quân
Trong Minh Họa Kiều, tôi thật sự hứng thú và tâm đắc với đọan Hán Sở Chiến Trường. Thế mà khi nghe CD Kiều II, người giáo sư già lại kêu lên vì giai điệu và tiếng hát ai óan trong Chiêu Quân Cống Hồ.
Ông nói : ”… ở đó khả năng phối khí và sử dụng nhạc cụ đạt đến mức cực chuẩn. Ông nghe thấy tiếng gió của sa mạc, tiếng lạc đà lóc cóc trên cát và tiếng gió vi vu, hòa lẫn tiếng nghẹn ngào ai óan của người con gái bạc mệnh. Nhạc khí hiện đại cứ ngân nga và nhạc khí phương Đông cứ réo rắt não nuột trong đó âm hưởng lại có chút gì của nhạc khí của các dân tộc di cư tại vùng sa mạc châu Á. Sự nhắc lại của giai điệu trong đọan này nghe như những nỗi đau và những nhát cắt trong giai điệu, làm cho đọan trích thêm phần xót xa… Cứ thử nghe vài đọan trong Hồ Thiên Nga của Schaikoky, sẽ thấy tác dụng của những giai đọan lặp lại nỗi đau của nhân vật.
Vậy là tôi chứng kiến và nghe thật nhiều, còn nhiều điều tôi không nhớ hết, vì có những từ ngữ tôi chưa hiểu hết. Hãy cho tôi thời gian để tìm hiểu những đánh giá của các dân tộc khác về nhạc Phạm Duy.
Truyện Một Bà Cụ
Hát Nhạc Phạm Duy
Tôi có thân với một bà cụ, một con người trung thành tuyệt đối với lý tưởng cách mạng, bà là mẫu người tuyệt vời của cách mạng vô sản, trung thành tuyệt đối một cách không ái ngại gì cho lý tưởng cách mạng. Tôi biết Phạm Duy tham gia nhiều vào cuộc trường chinh kháng Pháp. Ông có nhiều tác phẩm phục vụ cho giai đọan này. Thế nhưng sau khi về thành 1950, nhạc của ông sau này được xếp vài lọai nhạc “đen” cần ngăn chăn trước công chúng. Nhiều người chưa biết Phạm Duy, trong đó có cả bà cụ tôi kính mến.
Một hôm, nằm đọc sách trong một căn hộ ở tầng 4 trên phố Nguyên Hồng, Hà Nội… tôi nghe văng vẳng tiếng bà cụ hát :
“ Mẹ già tưới nước trồng khoai, nghe tin xóm làng kêu gào …”
Tôi giật mình nhổm dậy, mừng quá vì bà cụ thuộc cả nhạc của người mà tôi muôn vàn kính mến. Tôi hỏi ngay : Bà có biết đó là bài hát gì không ? Của ai ? Bà trả lời : bài Bà Mẹ Gio Linh, còn của ai thì bà không biết, bà kể cho tôi nghe nội dung của bài hát cứ như thể tôi không thuộc. Bà mừng rỡ vì tôi yêu thích nhạc kháng chiến. Tôi thì mừng vì bà thuộc nhạc PD, lọai nhạc mà nhiều người muốn ngăn cản.
Lúc đó tôi mới càng hiều và khâm phuc PD vì nhạc của ông đã thấm vào hồn của nhiều thế hệ một cách mặc nhiên. Thế cho nên tôi mới hiểu : chân lý luôn là chân lý, giá trị đích thực của nghệ thuật, cho dù gặp sóng gió nhưng nó mãi sống mạnh mẽ trong lòng người dân một cách ngẫu nhiên như thể nó là... chân lý.
Sự phát triển của ngôn ngữ
trong lời ca của âm nhạc Phạm Duy
Âm nhạc không phải chỉ đơn thuần là phương tiện giải trí của con người, nó là một công cụ giao tiếp và giáo dục con người. Âm nhạc là công cụ gọt dũa tâm hồn con người và nâng con người đến chỗ hòan mỹ của tâm hồn. Trong đó có việc nâng cao và hòan thiện ngôn ngữ của dân tộc. Nhìn vào ngôn ngữ của một dòng nhạc nào đó người ta có thể biết ngay giá trị của dòng nhạc đó, biết ngay trình độ thẩm âm và trình độ của người nhạc sỹ.
Đau lòng khi nhìn về các tác phẩm âm nhạc hiện nay. Với những lời ca nghèo về ngôn từ, kém về diễn tình trong ngôn ngữ. Người ta thật lạ lùng khi có những ngôn ngữ vô cảm trong nhiều nhạc phẩm như : “tình yêu đến em không mong đợi, tình yêu đi em không hối tiếc”; con người cũng thật bàng hòang khi người thiếu nữ Việt Nam lại van xin : “cho em một lần một lần thôi” một cách thô bỉ và đầy dục tính. Trình độ là vậy đó.
Người ta phải tìm lại những giá trị mà những nhạc sỹ trước đây đã xây dựng và thấy ngạc nhiên khi gần một thế kỷ trước PD đã có những đóng góp rất lớn cho sự phát triển của ngôn ngữ Việt Nam. Những lời ca tưởng như đơn giản nhưng nhìn qua lăng kính của ngôn ngữ hoc thì nó làm đẹp hơn ngôn ngữ của dân tộc. Việc dụng ngữ có chủ ý và có sự chọn lọc trên cơ sở của những cảm nhận thật của tác giả về cuộc sống, về quê hương đã đem đến những lời ca tuyệt tác. Tôi bị ám ảnh bởi hình ảnh “dãy Trường Sơn ẩn bóng hòang hôn” và lời ca đó đã đẩy tôi phải thực hiện một hành trình theo con đường cái quan của PD. Tôi rợn người và đầy tự hào khi hát lên đọan nhạc “núi rừng cao miền bắc lửa thiêng” chỉ một câu hát đã gột tả được vị thế của miền Bắc với những hùng thiêng lịch sử bốn ngàn năm.
Nghe bản TÌNH CA, người ta thuộc mãi câu hát “Tiếng nước tôi, tiếng mẹ sinh từ lúc nằm nôi, thóat ngàn năm thành tiếng lòng tôi” ngôn ngữ của ông không cầu kỳ, nhưng cũng không tùy tiện, người ta khó có thể bớt đi hay thêm một từ nào vào trong ca từ PD. Vì nó đã đạt đến mức nhuần nhuyễn. Đồng thời, ông không sử dụng cách diễn đạt bình dân, sự diễn đạt của ông có sự sáng tạo và vận dụng kết cấu câu chữ của nghệ thuật âm nhạc nên nó cô đọng và đầy sáng tạo. Người nghe chỉ biết mình bị cuốn vào ngôn ngữ và thuộc nó mà không thể thay thế hay không cần phải diễn giải mà chỉ cần hát lên thế là mọi người hiểu thấu đáo cái mà ông muốn nói. Thế là đã đủ cho một nhà văn hóa lớn trong việc phát triển ngôn ngữ.
Trở lại với chuyến đi trên con đường cái quan của tôi sau chuyến đi của PD đến hơn 50 năm. Có lẽ đã thay đổi nhiều trên con đường ấy. Nhưng tôi thật sự khâm phục ông khi ông tả về cảnh vật của quê hươngmột cách tài tình như vậy. Sự diễn tả bằng âm nhạc với ngôn ngữ chuẫn đến mức mà tôi chỉ biết hát lên những câu hát của ông cho bạn tôi nghe mà không cần phải tả lại cái đẹp vì trong giai điệu và ca từ của PD đã tả dùm tôi rồi. Tôi đi đến Ải Chi Lăng, đi đến Chí Linh với những âm vang lịch sử của Trần Quốc Tuấn và Văn Thần Nguyễn Trãi mới hiểu rõ được cái lửa thiêng trong sông núi Việt Nam mà PD tả cho tôi nghe. Tôi lặng người khi nhìn ráng trời trong dải Trường Sơn ẩn bóng hòang hôn và lặng nghe tiếng mẹ Việt Nam trong ca từ PD. Cái đẹp và sự đóng góp ấy chính là giá trị của PD trong nền văn hóa Việt Nam.
Ngôn ngữ mang tính hàn lâm ấy không xa cách con người. Có những dòng nhạc người ta khó thuộc và khó nhớ. Khó có ai có thể thuộc trọn vẹn 20 bài hát của Trịnh Công Sơn một cách đúng nhất. Thế nhưng có những bà mẹ quê mù chũ lại thuộc cả trăm bài hát của PD và hát say sưa. Từ khi còn thơ ấu, lúc chửa đi học tôi đã thuộc lòng bài “ai bảo chăn trâu là khổ….” Thế đấy, âm nhạc và lời ca sẽ chỉ sống được khi con người truyền tụng nó, nó không thể tồn tại vĩnh hằng khi con người chỉ biết qua những tập nhạc in. Đồng thời nó cũng chỉ phát huy tác dụng cho sự phát triển của ngôn ngữ khi nó được công chúng thừa nhận và vận dụng. Và cho dù ai có ngăn cản sự sống của nó nhưng công chúng thuộc và hát nó thi nó vẫn sống và thậm chí còn sống mạnh mẽ không ngờ. Nhạc và lời ca của PD là thế.
Nói đến ngôn ngữ trong âm nhạc Phạm Duy phải nói đến điểm xuất phát trong sự nghiệp sáng tác của ông. Cả đời ông xưng tụng cái đẹp và cái tuyệt vời vốn đã tồn tại trong lịch sử, trong con người và trong âm nhạc của dân tộc Việt nam. Ngôn ngữ của ông cũng vậy, ông dụng ngữ từ những kho tàng dân gian vốn có, từ những câu ca dao đến những điển tích được dân gian truyền tụng “Treo lên cây bưởi hái hoa, bước ra vườn cà hái nụ tầm xuân”, hay “Hỡi anh đi đường cái quan, dừng chân đứng lại nghe em than đôi lời.” Từ những vốn liếng qúy báu ấy, Phạm Duy đưa giai điệu ngũ cung với sự am hiểu tận tường những dấu nhấn âm nhạc của kiến thức nhạc học hiện đại để làm cho những câu ca dân gian ấy có hồn của thời đại. Và vì thế ông đã làm đẹp hơn cái đã có trong dân tộc mà nhiều người gọi là dân ca Phạm Duy. Sự kết hợp giữa tinh hoa của dân tộc và kiến thức âm nhạc hiện đại đã làm giàu hơn giai điệu trong ngôn ngữ của dân tộc, đã làm cho âm nhạc Phạm Duy đến với mọi miền, mọi giới và mọi trình độ. Đây mới thực là giá trị cao quý của âm nhạc đạt được trong con người Phạm Duy bởi lẽ âm nhạc chỉ sống được khi được truyền tụng trong dân chúng, còn nếu nó chỉ tồn tại ở những tập nhạc được in sẵn mà chẳng ai hát, chẳng ai nghe thì làm gì gọi là sống… Nhạc Phạm Duy đã tồn tại trong đáy lòng của mọi người cho dù có nhiều ngăn chặn.
Phạm Duy cho rằng, sự tồn tại của một dân tộc trước hết là sự tồn tại của ngôn ngữ của dân tộc ấy. Sự khai sinh của dân tộc và khẳng định sự độc lập cũng chính là sự hình thành nên ngôn ngữ, vì thế ông mới thốt lên “tiếng nước tôi, bốn ngàn năm ròng rã ngược suôi, khóc cười theo mệnh nước nổi trôi…” (Tình ca). Nhưng với ông, hình như sự tồn tại của ngôn ngữ không chỉ là sự lưu giữ cái đã có mà là sự phát triển và làm đẹp thêm ngôn ngữ đó. Ông làm đẹp nó bằng những sáng tạo trong câu hát, trong lời ca, sự sáng tạo ấy không là sự lắp ghép một cách cơ học từ ngữ, mà là sự liên kết để vẽ ra những điều đang trăn trở trong tâm hồn và những cái đẹp đang được lưu giữ trong tim Phạm Duy. Trong báo VĂN, ông Trần Huy Thục đã tìm tính hiện thực trong câu ca của Phạm Duy. Thực ra đúng là Phạm Duy luôn tôn trọng hiện thực nhưng ông không trần trụi hoá hiện thực mà cũng biết nghệ thuật hóa hiện thực nhưng vẫn không làm mất đi giá trị của hiện thực. Hãy nghe :
Chiều buông trên giòng sông Cửu Long, như một cơn ước mong ơi chiều.
Về đâu ơi hàng cây gỗ rong nghiêng mình trên sóng sâu yêu kiều…..
Hiện thực của dòng sông đã được thi vị hóa bởi những ước mong, bởi những nét yêu kiều của hiện thực được phản ánh dưới ánh mắt của người ca nhân. Thế là đẹp quá cho ngôn ngữ. Cái hiện thực của nhạc Phạm Duy được ông lý giải “bởi vì đời còn nhiều khi là mơ”nhưng lại “nhiều khi thành thơ” nên mới có những “tiếng ca cho đời thêm buồn… và cho lòng thôi khô héo”. Nghe lai nhiều bài nhạc bất tử của Văn Cao, Đòan Chuẩn, Từ Linh chúng ta có thể nhìn ra được sự thăng hoa trong câu ca đến mức nó trở thành thơ phổ nhạc thóat tục. Nếu đã thóat tục thì lại khó gắn với với trần gian mà chỉ gắn với tâm hồn khi muốn thóat tục. Và vì thế giá trị của ngôn ngữ không thể phát huy trọn vẹn tác dụng đối với những yêu cầu phát triển tiếng nói của dân tộc vì nó chỉ được dùng ít khi trong đời sống.
Quay lại với ngôn ngữ Phạm Duy, tiếng ca từ hiện thực nên nó gắn hiện thực, nó gắn với đời sống của những bà mẹ quê. em bé quê và vợ chồng quê. Chúng ta dễ dàng tìm thấy thật nhiều hình ảnh đàn trâu trong những tác phẩm của Phạm Duy, nhưng đàn trâu trong nhạc Phạm Duy cũng không đơn điệu. Ông không chỉ tả đàn trâu mà ông đang tả đời sống của làng quê yên bình và ấm áp qua hình ảnh lũ trâu, ví dụ :
“Ngày trở về có anh nông phu chống lạng cày bừa, vì thương yêu anh nên ngày trở về có con trâu xanh hết lòng giúp đỡ…”
hay :
“Đàn trẻ đùa bên lũ trâu, tiếng hát người xưa thóang trên bãi dâu.”
Còn nữa :
Xa xa vài ngọn tre thấp thóang vài con nghé tiếng nước dưới chân đê (Kỷ Niệm)
Tính hiện thực ấy đã được thi vị hóa nên nó không còn là sự miêu tả đơn giản và máy móc mà là sự miêu tả dưới cái nhìn của âm nhạc. vì thế nó dễ sống trong lòng người dân. Và nó không tạo sự trần trụi trong ngôn ngữ. Sự kết hợp đầy sáng tạo ấy đã làm cho ngôn ngữ đẹp hơn trong ý nghĩa và linh họat hơn trong cách sử dụng. Vì thế người ta thấy Phạm Duy không “đóng băng ngôn ngữ” và cũng không “trừu tượng hóa” ngôn ngữ, ông đã làm cho ngôn ngữ Việt Nam có sức sống của chính sự vận động trong trí tuệ và tâm hồn của mình.
Điều mà nhiều người đã nói tới khi nghiên cứu về những đóng góp của Phạm Duy cho âm nhạc và văn hóa chính là sự miêu tả cái đẹp của dân tộc bằng âm nhạc. Phạm Duy rất đặc biệt ở chỗ ông không đồng nghĩa dân tộc và lãnh tụ, ông không cho rằng cái đẹp của dân tộc chính từ cái đẹp của lãnh tụ, và vì thế khó mà tìm ra được một tác phẩm chỉ viết về một con người lãnh tụ cụ thể nào. Ông tìm đến cái đẹp của đất nước qua những vẻ đẹp dung dị của thiên nhiên Việt Nam gấm vóc “ngàn dặm” và của con người chân chất mộc mạc. Đã có lần tôi nói rằng Phạm Duy không tả người môi son má phấn lòe lọet mà lại đi ca ngợi những bà mẹ quê, những lão nông phu mình đồng da sắt, những em bé quê “chăn trâu sướng lắm chứ ”. Cái đẹp trong ngôn ngữ mà Pham Duy đem đến là nghệ thuật miêu tả con người. Ông tả thực về con người đến mức chỉ cần nghe qua giai điệu người ta hình dung ngay ông nói ai và người đó như thế nào. Nghe nhạc Trịnh Công Sơn, nhạc sỹ tài hoa họ Trịnh tả con người… nhưng nghe mãi vẫn chưa biết người ấy như thế nào.
Ví dụ : “Gọi nắng cho tóc em dài cài hoa nắng bay, cho tay em dài gầy thêm nắng mai…”
“Người con gái việt nam da vàng yêu quê hương như yêu đồng lúa chín…”
Ai biết được cô gái có đôi tay dài gầy thêm nắng mai là lọai bàn tay như thế nào, không biết người con gái mà da vàng thì đáng yêu hay đáng thương ? Chúng tôi không dám nói rằng điều đó là hay hay dở, vì yếu tố nghệ thuật trong sử dụng ngôn ngữ của TCS đặt vấn đề trừu tượng hóa quá rõ, điều này cũng có giá trị của nó, nhưng cũng chỉ dừng lại cho sự thỏa mãn ngôn ngữ tức thời trong thời khắc nhất định mà không thực sự làm cho quá trình sử dụng ngôn ngữ của người Việt được phát triển.
Nghe Phạm Duy tả về con người Việt Nam :
Tôi yêu bác nông phu đội sương nắng bên bờ ruộng sâu mình đồng da sắt không phai màu… Tấm áo nâu ! Những mẹ quê chỉ biết cần lao, những trẻ quê bạn với đàn trâu… (Tình Ca)
hay
Chàng là thanh niên, mạch sống khơi trên luống cày. Nói năng hiền lành như lúa với khoai. Nàng là con gái nết na… Nước da đen ròn…
Nét đẹp của con người Việt Nam hiện lên với những đường nét mạh nhưng rất đỗi dịu dàng. Ông phối màu trong bức tranh con người rất tài hoa, người nông phu với mình đồng da sắt, người ta nghe mà hình dung ra ngay một ông nông dân với những đường nét gân guốc, kiên cường đang trụ vững cho sức sống của một đất nước, người ta mường tượng được ngay sự mạnh mẽ và chân chất của người chồng quê nơi âm nhạc Phạm Duy. Cái đẹp mà Phạm Duy phác họa nơi con người Việt Nam xuất phát từ những điều dung dị nhất của dân tộc, từ tấm áo nâu, từ nước da đen dòn thấm đẫm mồ hôi nhọc nhằn nhưng thật cao cả của mẹ quê và của vợ quê.
Trong thơ ca, nhiều thi sĩ ca ngợi hàm răng đen của những cô gái, mẹ quê thay vì khen ngơi sự trắng lóa của những hàm răng hiện đại… Những cô hàng xén răng đen cười như mùa thu tỏa nắng (Bên Kia Sông Đuống, Hòang Cầm) Net cười đen nhánh sau tay áo, trong nắng trưa hè trước dậu thưa (Nắng Mới, Lưu Trọng Lư)
Đến đây dường như tôi hiểu tại sao Phạm Duy lại đem cái đẹp, cái đáng yêu nhưng bình thường và chân chất vào nhạc của mình, vì trong hồn ông, trong tâm trí ông và trái tim ông luôn thấm đẫm quốc hồn quốc túy của Dân Tộc. Nhưng ông không miêu tả người dân bình thường và nghèo nàn ấy một cách trần trụi với cái vốn có của họ mà ông đã nhìn được tận cùng trong cái dung dị ấy là sự cao cả và tươi đẹp trong chính họ. Ông thấy được cái vững vàng và hùng tráng trên đồi chân mộc mạc và gầy guộc của bác nông phu mình đồng da sắt, ông họa nên sự bền bỉ trong tấm áo nâu quê mùa, thiếu thốn của mẹ quê khi dám “rướn mình đi từ cõi rừng sâu” và cũng ca ngợi cái đẹp tuy không mỹ miều nhưng nồng ấm của nước da đen dòn trên khuôn mặt của người vợ quê. Nghệ thuật miêu tả thực mà đầy chất thơ ấy đặt ra cho âm nhạc một con đường đi đúng và giá trị bởi lẽ sự miêu tả mà thóat thực thì sẽ trở thành mơ mộng hão huyền và có khi lại là sự trốn tránh thực tế. Những nếu miêu tả mà thực đến mức trần trụi thì lại có khi là sự bôi bác và mỉa mai chính dân tộc mình. Điều này cho thấy chân giá trị của nghệ thuật là đem đến cho ngôn ngữ học những tiền lệ dụng ngữ sáng tạo nhưng không mất đi cái gốc của dân tộc. Phạm Duy đóng góp vô cùng to lớn ở điểm này.
Một trong những giá trị và đóng góp của nghệ thuật đối với sự tồn tại và phát triển của tiếng nói dân tộc là khả năng ứng dụng của tiếng nói phát triển không ngừng. Điều này được thể hiện nhiều thông qua sự miêu tả đời sống và cảnh vật chung quanh con người. Trong âm nhạc cũng có giá trị này, và giá trị ấy thể hiện rõ ràng hơn đối với những tác phẩm viết về cảnh vật quê hương nơi mà con người (trong đó có tác giả) đã sống và đã đi qua.
Trong gia tài Tân Nhạc Việt nam gần một thế kỷ, đã có thật nhiều tác phẩm viết về những địa danh hoặc những cảnh vật của Việt Nam, có nhiều tác phẩm đã có sức sống vượt thời gian. Mỗi một tác giả có những cống hiến ở những mức độ khác nhau về đề tài này. Phạm Duy có những đóng góp đặc biệt. Nhìn dưới góc độ ngôn ngữ, việc dụng ngữ để miêu tả luôn đòi hỏi người nhạc sỹ phải tuân thủ nhiều yêu cầu khắt khe trong việc tả cảnh :
Thứ nhất, phải đảm bảo những cảnh vật của mình là hiện thực (có thật). Thứ hai, cảnh vật ấy phải là biểu trưng cho nơi mình đến, để khi nghe hoặc hát lên người ta biết ngay và hình dung ngay cảnh vật được nói và nơi được miêu tả. Thứ ba, ngôn ngữ phải cô đọng và không dài dòng, bởi lẽ nếu dài dòng tác phẩm sẽ trở thành một “trường ca” kể lể nhàm tai người nghe. Có nhiều nhạc sỹ có tiếng đã không đáp ứng được yêu cầu này, nên khi tác phẩm ra đời, có thể có người thích nhưng nó không thật, làm cho người nghe cứ tưởng tượng về nơi mà tác giả đang diễn tả đôi khi tưởng tượng đến mệt cả người.
Ví dụ, trong tác phẩm Nhớ Mùa Thu Hà Nội của TCS, ông viết :
Hà nội mùa thu, cây cơm nguội vàng cây bàng lá đỏ
Hồ tây chiều thu mặt nước vàng lay bờ xa mời gọi
Hàng cây thương nhớ bầy sâm cầm nhỏ vỗ cánh mặt trời
Nghe qua người ta thấy hay hay, nhưng đến Hà Nội mà tìm cho ra một cây bàng lá đỏ là điều hơi khó, và có lẽ bầy sâm cầm mà ông nói đến đã tuyệt chủng từ lâu rồi. Vậy thì Hà Nội của TCS có còn là Hà Nội ngày nay hay là Hà Nội của thời xưa?
Một ví dụ về sự vô lý trong miêu tả, bài hát Chảy Đi Sông Ơi của PĐP có đọan :
Chảy đi sông ơi, chảy đi sông ơi
Ôi con sông chảy mãi muôn đời…
Không để ý đến sự nghèo nàn trong ý tưởng mà chỉ nói đến sự diễn tả một con sông thì lời ca này vô nghĩa và thừa thãi, bởi lẽ sông nào mà chẳng chảy, chẳng cần phải giục giã mà sông vẫn chảy vì nếu sông không chẩy thì chẳng ai gọi nó là sông mà phải gọi là ao hay hồ hoặc có khi là vũng nước. Con sông nó sống được ở chỗ nó luôn chảy. Nghe nhạc PD, thấy mọi con sông của ông lúc nào cũng phải chảy vì nó… là con sông, chỉ có điều nó chảy nhanh hay chậm, ví dụ “Về đâu ơi hàng cây gỗ rong….” Chỉ cần miêu tả về hàng cây người ta biết sông đang chảy, hay “Quê hương tôi có con sông đào xinh xắn nước tuôn trên đồng vuông vắn…”
Trở lại với nghệ thuật tả cảnh của PD, cảnh vật trong âm nhạc PD luôn có thật, thật đến mức nó có cả hình ảnh, cả mùi vị, cả hương sắc trong tác phẩm. Bức tranh ông vẽ đầy đủ và hài hòa, đơn sơ mà đậm đà. Ông hát về đồng quê miền bắc với :
Trăng lên bằng ngọn cau
Me tôi ngồi khâu áo
Bên cây đèn dầu hao
Cha tôi ngồi xem báo
Phố xá vắng hiu hiu
… tôi nghe tiếng còi tàu
Tôi đi giữa đường quê
Hai bên là đống lúa
Xa xa vài ngọn tre
Thấp thóang vài con nghé
Tiếngn ước dưới chân đê
Tôi mê trời mây tía… (Kỷ Niệm)
Hay
Quê hương tôi
Có con đê dài xinh xắn
Nước tuôn trên đồng vuông vắn
Lúa thơm cho đủ hai mùa
Dân trong làng
Trời về khuya vẳng tiếng lúa đê mê…
Nghe câu hát, một bức tranh hiện ra rõ ràng trong tiềm thức và trong tim người nghe, không hề có một sự tưởng tưởng vô căn cứ. Bức tranh ấy có không gian với chiều cao (trăng lên bằng ngọn cau) có chiều dài của không gian (đi giữa đường đê dài) và cũng có chiều rộng (hai bên là đồng lúa) thế là không gian ba chiều được phác họa lên rõ nét trong âm nhạc một cách tài tình. Rồi PD tô điểm cho bức tranh ấy bằng những hàng tre, những mảnh ruộng nho nhỏ quen thuộc, và những đàn trâu, cuối cùng là sức sống của con người. Bức tranh âm nhạc ấy đầy đủ màu sắc tự nhiên, đầy đủ âm thanh vang vọng đơn giản mà gần gũi “tiếng nước dưới chân đê”, “tiếng còi tàu xa xa”… những hình ảnh đặc trưng của quê hương được PD cảm nhận và thuộc lòng đến mức ông thốt ra lời mà như vẽ ra một bức tranh sống động, bức tranh ấy có cả mùi vị thật sự vì khi nghe hay khi hát lên câu “tôi đi giữa đường đê, hai bên là hương lúa, xa xa vài ngọn tre…” thì dường như ai cũng tưởng như đang ngửi thấy và hình như xung quanh họ đang tràn ngập mùi hương lúa, hương mạ của miền quê ấm áp, bởi vì “trời về đêm vẳng tiếng lúa đê mê”…
Sự miêu tả rất hiện thực và gắn liền với tình cảm của nhạc sĩ và của người nghe, nếu như tình cảm ấy chỉ là của người nhạc sỹ thì chắn chắn người hát và người nghe chỉ hát hộ và nghe cho biết, còn nếu tình cảm mà tác gỉa gửi gắm trong sự miêu tả hiện thực cũng là tình cảm hoặc gợi lên cho người hát và người nghe tình cảm của mình thì người hát hát cho chính họ và tác phẩm sẽ là nơi nói hộ cho người nghe cảm giác của chính họ mà người nghe biết nhưng chưa thể gọi tên. Nhạc Phạm Duy đã làm được cái điều tưởng là rất khó ấy.
Đêm thơm như một dòng sữa
Lũ chúng em ân cần rủ nhau ra trước nhà
Hiu hiu hương từ đồng xa
Bỗng quay về ngào ngát trên hè, ngòai đường khuya
Trời đêm sao yên vui người đi quen lối…
Lời ca vừa miêu tả, vừa nói lên cảm giác của con người trước sự thanh bình của đời sống thật, chân chất quê và đầm ấm tình người. Người Việt nếu đã từng có một ngày, một giờ ở vùng quê Việt Nam, thì ai cũng có cảm giác tuyệt vời ấy. Nghe nhạc phẩm Dạ Lai Hương, người ta nghe được cảm giác của chính mình và hồi tưởng những cảm giác của chính mình, những khát khao thật của mình về cuộc sống êm đềm của quê hương. Tình cảm ấy không chỉ là của riêng PD, không chỉ là của riêng tôi mà của những người yêu sự thanh bình trong tâm hồn.
Yêu cầu thứ ba của sự miêu tả là sự ngắn gọn trong ngôn ngữ, ngắn gọn không có nghĩa là tiết kiệm, PD sử dụng từ ngữ chính xác đến mức nghe lời ca mà người ta hình dung ngay được cảnh vật mà ông muốn nói, khó có thể tìm được một câu thừa trong nhạc PD. Như ông Trần Huy Thục đã viết, Phạm Duy tả cảnh thực và hợp lý vô cùng, trong bài Ngày Trở Về. Ông tả cảnh vật theo thứ tự mà người chiến binh gặp khi quay về, không thể gặp bà mẹ mù trước khi nhìn thấy rặng tre, và cũng không thể nhìn thấy rặng tre nếu không bước đi trên quãng đường đê. Sự hợp lý làm cho bức tranh cũng hợp lý và thấm đẫm tình người. Nếu ông xoay cái cảnh vật khác đi một chút thì tôi chắc chắn cái tình mà ông truyền tải cũng khác hẳn. Ví dụ : trong bài Bà Mẹ Gio Linh, khi bà me đi lấy đầu con, nếu ông chỉ cần cho một người nào đó xuất hiện ở đầu đường thì chắn chắn sự bi thương sẽ giảm đi rất nhiều và bản anh hùng ca cũng sẽ bớt đi tính anh hùng nơi bà mẹ già huyện Gio Linh. PD đã tả như sau :
Mẹ già không nói một câu đem khăn gối đi lầy đầu
Chiều về thôn xóm buồn teo
Xa xa tiếng chuông chùa reo… hò oi hò
Tay nâng nâng lên
Rơm rớm nước mắt đầy
Mẹ nhìn đầu con
Tóc trắng phất phơ bay
Sự vắng lặng của con người trong cảnh vật làm cho bức tranh chỉ còn một mẹ già với cái đầu con trên tay, và đâu đó âm thanh buồn bã và hoang phế của tiếng chuông chiều vang lên đánh thức tận tâm can người nghe sự rùng rợn của cái chết và của sự anh hùng nơi hai nhân vật là bà mẹ và người con chỉ còn cái đầu. Nếu giảm đi sự thảm khốc của cái vắng lặng bằng việc cho một người nào đó thậm chí một con vật nào đó chắc chắn tính bi hùng trong tác phẩm giảm đi ngay lập tức. Và nếu tiếng chuông chiều mà đổ trước khi bà mẹ lấy được đầu con hay tóc bạc trắng mà bay trước khi bà mẹ đưa cái đầu khủng khiếp nhưng oai hùng lên ngắm nhìn thì chắc chắn nỗi đau của bà mẹ sẽ không thể được người nghe cảm nhận đúng thực như nó vốn có. Tài của PD trong tả người tả cảnh là thế, và đóng góp của ông với sự phát triển trong dụng ngữ miêu tả nói riêng và sự phát triển tiếng nói của dân tộc là rất lớn.
Càng nghiên cứu càng thấy cái mênh mông và tài tình của sự sáng tạo trong âm nhạc PD.
Sức sống của cái chết
trong âm nhạc Phạm Duy
Khi nói đến và nghiên cứu về tư tưởng của PD, người ta nhắc đến nhiều điều vĩ đại như : lịch sử, tổ quốc, chiến tranh, hòa bình, tình yêu nhiều lọai, tâm linh v.v… Và còn một lĩnh vực nữa mang đầy tính triết lý sống, đó là cái chết.
Triết học của con người trong sự tồn tại của xã hội cũng chỉ tập trung vào giải quyết những vấn đề cơ bản nhất trong đó có cái chết. Ở Việt Nam, nhiều nhạc sỹ của nền Tân Nhạc đã đề cập đến điều này và dường như cái chết đối với họ được nhìn nhân hoặc như sự chấm hết hoặc như sự giải thóat : ví dụ : sống để chờ xem có chết không (NĐT) hoặc Ô hay tại sao ta sống chốn này, quay cuồng mãi hòai (VTA). Với Phạm Duy, Ông nhìn cái chết từ sự sống và nhìn dưới nhiều góc độ, vì vậy cái chết của Ông có được một sự sống kỳ lạ và đa màu sắc. Giống như phúc âm đem đến cho lòai người sự sống sau cái chết thì ở nhạc Phạm Duy cái chết nhìn thật đẹp và từ đó người ta tìm được ý nghĩa của sự sống.
Cái chết mở đầu bằng sự kết thúc cuộc sống hiện tại, “tim vang còn giây lát, hơi run còn thơm ngát …” sự kết thúc ấy không hề đem đến cho người chết một cảm giác sợ hãi, chúng ta không nghe được sự run sợ cái chết trong giai điệu này mà lại nghe sự thưởng thức sự sống còn lại thấy đẹp thấy thú vị. Lúc ấy có lẽ con người đang trằn trọc với những nỗi đau thể xác để “chấm hết” cái sống, thế mà PD lại thưởng thức những gì đẹp còn lại. Vì thế mà mặc dù bao nhiều eo sèo, gian dối và những sự lọc lừa của con người và cuộc đời, ông chỉ coi đó như “dăm eo sèo nhân thế… đôi ba lần gian dối” và như thế, ông mới yêu cuộc sống biết bao. Yêu cuộc sống, dù chết ông vẫn dâng cho đời “cây đàn, thậm chí là nấm mộ thô sơ” thế thì cuộc đời đối với nhạc Phạm Duy đâu có hết ? Cái chết đâu có khốn cùng ? Nó đem lại cho con người mốt ý nghĩa thật sự to lớn là “cảm nhận đúng về sự sống” điều này chính là sự sống trong cái chết. Ông không tuyên truyền cho bất kỳ một chủ nghĩa chính trị nào, Ông chỉ tuyên truyền mãi mãi một chân lý nhân bản, thậm chí chân lý ấy vẫn còn được ca tụng khi cái chết đến đầu giường. Vì thế có thể thấy cái chết trong nhạc Phạm Duy bắt đầu bằng cái nhìn của sự sống và cũng vì thể, PD chết rồi nhưng còn “vấn vương trong chiều tà”.
Cái chết có là chấm hết không ? Có lẽ nhiều người, nhiều nhà tư tưởng và nhiều nhạc sỹ thậm chí có cả những họa sỹ khi diễn tả về cái chết thường rơi vào trạng thái bi quan và coi đó như sự chấm hết một sự sống của con người. Phạm Duy coi đó như một cánh cửa mở ra một hành trình mới và vì vậy mới có “những gì đem theo vào cái chết”. Ông tự hỏi “rồi mai đây tôi sẽ chết tôi sẽ đem theo với tôi những gì đây ?” nhưng đó không phải là câu tự hỏi mà là câu hỏi dùm cho mọi người vì ai mà chảng hỏi điều đó cho mình khi nghĩ về cái tưởng chấm hết đó. Hỏi rồi lại trả lời với những triết lý vùa đẹp lại vừa lạ. Những đam mê của cuộc sống trần tục luôn đẩy đưa con người đến với những thèm muốn trần tục, những cái tưởng chừng như vĩnh cửu thế mà PD lại nhìn nó thật hạn hữu. Ai chẳng thèm muốn “tiếng anh hùng”. Với PD điều đó cũng phải có giới hạn, như giới hạn của chính người anh hùng vì vậy cái chết cũng sẽ là dấu chấm hết của cái anh hùng, của tiền tài của danh vọng của khát khao thân xác con người. Cái con người đem theo được trong hành trình ấy lại là “đôi mắt trẻ thơ đẹp ngời” “tình yêu đúng nghĩa của nó”. Lạ quá, tất cả để lại cho con người và thế gian, chỉ còn lại trong mình sau cái chết là những điều thật giản đơn và thật đẹp.
Ông không dùng những câu nói sáo rỗng với những lời “đạo lý” truyền giáo. Mà ông dùng giai điệu và những câu tự sự cho chính mình để người nghe tự hiểu, tự tìm kiếm tư tưởng trong chính câu trả lời của bản thân đang vang vọng trong tiềm thức của từng người.
Cái chết và sự sống nó có một mối tương xuyên mật thiết, nhận thức điều đó một cách rõ nét nên PD không hề tuyên truyền con người lẩn tránh cuộc sống. Ông sống một cách say mê và khao khát cuộc sống cho nên “Chủ nhật nào tôi im hơi… hồn lìa rồi, tình còn nồng đôi con ngươi, mắt vẫn cười …” nếu không yêu cuộc sống và khát khao cuộc sống thì làm gì con người còn nồng nàn tình yêu đến thế. Ông không rao giảng con người phải thóat tục, nhưng ông cũng không trần tục hóa cuộc sống. Điều tưởng chừng mâu thuẫn này lại được giải quyết hết sức triết lý trong tư tưởng PD. Đời sống phải chết nhưng cái chết không hết mà nó mở ra một hành trình mới. Trong hành trình ấy sẽ có cái chúng ta đem theo được và có cái chúng ta không thể đem theo, vì vậy ông kêu gọi mọi người phải sống cho xứng đáng với nhân bản của con người. “Chắp tay lại người cho xin nụ cười . . . Tâm là đảo quý giữa biển luân hồi” … chỉ khi sống với điều nhân bản ấy thì sự vĩnh hằng của con người mới hiển hiện và lúc đó “đâu không là phật đâu chẳng là trời … xin mở lòng ra cho trời đất hiện “. Chỉ những điều nhân bản ấy mới còn tồn tại còn những gì chỉ là nhu cầu tức thời của cuộc sống thì ông không phủ nhận việc tìm kiếm nó nhưng ông không cổ vũ sự lạm dụng nó.
Trong giai điệu âm nhạc về cái chết, giai điệu nhac của Ông nhẹ nhàng như những dòng suối mơ và êm ái như tiếng sáo thiên thai. Không hề buồn hay bi lụy trong giai điệu, giai điệu trong những nhạc phẩm như : Tạ Ơn Đời, Những Gì Sẽ Đem Theo Về Cõi Chết, Bài Hát Nghìn Thu, Ru Người Hấp Hối, Nắng Chiều Rưc Rỡ. . .
Dường như đang mở ra một không gian rộng rãi và thóang đãng biết bao. Nó không có cái nặng nề của nhạc cổ điển nhưng cũng không đơn giản như những bản nhạc thời trang. Giai điệu ấy cứ đưa con người vào một không gian của sự hồi tưởng của chính tâm hồn mình và mở ra một khỏang sáng trong cuộc sống tương lai. Sự nhịp nhàng và êm ái ấy không thỏang qua tai mà thấm vào tận tâm hồn người nghe một cách ngẫu nhiên như cõi thiên thai. Giống như giọt mưa trên lá đem lại sự sống thì giai điệu trong các nhạc phẩm về cái chết đem đến cho con gnười cái nhìn về cái chết của sự sống hiện tại. Và cứ thế sức sống tuôn tràn từ giai điều lời ca để nói về cái chết… mà vẫn mãi sống với con người.
Nguyễn Ngọc Sơn
Saigon (August 2003)
PS : các bạn có thể vào đây để nghe rất nhiều bản nhạc nổi tiếng trong kho tàng hơn 900 sáng tác của Phạm Duy
http://dactrung.net/nhac/tacgia.aspx?TacGiaID=jXQ0YNDGv4m5Cm4Z76GOWA==
Chỉnh sửa lần cuối: