Bùi Thu Trang
(Liverpool)
Moderator
Ở trường THPT như trường Hà Nội - Amsterdam, chia giáo viên thành 7 tổ chuyên môn, trong khi chỉ có 12 môn học, là điều rất hiếm. Trong cái ít thấy đó, lại còn có cái đặc biệt hơn nữa, ấy là trải qua 15 năm ròng, với 3 đời hiệu trưởng, 4 đời chủ tịch công đoàn... mặc cho 6 tổ khác có thay đổi ngôi vị, ghế tổ trưởng tổ Văn vẫn trơ như đá, vững như đồng. Cho dù hoạt động của tổ Văn không ồn ào, nhiều khi tưởng như thầm lặng nhưng bỗng đột xuất có những giây phút xuất thần.
Khoảng tháng 4 năm 1990, trong khi ngoài xã hội còn đang nháo nhác với "giá, lương, tiền", trong trường mới, còn ngổn ngang trăm mỗi, chưa có thư viện, văn bản quan trọng mới được in nhoè nhoẹt trên máy rô-nê-ô (chứng tích hiện nay còn bỏ han rỉ trong kho), bỗng tổ Văn cho ra mắt toàn trường một tập thơ in máy đàng hoàng với cái tên "Tuổi học trò", kèm theo đấy là buổi bình thơ náo nhiệt; thầy giáo, học sinh vòng trong vòng ngoài mà ngày nay người ta thích gọi là "giao lưu"... Tôi không rõ là tờ "Hoa học trò", rất quen thuộc với giới học sinh bây giờ có dính gì tới vụ thơ đó, nhưng tôi dám chắc là tờ báo ra sau tập thơ này. Tiếp đến Tết âm lịch, bạn hãy tưởng tượng vào thời điểm đó, việc thầy giáo có được bộ comlê, cô giáo có bộ cánh quần chùng áo dài còn hiếm lắm. Người ta háo hức chờ đón Tết phần vì tổ Văn nhân đà "thắng" qua vụ thơ - khi đó chưa quen khái niệm kinh tế thị trường, hình như Thơ in ra chỉ để biếu và cho không nên chưa có "lợi" - một lần nữa tổ Văn lại đứng ra làm nòng cốt trong cuộc gieo thơ, bình câu đối Tết mừng xuân mới. Được khích động bởi bầu không khí "bốc hỏa" của các thầy cô dạy văn, các thầy cô bọ môn khác, tôi mạnh dạn chắp mấy vần:
Nhưng, mọi người ngỡ ngàng khi ban tổ chức công bố, vì lý do tài chính, chỉ gửi đến các thầy cô một nửa số đã định. Và tôi lại thêm mấy câu:
(Tết Bính Dần, bà Dung - chủ tịch Công đoàn đầu tiên, ông Hoãn - hiệu trưởng đầu tiên)
Từ bấy đến nay, thưa các bạn, không rõ vì sao, tôi ước cho mình thêm phút thăng hoa nữa, nhưng chưa thấy.
Tháng 11/2000
Thầy Đào Thiện Khải
Nguyên hiệu trưởng trường Ams (từ 1994 - 1999)
Khoảng tháng 4 năm 1990, trong khi ngoài xã hội còn đang nháo nhác với "giá, lương, tiền", trong trường mới, còn ngổn ngang trăm mỗi, chưa có thư viện, văn bản quan trọng mới được in nhoè nhoẹt trên máy rô-nê-ô (chứng tích hiện nay còn bỏ han rỉ trong kho), bỗng tổ Văn cho ra mắt toàn trường một tập thơ in máy đàng hoàng với cái tên "Tuổi học trò", kèm theo đấy là buổi bình thơ náo nhiệt; thầy giáo, học sinh vòng trong vòng ngoài mà ngày nay người ta thích gọi là "giao lưu"... Tôi không rõ là tờ "Hoa học trò", rất quen thuộc với giới học sinh bây giờ có dính gì tới vụ thơ đó, nhưng tôi dám chắc là tờ báo ra sau tập thơ này. Tiếp đến Tết âm lịch, bạn hãy tưởng tượng vào thời điểm đó, việc thầy giáo có được bộ comlê, cô giáo có bộ cánh quần chùng áo dài còn hiếm lắm. Người ta háo hức chờ đón Tết phần vì tổ Văn nhân đà "thắng" qua vụ thơ - khi đó chưa quen khái niệm kinh tế thị trường, hình như Thơ in ra chỉ để biếu và cho không nên chưa có "lợi" - một lần nữa tổ Văn lại đứng ra làm nòng cốt trong cuộc gieo thơ, bình câu đối Tết mừng xuân mới. Được khích động bởi bầu không khí "bốc hỏa" của các thầy cô dạy văn, các thầy cô bọ môn khác, tôi mạnh dạn chắp mấy vần:
Này quần này áo, đúng com lê
Mới thử mặc vào, vợ đã mê
Còn bà hàng xóm ngơ ngác hỏi
Khác ở Tây hay ở Tầu về
Mới thử mặc vào, vợ đã mê
Còn bà hàng xóm ngơ ngác hỏi
Khác ở Tây hay ở Tầu về
Nhưng, mọi người ngỡ ngàng khi ban tổ chức công bố, vì lý do tài chính, chỉ gửi đến các thầy cô một nửa số đã định. Và tôi lại thêm mấy câu:
Có áo, không quần "anh-comlê" (incomplet)
Bà Dung trông thấy cũng chẳng mê
Ông Hoãn không cho đành chịu vậy
Một bầy ông Táo rủ nhau về(!)
Bà Dung trông thấy cũng chẳng mê
Ông Hoãn không cho đành chịu vậy
Một bầy ông Táo rủ nhau về(!)
(Tết Bính Dần, bà Dung - chủ tịch Công đoàn đầu tiên, ông Hoãn - hiệu trưởng đầu tiên)
Từ bấy đến nay, thưa các bạn, không rõ vì sao, tôi ước cho mình thêm phút thăng hoa nữa, nhưng chưa thấy.
Tháng 11/2000
Thầy Đào Thiện Khải
Nguyên hiệu trưởng trường Ams (từ 1994 - 1999)