Trần Thúy Bình
(Thuy Binh)
Thành viên danh dự
Theo giáo sư Đinh Ngọc Lâm, nguyên phó chủ tịch kiêm tổng thư ký Hội Vật lý Việt Nam, vệ tinh Việt Nam (VINASAT) sẽ được phóng bằng tên lửa vào năm 2005. Thời gian đưa vệ tinh vào địa tĩnh để hoạt động sẽ kéo dài từ 36-48 giờ.
VINASAT nặng khoảng 2.200kg với 24 bộ phát đáp (mỗi bộ phát đáp là một bộ thu, chuyển tần, khuyếch đại và truyền lại sóng về Trái đất).
Việt Nam đã đăng ký đặt vệ tinh ở vị trí 135o kinh Đông. Theo qui định của Hội đồng Viễn thông toàn cầu, mỗi vệ tinh được dành cho một không gian hình vuông 120km x 120km trong mặt phẳng xích đạo. Để có thể được phép phóng vệ tinh, Việt Nam đã bắt đầu đàm phán với các nước có vệ tinh đặt ở các điểm lân cận nhằm tránh các sự cố như lặp, nhiễu sóng từ năm 1997. Hiện nay, việc đàm phán vẫn còn một số khó khăn. Những khó khăn này sẽ được chuyển cho bên trúng thầu chịu trách nhiệm phóng vệ tinh.
Đã có 9 công ty thuộc về những tập đoàn có tiếng của Mỹ, châu Âu, Nga, Nhật, Pháp mua hồ sơ ứng thầu và chế tạo vệ tinh cho Việt Nam. Các chuyên gia của Hội vô tuyến Việt Nam nhận định, giá thầu khoảng 250 triệu đôla. Nhà thầu sẽ chịu trách nhiệm đóng bảo hiểm (khoảng 30 triệu đôla), phóng vệ tinh (công phóng xấp xỉ 30 triệu đôla), xây dựng một trung tâm điều khiển mặt đất, 2 trạm điều khiển ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và đào tạo chuyển giao khi vệ tinh vận hành.
Chủ trương của Việt Nam là chọn nhà cung cấp có thiết bị hiện đại, tầm nhìn xa nhất chứ không phải nhà cung cấp đưa ra phương án rẻ nhất. Bởi vì thiết bị viễn thông dưới mặt đất liên tục thay đổi còn thiết bị trên vệ tinh không thay đổi. Vệ tinh Việt Nam sắp được phóng, theo lý thuyết, có thể sử dụng trong 12-15 năm (tức là đến khoảng năm 2020). Như vậy, Việt Nam cần có những thiết bị viễn thông dưới mặt đất không quá lạc hậu vào năm 2020.
Đơn vị trúng thầu sẽ phải chuẩn bị hai quả vệ tinh, nếu phóng hỏng quả thứ nhất thì sau đó vài ngày, sẽ phóng quả thứ hai. Bởi theo luật quốc tế, khi xin được một vị trí, sau một thời gian nếu không đưa vệ tinh lên quĩ đạo, đơn đăng ký không còn hiệu lực.
Nguồn: HTV
VINASAT nặng khoảng 2.200kg với 24 bộ phát đáp (mỗi bộ phát đáp là một bộ thu, chuyển tần, khuyếch đại và truyền lại sóng về Trái đất).
Việt Nam đã đăng ký đặt vệ tinh ở vị trí 135o kinh Đông. Theo qui định của Hội đồng Viễn thông toàn cầu, mỗi vệ tinh được dành cho một không gian hình vuông 120km x 120km trong mặt phẳng xích đạo. Để có thể được phép phóng vệ tinh, Việt Nam đã bắt đầu đàm phán với các nước có vệ tinh đặt ở các điểm lân cận nhằm tránh các sự cố như lặp, nhiễu sóng từ năm 1997. Hiện nay, việc đàm phán vẫn còn một số khó khăn. Những khó khăn này sẽ được chuyển cho bên trúng thầu chịu trách nhiệm phóng vệ tinh.
Đã có 9 công ty thuộc về những tập đoàn có tiếng của Mỹ, châu Âu, Nga, Nhật, Pháp mua hồ sơ ứng thầu và chế tạo vệ tinh cho Việt Nam. Các chuyên gia của Hội vô tuyến Việt Nam nhận định, giá thầu khoảng 250 triệu đôla. Nhà thầu sẽ chịu trách nhiệm đóng bảo hiểm (khoảng 30 triệu đôla), phóng vệ tinh (công phóng xấp xỉ 30 triệu đôla), xây dựng một trung tâm điều khiển mặt đất, 2 trạm điều khiển ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và đào tạo chuyển giao khi vệ tinh vận hành.
Chủ trương của Việt Nam là chọn nhà cung cấp có thiết bị hiện đại, tầm nhìn xa nhất chứ không phải nhà cung cấp đưa ra phương án rẻ nhất. Bởi vì thiết bị viễn thông dưới mặt đất liên tục thay đổi còn thiết bị trên vệ tinh không thay đổi. Vệ tinh Việt Nam sắp được phóng, theo lý thuyết, có thể sử dụng trong 12-15 năm (tức là đến khoảng năm 2020). Như vậy, Việt Nam cần có những thiết bị viễn thông dưới mặt đất không quá lạc hậu vào năm 2020.
Đơn vị trúng thầu sẽ phải chuẩn bị hai quả vệ tinh, nếu phóng hỏng quả thứ nhất thì sau đó vài ngày, sẽ phóng quả thứ hai. Bởi theo luật quốc tế, khi xin được một vị trí, sau một thời gian nếu không đưa vệ tinh lên quĩ đạo, đơn đăng ký không còn hiệu lực.
Nguồn: HTV