Paul Di’anno – Bruce Dickinson – Blaze Bayley

Nguyễn Hoàng Dương
(TONKIN)

Thành viên danh dự
Nếu coi Steve Harris (Bassist) là bộ khung xương chắc chắn của “con quỷ” Iron Maiden, thì lớp da, mặt mũi đầy chất Heavy chính là hai tay lead Dave Murray, Janick Gers (trước kia là Dave Murray, Adrian Smith; Còn bây giờ là cả ba người: Dave, Adrian, và Janick). Còn tay chân - bộ phận quan trọng nhất, “nguy hiểm”, “lợi hại” nhất của con quái vật đó chính là chân Vocal.

Maiden đã qua nhiều “đời” vocal, mỗi người để lại một dấu ấn riêng, xấu có, tốt có, thất bại và thành công.

Trước tiên, ta hãy tóm lược những vocal trong lịch sử ban nhạc:


*==== Paul Day : Từ lúc thành lập (cuối 1975) đến năm 1976
*==== Dennis Wilcock : 1976 => 1977
*==== Paul Di 'anno : 1977 => đầu 1981
*==== Bruce Dickinson : 1981 => đầu 1993
*==== Blaze Bayley : 1993 => đầu 1999
*==== Giữa năm 2000, Bruce Dickinson quay lại Maiden.


Năm con người đã đến và tất cả trong số họ đều đã có một lần ra đi, nhưng chỉ duy nhất có một chàng trai đã quay lại, đó là “nhân ngư tàn phá không khí” Bruce Dickinson.
Có ba vocal đã góp giọng trong các album của Maiden (không tính các đĩa Live, LP, các Single hay đĩa tư liệu, demo). Đó là:

+ Paul Di’anno : Iron Maiden (1980); Killers (1981)
+ Blaze Bayley : The X-Factor (1995) ; Virtual XI (1998)
+ Bruce Dickinson : Tất cả những album còn lại


Chúng ta thử đánh giá và so sánh ba “nhân vật” trên:

- Xét về số lượng album có góp giọng, Bruce chiếm ưu thế vượt trội so với hai người còn lại, có thể nói hầu hết những thành công rực rỡ nhất của Maiden đều gắn liền với tên tuổi của Bruce.
- Xét về mặt kỹ thuật, một lần nữa, Bruce và Paul vượt hơn hẳn Blaze. Trên thực tế, Blaze chỉ là một “miếng vá” tạm thời lấp vào cái lỗ hổng quá lớn đối với “đội hình” Maiden sau sự ra đi của Bruce (do chàng trai này quá bận với sự nghiệp solo). Nhưng dẫu sao cũng không thể phủ nhận Blaze về mọi mặt. Có thể Blaze thất bại khi đến với Maiden là do anh không hợp với ban: Trong album The X-Factor (album này có bìa đĩa kinh dị với hình quái thú eddie bị mổ xẻ, ruột gan phòi ra, nửa trên xương sọ bị cưa rời ...), một số ca khúc đã được Blaze thể hiện khá thành công, như Sign Of The Cross, Man On The Edge, Lord Of The Flies, Look For The Truth, và đặc biệt là Fortune of War (một số bài của Blaze được đưa vào tuyển tập Best of The Beasts). Công bằng mà nói, giọng hát của Blaze không đủ “nhiệt” đối với nhạc của Maiden, bằng chứng là trong hai album “dưới thời” của Blaze, Maiden đã thể hiện một phong cách… lạ hoắc: chậm chạp và thiếu lửa. Nhưng xét một cách khách quan, những giai điệu guitar trong The X-Factor đã thể hiện tài năng của Maiden, phần lớn các tác phẩm trong album này đều “sở hữu” những giai điệu guitar “khó quên” - một đặc trưng của Iron Maiden, trong đó tôi thích nhất guitar trong Sign Of The Cross và Look For The Truth. Còn Virtual XI thì không còn gì để nói: là một album thất bại về mọi mặt, đã từng gây ra cho bao fan hâm mộ nỗi lo sợ về sự sụp đổ của một “đại gia” trong làng Metal Rock thế giới. Cả album này chỉ có bài The Clansman là nghệ thuật hơn cả, chính ra ca khúc này rất tuyệt vời, và sau khi được Bruce hát lại, đã trở nên nổi tiếng… Tóm lại, phong cách của Blaze không phải là con đường của Maiden đi, có lẽ Blaze hát trong một band chơi Ballard có khuynh hướng dân tộc thì sẽ thành công hơn…

Đó là về phần Blaze - “kẻ chiến bại” -, bây giờ chúng ta hãy đến với Paul Di’anno – “kẻ sa ngã”. Sở dĩ nói Paul như vậy vì chính anh đã tự hại mình: cuộc sống sa đoạ, khiến sức khoẻ giảm suy giảm, và hơn nữa, Paul sau này đã hướng theo phong cách Blue rock, chính vì vậy mà anh phải ra đi. Thật đáng tiếc! Với Paul Di’anno, Maiden đã lập những “chiến tích” rực rỡ đầu tiên của mình, trở thành những kẻ tiên phong cho làn sóng mới của Heavy Metal Anh Quốc, và sau này trở thành một đại gia, một đại biểu xuất sắc nhất. Paul có một giọng hát khoẻ, và có gì đó hơi phảng phất giống với phong cách của Slayer, nhưng khách quan mà nói thì Paul mới chỉ là một “tài năng”, mà trong thời điểm mà cao trào Metal đang lên cao như những năm 80, thì “nhân tài” như vậy “kiếm ở đâu cũng có”, nói vậy có lẽ hơi quá, nhưng thật sự Paul chưa có một cái “chất” riêng, đặc sắc so với những người cùng “nhiệm vụ” khác, có lẽ Maiden thành công phần lớn dựa vào những tuyệt tác của người “đội trưởng” Steve Harris.

Còn Bruce Dickinson - một quái kiệt. Nói vậy quả không quá lời ! Bruce có một chất giọng rất hiếm gặp, và chính nó đã góp một phần không hề nhỏ cho dấu ấn đậm nét của Iron Maiden. Kỹ thuật ngân cổ họng của Bruce có thể nói đã đạt đến trình độ “quái vật”. Có thể thấy điều này trong 2 Minutes To Midnight, Phantom of The Opera, Sanctuary… Khó mà diễn tả cái chất của Bruce,chỉ một lần nghe Iron Maiden “thời Bruce” thôi, bạn sẽ nhận ra ngay, hoặc có thể nghe một album solo của chàng trai này. Giọng của Bruce đầy vẻ cổ quái (2 Minutes To Midnight, Phantom of The Opera, Sanctuary, Fear is The Key, The Number of the Beast, Hallowed Be Thy Name,…), đôi khi khàn đặc, biến âm một cách rùng rợn ( Thấy rõ điều này trong album Fear of The Dark)… Tuy vậy, nhưng phong cách của Maiden với vocal Bruce quả thực là rất khó nghe, “lâu ngấm”, trừ những tuyệt tác nổi tiếng ra, thì những tác phẩm còn lại quả thực rất khó khăn để cảm nhận hết cái chất, và nội dung của chúng… Nhưng tóm lại, với Bruce, Maiden mới thực sự có được thời kỳ hoàng kim của mình.

- Đó là nhận xét qua về từng “nhân vật” trong “câu chuyện” của chúng ta hôm nay. Một điều có lẽ hết sức nên làm đó là so sánh họ trực tiếp với nhau. Cách tốt nhất là giựa vào những ca khúc mà những vocal này đều đã hát.

1. Paul Di’anno và Bruce Dickinson

- Nghe Paul trong Wratchild có một nét riêng, và nếu đem so sánh thì có lẽ Bruce thể hiện “sạch sẽ” hơn: giọng của Bruce rất “gọn” và kỹ thuật, còn Paul thì hơi có khuynh hướng Thrash metal, giọng Paul gằn và trầm hơn giọng Bruce, và trong khi Bruce có khuynh hướng nghệ thuật, “cổ điển”, thì Paul lại có một phong cách ngang tàng, chết chóc, ma quái… Riêng về tiếng thét dài giữa bài, có lẽ Paul có “năng khiếu” gào hơn Bruce…
- Murders In The Rue Morgue: Riêng bài này, Paul vượt hẳn Bruce. Có lẽ chất giọng của Bruce không hợp với bài này, còn giọng hát trầm và khoẻ của Paul thì thể hiện bài này cực tuyệt vời, không còn gì nói! Nếu bạn chưa nghe thì rất rất nên nghe, MITRM là một trong những bài gắn liền với tên tuổi Maiden.
- Ta ghép hai bài Sanctuary (Sáng tác: Steve Harris và Paul Di’anno) và Phantom Of The Opera làm một vì tính chất “sử thi” của chúng. Riêng về “khoản” này thì là “nghề” của Bruce, Paul thể hiện hai tuyệt phẩm kinh điển này rõ ràng không thể bằng Bruce.

Vậy là giữa hai người, thắng thua ngang nhau, và thực tế, tài năng của hai người cũng ngang ngửa… Paul ra đi quả là đáng tiếc cho Maiden, nhưng thế vào lại là Bruce - một giọng hát lạ kỳ chưa từng thấy ở đâu. Đó quả là một sự may mắn cho Maiden. Chính “thời kỳ” của Bruce, nhạc của Maiden mới mang tính chất nghệ thuật hơn cả, đây là đặc điểm mà những người nghe Maidentrân trọng nhất. Còn thời của Paul, phong cách của Maiden là hoàn toàn Hard, có khuynh hướng Thrash, rõ ràng là nặng hơn Maiden của sau này nhiều.

2. Blaze Bayley và Bruce Dickinson

Trong album The X-Factor (Blaze hát chính) có bài Sign Of The Cross, Blaze thể hiện khá đạt, nhưng rõ ràng là chưa đủ đối với “con quỷ” Iron Maiden (Bass và trống trong bài này phê vật vã), sau này, Bruce đã hát lại ca khúc này trong “Rock In Rio”, và vô cùng thành công, khiến cho khán giả phát cuồng, phê lòi mắt !
Trong album Virtual XI (Blaze hát chính), một tuyệt tác nữa của Maiden lại bị “để phí” khi Blaze không đủ tài năng để thể hiện: The Clansman (Bài này có biểu tượng eddie rất tuyệt). Và Bruce một lần nữa lại chứng tỏ tài năng vượt trội của mình so với Blaze (đương nhiên!) khi thể hiện vô cùng thành công ca khúc The Clansman sau này.

----------------------------
Như vậy là chúng ta đã so sánh sơ qua ba “nhân vật chính”. Bây giờ hãy nói về một vấn đề khác cũng rất quan trọng: Phong Cách Nhạc.

*==== Thời Paul Di’anno, chân trống trong Maiden là Clive Burr, “gã” này có khuynh hướng Thrash rõ ràng, nghe Clive đạp hai chân Bass sướng cả lỗ tai (đặc biệt là trong The Ides of March), tốc độ trống cũng nhanh hơn hẳn thời kỳ sau này. Còn hai tay Lead vẫn là Murray và Adrian. Chắc là thời này hai người còn sung sức, nên tiếng lead nghe phê hơn hẳn (phần lớn là do thời này họ dùng “Fơ” Metal Jone, còn thời kỳ “hậu Paul”, họ dùng nhiều “Fơ” Heavy Metal, đây là ý kiến riêng của tôi). Sáng tác thời kỳ này nặng hơn và chết chóc, ma quái.

*==== Thời Bruce (từ 1981 => 1993): (Sở dĩ tôi phải chia ra hai thời kỳ của Bruce vì đã có sự thay đổi phong cách khá rõ ràng sau khi Maiden tái hợp với Bruce năm 1999) Thời kỳ này Iron Maiden phối khí dày hơn và “choáng tai” hơn, thuần Heavy, nhẹ hơn thời kỳ Paul rõ ràng. Chơi trống lúc này là Nicko Mc’Brain (“gã” này chơi đến tận bây giờ, và có lẽ sẽ chơi đến lúc Maiden …giải tán), một tài năng ! Tiếng trống của Nicko chắc nịch (Hiếm thấy), tuy không dùng đến hai chân Bass nhưng “gã” vẫn có những đoạn trống tuyệt hảo (Trống trong: Mother Russia, Sign Of The Cross, Aces High,… và phần lớn các ca khúc trong album Fear of The Dark – album mà trống được đẩy lên làm chủ đạo)! không thể không nhắc đến Bass - một thế mạnh của Maiden. Thời kỳ này Harris đã tìm được phong cách của mình: tiếng Bass nghe “tặc tè”, một thứ âm thanh gợi nhiều cảm xúc ! Còn những đoạn bè guitar thì mang tính chất nghệ thuật chưa từng có, đã đưa Maiden lên một tầm cao mới! Có lẽ là càng về sau, những giai điệu guitar càng mang tính “lãng mạn” và “du dương” hơn…

*==== Thời Bruce (Sau khi tái hợp cho đến bây giờ): Một Maiden hoàn toàn mới ! Lãng mạn nhưng thật mạnh mẽ. Đó có lẽ là sự kết tinh của kinh nghiệm và tài năng của những Harris, Murray, Janick, Adrian, Nicko, Bruce. Một “phong cách của thiên niên kỷ mới”. Trong Brave New World: các ca khúc được thể hiện với một điều gì đó khác hẳn, mới lạ, đầy tính sáng tạo. Có lẽ Harris nhận ra rằng đã đến lúc phải thay đổi, theo một con đường mới, “tạm thời” bỏ lại con đường sáng tác cũ đã cạn kiệt cảm hứng. Nghe những Dream Of Mirror, Wicker Man, Brave New World,… tôi có một cái cảm giác rất lạ, không biết diễn tả như thế nào, quả thực là một album tuyệt vời, “sự lặp lại của hiện tượng Fear Of The Dark”! Đó chính là Maiden trong thực tại: tài hoa, lãng mạn, mạnh mẽ…

*===== Thời Blaze Bayley: Một thời kỳ thất bại và ảm đạm. Maiden chơi chậm chạp và đơn giản, không một chút đặc sắc, mạnh mẽ như các thời kỳ khác. Họ thiếu đi những đoạn bùng nổ, cao trào trong phối khí. Còn về giai điệu thì khác hẳn mọi khi: chậm chạp, “giật cục”, không nhanh vùn vụt và “bốc” nữa. Thật thất vọng: The X-Factor có 11 bài thì có đến 9 bài mở đầu bằng những tiếng acoustic, nghe như những bản Ballard, khiến cho người nghe cảm thấy hiển hiện trước mắt một Iron Maiden già cỗi, chỉ biết chơi những bản nhạc nhẹ nhàng, thiếu lửa…

-------------------------
Nhưng về phần tôi thì thời kỳ Paul Di’anno vẫn là “nhất”: mạnh mẽ và chết chóc hơn cả!
 
Mỗi thằng có một cái hay của nó ...Nhưng nói chung thằng nào cũng có khả năng cả .

Phong cách của mỗi người cũng khác nhau , tuy trên cùng một chất nhạc của MAIDEN và phong cách của mối người cũng tạo nên cái nhìn và cảm nhận khác của rockfan về MAIDEN và âm nhạc của họ... Nhưng rõ ràng nhạc MAIDEN có thể chia ra làm 3 thời kì :

+ Thời Paul

+ Thời Bruce

+ Thời Blaze

Tôi thích Paul vì cách hát của anh ta , ngắt nhịp , giật cục giọng hát trầm ma quái rất kĩ thuật và phong cách -----------> Bruce sẽ ko bao giờ hát được cho ra đúng chất với những bài thời Paul hát như Women in Uniform , Wrathchild , Iron Maiden , Killer , Muders in the Rue Morgue .... Thật tiếc vì anh ta lại nghiện rượu nên đã bị MAIDEN sa thải ... Nếu được đánh giá tui sẽ đánh giá Paul = Bruce .

Bruce , giọng hát cao vút , " còi báo động phòng không " của IRON MAIDEN . Tên tuổi Bruce đã gắn với những thành công của MAIDEN . Giọng Bruce trong , cao và mượt mà hơn của Paul . Có lẽ thời kì của Bruce và Maiden , Iron đánh thứ nhạc Heavy thuần chất và chính chất nhạc này đã đem đến những thành công to lớn cho họ . Ko phảu nói nhiều về Bruce , wa' đỉnh !!!! Nhưng 2 album gần đây : Brave New World , Dance Of Death -------------> Già rồi nên yếu đi nhiều ... Cái Brave còn nghe được chứ Dance of death nghe như phìu . Mk ...

Còn Blaze , nhiều người chê thằng ku này , nhưng giọng hát của thằng ku này nghe có vẻ hợp với tiếng bass của Steve hơn cả . Giọng hát thấp , gằn và gọn ko được kĩ thuật và bay bổng như Bruce nhưng nghe khá thô ráp . Một số bài mà Blaze góp giọng nghe cũng rất tuyệt . Dù vậy thực sự thời kì Blaze là thời kì thoái trào của IRON thì ko ai phủ nhận được .

Cả 3 thằng mỗi thằng một chất , một phong cách khác nhau ... Ko nên chê ai cả , chỉ nên thích thằng nào nhất thôi . Tui khoái cả 3 thằng ...He...He.. Mình ba phải vật .
 
Bruce còn là nhà văn , DJ nữa cơ ! Ko chỉ là ca sĩ đâu ... Có lẽ vì đa tài nên hắn ta muốn khẳng định mình -----------> Paul cũng có album solo đấy !
 
mỗi người có 1 quan điểm riêng về ba cái vụ ca sĩ nhạc sĩ này , tôi không nghe im nhiều , nên tôi chỉ biết có mỗi thằng bruce thui , hè hè , định nghĩa : im = steve + bruce + 1 đống hổ lốn ! :D:D:D
 
Đống hổ lốn -----------> Nghe phỉ báng wa'

IRON trung thành với Heavy và Metal mà --------> Đáng coi trọng
Steve muôn năm !!!!!
 
Đống hổ lốn -----------> Nghe phỉ báng wa'

hèm , em có ý phỉ báng im đâu , chẳng qua 3 tay lead của nó + 1 drum ---> em chẳng biết đường nào mà lần --->tạm gọi là lổn nhổn !
Nghe brave & dance đã thấy bruce hát hay rồi , hôm nào mua mấy cái album trước đó của nó chắc phê lòi ruột !
 
DANCE ma` bác bảo hay ... em thấy như phìu .. Nghe BRAVE hay hơn nhiêu ...
DANCE em nghe 4 bài đầu xong chẳng buồn nghe tiếp .. Nhạt như nước ốc !
 
dance có mỗi bài số 5 nghe tạm được , còn lại em không nghe bài nào khác !
Brave nghe thì có vẻ hay nhưng theo nhiều người nghe nhiều về im thì nó vãn chỉ là " bên kia thế giới " !
 
Chán các chú ! Brave New World nghe có chiều sâu nhất trong các album của IRON đấy ... Tui khoái cái này ! Càng nghe càng phê ! Bài nào cũng tuyệt ...
 
Vì bài nào cũng dài ...Trung bình 7' một bài !
:)) Nghe xong cả album là cả một quá trình ...
Phê lòi pha !!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!
 
"khốn" thật :D

Cái Brave chưa nghe nhiều vì dek có :D, mới nghe vài lần ở nhà thằng bạn, nhưng hầu hết những bài đỉnh nhất thì có rồi, trong đĩa live của IM, còn các album trước BNW thì em có tất (đĩa đểu hết :D )

ko hiểu muốn mua một cái đĩa xịn của IM thì mua ở đâu nhỉ?

Đặt ở nước ngoài thì lâu quá :)
 
tán chút về thằng paul di'anno đi mấy bố

thằng này đúng là có album riêng đó, The Beast in the East
beastintheeast.jpg



mà cũng có mấy bài hồi hắn còn hát trong Maiden. Ko biết phải trả bản quyền ko nhỉ

1. Transylvania
2. Wrathchild
3. Marshall Lockjaw
4. The Beast Arises
5. Murders In The Rue Morgue
6. Faith Healer
7. Killers
8. Dream Keeper
9. Remember Tomorrow
10. Impaler
11. Phantom Of The Opera
12. Genghis Khan
13. Running Free

( cái bài reply này là của Đinh Thắng gửi nhầm bên kia, vì ko move được reply nên phải copy sang đây, viết cái này là để giữa bản quyền, thế thôi :) )
 
cần gì , dương cần thì anh copy cho 1 cái brave !
bài 1 , 3 , 4 nghe hay phết !
 
Thanz !

Anh cop hộ em đi, anh chi tạm rồi bao giờ gặp nhau thì em trả money :) ;)
How much does It cost ? :)
 
khỏi phiền tiền nong làm gì , đĩa dởm mua trên Rock store thôi ! Vô tư đê !
 
Tại sao Blaze lại ra đi “đau” đến như vậy ? Có thể rút ra được rất nhiều điều từ cuốn “Run to the Hills” - tiểu sử chính thức của ban nhạc. Đây là ý kiến được nhiều người đồng ý, và có lẽ là chính xác nhất. Trong lịch sử của ban nhạc, Maiden đã chứng kiến rất nhiều người tham gia và ra đi. Em chỉ xin đề cập đến những nhân vật chính trong câu chuyện dài này… Những trước hết, các bác hãy nghe những thông tin này trước khi bàn về lý do ra đi của Blaze…

1980: Dennis Stratton bị sa thải khỏi band, hình như là tháng 11 thì phải. Mối quan hệ giữa các thành viên trong nhóm không hề bị sứt mẻ, (cả Dennis và Maiden đều khẳng định điều đó). Tuy vậy nhưng Dennis lúc đó vẫn muốn được ở lại band, nhưng Steve Harris (trưởng nhóm nhạc) và Rod (quản lý của band) đều không đồng ý vì Dennis mang quá nhiều âm hưởng Pop hơn là chất Rock hoàn toàn hard của ban nhạc. May thật, nếu mà thằng này còn ở lại thì chết cha :D sẽ ảnh hưởng đến toàn nhómvà chất nhạc của Maiden ! Không lâu sau, Adrian đến thế chỗ cho Dennis, em khoái thằng này ! Tiếng Lead của nó nghe chắc gọn, phê dek chịu được ! :D
Thằng Dennis thoạt tiên sau khi bị sa thải thì tức tối, phát biểu những câu Shitty về Maiden trên báo chí, những thực ra đó đều là sự thật (Rock band bao giờ bên trong chẳng có điều xấu xa :D ), nhưng dù gì thì gì, thằng này đi vẫn là tốt nhất cho band !

Thằng tiếp theo bị “sử tử” cho đi là Paul Di’anno. Lý do thì ai cũng biết rồi đấy: Sau khi đạt vinh quang cùng Maiden, hắn sa đoạ, tàn phá sức khoẻ, và giọng hát thì xuống dốc trầm trọng, cuối cùng thì phải đi là đúng (đến giờ vẫn thấy tiếc, phải chăng có hai band Iron Maiden, một band cho thằng Paul, một cho Bruce thì hay nhể, em sẽ hâm mộ cả hai :D )
Paul thì rất rất rất là biết điều, hắn không nói gì shitty với báo chí về Maiden như Dennis và cũng đồng ý với nhóm, tự nguyện ra đi (tất nhiên là có thoả thuận :D ).

Tiếp là thằng Clive Burr, thằng này hệt Paul, cũng sa đoạ theo kiểu sống ROCK ’N ROLL, và sức khoẻ xuống tồi tệ :)) May thật, hắn mà chết gục bên bộ trống thì Maiden rắc rối to :))
Tên này cũng vậy, không nói năng lung tung về Maiden với cánh báo chí…
Steve nói trong cuốn tiểu sử ban nhạc thế này: “Chúng tôi luôn nói đến cái gọi là “sự khác nhau trong phóng cách nhạc”, mỗi khi có ai đó ra đi, nhưng thực tế, điều đó là để giữ thể diện cho họ hơn là cho band nhạc, có được một chỗ trong band đã là quá tốt đối với họ ( HAHA ), chẳng có lý do nào để chèn ép bắt buộc nhau..”

Tiếp theo, Adrian ra đi (may mà có thằng Janick thay thế ngay), lý do của lão này là một lý do hết sức cá nhân (ích kỷ), trong khi ban nhạc phải chạy đua để cho ra mắt No Prayer For The Dying thì Adrian lại dành hầu hết thời gian cho album solo riêng (ASAP). Và tất nhiên là Adrian phải ra đi, không một lời nào để “chửi” lại band, vì hắn hoàn toàn sai trong “vụ” này…
Chú Bruce là nạn nhân tiếp theo của hào quang, nổi tiếng và sự ương ngạnh (cha này ương ngạnh hệt Steve Harris). Ngay cả trong cuốn tiểu sử chính thức của band nhạc, Bruce vẫn tuyên bố rằng trong tour cuối cùng với Maiden ( năm 93 ), cha này đã hoàn thành vốt vị trí vocal của mình, trong khi cả band đều không nghĩ như vậy, có lẽ đó là lý do mà Maiden đã từng phát biểu những lời Shitty về Bruce với báo chí…



Cuối cùng là chú Blaze, chú này thì đáng thướng thật, thảm hại hết mức (!!!!) Trong cuốn tiểu sử, Rod nói:” Không cần thiết để đuổi cổ ai đó khi họ đã quá “kém cỏi và xuống sức” … ”. Blaze không hề nói gì xấu về Maiden (chắc vì quá hổ thẹn)… Giọng hát của Blaze không đến nỗi quá tồi tệ, nhưng chính chú này đã vướng phải con đường của Dennis và Paul lúc truớc: sống sa đoạ theo kiểu R ‘n R … Chính Nicko đã cười nhạo Blaze sau khi chú này bị đá đít khỏi nhóm… Thực sự, em nghĩ là trong cái The X-Fator, Blaze hát cũng được phết ( gọi là được :)) ) vậy mà trong cái Virtual XI concert-bootlegs, chú Blaze hát như S***, mất giọng, hỏng giọng liên tục ( mấy chỗ này trong đĩa thì bị cắt đi, chỉ có những người đi xem mới biết, cái này em nghe bọn fan trong IM FC nói ), thời kỳ đó thật đúng là tận thế đối với Maiden, và Blaze ra đi là đúng, chính chú đã tự hại chú đấy chứ, nếu không quá sa đà thì đâu có bị đá đau đến độ như vậy :)
 
có lẽ trong mấy ban nhạc mình biết , chắc band này là band thay đổi về nhân sự nhiều nhất đây nhỉ ???
Như mano chẳng hạn , từ đầu đến cuối chẳng thay đổi bao nhiêu !

Cũng may là bọn này thay đổi nhưng không xuống cấp !
 
hè, thay nhiều người thì Iron đã là cái đét gì
ngay như Megadeth còn thay lắm hơn. ( mượn ít đất ở đây giới thiệu chút, ngắn gọn thôi)

Guitar:
- Greg Handevidt 1983, chơi được 2 tuần rồi biến sang thành lập band Kublai Khan, thằng này là bạn của Dave, được mời để chữa cháy tạm thời
- Kerry King 1983-1984, sau đó sang chơi cho Slayer ( cái này ai cũng biết). Trong khoảng thời gian từ 8-1983 đến 2-1984, Kerry chỉ mang danh là chơi cho Megadeth, thực ra thời gian này hắn đã bắt đầu tham gia với Slayer ==> một thằng đểu.
- Mike Albert: 1984-1985, được gọi để thay thế Kerry, tên này tham gia với Megadeth đến trước khi band tung ra debut thì bị đuổi vì hay bỏ tập
- Chris Poland 1985-1987: tay này gặp Dave trong 1 cửa hàng nhạc cụ, và lập tức Dave lôi hắn về Megadeth chuẩn bị cho việt phát hành Killing is....Trong thời kỳ chuẩn bị cho album thứ 3 So Far, so good, so what, Chris Poland đã lấy cắp cây guitar Echoplex của Dave Mustaine để bán đi mua ma túy ==> tất nhiên hắn bị tống cổ ngay sau đó
- Jay Reynolds 1987: được mời chỉ để lấp tạm vị trí guitar. Trong thời gian này Megadeth hầu như chỉ ém quân ở nhà, không ra album, không diễn live, không tập luyện... hắn ra đi và sau đó chơi cho Metal Church
- Jeff Young 1988: . Jeff Young được mời về để thay Chris trong album mới, và ngay sau khi phát hành album, Jeff đã rời Megadeth
- Từ 1988 đến 1990, Megadeth chỉ chơi với 1 Guitar (Dave Mustaine)
- Marty Friedman 1990-1999: một Guitar Hero, không cần phải nói nhiều. Ra đi để thực hiện album solo: the Dragon Fly
- Al Pitreli 1999-2002: chơi không thành công, ra đi vì lúc đấy Megadeth đã...tan rã. sau này chơi cho savatage
- Chris Poland 2004... : Được mời lại để chuẩn bị re-form Megadeth

Bass
- David Ellefson 1983-2002: tên này rất trung thành với Megadeth. Ra đi sau khi ban nhạc tan rã và được Max mời vào chơi cho Soulfly
- Jimmy Sloas: thành viên mới

Drums
- Lee Rausch: 1984: cũng chỉ là 1 nhân vật chữa cháy, không để lại nhiều ấn tượng, sau này chơi cho Dark Angel
- Dijon Carruthers 1984: cũng chỉ tham gia megadeth được chưa đầy 1 tháng
- Gar Samuelson 1984-1987: Cố tình đánh sai nhịp trong 1 lần biểu diễn của Megadeth. Dave nổi giận và cầm đàn đập vào dàn trống, Gar cũng nện vỡ tan cây Flying V của Dave==> sau đó 2 tên lao vào choảng nhau ==> đuổi, sau này chơi cho Fatal Opera, đến năm 1999 chết do ung thư
- Nick Menza 1990-1997: hắn đã đóng góp cho Megadeth gần 100 bài hát, nhưng số bài được chọn là...0 ==> ra đi vì không được trọng dụng
- Jimmy Degrasso 1998-2002: sau này chơi cho Suicidal Tendencies
- Vinnie Colaiuta 2004: thành viên mới

tống cộng 19 lần thay thành viên tất cả
 
Back
Bên trên