Opera

Huỳnh Trung Anh
(trunganh)

New Member
Mọi người cho mình hỏi tí về opera nha: các bạn biết có những bản opera nào hay? (mình đã có La Boheme, Les Miserables, Phantom of the Opera, Faust, La Traviata, Romeo and Juliet, Magic Flute, Carmen...)
Thứ hai, nghe opera nói chung là mình không hiểu gì hết, vậy có cách nào nghe mà hiểu được không?
Thứ ba là ở Việt Nam có biểu diễn opera bao giờ không? (tại mình nghĩ công các ca sĩ học thuộc lòng bao nhiêu câu hát bằng một thứ tiếng lạ hoắc thì thật là quá khổ)
 
Les Miserables và Phantom of the Opera là musicals (Musical theatre)
Vở Phantom rất chi là hay ;)

Và musicals khác với opera, mặc dù vậy, em ko chắc lắm về phân biệt 2 cái này :(
hình như trong musicals dùng thiết bị tăng âm được, còn opera thì tuyệt đối không dùng tăng âm

Vừa rồi Nhạc viện có diễn vở Cây sáo thần (Magic Flute), em cũng có đi xem. Hát bằng nguyên bản tiếng Đức, có chạy bảng phụ đề ở phía trên trước sân khấu những đoạn hát (aria), còn lời thoại thì bằng tiếng Việt.
Tiếc là chỗ em ngồi ko xem thấy phụ đề :(( :(( Nhưng nội dung cơ bản vẫn hiểu vì ai vào xem qua cổng sau khi soát vé cũng được phát 1 tập sách giới thiệu vở nhạc kịch, nội dung, các ca sĩ tham gia diễn và dàn nhạc.
Nhưng mà em thấy đi xem opera thì thưởng thức giọng hát của các ca sĩ đã thấy tuyệt lắm rồi ;) Còn ca sĩ nhà mình người diễn tốt, người diễn chán (lão Đăng Dương péo :-w dù hát hay )

Bài viết của em về vở opera Magic Flute hôm ấy :D
Magic Flute


Nói chung những vở opera dựng ở VN khá ít, có lẽ vì rất tốn công tốn của, tiền vé tuy đắt nhưng chắc ko đủ bù lỗ :( nên khi nào có tài trợ nhiều mới chịu dựng :(
 
Không đâu chị ạ, cả 5 buổi diễn Magic Flute hôm ấy vé đều hết, và vở kịch đó còn chưa đủ, liên tục mấy buổi hòa nhạc và vở Cosi fan tutte tiếp đó cũng thu lại được nhiều lời lãi, nói chung cái tháng mà nhạc viện tổ chức 250th annivers của Mozart buổi nào cũng đông và hết vé, em đi xem còn phải đứng vì hết ghế ngồi :)
 
Hay nhỉ. Vậy mà bây giờ mình mới biết. Thực ra opera mình chỉ biết nghe chứ ngoài ra là mù tịt. Như là chuyện giọng nọ với giọng kia, rồi kết cấu phải ra làm sao... có nhiều cái thú chứ. Các bạn có biết thì kể cho mình với.
 
Chà, mình còn ko có thời gian đi nghe Cây sáo thần. Tiếc thật. Cho nên bi h đành đi kiếm đĩa Opera đem về nghe. Nhưng mà Cây sáo thần dài hơn 3 tiếng, phải mua bộ mấy cái CD nhỉ? Chắc là 3 chiếc. Hu hu. Nhưng vở đấy mình được nghe một trích đoạn cách đây vài năm, xuất sắc.
Dạo này ít được nghe Opera, hơi buồn, nhưng mà bù lại, có mấy đĩa giao hưởng mới hay phết. Đã ai nghe Smetana chưa, hôm trước vừa có một bản của ông này, tên là The Moldau, phải nói là cực kì xuất sắc. Âm nhạc cực kì sống động, đa cảm và màu sắc. Tác phẩm này là phần 2 trong bộ tác phẩm Giao hưởng Thơ Ma Vlast (My Country) của Bedrich Smetana. Và có lẽ, nó là tác phẩm được thể hiện nhiều nhất trong các buổi hòa nhạc.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Không đâu chị ạ, cả 5 buổi diễn Magic Flute hôm ấy vé đều hết, và vở kịch đó còn chưa đủ, liên tục mấy buổi hòa nhạc và vở Cosi fan tutte tiếp đó cũng thu lại được nhiều lời lãi, nói chung cái tháng mà nhạc viện tổ chức 250th annivers của Mozart buổi nào cũng đông và hết vé, em đi xem còn phải đứng vì hết ghế ngồi :)
Ui, em ơi, cô giáo chị ở Nhạc Viện bảo là dựng cái vở đấy phải tập từ trước đó hơn 1 năm giời, còn tiền bán vé thì dù đã bán hết vé vẫn chả đủ bù lỗ nếu ko được tài trợ bét nhè, lấy đâu ra mà lãi nổi , vì giá vé ở VN là quá rẻ so với một vở opera như vậy ở nước ngoài, trong khi chất lượng làm tốt, đầu tư kĩ lưỡng (tốn nhiều $$$) như thế ----> hết vé vẫn chẳng lãi nổi :-<
À mà vé đứng như em có khi sướng đấy, di chuyển được :))
Chị mua vé có chỗ ngồi nhưng ở lô nên chả thấy phụ đề :(( :((

@Trung Anh: em cũng ko rành lắm về opera, còn các loại giọng thì chỉ biết cơ bản về các giọng nữ thôi :D vì hay chú ý đọc về giọng nữ thôi mà 8-X: nhất là giọng soprano :D
Nếu mà có ai nói kĩ hơn về opera được thì tốt quá ;)
 
Trang www.classicalvietnam.info có nói về giọng hát đấy. Sau đây xin post lại, nếu ai ngại lên xem:

Về cơ bản giọng hát chia làm 4 giọng chính: Bass, Tenor, Contralto và Soprano. Đây cũng chính là 4 bè của một dàn hợp xướng. Tuy nhiên về sau trong Opera do nhu cầu đa dạng hoá các nhân vật với nhiều tính cách khác nhau nên trong Opera giọng hát được phân chia một cách cụ thể hơn, gồm có 6 giọng: Bass, Baritone, Tenor, Contralto, Mezzo-soprano và Soprano. Trong mỗi loại giọng lại chia ra làm nhiều loại tuy theo âm sắc và âm vực.

1/ Basso: Nam trầm
*) Basso profondo: Nam trầm đại : giọng trầm nhất trong các loại giọng người. Đặc điểm: có âm sắc rất trầm, trang trọng, sâu sắc. Âm vực có thể xuống đến C, thậm chí hơn nữa. Basso profondo xuất hiện trong các vai thần thánh, đạo sĩ hay các vị vua chúa.
*) Basso cantante: Nam trầm trữ tình: chủ yếu trong biểu diễn thính phòng (cantante = singing). Rất ít khi xuất hiện trong Opera.
*) Basso leggiero (basso buffo): Nam trầm nhẹ (nam trầm hài hước) thưòng có trong opera Bel canto. Giọng nam trầm, nhưng vẫn có khả năng chạy note rất nhanh, cùng với khả năng diễn xuất hài hước. Có thể hát đẹp đến E và hát được một số vai dành cho Bass - Baritone.
*) Bass - Baritone: Nam trung trầm. Giọng nam vừa có âm sắc của cả nam trầm và nam trung ,có khả năng thể hiện được cả vai của nam trung và nam trầm nhẹ.

2/ Baritone: nam trung
Trong Opera có chia ra các vai: nam trung hài hước, nam trung trữ tình và nam trung kịch tính nhưng trên thực tế các giọng nam trung đều hát được tất cả các vai trên. Âm vực của nam trung từ A đến a1, giọng dày, đầy đặn đặc biệt ở khu trung âm.

3/ Tenor: Nam cao
*) Hendeltenor: Nam cao siêu kịch tính: giọng hát dày khoẻ và vang có âm sắc giống với baritone, có khả năng hát xuyên dàn nhạc, dàn hợp xướng. Có thể fullvoice đến c2. Những vai này chủ yếu có trong opera của Wagner.
*) Dramatic tenor: Nam cao kịch tính: giọng dày, khoẻ, fullvoice đến c2, thường diễn tả các vai anh hùng, dũng sĩ.
*) Lirico spinto tenor: Giọng nam cao trữ tình nhưng có thể chuyển sang kịch tính ở những đoạn cao trào. Những vai này hay xuất hiện trong opera Verisimo.
*) Lirico tenor: Nam cao trữ tình: giọng đẹp, sáng, bay bổng. Nam cao trữ tình thưòng là nhân vật chính khá phổ biến trong opera, từ các tác phẩm cuả Mozart, Opera Bel canto cho đến Verisimo.
*) Leggiero tenor: Nam cao nhẹ: giọng nhẹ, sáng, nhanh nhẹn nhưng hơi mảnh, có khả năng lên đến d2 (thậm chí f2). Chủ yếu xuất hiện trong Opera Bel canto.
*) Counter tenor: Giọng phản nam cao: giọng hiếm, trước đây dành cho Castrato (những người đàn ông bị hoạn từ nhỏ để giữ giọng cao và trong như mezzo-soprano, soprano). Các Counter tenor chủ yếu biểu diễn nhạc thính phòng với các tác phẩm thời kì Baroque. Counter tenor sử dụng kĩ thuật Falsetto (giả thanh), âm vực bằng nữ trầm (contralto, tuy nhiên nhiều trường hợp có thể lên đến quá c3 tương đương soprano), âm sắc hơi thô và đanh hơn so với giọng nữ. Các vai cho Counter tenor là những cậu bé, thậm chí những dũng sĩ tráng kiện (hoàn toàn không phải những thanh niên ẻo lả).

4/ Contralto (alto):
Giọng nữ trầm được tạo bởi contre (trầm) và alto (cao) - do trước đây alto là thiếu niên nam hoặc castrato. Đây là giọng nữ trầm nhất, hát chủ yếu bằng giọng ngực. Giọng dày, trầm, khoẻ. Chủ yếu là vai phụ (vú già, người hầu), vì vậy các contralto thường chuyển sang hát các vai dramatic mezzo.

5/ Mezzo-soprano: nữ trung (mezzo = middle)
*) Dramatic mezzo-soprano: Nữ trung kịch tính, giọng ngực dày, khoẻ, thường là vai thứ trong opera (Armenis, Azucena) hoặc những người phụ nữ lẳng lơ, thủ đoạn (Carmen, Dalila). có khả năng fullvoice đến g2.
*) Coloratura mezzo-soprano: Nữ trung màu sắc: giọng nhanh, nhẹ hơn so với nữ trung kịch tính với thường là các vai hài. Có thể fullvoice đến a2. Xuất hiện phổ biến trong Bel canto.

6/ Soprano: Nữ cao
*) Wagnerian soprano: Nữ cao siêu kịch tính (tương đương như Hedeltenor của giọng nam): giọng cao nhưng đặc biệt dày và khoẻ, vang, có khả năng hát xuyên dàn nhạc và dàn hợp xướng, âm sắc gần với nữ trung, thường xuất hiện trong Opera của Wagner, R. Strauss. Fullvoice đến c3.
*) Dramatic soprano: Nữ cao kịch tính, giọng vang, khoẻ. Fullvoice tốt ở c#3. Thường là vai dành cho những nữ anh hùng hoặc những nhân vật có tính cách mạnh mẽ. Chủ yếu xuất hiện trong Opera của Verdi.
*) Lirico spinto soprano: giọng nữ trữ tình nhưng có thể chuyển thành kịch tính ở những đoạn cao trào. Đây là những vai phổ biến trong Opera của Verdi và các tác giả trường phái Verismo, thường là những người phụ nữ gặp bất hạnh và đau khổ trong cuộc sống, tình yêu.
*) Lirico soprano: Nữ cao trữ tình: khu trung âm đầy đặn giọng mềm mại, bay bổng, thể hiện những người phụ nữ hiền lành, trong sáng, giản dị và hơi có phần yếu đuối (Micaela, Lìu, Mimi...).
*) Coloratura soprano: Nữ cao màu sắc: có âm vực rộng hơn so với nữ cao bình thường (hơn 2 quãng 8) đặc biệt về âm khu cao, âm sắc nghe giống tiếng sáo. Đặc biệt có khả năng luyến láy các note ở âm vực cao rất tốt. Gồm 2 loại:
- Lirico coloratura soprano (sobourette): nữ cao trữ tình màu sắc, giọng hơi mỏng, nhẹ, fullvoice đến d3, thể hiện những vai thiếu nữ trong sáng thơ ngây, hoặc vai những cô hâu gái nhí nhảnh, vui tính. Những ca sĩ giọng này, giọng trữ tình là chính những có khả năng sử dụng kĩ thuật hát các note hoa mĩ của nữ cao màu sắc.
- Dramatic coloratura: giọng kịch tính màu sắc: giọng khoẻ, hơi tối, nhưng lên cao lại sáng, fullvocie đến e3, staccato đến f3 (thậm chí cao hơn).
 
Lilia mời mọi người sang Ba Lan xem opera nhé :)

La Boheme

Nhắc đến vở opera La Boheme của Giacomo Puccini, người ta thường liên tưởng đến ngay những người nghệ sỹ phóng túng của thành Paris cuối thế kỷ XIX, và những thứ gắn liền với họ như khu Latin, những căn phòng áp mái, căn bệnh lao phổi „thời thượng” và sự thiếu thốn triền miên...

Vở opera mở đầu với không gian là một đêm Giáng sinh mưa gió trong căn phòng của Rodolfo – một thi sĩ nghèo. Một không gian thật u buồn và ảm đạm. Rodolfo và các bạn của chàng – Marcello (họa sỹ), Schaunard (nhạc sỹ) và Colline (người say mê những triết gia và những cuốn sách triết học), nghĩa là đủ các thành phần của giới nghệ sỹ – quyết định kéo nhau đến tửu quán Momus để vui chơi. Những người bạn đã kéo nhau ra ngoài, Rodolfo còn nấn ná lại trong phòng một chút....

Bỗng nhiên cô gái hàng xóm xuất hiện. Cô xin lửa để thắp nến, rồi cô làm rơi chìa khóa... Thực ra tất cả những lý do đó đâu có quan trọng gì. Điều quan trọng là chỉ trong khoảnh khắc ngắn ngủi ấy, họ bỗng nhiên cảm nhận được tình yêu... Người thi sỹ suốt đời coi khinh những kẻ giàu sang và Mimi - cô gái yêu thơ, yêu hoa, yêu mùa xuân ấy đã tìm thấy trong khoảnh khắc tất cả sự tin yêu trong cuộc đời. Tất cả chỉ là trong chớp mắt. Mimi đã đi cùng với Rodolfo đến quán Momus, còn Rodolfo thì nói với các bạn của mình: „Tôi là thi sỹ, còn Mimi là Nàng thơ của tôi!” Phải chăng tình yêu đích thực luôn là như thế - xuất hiện vào những thời điểm bất ngờ nhất, chẳng theo một quy luật hay chuẩn mực nào, chỉ là sự đồng cảm tuyệt đối và niềm tin sâu thẳm từ đáy tim...

Nhưng hạnh phúc thật ngắn ngủi. Hạnh phúc thực sự vốn là ngắn ngủi như thế, hay trên sân khấu mọi thứ đều diễn ra nhanh hơn? Mimi bị lao phổi nặng, và nàng sắp chết. Sau những yêu thương và hờn giận, nồng nàn và cay đắng, vui sướng va ghen tuông... họ chia tay nhau. Ở đây Puccino đã để cho Rodolfo có một tình cảm rất đời thường, đó là nỗi sợ. Rodolfo có phần sợ bệnh lao phổi của Mimi! Vào thời Puccini người ta đã biết bệnh lao phổi có thể lây... Họ chia tay nhau mà không thể quên dược nhau. Và cảnh cuối cùng, một kiệt tác của Puccini, là cảnh Mimi chết. Rodolfo và những người bạn đang vui đùa cùng vài cô gái, thì Musetto – người tình cũ của Marcello – đưa Mimi tới. Cô sắp chết và muốn được nhìn thấy Rodolfo lần cuối. Bỗng nhiên tất cả những trò vui nhộn trở nên nhạt nhẽo, vô nghĩa và tầm phào như là cuộc đời phù du này, khi người ta đối diện với cái chết của người mà mình yêu thương. Có gì đau khổ hơn khi người ta nhìn thấy một sự mất mát quá lớn mà không làm gì để ngăn nó lại được, khi người ta chưa mất mà biết là sẽ mất, khi người ta thấy mình đã lãng phí thòi gian vì những thứ không đâu, trong khi điều quan trọng nhất, thứ quí giá nhất, người mình yêu thương nhất lại đang lìa xa mình... Điều này có lẽ còn thương tâm hơn là cảnh Rodolfo thét gọi tên người yêu khi nàng đã chết. Người ta nói khi viết cảnh này, Puccini đã dùng những gam trầm sâu, và sau khi ông chơi những nốt nhạc ấy trên đàn piano giữa đêm khuya, ông đã bước ra giữa phòng và khóc nức nở như một đứa trẻ. Ông như tận mắt chứng kiến cái chết của nhân vật mình tạo ra. Mimi là nhân vật mong manh nhất của Puccini. Một nhà phê bình Ba lan viết: „Sau khi nghe những âm thanh này thì cuộc sống không còn như trước nữa. Không chỉ là cuộc sống của các nghệ sỹ, mà là cuộc sống của chính chúng ta”.

Vở La Boheme ra mắt khán giả lần đầu tiên tại Turin (Ý) vào năm 1896 và lập tức đã đem lại vinh quang cho Puccini. Hai năm sau đó nó được trình diễn tại Nhà Hát Lớn Warszawa.

La Boheme lần này với sự dàn dựng của Mariusz Trelinski ra mắt khán giả Warszawa lần đầu tiên vào tháng 3.2006. Ở đây, khán giả không còn thấy cái không khí cũ kỹ của Paris cách đây hơn một thế kỷ nữa. Đây là một câu chuyện muôn đời của những người nghệ sỹ: yêu tự do, phóng khoáng, ghét những chuẩn mực, địa vị, tiền tài... Không gian có thể là bất cứ đâu: New York, London, Warszawa hay Berlin… Những người nghệ sỹ của Trelinski mặc quần bò, áo da hoặc những chiếc váy gợi cảm… Họ không ở trong những căn phòng áp mái nữa, những studio áp mái với tầm nhìn ra thành phố bây giờ không còn là của họ, mà đã là của giới thượng lưu rồi. Bây giờ họ ở trong các khu nhà hộp cao tầng bằng bê tông…Nhưng tâm hồn họ thì muôn đời vẫn thế, những nỗi đau của họ thì muôn đời vẫn thế, tình yêu và cái chết thì muôn đời vẫn thế… Và đây chính là điều Trelinski muốn nhấn mạnh – tình yêu và cái chết. Ông nói người ta đã để cho cái không khí Paris làm lu mờ mất cái cốt yếu nhất của tác phẩm này. Những sắc thái của tình yêu, cuộc sống và cái chết, qua câu chuyện của Rodolfo và Mimi hay Marcello và Musseta, được thể hiện qua âm nhạc của Puccini thật tuyệt vời. Đây là một vở rất khó, nhịp điệu và sắc thái luôn thay đổi, đòi hỏi các nghệ sỹ phải có trình độ cao và cả kinh nghiệm dày dạn nữa.

Cho đến hết mùa trình diễn năm nay của Nhà Hát Lớn Warszawa, khán thính giả yêu nhạc kịch có thể thưởng thức vở La Boheme vào các ngày 5.5.2007 và 12.6.2007 vào hồi 19giờ 00.


 
Cây Sáo Thần

Bài viết của em về vở opera Magic Flute hôm ấy :D
Magic Flute

Chị vừa chạy vào xem bài của em. Ở trong Nhà Hát Lớn họ cho chụp ảnh thoải mái thế hả em? Ảnh em chụp nét đấy chứ, chứng tỏ tay em rất vững. Bên này thì vào nhà hát rồi là cấm tiệt, máy móc gì cũng tắt hết.

Tuần trước chị vừa "tháp tùng" một cô nàng 6 tuổi đi xem vở này của Nhà hát quốc gia Ba Lan, hôm nay rảnh ngồi ba hoa bốc phét với em Minh Thu 1 chút nhé :)

Thực ra vở này tuy cốt truyện là một câu chuyện cổ tích, nhưng sự thể nó lại ko đơn giản như vậy. Phải có cái gì đó thì cái chuyện "trẻ con" này mới trở thành một tuyệt tác vượt thời gian chứ ;) Không biết bao nhiêu giấy mực và bao nhiêu luận án Ph.D đã viết về cái vở opera "ngây thơ vô tội" này đó em.

Nhà phê bình âm nhạc nổi tiếng chuyên nghiên cứu về Mozart là ông Alfried Einstein (ko phải bác Alberd Einstein E=mc2 đâu nhé, mặc dù giang hồ đồn đại là 2 ông này có họ hàng xa với nhau) đã nói rằng: "Cây sáo thần vừa có thể hấp dẫn trẻ em, vừa làm những người già đời từng trải nhất xúc động đến ứa nước mắt, vừa có thể đưa các triết gia lên những tầm cao tư tưởng. Mỗi người và mỗi thời đại đều có thể tìm thấy trong đó những điều khác nhau, chỉ có những người mọi rợ mới không cảm nhận được gì qua nó" . (Ông này hình như hơi quá lời 1 chút hihi ;)))

Những tuyệt tác thường có chung một điểm: bề ngoài có vẻ rất đơn giản, nhưng thực ra lại rất "đa tầng". Giống như một củ hành tây, mình phải lần lượt bóc từng lớp, hết lớp này lại đến lớp khác hiện ra, cho đến khi vào được đến lõi. Nếu như Cây sáo thần là một củ hành, thì lớp đầu tiên, điều mà bất cứ một em bé nào cũng hiểu cũng nhìn thấy, đó là một cau chuyện cổ tích về chàng hoàng tử đi tìm người yêu, với người bạn đồng hành là chú chim xanh đỏ tím vàng vui vẻ vô tư lự. Bóc đến lớp thứ hai thì ta thấy đây là câu chuyện về lòng chung thủy và sự hy sinh, những điều cần thiết để có được một tình yêu đích thực. Bóc thêm một lớp nữa thì lại thấy tư tưởng và những biểu tượng của Hội Tam Điểm (Mason), ví dụ như con số 3 bí ẩn luôn xuất hiện: 3 cậu bé, 3 giáo sỹ, 3 tiếng kèn, 3 thử thách của Tamina và Paminy... (Mozart cũng là một người Tam Điểm). Bóc thêm lớp nữa, thì hóa ra là câu chuyện về quá trình khó khăn gian khổ của con người, phải vượt qua những thử thách ngày một lớn hơn để đạt được hạnh phúc. Và cuối cùng, cái cốt lõi, có thể là cái thông điệp quan trọng nhất của Mozart: thứ quý giá nhất của con người chính là TỰ DO...

Tất nhiên đây chỉ là ví dụ cho một cách hiểu, một cách cảm nhận. Ông Eisntein ông ấy đã bảo rồi, có ti tỉ cách hiểu Cây sáo thần.

Vở chị xem hôm trước là vở họ dàn dựng đặc biệt cho trẻ con, nên rất thú vị ở chỗ họ vữa diễn vừa giải thích bằng ngôn ngữ của trẻ con những khái niệm phức tạp của opera (ví dụ aria là gì, các giọng bass, bariton, tenor khác nhau thế nào v.v.) Xem xong cứ ước giá ở VN mình trẻ con cũng có điều kiện làm quen với opera một cách "ngon, bổ, rẻ" như thế...
 
Re: Cây Sáo Thần

Chị vừa chạy vào xem bài của em. Ở trong Nhà Hát Lớn họ cho chụp ảnh thoải mái thế hả em? Ảnh em chụp nét đấy chứ, chứng tỏ tay em rất vững. Bên này thì vào nhà hát rồi là cấm tiệt, máy móc gì cũng tắt hết.

Tuần trước chị vừa "tháp tùng" một cô nàng 6 tuổi đi xem vở này của Nhà hát quốc gia Ba Lan, hôm nay rảnh ngồi ba hoa bốc phét với em Minh Thu 1 chút nhé :)

Thực ra vở này tuy cốt truyện là một câu chuyện cổ tích, nhưng sự thể nó lại ko đơn giản như vậy. Phải có cái gì đó thì cái chuyện "trẻ con" này mới trở thành một tuyệt tác vượt thời gian chứ ;) Không biết bao nhiêu giấy mực và bao nhiêu luận án Ph.D đã viết về cái vở opera "ngây thơ vô tội" này đó em.

Nhà phê bình âm nhạc nổi tiếng chuyên nghiên cứu về Mozart là ông Alfried Einstein (ko phải bác Alberd Einstein E=mc2 đâu nhé, mặc dù giang hồ đồn đại là 2 ông này có họ hàng xa với nhau) đã nói rằng: "Cây sáo thần vừa có thể hấp dẫn trẻ em, vừa làm những người già đời từng trải nhất xúc động đến ứa nước mắt, vừa có thể đưa các triết gia lên những tầm cao tư tưởng. Mỗi người và mỗi thời đại đều có thể tìm thấy trong đó những điều khác nhau, chỉ có những người mọi rợ mới không cảm nhận được gì qua nó" . (Ông này hình như hơi quá lời 1 chút hihi ;)))

Những tuyệt tác thường có chung một điểm: bề ngoài có vẻ rất đơn giản, nhưng thực ra lại rất "đa tầng". Giống như một củ hành tây, mình phải lần lượt bóc từng lớp, hết lớp này lại đến lớp khác hiện ra, cho đến khi vào được đến lõi. Nếu như Cây sáo thần là một củ hành, thì lớp đầu tiên, điều mà bất cứ một em bé nào cũng hiểu cũng nhìn thấy, đó là một cau chuyện cổ tích về chàng hoàng tử đi tìm người yêu, với người bạn đồng hành là chú chim xanh đỏ tím vàng vui vẻ vô tư lự. Bóc đến lớp thứ hai thì ta thấy đây là câu chuyện về lòng chung thủy và sự hy sinh, những điều cần thiết để có được một tình yêu đích thực. Bóc thêm một lớp nữa thì lại thấy tư tưởng và những biểu tượng của Hội Tam Điểm (Mason), ví dụ như con số 3 bí ẩn luôn xuất hiện: 3 cậu bé, 3 giáo sỹ, 3 tiếng kèn, 3 thử thách của Tamina và Paminy... (Mozart cũng là một người Tam Điểm). Bóc thêm lớp nữa, thì hóa ra là câu chuyện về quá trình khó khăn gian khổ của con người, phải vượt qua những thử thách ngày một lớn hơn để đạt được hạnh phúc. Và cuối cùng, cái cốt lõi, có thể là cái thông điệp quan trọng nhất của Mozart: thứ quý giá nhất của con người chính là TỰ DO...

Tất nhiên đây chỉ là ví dụ cho một cách hiểu, một cách cảm nhận. Ông Eisntein ông ấy đã bảo rồi, có ti tỉ cách hiểu Cây sáo thần.

Vở chị xem hôm trước là vở họ dàn dựng đặc biệt cho trẻ con, nên rất thú vị ở chỗ họ vữa diễn vừa giải thích bằng ngôn ngữ của trẻ con những khái niệm phức tạp của opera (ví dụ aria là gì, các giọng bass, bariton, tenor khác nhau thế nào v.v.) Xem xong cứ ước giá ở VN mình trẻ con cũng có điều kiện làm quen với opera một cách "ngon, bổ, rẻ" như thế...

Cũng có thể quan niệm ý nghĩa của opera này giống như các lớp củ hành như thế, nhưng càng theo thời gian thì người ta lại tìm thấy những ý nghĩa sâu hơn nữa, cốt lõi hơn. Có những điều tưởng như cốt lõi thì sau này lại bao hàm những ý nghĩa khác nữa bên trong, thành ra khó mà có thể khẳng định cái gì là cốt lõi nhất được.

Nhưng cũng có một cách quan niệm khác về các ý nghĩa của tác phẩm. Dưới những góc nhìn khác nhau, với những hiểu biết khác nhau về những lĩnh vực khác nhau, người ta soi vào tác phẩm và lại thấy một khía cạnh mới của tác phẩm. Có thể ví ý nghĩa của tác phẩm như một bảng palette có sự hòa trộn của nhiều màu sắc khác nhau, càng ngày người ta lại phát hiện ra những màu sắc mới của nó. Chẳng hạn opera Cây sáo thần chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa biểu tượng (symbolism). Điều này không chỉ thể hiện ở sự lặp lại con số 3, mà còn thể hiện nhiều trong lời thoại và lời hát nữa. Tuy vậy nếu người ta đi từ góc độ âm nhạc thì nằm đằng sau chúng lại còn có con số 4. Rất nhiều đoạn trong opera này được viết cho 4 giọng hát, hoặc dựa trên nguyên tắc 4 giọng hợp xướng: các terzett cho 3 nữ hầu của Nữ hoàng đêm tối, cho 3 cậu bé giống như 3 giọng cao của hợp xướng, và giọng trầm thỉnh thoảng vang lên từ phần bass của dàn nhạc (có thể tưởng tượng như một giọng của hợp xướng không phải người hát mà là nhạc cụ chơi).

Trong đối thoại giữa các giáo sĩ thì có 3 giáo sĩ lên tiếng, nhưng khi hát thì chỉ là một duet của hai giáo sĩ đầu tiên. Và đặc biệt là duet của hai lính gác cổng đường vào thử thách khó khăn nhất của Tamino và Pamina. Tại sao chỉ là một duet, và tại sao lại hát đồng thanh (unison)? Đây là trích đoạn có thể nói là khác thường nhất của toàn bộ vở opera, vang lên giữa lúc đôi nam nữ vượt qua thử thách lớn nhất để đến với sự thông thái. Người ta có thể đọc được từ lời của duet này sự ca ngợi sự hi sinh, sự đấu tranh để vượt lên những ham muốn, sự nhu nhược và mê muội của con người. Và nếu như người ta biết rằng trích đoạn này được viết theo nguyên tắc cantus firmus với phong thái khắc khổ của âm nhạc nhà thờ thời Trung cổ thì mới thấy ý nghĩa thần học và tôn giáo của opera này.

Nhưng ý nghĩa của opera cũng không chỉ có đó. Thần thánh và tôn giáo, cũng như sự thông thái hay tình yêu ở đây gắn liền với bối cảnh của opera là thời Cổ đại của Hy Lạp, những vị thần được nhắc đến ở đây là Isis và Osiris. Và nếu người ta tìm hiểu kĩ hơn lời của các aria của vị trưởng giáo sĩ Sarastro, người ta có thể thấy được đây là một sự tìm về sự thông hiểu của thời Cổ đại, dấu ấn của trào lưu Khai sáng (Aufklärung) thời đó.

Người ta cũng có thể thấy được nhiều điều khác nữa trong lời thoại của những nhân vật khác. Nhân vật Papageno, anh chàng bắn chim, dù không thật sự dũng cảm và mạnh mẽ, nhưng vẫn là một con người, vẫn có mong muốn một tình yêu và một cuộc sống bình thường giản dị. Ngay cả ở nhân vật Nữ hoàng Đêm tối, dù bị mất tỉnh táo bởi ham muốn quyền lực, vẫn có một tình yêu với đứa con gái Pamina của mình, một sự cảm tính của người mẹ thật nhất. Và ở đây đôi lúc người ta lại thấy có gì đó không thỏa đáng trong sự phân biệt giới tính ở lời thoại của Sarastro. Ngay cả ở nhân vật Pamina, người ta có thể thấy được những cảm xúc thành thật và rất đặc trưng của một cô gái tuổi mới lớn, khi đang yêu với những dằn vặt tương tư đôi lúc gây ra những suy nghĩ u ám.

Theo hành trình của vở opera, người ta luôn thấy có một sự biến đổi. Có thể là sự đi từ cái xấu đến cái tốt ở Papageno, hay ngược lại ở Monostatos, người cai nô lệ. Từ chỗ cái sai được che đậy đến với cái đúng, cái thật ở hoàng tử Tamino. Nhưng song hành với sự biến đổi đấy, người ta vẫn luôn thấy sự thánh thiện trong trắng của những cậu bé luôn ở bên dẫn đường những con người đang tìm đến với ánh sáng, luôn thấy sự thấu hiểu, công bằng và bao dung của giáo sĩ Sarastro không thay đổi. Giữa một thế giới luôn thay đổi như vậy, chỉ có lí trí sáng suốt mới giúp con người biết được sự thật và điều tốt.

Có thể nói mỗi nhân vật trong vở opera này đều có một góc của con người Mozart. Chúng hòa lẫn với nhau mà cũng đối cực với nhau. Nhiều mặt. Phức tạp. Nhưng thật và bình thường đến nỗi mỗi con người dù thời đại nào vẫn thấy được đâu đó chính mình trong đó, đến mức có những người phải run bắn lên khi đọc được những lời thoại của các nhân vật trong opera.


Và tất nhiên, vở opera này vẫn mãi là một câu chuyện cổ tích như nó vốn có vậy.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Cám ơn bài viết của anh chị giúp em mở mang thêm nhiều thứ :D
Hì, quả thật là hôm ấy chỗ ngồi của em xem được rõ nhưng lại ko xem được phụ đề ----> nội dung của nó em biết nhờ đọc tập giới thiệu 8-> Thành ra hôm đó đi chỉ chủ yếu nghe + há hốc mồm những lúc chị Dung péo (Pamina) và chị Thủy (Nữ Hoàng bóng tối) hát thôi :D
Chán nhất là hôm ý vào chỗ ngồi rồi , cô giáo em gọi ĐT cho em bảo xuống phía ghế ngồi bên dưới, chính giữa gần sân khấu ngồi với cô , ĐT em lúc ý lại mất sóng mới đau :(( :(( :((

Các anh chị cố gắng post tiếp về nhiều nhiều vào nhá :D Hic, về opera thì em chẳng biết nhiều lắm đâu, nói chung là sơ sơ về các loại giọng, chủ yếu là các loại giọng nữ (tính chất, âm vực), mà cụ thể là về soprano thôi :( (căn bản vì nó là giọng em nên em mới tìm hiểu 8-X: )
 
Lục lọi lại cái topic này :D

Có ai có đĩa của Joan Sutherland (giọng soprano người Australia) ko?
Hay là biết chỗ nào mua cho đủ ko? :|

Em thik chị Su lắm nhưng mà bới hoài tìm đc 1 cái DVD :(
 
Back
Bên trên