NNB và du học ở Pháp (II)

Nguyễn Đức Phương
(xq)

New Member
test

NNB là gì ?

Những người bạn (NNB) là một sân chơi tập thể của tất cả các học sinh, sinh viên Việt Nam đã, đang và sẽ du học tại Pháp.

Cùng với sự gia tăng nhanh chóng số lượng, học sinh, sinh viên Việt Nam sang học tập, nghiên cứu và công tác tại Cộng Hòa Pháp, nhu cầu tìm hiểu thông tin, giao lưu, học hỏi ngày càng lớn. Ý tưởng thành lập một hội sinh viên Việt Nam từ lâu đã trở thành niềm mong mỏi của nhiều thế hệ du học sinh tại Pháp.

Những người bạn (NNB) được hình thành đầu năm học 1999 bởi một nhóm lưu học sinh Việt Nam tại Paris. Tháng 5 năm 2002, Những người bạn (NNB) chính thức tổ chức lại Ban Liên Lạc (BLL) để duy trì và nâng cao hiệu quả các hoạt động.

Sự ra đời của nhóm Những người bạn (NNB) đánh dấu bước phát triển quan trọng trong phong trào hoạt động của sinh viên.

NNB làm gì?

Là một sân chơi tập thể, độc lập, có tổ chức, phi chính trị, Những người bạn (NNB) hy vọng:
• Cung cấp thông tin về hệ thống giáo dục - đào tạo, cuộc sống ở Pháp.
• Trở thành nơi gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm sống, học tập và làm việc tại Pháp.
• Hướng về Việt Nam : giúp đỡ sinh viên, hoạt động từ thiện.

Thông qua các hoạt động văn nghệ, dã ngoại, thể thao, hoạt động nhân đạo… và trao đổi thông tin (Website, Mailing lists, forum), NNB đã trở thành một địa chỉ tin cậy cho đông đảo học sinh, sinh viên trong và ngoài nước.

Cởi mở, Vì lợi ích chung, Hiệu quả, Liên tục, NNB mong muốn nâng cao đời sống văn hoá, tinh thần đoàn kết cho học sinh, sinh viên ở Việt Nam, Pháp và ở các nước khác theo phương châm :
"Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao"

NNB làm như thế nào?

NNB bao gồm 5 nhóm hoạt động được điều phối, tổ chức bởi Ban điều hành (BDH) và toàn thể Ban liên lạc (BLL) :
• Thông tin : Phát triển Website, quản lý mailing lists.
• Hoạt động ngoại khoá : Tổ chức các hoạt động văn hoá, thể thao, giao lưu.
• Đối ngoại : Cầu nối giữa Những người bạn (NNB) và bên ngoài.
• Dự án : đề xuất và xây dựng các dự án hoạt động.
• Tài chính- Hậu cần : quản lý mọi chi tiêu của Những người bạn (NNB).

Ban điều hành (BDH), khoảng 10 người, gồm 5 trưởng nhóm và một số thành viên khác. Mỗi trưởng nhóm chịu trách nhiệm điều hành công việc trong nhóm của mình và thông tin cho các trưởng nhóm khác cùng toàn thể Ban Liên Lạc (BLL). Những người bạn (NNB) như vậy được điều hành tập thể dựa trên thông tin trong suốt và tinh thần đồng thuận vì lợi ích chung.

Liên lạc với chúng tôi
• Website: http://nhungnguoiban.org hoặc http://www.svduhoc.vnn.vn/nnb/
• Forum: http://forum-nnb.tk
• Hộp thư Ban liên lạc [email protected]: Nơi tiếp nhận mọi thư từ trao đổi, câu hỏi của các bạn chưa là thành viên NNB.
• Mailing lists : Dành cho thành viên NNB
1. [email protected]: Nơi trao đổi chung về mọi vấn đề
2. [email protected]: Trao đổi thông tin về kinh tế quản lý
3. [email protected] : Trao đổi thông tin về khoa học kỹ thuật
4. [email protected]: Trao đổi thông tin về Luật
5. [email protected]: Trao đổi, chuyện trò
Ghi chú: Để trở thành thành viên của Những người bạn (NNB), bạn chỉ cần gửi thư tới [email protected] và cung cấp một số thông tin như : tên, tuổi, email, ngành học, nơi ở (học), mailing lits muốn tham gia.
Mong các bạn ghi rõ tiêu đề của mọi thư từ để Những người bạn (NNB) có thể trả lời các bạn nhanh chóng và hiệu quả.
 
Thủ tục xuất cảnh

Sứ quán Pháp tại Việt Nam xem xét những yêu cầu xin Visa của người Việt Nam có hộ chiếu được cấp ở Hà Nội hoặc Đà Nẵng.

Người có hộ chiếu được cấp ở thành phố Hồ Chí Minh xin Visa tại Lãnh sứ quán Pháp tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Địa chỉ: 27 Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 1, TP Hồ Chí Minh
Cổng vào xin Visa: 102 bis Hai Bà Trưng
Điện thoại: (8) 829 72 31
Fax: (8) 829 16 75
Email: [email protected]

Tiền cấp hộ chiếu trả bằng tiền mặt và bằng đồng.

Bạn không nên mua vé và bảo hiểm khi chưa có Visa. Hồ sơ đầy đủ không đảm bảo bạn sẽ có Visa.

Một vài thông tin nếu bạn muốn xin Visa đi học

Visa ngắn hạn (<3 tháng)

Mẫu đơn bạn có thể tìm thấy tại đây :
http://www.diplomatie.fr/venir/visas/pdf/visafran.pdf

Đi học ngắn hạn

Bạn cần có những giấy tờ dưới đây. Có thể những giấy tờ khác sẽ được hỏi. Có thể bạn sẽ được yêu cầu trình diện khi nộp hồ sơ.

Giấy tờ cần có

Số lượng cần thiết được định bởi lãnh sự.
Nếu hồ sơ có bản copy, bản gốc được yêu cầu khi bạn đến trình diện.

- Đơn xin Visa ngắn hạn
- Ảnh gần đây
- Chứng từ du lịch còn giá trị (ít nhất 3 tháng tính từ khi xin)
- Phương tiện đi lại – đi và về (chi cần chứng nhận bạn có đặt trước)
- Chứng nhận liên quan đến việc học tại Pháp: giấy chứng nhận tiền đăng ký hoặc đăng ký tại 1 trường hoặc 1 cơ quan, chứng nhận học bổng, giấy chứng nhận đào tạo 1 chương trình đào tạo của EU (Union Européenne), thư của lãnh đạo nơi làm việc trong trường hợp làm thực tập, hoặc hợp đồng thực tập giữa công ty và nơi giảng dậy.
- Chứng nhận tạm trú tại Pháp : Chứng nhận đón tiếp (do người sinh sống tại Pháp muốn đón tiếp ngưòi nước ngoài, có thể xin ở Toà thị chính, Sở cảnh sát…), đặt trước khách sạn, giấy sở hữu hoặc hợp đồng thuê, hoặc giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu hoặc thuê nhà.
- Chứng minh tài chính trong thời gian ở Pháp: ngoại hối, thẻ nhà băng quốc tế, séc du lịch hoặc chứng nhận học bổng ghi rõ thời gian và giá trị.
- Cam kết Contrat d'assistance couvrant les frais médicaux et de rapatriement, le cas échéant

Kỳ thi tuyển hoặc kiểm tra

Dành cho sinh viên đã có đăng ký học, kết quả phụ thuộc vào việc qua kỳ thi tuyển hoặc theo một khoá tiền đào tạo trước khi được nhận, kết quả được biết sau 90 ngày. Bạn cần có những giấy tờ dưới đây. Có thể những giấy tờ khác sẽ được hỏi. Có thể bạn sẽ được yêu cầu trình diện khi nộp hồ sơ.

Giấy tờ cần có :

Số lượng cần thiết được định bởi lãnh sự.
Nếu hồ sơ có bản copy, bản gốc được yêu cầu khi bạn đến trình diện.

- Đơn xin Visa ngắn hạn
- Ảnh gần đây
- Chứng từ du lịch còn giá trị (ít nhất 3 tháng tính từ khi xin)
- Chứng nhận liên quan đến kỳ thi hoặc kiểm tra: giấy triệu tập đến thi hoặc thư của trường phụ thuộc việc đăng ký theo
- lettre de l'établissement d'enseignement subordonnant l'inscription au suivi d'une formation complémentaire, et attestation de l'inscription dans un établissement dispensant cette formation complémentaire
- Chứng minh tài chính :
o Những người được nhận học bổng của chính phủ Pháp, hợac chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế, và những người được hưởng quyền của chương trình cộng đồng : chứng nhận liên quan đến số tiền và thời gian.
o Với những người khác : chứng nhận nhà băng hoặc chứng nhận bảo trợ của người đang ở Pháp, cần với những giấy tờ sau : bản photo thẻ căn cước của người bảo trợ (carte nationale d'identité, passeport, titre de séjour en France), và chứng nhận nguồn tài chính của người đó (ví dụ như thông báo cuối cùng về lương, và mức thuế thu nhập).
- Contrat d'assistance couvrant les frais médicaux et de rapatriement, le cas échéant

Visa dài hạn (> 3 tháng)

Mẫu đơn bạn có thể tìm thấy tại đây :
http://www.diplomatie.fr/venir/visas/pdf/visalon.pdf

Đi học dài hạn 1er cylcle, 2eme cycle, 3 eme cycle

Bạn cần có những giấy tờ dưới đây. Có thể những giấy tờ khác sẽ được hỏi. Có thể bạn sẽ được yêu cầu trình diện khi nộp hồ sơ.

Giấy tờ cần có :
Số lượng cần thiết được định bởi lãnh sự.
Nếu hồ sơ có bản copy, bản gốc được yêu cầu khi bạn đến trình diện.

- Đơn xin Visa dài hạn
- Ảnh gần đây
- Chứng từ du lịch còn giá trị (ít nhất 3 tháng tính từ khi xin)
- Chứng minh khả năng sinh viên: copy bằng cấp mới nhất, chứng chỉ học tập, bằng tốt nghiệp hoặc giấy trúng tuyển tương đương thẻ sinh viên mới nhất.
- Chứng minh đang ký tại một trường học tại Pháp:
(Trong trường hợp đăng ký phụ thuộc kết qủa kỳ các thi tuyển, xem phần Visa ngắn hạn – thi tuyển hoặc kiểm tra)
o chứng nhận tiền đăng ký hoặc đăng ký tại 1 trường.
o hoặc giấy chứng nhận của 1 chương trình đào tạo của EU
o hoặc thư của người lãnh đạo nơi làm việc trong trường hợp làm thực tập, hoặc hợp đồng thực tập giữa công ty và nơi giảng dậy.
o hoặc giấy chứng minh đã trả học phí trong trường hợp đang ký vào nơi khác trường đại học.
o hoặc quyết định được cấp học bổng của chính phủ Pháp
- Chứng minh tài chính :
o những người được nhận học bổng của chính phủ Pháp, hợac chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế, và những người được hưởng quyền của chương trình cộng đồng : chứng nhận liên quan đếnánố tiền và thời gian.
o Với những người khác : chứng nhận nhà băng hoặc chứng nhận bảo trợ của người đang ở Pháp, cần với những giấy tờ sau : bản photo thẻ căn cước của người bảo trợ (carte nationale d'identité, passeport, titre de séjour en France), và chứng nhận nguồn tài chính của người đó (ví dụ như thông báo cuối cùng về lương, và mức thuế thu nhập).
- Với những người được cấp học bổng của chính phủ Pháp : chứng nhận sức khoẻ được cấp bởi bác sĩ có thẩm quyền.

Học phổ thông

Bạn cần có những giấy tờ dưới đây. Có thể những giấy tờ khác sẽ được hỏi. Có thể bạn sẽ được yêu cầu trình diện khi nộp hồ sơ.

Giấy tờ cần có :
Số lượng cần thiết được định bởi lãnh sự.
Nếu hồ sơ có bản copy, bản gốc được yêu cầu khi bạn đến trình diện.

- Đơn xin Visa dài hạn
- Ảnh gần đây
- Chứng từ du lịch còn giá trị (ít nhất 3 tháng tính từ khi xin)
- Quyền rời lãnh thổ với trẻ em chưa vị thành niên
- Sự xác nhận được đón tiếp của người cho tạm trú tại Pháp, ký bởi người được trao quyền đỡ đầu.
- Giấy copy kết quả học tập của năm trước.
- Chứng minh đăng ký tại 1 trường của Pháp.
- Cam kết thanh toán mọi chi phí liên quan đến chỗ ở, học tập và trở về nước.
- Giấy tờ liên quan đến người bảo lãnh: thu nhập, điều kiện nơi ở, tình
- Chứng nhận bảo hiểm y tế
- Cam đoan trách nhiệm dân sự cho trẻ chưa vị thành niên
- Chứng nhận tiêm phòng bắt buộc (DT Polio và BCG)

Bạn có thể tìm thêm thông tin về việc nhập cảnh nước Pháp (dành cho các đối tượng khác) tại địa chỉ sau :
http://www.diplomatie.fr/venir/visas/index.html
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Thông tin hữu ích

Từ sân bay

Nếu bạn đến Pháp thì hầu như bạn sẽ xuống sân bay Charles de Gaule hoặc Orly, đều ở ngoại ô Paris. Sân bay Charles de Gaulle nằm ở phía Đông Bắc của Paris còn Orly ở phía Nam. Nếu bạn đi bằng Vietnam Airlines hoặc Air France, bạn sẽ xuống sân bay Charles de Gaulle, cửa ra 2A. Đối với Vietnam Airlines, thời gian đến là 6 h 45 sáng cho giờ mùa hè và 5 h 45 sáng cho giờ mùa đông (giờ địa phương). Còn nếu bạn đi Air France thì thời gian đến là 6h 20 sáng cho giờ mùa hè và 5 h 20 sáng cho giờ mùa đông. Bạn có thể xem bản đồ sân bay ở mục bản đồ ở dưới. Nếu muốn biết thời gian đến cũng như cửa ra của các hãng khác, bạn có thể vào xem trang: http://query.adp.fr/adpv3/fr/cdg/hor/index.adp cho sân bay Charles de Gaulle và http://query.adp.fr/adpv3/fr/cdg/hor/index.adp cho sân bay Orly.

Bản đồ

Sân bay Orly Sud, Ouest

Sân bay Roissy Charles de Gaulle

Về Paris

Để đi về Paris, cách nhanh và rẻ nhất là bạn dùng tàu tốc hành trong vùng Paris (RER B). Bạn nháy chuột vào đây để xem bản đồ tàu. Sau đây chúng tôi hướng dẫn cách đi từ sân bay Charles de Gaulle về Paris. Giá vé đi từ sân bay về đến nội thành Paris tại thời điểm hiện tại là 7,7 Euros. Vé mua tại các cửa bán vé (guichet) ở cuối đường Hall C và Hall D (tận cùng bên phải trong bản đồ sân bay). Khi vào đến Paris thì bạn có thể dùng các tuyến tàu điện ngầm để đi trong Paris hoặc các tuyến tàu RER để đi ra ngoại ô. Nếu muốn biết lộ trình trong vùng Paris, bạn có thể tham khảo Website của RATP.

Về các thành phố khác

Để đi đến các thành phố khác từ Paris thì bạn có thể dùng tàu của SNCF. Ở sân bay Charles de Gaulle, ga tàu SNCF cũng trùng địa điểm với ga tàu RER. Bạn có thể xem giờ tàu và giá vé ở phần Information Schedule and Booking trong Website của SNCF.

Mang theo ngoại tệ

Pháp nằm trong khối tiền tệ chung châu Âu, dùng đồng tiền chung Euro. Vì vậy bạn nên mang theo Euros thay vì dollar Mỹ vì ở Pháp không tiêu dollar dễ dàng như ở Việt Nam. Ngoài ra, đổi tiền dollar Mỹ sang Euros cũng không phải là một chuyện đơn giản, nhất là ở các thành phố nhỏ. Tỉ giá Euros-đồng có thể xem ở: http://www.vnexpress.net
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Hệ thống văn bằng của Pháp

Sự đa dạng của các hình thức đào tạo sau phổ thông tại Pháp và khả năng chuyển trường tương đối dễ dàng cho phép mỗi sinh viên đều có thể xây dựng cho mình những kế hoạch du học thích hợp với mình nhất.
Sinh viên nước ngoài đã có bằng đại học có thể đến Pháp học chuyên sâu hoặc học thêm một chuyên nghành khác. Có nhiều chương trình cho phép bạn học trực tiếp luôn chuyên ngành không phải học lại từ đầu và qua giai đoạn đại cương.

Đặc trưng của hệ thống giáo dục sau phổ thông của Pháp là có rất nhiều loại hình cơ sở đào tạo khác nhau với những mục đích, phương thức giảng dạy và thủ tục tuyển sinh khác nhau.

Một sinh viên nước ngoài muốn học tập tại Pháp đầu tiên cần xác định rõ dự định học tập và cơ sở đào tạo mà bạn sẽ theo học. Trước khi tìm thấy cơ sở đào tạo phù hợp nhất, bạn nên có hiểu biết về các cơ sở đào tạo của Pháp và các văn bằng tương úng. Tùy thuộc vào tài năng, số năm muốn theo học, sở thích, phương tiện tài chính, bạn có thể chọn lựa nhiều lộ trình học khác nhau. Bạn có thể học đại học, học nghề hoặc học các trường lớn.

Các trường Đại học ở Pháp đón nhận các sinh viên người Pháp đã tốt nghiệp phổ thông trung học và các sinh viên nước ngoài có bằng tương đương. Những giai đoạn học có thể dài hoặc ngắn hạn trong các lĩnh vực khác nhau như văn chương, khoa học nhân văn, nghệ thuật, kinh tế, quản lý, công nghệ, khoa học chính trị, y khoa, dược sỹ, khoa học tư pháp. Định hướng học hành có thể là thiên về lý thuyết, thiên về thực hành, học nghề hay nghiên cứu.

Sinh viên nước ngoài không có bằng tú tài Phàp muốn học đại học ở Pháp thì trước hết phải thoả mãn đầy đủ các điều kiện của tuyển sinh đại học ở nước bản xứ. Đối với sinh viên Việt Nam, bạn phải có bằng phổ thông trung học Việt Nam và qua một kỳ thi tuyển sinh của một trường đại học Việt Nam. Năm học 2000-2001, các trường đại học Pháp đã đón nhận hơn 1,5 triệu sinh viên, 10% trong số đó là sinh viên nước ngoài, mọi quốc tịch.

Các trường lớn đón nhận các sinh viên đã tốt nghiệp trung học và sau đó đã theo học ít nhất là hai năm dự bị. Trong rất ít các trường hợp việc xét tuyển dựa trên các hồ sơ. Sau khi học xong hai năm dự bị, chương trình đào tạo thường kéo dài ba năm, chủ yếu là để đào tạo ký sư và chuyên gia quản lý. Một số trường lớn thì chỉ đào tạo một số nghành chuyên môn như kiến trúc, thú y, công chức.

Các trường đào tạo kỹ thuật tiếp nhận sinh viên đã tốt nghiệp trung học. Các khóa học thường rất ngắn và phục vụ trực tiếp việc đi làm của sinh viên.

Các chương trình dạy nghề ngắn hạn và các văn bằng
Các văn bằng dạy nghề chính ở Pháp là :
DUT Diplôme Universitaire Technicien
DEUST Diplôme d’Etues Universitaire Superieure de Technicien
BTS Brevet de Technicien Supérieure
Licence professionnelle

Sinh viên có thể lựa chọn học một nghề trong vòng hai năm. Mục đích là để có thể bước vào cuộc sống lao động nhanh chóng. Tất các khoá dạy nghề đều là đào tạo chuyên ngành. Các ngành học rất phong phú và đa dạng từ truyền thông, điện tử, kinh tế, đến khoa học.

Những môn học có thể diễn ra ở môt trường đại học. Khi đó bạn sẽ theo học một Chứng chỉ Đại Học về công nghệ hoặc Chứng chỉ ĐH về khoa học và công nghệ. Các khoá học này cũng có thể được tổ chức trong các trường PTTH dạy nghề (STS) hoặc trong các Cơ sở đào tạo tư nhân. Sau khi học xong Chứng chỉ STS này, ban có thể tiếp tục theo học Chứng chỉ Kỹ thuật viên cao cấp BTS.

Những khoá hoc ngắn hạn như vậy có thể được kéo dài thêm một hoặc hai năm học chuyên ngành hoặc chuyển lên học dài hạn. Những học sinh có bằng DUT thường theo học một khoá đào tạo dài hạn sau đó như một bằng Diplôme national de technologie spécialisée (DNST), còn những người có bằng BTS thì thường có thể đi làm ngay sau khi học xong.

Đào tạo chính qui dài hạn trong các trường Đại học

Hệ thống bằng cấp đại học của Pháp được chia thành nhiều GIAI ĐOẠN khác nhau. Mỗi giai đoạn lại bao gồm một hay nhiều bằng khác nhau.

Giai đoạn một

Đại học đại cương. Bằng ĐH Đại cương tiếng Pháp gọi tắt là DEUG (Đọc là Đơ-g).

Giai đoạn một là giai đoạn học cơ bản để cho phép sinh viên có thể học tiếp lên một chuyên ngành nào đó. Các môn học chủ yếu cung cấp cho học viên một vốn văn hoá cơ bản, các kiến thức lý thuyết cần thiết. Thời gian học ĐH đại cương thường là hai năm.

Giai đoạn hai

Giai đoạn này gồm có các bằng sau đây:
Licence (thường là một năm sau ĐH Đại cương)
Cử nhân Maitrise (hai năm sau DEUG)
Cử nhân Quản Lý MSG
Cử nhân Kỹ thuật công nghệ MST
Cử nhân Toán-Tin ứng dụng vào quản lý MIAGE.

Giai đoạn hai là giai đoạn bắt đầu học chuyên nghành thực sự. Ngoài một số môn lý thuyết sinh viên bắt đầu định hướng nành học chuyên sâu hay học một nghành kỹ thuật nào đó.

Giai đoạn ba

Bao gồm các bằng sau đại học như:
Cao học (lý thuyết) DEA
Cao học (thực hành) DESS
Tiến sỹ (doctorat).

Giai đoạn ba bao gồm các bằng cấp cần thiết cho việc nghiên cứu như DEA, hay cần thiết cho việc đi làm như DESS. Những bằng cấp được đánh giá cao trên thị trường lao động là những bằng cấp cần thiết cho công việc như DESS, MST, MSG ou MIAGE (Toán-tin ứng dụng vào quản lý).

Các văn bằng về y khoa

Lộ trình học y thông thường gồm ba giai đoạn:

- Học giai đoạn một, giai đoạn hai, giai đoạn ba: học chuyên khoa cho các bác sỹ người nước ngoài;
- Giai đoạn ba chuyên nghành, học nội trú với tư cách người nước ngoài;
- Bằng AFS, AFSA.

Một sinh viên nước ngoài chưa có bằng Y trong nước bắt buộc phải theo học năm thứ nhất của giai đoạn một và thi hết năm. Nếu thi qua kỳ thi này sinh viên sẽ được học đúng trình độ như như trong nước của họ. Cơ sở đào tạo Pháp sẽ tuỳ trình độ của sinh viên mà quyết định việc học.

Một sinh viên nước ngoài đã có bằng y khoa trong nước có thể học tiếp về ngành y tại Pháp nhưng không có quyền hành nghề. Sinh viên đó phải thi hết năm thứ nhất, nếu đậu sẽ được vào học thẳng năm cuối của giai đoạn hai. Đang có một dự án luật cho phép công dân của các nước thuộc cộng đồng Châu Âu được phép học thẳng lên giai đoạn ba và được hành nghề tại Pháp.

Ở Pháp, ngành y được quy định rất chặt chẽ. Để được phép hành nghề bác sĩ phải có quốc tịch Pháp, Andorra, Ma-rốc, Tunidi, hoặc phải là công dân của liên minh Châu Âu, của không gian kinh tế Châu Âu. Hơn thế nữa họ phải có bằng bác sĩ của Pháp.

Các bằng cấp cho người nước ngoài thường là:

Chứng chỉ đào tạo chuyên ngành AFS
Chứng chỉ đào tạo chuyên ngành nâng cao AFSA

Các thông tin liên quan đến thủ tục hành chính như xin visa, xin giấy phép lao động có thể tìm thấy ở Sở lao động đào tạo của từng tỉnh (DDTEFP) hoặc ở địa chỉ trên mạng của Bộ lao động, việc làm và đào tạo: www.travail.gouv.fr/adresses/adresses_f.html, hoặc ở hai địa chỉ dưới đây:

Ministère de l'Education nationale
Direction des enseignements supérieurs
Bureau DES A 11
61-65, rue Dutot
75732 Paris Cedex 15
Tél. : 01 55 55 67 41 (gọi từ nước ngoài : [00 33] 1 55 55 67 41)

Conseil National de l'Ordre des Médecins
Web : www.conseil-national.medecin.fr

Các trường lớn (Grande Ecole)

Hệ thống các trường lớn ở Pháp tồn tại song song với hệ thống các trường Đại Học (Universités). Có thể phân loại các trường lớn như sau:

Các trường kỹ sư (Ecoles d'ingénieurs)
Các trường thương mại (Ecoles de commerce)
Các trường sư phạm (Ecoles normales supérieures ENS)
Trường hành chính quốc gia (ENA)
Các trường khoa học xã hội-chính trị (Instituts d’étude politique IEP)
Hệ thống các trường thú y (Ecoles vétérinaires)
Đào tạo sau Đại học của các trường lớn (Cycles supérieurs des grandes écoles)

Danh từ trường lớn thường dùng để chỉ các trường đào tạo kỹ sư hoặc các trường quản lý. Các trường này được thị trường lao động đánh giá rất cao, rất quốc tế hóa. Điểm khác biệt lớn nhất giữa các trường lớn và các trường Đại Học là sinh viên muốn nhập học trường lớn phải thi tuyển sau khi đã học ít nhất hai năm dự bị trong những trường trung học. Một số trường lớn tổ chức các lớp học dự bị ngay trong trường.

Sinh viên tốt nghiệp một trường lớn thì có bằng của trường lớn đó. Sau đó họ có thể học lên giai đoạn ba ở một trường Đại Học hay ngay tại các trường lớn.

Nhìn chung thì văn bằng tốt nghiệp các trường lớn có thể coi là tương đương với văn bằng giai đoạn hai ở Đại hoc. Tuy nhiên thị trường lao động đánh giá các trường lớn cao hơn rất nhiều so với giai đoạn hai Đại học, thể hiện qua việc cùng một nội dung công việc nhưng mức lương rất chênh lệch.

Một ví dụ điển hình của đào tạo tại các trường lớn là đào tạo kỹ sư. Các chương trình đào tạo của các trường kỹ sư Pháp là sự kết hợp giữa đào tạo kiến thức khoa học vững chắc và thực hành. Những khoá thực tập luôn được coi như là một phần không thể thiếu của chương trình đào tạo. Mối liên hệ mật thiết của các trường với thế giới thực tế là một điểm mạnh trong phương pháp giảng dạy của các trường đào tạo kỹ sư. Chất lượng đào tạo của các trường này cũng được thị trường lao động đánh giá cao, sinh viên tốt nghiệp các chương trình đào tạo kỹ sư này thường làm việc ở những vị trí quan trọng.

Hệ thống các trường chuyên biệt (Ecoles spécialisées)

Các trường nghệ thuật (Ecoles d'Art)
Các trường báo chí (Ecole du Journalisme)
Các trường kiến trúc (Architecture)
Các trường đào tạo về nghe nhìn (Formation audiovisuelle)
Các trường về kế toán (Comptabilité)
(Paramédical, secteur social )

Ở Pháp các trường chuyên biệt có ở mọi ngành nghề. Một số trường dạy những chuyên môn giống hệt trong các trường Đại Học. Tuy nhiên một số ngành đào tạo chỉ dạy trong các trường chuyên biệt như ngành kiến trúc.

Các trường múa, kịch, nhạc thì rất khác biệt vì thời gian học thường không xác định, có thể là ba năm, năm năm hoặc nhiều hơn nữa tùy từng trường hợp.

Đào tạo nghiên cứu (Formations à la recherche)

Nếu như một sinh viên lựa chọn con đường nghiên cứu và giảng dạy, bằng đầu tiên cần phải học sau cử nhân sẽ là một bằng cao học lý thuyết (DEA). Bằng này thường kéo dài một năm, sau đó sinh viên thường theo học một bằng tiến sĩ nghiên cứu trong vòng từ ba đến bốn năm (Doctorat). Để trở thành giảng viên Đại Học, các tiến sĩ còn phải qua thi tuyển hoặc sát hạch trên hồ sơ.

Việc thừa nhận bằng cấp nước ngoài tại Pháp
Không có bất kỳ một nguyên tắc nào về việc công nhận tính tương đương giữa bằng cấp nước ngoài và bằng cấp Pháp. Việc thừa nhận bằng cấp nước ngoài tùy thuộc vào từng cơ sở đào tạo và từng loại bằng cấp.

Mọi thông tin về thủ tục xin học cũng như các quy định hành chính có thể tìm thấy ở bộ giáo dục Pháp, bộ phận phụ trách hợp tác và quan hệ quốc tế ở địa chỉ dưới đây:

DRIC
Bureau de la mobilité et de l'information internationale
4, rue Danton
75006 Paris
tél. : 01 55 55 04 21
(depuis l'étranger : [00 33] 1 55 55 04 21)
télécopie : 01 55 55 23 80
Web : www.education.gouv.fr

So sánh hệ thống văn bằng của Pháp và Mỹ

Bằng tú tài Mỹ (High school diploma)
Bằng này đườc coi là tương đương với baccalauréat của Pháp.

Bằng cử nhân Mỹ (Bachelor's Degree)
Tùy từng trường hợp bằng này được coi là tương đương với bằng Đại Học đại cương Pháp (DEUG, DEUST, BTS, DUT), bằng licence, thậm chí bằng cử nhân Pháp.

Bằng cao học (Master's degree)
Nếu như sinh viên phải viết luận văn để có được bằng cao học Mỹ, bằng này sẽ được công nhận là tương đương với bằng DEA hoặc DESS của Pháp.

Tiến sĩ (Doctorat)
Bằng tiến sĩ Mỹ và Pháp được coi là tương đương.
 
Thực tập

Tìm kiếm thực tập là một trong những quan tâm lớn của đại bộ phận sinh viên muốn áp dụng những kiến thức mình được học được vào đời sống chuyên ngành để sẵn sàng hơn khi thực sự bắt tay vào công việc sau này. Ngoài việc giúp cho sinh viên nhận ra những khó khăn và chênh lệch có thể nảy sinh giữa những kiến thức thu thập được ở trường, trên sách vở, trong lí thuyết và những gì chờ đợi các bạn trên thực tế, thực tập còn là cơ hội tốt để mỗi người có dịp được thực sự hòa mình vào môi trường công việc, để hiểu cái thế giới này một cách xác thực hơn. Vì vậy việc tìm kiếm thực tập cần được quan tâm đúng mức và tiến hành một cách lôgic và có phương pháp khoa học.

Tuỳ theo ngành học mà bạn cần tập trung việc tìm kiếm của mình vào thời điểm và trên phạm vi thích hợp bởi các khoá thực tập của các ngành khác nhau có những đặc điểm khác nhau mà chỉ khi nắm bắt được chúng một cách chính xác thì việc tìm kiếm của bạn mới có thể sớm đem lại hiệu quả thiết thực nhất. Vì vậy bạn cần xác định rõ ngay từ đầu về các tiêu chí tìm kiếm của mình: bạn tìm thực tập trong ngành nào, chức danh cụ thể của việc bạn tìm là gì (pour quel poste postule-t-on?), những kiến thức mà bạn cần thực hành và kiểm chứng có thể có được ở những chức danh nào... Nếu như bạn không nắm rõ được những vấn đề cơ bản này, bạn cần thu thập thêm thông tin để đỡ mất thời gian tìm kiếm mà không biết thực sự mình đang tìm cái gì.

Ngoài những nguồn chung như thày cô giáo, bạn bè, bạn có thể thu thập tin tức ở phòng phụ trách thực tập của khoa hay của trường (tuỳ cấu trúc của từng trường mà phòng này có tên gọi khác nhau, có thể là Bureau des stages, Bureau de la vie étudiante, Assistance professionnelle ou sociale, ACUIO...), ở Trung tâm thông tin và hướng nghiệp của quận hoặc thành phố nơi bạn cư trú (Centre d’Information et d’Orientation). Ngoài ra có một vài địa chỉ cực kì hữu ích ở Paris mà bạn nên biết là:

- CIDJ (Centre d’Information et de Documentation Jeunesse)
101, quai Branly
75740 Paris Cedex 15
www.cidj.asso.fr
Métro 6: Bir-Hakem, sortie Tour Eiffel (đối diện với la Maison du Japon và sứ quán Úc).

Ở đây bạn có thể tìm thấy thông tin về các công ty và các tin rao tìm thực tập sinh cũng như rao việc làm thêm được sắp xếp theo ngành nghề. Hàng năm CIDJ còn tổ chức 2-3 ngày portes ouvertes thường vào cuối tháng 3 để giới thiệu những tin rao và danh sách mới được cập nhật của các danh mục (fichier) ban, ngành nghề (secteur d’activité).

- La Cité des métiers là một bộ phận của La Cité dé sciences et de l’industrie nằm ở La Vilette, quận 19, métro 7 : Porte de la Vilette.

Ở đây thông tin cũng được sắp xếp theo từng ngành nghề với các chức danh tồn tại trong mỗi ngành, rất tiện ích cho việc tìm kiếm theo đích danh từng poste mà bạn quan tâm. Phòng tra cứu mở cửa cho quần chúng theo thời gian nhất định, có rất nhiều tư liệu quí hiếm mà bạn chỉ có thể tra cứu nếu có thuê bao của họ. Bạn cũng được ưu tiên với thẻ sinh viên hay giấy giới thiệu của trường, khoa hoặc giáo viên phụ trách.

- Các bạn học các ngành kinh tế có thể đến tìm và tra cứu ở CFCE (Centre Francais du Commerce Extérieur)- 10, place d’Iéna-Paris 16e. Métro 9: Iéna.

Các thông tin ở đây cũng rất được cập nhật thường xuyên, đặc biệt có đủ các loại danh bạ và tạp chí chuyên ngành kinh tế, thương mại như Le Kompass, Le MOCI, ... Điều kiện tra cứu ở đây cũng tương tự như ở La Cité des métiers nếu không muốn nói là có phần ngặt nghèo hơn. Bạn nên đến tận nơi để nắm rõ cụ thể tình hình.

Internet cũng là một công cụ không thể thiếu trong cuộc sống ngày hôm nay. Trong việc tìm thực tập nó cũng rất hữu ích khi giúp bạn các thông tin về các khoá thực tập mà bạn có thể nộp hồ sơ (les stages auxquels vous êtes susceptibles de déposer votre candidature). Có rất nhiều site và moteur de recherche phục vụ cho việc này, có thể nêu vài ví dụ như:

http://www.diaphane.fr (moteur de recherche consacré aux stages)
http://www.iquesta.com
http://www.jobstage.com
 
Curriculum vitae (sơ yếu lí lịch)

Có thể gọi là sơ yếu lí lịch nhưng có lẽ để nguyên cách gọi CV thì hợp lí hơn cả bởi hiểu là “Curriculum vitae“ (CV) là lẽ thường tình, nhưng cũng sẽ không sai nếu ai đó nói rằng đây đơn giản chỉ là “ Cours de votre vie “. Bạn không cần phải ghi tựa đề là CV nhưng phải làm cho người đọc hiểu được là họ đang đọc cái gì, đó là một trong những yêu cầu cơ bản cho việc viết CV theo phong cách Pháp.

Cách viết CV đối với mỗi dân tộc đều có những nét đặc trưng khác nhau do sự khác biệt về lịch sử, văn hoá, cách suy nghĩ, lối sống... nhưng về mặt nguyên tắc mà nói thì CV đều phải nói hay miêu tả được hành trình của bạn cho đến thời điểm bạn viết CV. Vì vậy nên bạn luôn phi nhớ rằng tính thời sự của nó rất cao, bạn không thể chỉ làm 1 cái CV trong đời được.

CV của bạn cũng phải phù hợp với loại công việc mà bạn xin làm hay thực tập, và tất nhiên phải hợp với gu của nhà tuyển dụng nữa. Nói vậy không có nghĩa là bạn phải thêu dệt hay cắt xén CV của mình, điều quan trọng là bạn nhận thức được việc mình gửi cái CV ấy cho ai, công việc hay thực tập mà bạn muốn xin vào thuộc ngành nghề gì, yêu cầu có những kiến thức va kinh nghiêm thực tế nào, tiêu chí của nhà tuyển dụng ra sao... để có thể xây dựng được 1 CV phù hợp nhất với điều mà nhà tuyển dụng mong đợi. Nguyên tắc vàng vẫn là: Không nhất thiết nói những gì theo lý trí là cần phải nói, nhưng cần nói những gì mà người đối diện với bạn (ở đây là nhà tuyển dụng, nhưng cái nguyên tắc này còn có thể có những áp dụng khác nữa) muốn nghe.

Cụ thể ra thì CV của bạn phải có :

- Các thông tin về bản thân (état civil): tên, ngày sinh, quốc tịch, địa chỉ, điện thoại.
- Quá trình học tập của bạn (formation), thường nên viết theo trình tự thời gian từ gần nhất đến xa nhất. Chú ý nêu bằng cấp mà bạn thu được tương đương với từng giai đoạn.
- Kinh nghiệm thực tế (expériences professionnelles) : Tuỳ theo công việc hay thực tập bạn định xin làm mà bạn phải chọn đển nhiều ở phần này những thông tin gì, cũng nên chuẩn bị tinh thần sẽ được hỏi về công việc mà bạn thích nhất trong tất cả những việc bạn đã từng làm qua chẳng hạn. Các công việc lặt vặt thời sinh viên không phải la một cái gì đó có hại cho CV của bạn, ngược lại nó còn là bằng chứng cho việc bạn là một con người năng động và từng trải. Tất nhiên bạn nên lựa chọn những việc phù hợp hay có quan hệ hữu ích cho công việc hay thực tập mà bạn định xin để viết lên CV chứ không phải cứ tuỳ tiện viết ra giấy tất cả những gì bạn nhớ là mình đã từng làm cho đến thời điểm đó.

- Phần không thể thiếu nữa là các ngoại ngữ và kiến thức vi tính của bạn. Hãy tỏ ra cụ thể trong cách thể hiện. VD bạn cần nói trình độ của mình ở từng ngoại ngữ một chứ không chỉ đơn thuần ghi tên của ngoại ngữ đó ra. Tương tự bạn cũng nên nói đôi lời về kiến thức vi tính của mình.

- Các mối quan tâm khác (centres d’intérêt) : ở đây bạn có thể nói về những sở thích cá nhân của mình, về các mối quan tâm của bạn ... nhưng vẫn không được quên là giữ nguyên logic với công việc hay thực tập mà bạn đăng kí xin làm.

Ngoài ra còn có các yêu cầu về hình thức của CV mà bạn cần tôn trọng từ đầu đến cuối văn bn (chỉ dùng 1 loại chữ, cố gắng tìm chữ đn gin và dễ đọc...) để có thể có được một CV thích hợp nhất. Sau cùng bạn nên nhờ 1 người có kinh nghiệm đọc lại và góp ý cho bạn về c nội dung lẫn hình thức bởi thông thường người ngoài bao giờ cũng tỉnh táo hn để nhận ra những điều mà dù lưu tâm chưa chắc chúng ta đã thấy.
 
Lettre de motivation

Lettre de motivation (LM) là một cách thể hiện bằng lời các lý luận mà bạn cần có để chứng minh cho nhà tuyển dụng thấy bạn là người thích hợp cho công việc hay khoá thực tập mà họ đang cần. Trong thư bạn phải nêu được một cách khái quát kinh nghiệm cũng như những kiến thức mà bạn đã có, nhưng không được bằng lòng với việc liệt kê chúng ra một cách đơn thuần như trong CV. Bạn cần chú ý đưa ra nhưng lý lẽ chứng minh rằng bạn thực sự rất motivé để làm công việc này. Đừng nên tự đặt mình vào vị trí của người đang chờ đợi một cái gật đầu hay một ân huệ gì của nhà tuyển dụng, dù trên thực tế bạn là thí sinh còn họ là giám khảo đi nữa, bạn hãy làm sao để có được vị thế tương đương với họ. Hãy tỏ ra rằng họ cũng cần bạn như bạn đang cần họ.

LM của bạn nên có những phần sau

- Về cá nhân bạn (votre situation): bạn đang theo học ban ngành gì, chế độ học của bạn (Université, Grande Ecole, IUT, BTS...), bạn sẽ có bằng cấp gì trong bao nhiêu lâu nữa (tuỳ theo stage hay việc bạn xin làm bởi có những bằng bắt buộc bạn phải thực tập trong quá trình học... mà bạn có cho chi tiết này vào hay không).

- Yêu cầu của bạn (votre demande): bạn xin làm thực tập hay việc ở chức vụ nào, chức năng nào, chuyên ngành và bộ phận gì.

- Nhiệt huyết của bạn (vos motivations): tại sao bạn lại chọn ngành này, công ty hay công việc này, dự định tương lai của bạn là gì ... Hãy cố gắng để bức thư là một cách cụ thể hoá một cách có sức thuyết phục những gì bạn đã đề cập đến trong CV, để cho nhà tuyển dụng thực sự có nhu cầu được gặp và tất nhiên mục tiêu cuối cùng là tuyển dụng bạn.

- Những mong đợi của bạn (vos attentes): bạn hoàn toàn có quyền nói lên những gì mà bạn mong muốn rằng công việc hay khoá thực tập này sẽ đem lại cho bạn. Điều này không những không làm phật ý nhà tuyển dụng mà ngược lại còn chứng tỏ rằng bạn là một người nghiêm túc, thực sự mong muốn được làm công việc này để phục vụ cho kinh nghiệm chuyên ngành hay làm giàu cho hành trang kiến thức của mình.

- Những điểm mạnh của bạn (vos atouts): về mặt kiến thức, về mặt phẩm chất nghề nghiệp cũng như cá nhân. Cần chứng tỏ rằng bạn có thể mang lại nhiều lợi ích cho công ty chứ không phải chỉ có chiều ngược lại.

- Những gì bạn có thể mang lại (vos apports en lien avec vos atouts): cụ thể hoá những gì bạn có thể làm nhờ những điểm mạnh cũng như những kinh nghiệm mà cá nhân bạn đã thu nhận được trong cuộc sống cũng như trong những công việc hay những lần thực tập trước (nếu có).

- Đề nghị được gặp gỡ (demande d’entretien) nhà tuyển dụng để có thể thuyết phục họ một cách sống động hơn những điều bạn đã nêu trên.

- Chào hỏi (salutations): tuỳ theo công việc hay thực tập cũng như cương vị, chức danh của người nhận hồ sơ mà bạn cần có mẫu câu chào hỏi thích hợp. Phần chữ kí tất nhiên không thể thiếu.

Tất nhiên các qui cách về trình bày cũng là một yếu tố không thể coi thường trong bức thư của bạn. Góc trên bên tay trái sẽ là tên cùng địa chỉ và số điện thoại của bạn. Lệch về phía dưới bên phải sẽ là ngày tháng. Sau đó dưới và ở giữa hơn một chút sẽ là tên và địa chỉ người nhận (nếu bạn có tên của người nhận hồ sơ thì nên ghi cụ thể, còn nếu không thì gửi tới bộ phận nhân sự có liên quan). Sau đó bạn cần nêu mục đích của bức thư (objet).
 
Việc làm thêm

Thời sinh viên, đi làm thêm để tăng một phần thu nhập là một hiện tượng phổ biến. Công việc có và bạn hoàn toàn có khả năng làm không việc này thì việc khác, vấn đề là làm sao tìm được những việc phù hợp với khả năng và quỹ thời gian có hạn của bạn, có thể mang lại cho bạn không chỉ là một chút thu nhập bổ sung mà cả một vốn sống cũng như những kiến thức thực tế mà không một trường lớp nào dạy. Trong khuôn khổ của trang Web này, chúng tôi không có tham vọng nêu lên tất cả những thông tin liên quan tới vấn đề, chúng tôi chỉ mong có thể đem lại, dù ít dù nhiều, một vài lời khuyên thu thập được từ những kinh nghiệm của chính chúng tôi trong quá trình tìm kiếm việc làm thêm trong thời gian du học tại Pháp.

Điều đầu tiên cần được đề cập tới là vấn đề pháp lý liên quan tới chuyện đi làm thêm của sinh viên VN chúng ta. Nằm ngoài cộng đồng kinh tế châu Âu, SVVN cũng như sinh viên của nhiều nước khác cần phải xin giấy phép làm việc tạm thời (autorisation provisoire de travail). Giấy phép này có thời hạn tối đa là 9 tháng và có thể làm mới lại mà không hạn chế số lần. Giấy này cho phép bạn làm việc 17,5 h/tuần một cách hoàn toàn hợp pháp. Trong thời gian nghỉ hè bạn có thể được cấp giấy phép tối đa là 3 tháng. Bạn cần xin giấy này ở: Service de la main d’oeuvre étrangère (M.O.E) thuộc Direction départementale du travail, de l’emploi et de la formation professionnelle (D.D.T.E.F.P) nơi bạn ở. Bạn có thể tìm thấy địa chỉ của tất cả các DDTEFP trên toàn nước Pháp trên site của Ministère des Affaires sociales, du Travail et de la Solidarité: www.travail.gouv.fr/adresses/adresses_f.html. Với nội thành Paris thì DDTEFP nằm ở địa chỉ sau: 127, boulevard de la Villette - 75483 Paris Cedex 10. Métro: Jaurès.

Các giấy tờ cần thiết để xin giấy phép này gồm:

- Hợp đồng của người chủ trực tiếp của bạn (có thể là contrat de travail, lettre d’engagement, promesse d’embauche...) có ghi cụ thể ngày giờ và địa chỉ nơi làm việc, mức lương, chức danh của bạn. Bạn không có quyền làm việc thông qua agence d’intérim.
- Thẻ lưu trú (carte de séjour) loại dành cho sinh viên (mention Etudiant-Elève).
- Thẻ sinh viên của năm mà bạn xin làm thêm.
- Ảnh chân dung.
- Phong bì có dán sẵn tem ghi tên và địa chỉ của bạn.

Tuỳ từng địa phương và từng hồ sơ mà bạn nhận được giấy phép này nhanh hay chậm, nhưng ít nhất cũng phải là 1 tuần.

Ý tưởng để kiếm việc cũng khá phong phú, từ trông trẻ, dạy kèm trẻ con, giao quảng cáo ... cho đến làm người trực điện thoại, tiếp tân, phụ bếp, ... Bạn cần xác định rõ khoảng thời gian mình có thể đảm nhận công việc để không bị ảnh hưởng đến việc học vẫn là ưu tiên hàng đầu của sinh viên chúng ta. Sau đó sẽ tuỳ theo tầm quan trọng mà bạn đặt vào các tiêu chí liên quan tới công việc (tiền lương, điều kiện hay thời gian làm việc phù hợp...) mà bạn bắt đầu tìm kiếm.

Vẫn là những địa chỉ đã nêu ở phần thực tập: CIDJ là một nơi tập trung rất nhiều thông tin hữu ích cho công cuộc tìm kiếm. Hàng năm họ còn xuất bản 1 cuốn sách hướng dẫn nhỏ với rất nhiều thông tin về các nguồn tìm việc.

Một số nơi có tập trung nhiều annonces tìm người là CROUS (Centres Régionaux des Oeuvres Universitaires et Scolaires), các trụ sở Mutuelles étudiantes, ACUIO của các trường... ở Paris bạn còn có nhiều tổ chức độc lập như Centre France-Asie, Entraide d’étudiants, Alliance Française...

Riêng với năm 2002 này thi ngày 10/10 tới có journée dédiée au recrutement international ở CIUP, chắc chắn cũng sẽ có nhiều thông tin hữu ích cho việc tìm kiếm của bạn.

Tìm kiếm trên mạng cũng là một phương cách phổ biến ngày nay. Ngoài một vài địa chỉ đã nêu ở trên bạn còn có thể tìm thông tin trên:

http://www.pagesjaunes.fr
http://www.phosphore.bayardweb.com

Đó là không kể tới rất nhiều tờ báo chỉ chuyên về rao các tin này hay có các trang mục dành riêng cho việc làm, bạn có thể tra cứu: Le Journal de l’Emploi, Le Figaro, L’Echo...

Có một điều chắc chắn là bạn sẽ có nhiều cơ hội kiếm được công việc phù hợp với bạn về mọi mặt nếu được người quen hay bạn bè giới thiệu. Bởi vậy nên đừng ngại kêu gọi tới những người xung quanh bạn để nếu có thông tin bạn sẽ là 1 trong những người đầu tiên nắm bắt được.

“Chọn bạn mà chơi”, câu thành ngữ xưa vẫn giữ nguyên giá trị nhưng cần được bổ sung thêm cho phù hợp với sự biến chuyển của thời đại. Giao thiệp rộng, biết cách duy trì và phát triển những quan hệ cần thiết cho cá nhân cũng như cho sự nghiệp là một tiêu chí không thể thiếu của mỗi chúng ta hôm nay. Cuộc sống còn ở phía trước, cón rất nhiều thứ cần phải học hỏi.
 
Bằng lái xe ở Pháp

Bằng lái xe của Pháp được hầu hết các nước trên thế giới công nhận (nhất là tất cả các nước thuộc Liên Minh châu Âu), kể cả ở Việt Nam. Tuy nhiên việc thi lấy bằng rất khó khăn so với các nước phát triển khác (Mỹ chẳng hạn), rất tốn kém về tài chính và thời gian (ở Paris và vùng phụ cận khoảng 800 Euros, ở các Tỉnh thì rẻ hơn).

Thi bằng lái xe

Thi bằng lái xe gồm thi Luật giao thông và thi lái xe thực hành.

Chọn trường dạy lái xe (Auto-école)

Ở Pháp, chỉ có các trường dạy lái có giấy phép hành nghề mới có quyền tổ chức học, nộp hồ sơ lên Sở cảnh sát để thi lấy bằng lái xe. Các trường này đều là trường tư nhân cho nên uy tín, chất lượng, giá cả cũng thay đổi tuỳ trường hợp, tuỳ địa phương.

Trên phạm vi toàn nước Pháp có một số trường lái có cơ sở ở mọi nơi, có uy tín và chất lượng, ví dụ như ECF, Ecole de Conduite Française. Bạn nên cẩn trọng khi chọn trường lái vi nó quyết định lớn đến khả năng thành công của bạn. Bạn hãy xem xét xem có nhiều người đăng ký ở đó không, hỏi ý kiến những người đang học. Nếu trường lái có nhiều người dạy lái (Moniteur), bạn cũng nên chọn người nào tốt hơn và tính tình và cách dạy hợp với bạn hơn.

Chương trình học

Các trường lái thường bán trọn gói (forfait) các trường trình dạy lái xe, bao gồm phần luyện Luật giao thông trên máy tính hoặc qua phim âm bản Diapositives, có sửa chữa chấm điểm cuối giờ (thường là không hạn chế về số giờ bạn muốn học) và 20 giờ học lái bắt buộc với Monitor. Nếu bạn cảm thấy số giờ trên là chưa đủ để thi, bạn có thể trả thêm tiền cho những giờ lái bổ xung, thông thường là khoảng 30-35 Euros một giờ.

Phần thi Luật gồm 40 câu hỏi trắc nghiệm trên phim Diapo hoặc bằng máy tính, bạn chỉ được phép trả lời sai nhiều nhất là 4 câu. Phần này khá đơn giản, tỷ lệ đỗ khá cao. Thông thường bạn được phát một cuốn Luật thu nhỏ để ôn. Bạn chỉ nên thi luật khi bạn thường xuyên đạt điểm từ 37/40 trở lên trong khi làm trắc nghiệm ở lớp. Nếu thi trượt Luật, bạn chỉ việc nhờ Auto-Ecole của bạn đăng ký thi lại vào kỳ sau. Xin lưu ý bạn rằng để đăng ký được thi hoặc thi lại thường là khá lâu vì số người đăng ký khá đông và theo luật phải chờ ít nhất một tháng.

Phần thi lái xe là phần thi khó nhất và tỷ lệ trượt lần đầu có thể lên tới 80%. Tất cả các kỹ năng lái, vượt, tránh, đỗ, lùi xe cơ bản của bạn sẽ bị Người Kiểm Tra xét nét rất tỷ mỷ. Bạn hãy bình tĩnh nghe lệnh và làm một cách trôi chảy các thao tác đựợc dạy. Xin lưu ý là chỉ những người đã thi đạt về luật mới được thi lái. Kết quả thi luật được bảo lưu trong vòng 2 năm. Nếu bạn thi trượt bạn chỉ việc nhờ Auto-Ecole của bạn đăng ký thi lại vào kỳ sau, đóng lệ phí bổ xung và theo luật phải chờ ít nhất một tháng.

Do chờ đợi và học hành khá tỷ mỷ, muốn có bằng lái bạn thường phải bỏ ra ít nhất là 3 tháng. Nếu bạn thi trượt lần đầu thi hãy tính thành 5 tháng. Chi phí tối thiểu trung bình cho một khoá học trọn gói là từ 700 Euros đến 1000 Euros.

Đừng nản chí!

Thi được bằng lái xe ở Pháp quả là tốn kém vả vất vả vì bạn phải xứng đáng với trách nhiệm an toàn tính mạng con người nhưng bù laị là niềm vui to lớn về cảm giác chủ động, tự do khi lái xe, khi khám phá các miền đất lạ.

Chúc bạn thành công !

Giá trị của bằng lái xe Việt Nam tại Pháp

Sẽ được cập nhật trong thời gian tới
 
Phụ trợ bảo hiểm y tế bổ sung(CMU)

CMU (Couverture Maladie Universelle) là hệ thống phụ trợ bảo hiểm xã hội bổ sung cho Sécurité Sociale mà mỗi sinh viên muốn sinh sống và học tập tại Pháp đều phải mua.

Điều kiện chính để được hưởng chế độ CMU là thu nhập của bạn cũng như của concubin, concubine - sống chung mà chưa đăng kí kết hôn - và những người dưới 25 tuổi do bạn đảm bảo về mặt tài chính trong thời gian 1 năm không vượt quá 1 khoản nhất định đã được quy định trên sắc lệnh có liên quan. Nếu như bạn được hưởng RMI (Revenu minimum d’insertion) bạn cũng được hưởng chế độ CMU.

Chế độ bảo hiểm bổ sung này cho phép bạn được miễn các khoản tiền ứng trước liên quan tới việc khám chữa bệnh và mua thuốc:

- tiền ticket modérateur
- tiền nằm viện tính theo ngày trong 1 mức thang nhất định (forfait journalier hospitalier)
- các khoản phụ phí liên quan đến răng giả (prothèses dentaires), chỉnh hình răng và mặt (orthopédie dento-faciale)
- một vài chi phí y tế mang tính chất cá nhân khác (nhất là kính thuốc) trong những giới hạn được quy định bởi 1 nghị định liên bộ.

CMU của bạn có thể được quản lý bởi:

- cơ quan bảo hiểm đã có của bạn, là người quản lý cho Nhà nước về vấn đề này.
- một cơ quan bảo hiểm y tế nào khác: mutuelle, institution de prévoyance, société d’assurance.

Bạn không phải trả tiền thêm như mutuelle để có được CMU. Bạn cần rút hồ sơ CMU ở cơ quan bảo hiểm của bạn (tại Paris có 2 cơ sở chính là SMEREP và LMDE) rồi điền hồ sơ và gửi kèm các giấy tờ được yêu cầu. Tùy thời gian nộp và tùy theo sự đầy đủ về mặt thông tin cũng như những giấy tờ kèm theo mà hồ sơ của bạn sẽ được xử lý nhanh hay chậm. Trung bình bạn sẽ nhận được câu trả lời trong vòng nửa tháng.

Hồ sơ CMU của bạn cần được kèm theo các giấy tờ sau đây :

- Chứng minh thư, thẻ cư trú (CNI, carte de résidence ou de séjour).
- Thẻ bảo hiểm xã hội (carte d’assuré social) hay thẻ Vitale cùng các giấy chứng nhận Vitale.
- Giấy chứng nhận chỗ ở.
- Giấy chứng nhận thu nhập (bảng lương, chứng nhận học bổng, RMI, các khoản khác nếu có...)
- Thẻ sinh viên hoặc giấy chứng nhận đã đăng kí học.

CMU sẽ được cấp hàng năm. Kể từ năm thứ hai, bạn phải rút và nộp hồ sơ xin lại CMU trong vòng 2 tháng trước khi CMU năm cũ của bạn hết hạn.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Trợ cấp tiền nhà (CAF)

CAF (caisse d’allocations familiales) là hệ thống trợ cấp tiền nhà. Mức tiền trợ cấp phụ thuộc vào giá tiền nhà và thu nhập của bạn. Lưu ý : tất cả mọi người đều có quyền xin tiền trợ cấp CAF.

Nếu bạn không có thu nhập (ressources), mức tiền trợ cấp vào khoảng 30% tiền thuê nhà. Với những bạn được học bổng chính phủ Pháp (BGF), mức trợ cấp có thể lên tới 45%. Nếu nhà của bạn thuê có quy ước với CAF, mức trợ cấp sẽ lớn hơn.

Để xin trợ cấp của CAF, bạn làm như sau

- Vào trang web: http://www.caf.fr
- Tính mức tiền trợ cấp: "Votre dossier en direct", sau đó vào phần "Calculer votre aide au logement".
- Điền hồ sơ: vào phần “Etudiants”. Bạn theo hướng dẫn trên trang web, trả lời các câu hỏi. Sau khi trả lời xong, bạn in hồ sơ (từ file PDF). Bạn gửi hồ sơ này và các giấy tờ kèm theo (pièces jointes, liệt kê ở cuối hồ sơ) đi. Chú ý là mỗi vùng có một trung tâm quản lí CAF riêng. Khi bạn chuyển chỗ ở đi vùng khác, bạn sẽ được yêu cầu chuyển hồ sơ sang trung tâm mới.

Những giấy tờ chính

- Attestation de logement: giấy chứng nhận nơi cư trú.
- Bản sao hộ chiếu
- Bản sao carte de séjour – thẻ cư trú đang có giá trị (bạn không thể
nhận được CAF khi không có carte de séjour). Tuy nhiên, bạn vẫn có thể gửi hồ sơ đi trước khi nhận được carte de séjour. Về nguyên tắc, bạn được tiền trợ cấp từ tháng thứ hai tính từ ngày carte de séjour của bạn có giá trị. Ví dụ : carte de séjour của bạn có giá trị từ ngày 1/9. Nhưng tháng 11 bạn mới làm xong hồ sơ. Bạn được hoàn lại số tiền của tháng 10. Nếu họ « quên » không hoàn lại số tiền này cho bạn, bạn cần liên lạc với họ để « nhắc nhở ». Vì carte de séjour chỉ có giá trị một năm, mỗi năm bạn phải gửi bản sao carte de séjour mới.
- Attestation de bourse – giấy chứng nhận học bổng (nếu bạn có).
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Đi lại trong Île de France

1/ Le ticket

Đây là loại vé đi một lần trên tất cả các loại phương tiện công cộng của vùng Ile de France. Bạn có thể mua vé theo từng đơn vị hay một chục (giá sẽ rẻ hơn). Giá vé sẽ khác tuỳ theo từng vùng mà bạn muốn đi nhất là các vùng ở ngoài Paris (về mặt giao thông công cộng, Paris được chia thành 8 vùng khác nhau).

2/ Carte orange

Đây là loại vé không hạn chế số lần đi cho tất cả các loại phương tiện công cộng của Ile de France trong số vùng qui định. Vé gồm một thẻ có ghi tên tuổi và một vé có từ tính (tính theo tháng hoặc theo tuần).

Giá trị của vé:

Vé tuần có giá trị từ 00 h 01 ngày thứ hai cho đến 23 h 59 ngày chủ nhật. Bạn có thể mua vé tuần đến thứ tư của tuần đó và có thể mua vé cho tuần sau bắt đầu từ thứ sáu tuần trước.

Vé tuần có giá trị từ mùng một cho đến hết tháng. Bạn có thể mua vé tháng từ ngày 20 của tháng trước đến ngày 19 của tháng đó.

3/ Billets combinés

Đây là loại vé dành cho các hội chợ, triển lãm.... Giá vé bao gồm cả vé vào cửa và vé đi lại của hội chợ hay triển lãm.

4/ Carte intégrale

a/ Carte intégrale là gì?

Cũng giống như carte Imagine-R, đây là loại vé có giá trị trong vòng một năm và trên tất cả các loại phương tiện công cộng của Ile de France (RER, Bus, métro, tramway, mạng transilien SNCF trừ Orlyval tuỳ theo các vùng được chọn).

Các bạn sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian khi mua loại vé này. Bạn có thể cắt hợp đồng bất cứ lúc nào mà bạn muốn và kí lại trong vòng 12 tháng sau.

b/ Đối tượng mua vé

Tất cả các đối tượng đều có thể mua loại vé này. Nếu bạn đã trên 26 tuổi và đã đi làm thì loại vé này rất thích hợp với bạn vì cơ quan có thể trả một nửa số tiền mua vé cho bạn.

c / Mua vé như thế nào?

Bạn có hai cách để có thể mua vé:

+ Bạn có thể đến các văn phòng của Carte Intégrale. Bạn sẽ mua được ngay vé trong vòng 5 phút. Khi đến, bạn phải mang theo giấy tờ tuỳ thân, ảnh thẻ, số tài khoản (nếu bạn trả hàng tháng).
+ Bạn có thể in hợp đồng mua vé (http://idf.sncf.fr/FR/ci/contrat.htm#haut) và các điều kiện của hợp đồng (http://idf.sncf.fr/FR/ci/contrat.htm#conditions), sau đó điền, kí tên và gửi đến đia chỉ:

Carte Intégrale
86983 Futuroscope Cedex

Giá vé cũng tuỳ vào vùng và cách thức nộp tiền mà bạn chọn. Ví dụ như vé 2 vùng là 41,00 (268,94 FF)/ tháng. Để biết được giá vé phù hợp với mình nhất, mời bạn ấn vào đây(http://idf.sncf.fr/FR/ci/tarifs.htm).

d/ Nếu bạn mất vé ....

Bạn có thể đươc cấp ngay vé mới tại các văn phòng của carte Intégrale mà không phải mất một chi phí nào cả (tối đa hai lần/năm).

Để biết thêm chi tiết, các bạn có thể vào trang http://idf.sncf.fr/FR/ci/ hoặc gọi theo số 01 44 54 40 20.

5/ Paris visite

Paris Visite là loại vé duy nhất để đi chơi Paris và các vùng lân cận. Bạn có thể đi trên tất cả các loại phương tiện trong các vùng bạn chọn (1-3 hoac 1-8). Vé có thể có giá trị trong 1,2,3 đến 5 ngày tuỳ bạn chọn.

6/ Carte musées et monuments

Đây là loại vé vào có giá trị 1,3 hay 5 ngày cho tất cả 70 bảo tàng và danh lam thắng cảnh ở Paris và vùng Ile de France. Vé chỉ có giá trị trong khoảng thời gian mà bạn chọn khi mua vé... Bạn có thể mua vé trong các trạm tàu điện hay tại văn phòng Du lịch của Paris hay ở FNAC.

7/ Carte Emeraude et Amethyste

Đây là loại vé có thể xin miễn phí hoặc giảm một nửa tiền vé trên mạng lưới RATP và SNCF Transilien. Các bạn có thể đến xin vé tại các văn phòng trợ giúp xã hội tại mỗi toà thị chính của các quận ở Paris. Các điều kiện để được cấp vé :

- Người già trên 60 tuổi.
- Người tàn tật hay mất khả năng lao động.

8/ Passport Disneyland Resort Paris

Disneyland Resort Paris là vé có giá trị ở khu vực gồm có :

- Công viên Disneyland
- Parc Walt Disney Studios
- Làng Disney và các khách sạn Disney

Chỉ 35 phút bằng RER là bạn có thể được khám phá Disneyland nhờ Passeport Disneyland Resort Paris. Với loại vé này bạn có thể chơi một ngày trong một công viên mà bạn chọn và bạn có thể ra vào không hạn định số lần. Nếu bạn chọn Parc Walt Disney Studios, bạn có thể được vào công viên Disneyland trong vòng 3 giờ trước giờ đóng cửa.

9/ Carte Imaginaire

a/ Carte Imagine-R là gì?

Đây là vé đi tầu năm dành cho các bạn của vùng Ile de France. Vé có giá trị trong các vùng 75 / 77 / 78 /91 / 92 /93 / 94 / 95 ( Ile de France) và trên tất cả các loại phương tiện công cộng (Métro, Bus, Tram, Train, RER). Loại vé này giúp bạn tiết kiệm được rất nhiều chi phí đi lại (theo ước tính thì loại vé này chỉ bằng khoảng 40% so với vé tháng). Một tiện ích của loại vé này là bạn có thể đi khắp các vùng của Ile de France một cách không hạn chế vào các ngày cuối tuần và các ngày lễ.

b/ Những đối tượng được mua vé

Những điều kiện để bạn có thể mua đươc loại vé năm này là:

+ Bạn phải dưới 26 tuổi.
+ Bạn phải là học sinh, sinh viên.

c/ Mua vé như thế nào?

Chính vì những điều kiện trên nên ngay sau khi các bạn có thẻ sinh viên của năm học mới thì hãy xin ngay một bộ hồ sơ carte Imagine-R tại các trạm métro hay RER (khi đó nên nói rõ bạn là sinh viên, học sinh hay đối tượng nào khác vì các bộ hồ sơ không giống nhau). Làm như vậy các bạn sẽ tiết kiệm được những chi phí đáng kể cho việc đi lại.

Nếu bạn là sinh viên, bạn có thể mua vé bắt đầu từ 01/09, 01/10, 01/11, 01/12 của năm đó hay từ 01/01 của năm sau và vé của bạn có giá trị trong vòng 12 tháng.

Nếu bạn là học sinh, bạn phải mua vé bắt đầu từ mùng 1 tháng 9 và vé có giá thị trong vòng 13 tháng vì các bạn được tặng thêm một tháng.

Về phần giá vé, vì có rất nhiều giá khác nhau tuỳ theo bạn chọn từ vùng nào đến vùng nào. Ví dụ : Giá vé cho hai vùng dành cho sinh viên là khoảng 249,8 euros ( khoảng 1640 F). Để biết được giá vé phù hợp với mình, mời bạn ấn vào đây(http://www.imagine-r.com/php/carte/carte_tarif.php

Các bạn nên chú ý tiến hành sớm việc lấy và gửi hồ sơ vì phải chờ khoảng độ ba tuần sau thì bạn mới nhận được vé.

Về việc nộp tiền vé, các bạn có hai cách:

+ Bạn nộp một lần bằng séc của bạn hoặc của người khác đều được.
+ Bạn nộp hàng tháng bằng chế độ rút tiền tự động trong tài khoản của bạn.

d/ Nếu bạn mất vé ...

Nếu bạn mất vé, bạn đừng lo ngại gì cả. Hãy lấy và điền tờ khai tại bất kì một điểm bán vé nào và gửi đi kèm với một séc có giá trị 22,9 euros nếu bạn đã trả hết tiền một lần. Còn nếu bạn trả tiền hàng tháng thì số tiền đó sẽ được rút trong tài khoản của bạn.Trong thời gian chờ đợi, hãy đi bằng vé tuần và giữ chúng lại vì các bạn sẽ được hoàn trả lại tiền mua vé. Trong vòng hai tuần, bạn sẽ nhận được vé và ngay sau đó hãy gửi những vé tuần mà bạn đã sử dụng cùng với một tờ khai khác (được phát kèm với tờ khai trước).

Để biết thêm chi tiết, mời các bạn vào trang web http://www.imagine-r.com.

10/ Transition

Ngày 20 tháng 6 năm 2000, loại vé này đã được ra đời. Vé dành cho các bạn trẻ có khó khăn đăng kí vào chương trình TRACE (Trajet d'Accès à l'Emploi). Mục đích của loại vé này là nhận biết được những khó khăn của thanh niên chưa có việc làm và cho họ một khoảng thời gian từ 12 đến 18 tháng. Vé này gồm một thẻ có tên tuổi và có giá trị trong vòng từ 12 đến 18 tháng và một vé từ có giá trị ba tháng.

11/ Tickets jeunes

Đây là loại vé ngày cho các bạn dưới 26 tuổi cho các ngày thứ bảy, chủ nhật hay một ngày lễ. Với loại vé này, bạn có thể đi trong các vùng từ 1 đến 3, 1 đến 5,1 đến 8 hoặc 3 đến 8. Khi đi mua vé, các bạn nhớ mang theo carte jeune để chứng nhận bạn dưới 26 tuổi.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Di chuyển giữa các thành phố trong nước Pháp

Sống và học tập tại Pháp - một đất nước rộng lớn với nhiều thắng cảnh và công trình kiến trúc cổ (các lâu đài, nhà thờ,…) , bạn có điều kiện hết sức thuận lợi để tìm hiểu một phần không nhỏ của văn hoá châu Âu. Bạn sẽ thường xuyên có nhu cầu đi lại giữa các tỉnh trong nước Pháp để du lịch, và đôi khi cũng là để thăm bạn thăm bè. Việc di chuyển này nói chung cũng dễ dàng, chỉ cần bạn có một chút kiến thức mà chúng tôi sẽ trình bày dưới đây.

Di chuyển giữa các tỉnh trong nước Pháp có 3 cách thức chính :

1. Đường sắt

Với một mạng lưới đường sắt phủ rộng và một hệ thống tàu trang bị tốt và tốc độ, đây là cách thức tiện lợi nhất và được xử dụng nhiều nhất để đi lại trong nước Pháp. Đặc biệt, giữa các thành phố lớn của nước Pháp như Paris, Lyon, Marseille, … luôn có những tuyến đường sắt cao tốc (~ 300km/h)cho phép bạn đi lại thậm chí chỉ trong một ngày (Paris – Lyon trong 2h, Paris – Marseille 700km trong 3h, …).

Bạn có thể mua vé tàu ở quầy bán vé tại nhà ga, tại máy bán vé tự động, hoặc đặt vé qua mạng. Đặt vé qua mạng giúp bạn đỡ phải đi đến nhà gare để mua vé (nhiều khi rất xa chỗ bạn ở) hoặc giúp các bạn vẫn còn khó khăn trong giao tiếp vì vấn đề ngôn ngữ. Thường thường, cách tốt nhất là bạn đặt vé qua mạng rồi đến rút vé tại máy bán vé tự động hoặc tại nhà gare một vài ngày trước ngày tàu chạy.

Giá vé tàu cho cùng một tuyến đường không phải là cố định. Nó tùy thuộc vào thời điểm tàu chạy, ví dụ như những giờ vào sáng sớm và đêm khuya hay trong tuần thì thường rẻ hơn những giờ trong ngày hay cuối tuần (vào thời điểm này, số lượng người đi lại thường nhiều hơn). Do đó, khi mua vé, nếu không bị quá ép buộc vì thời gian, bạn có thể chọn giờ hoặc ngày có vé rẻ. Công ty đường sắt Pháp (SNCF – Société nationale de chemin de fer) chia giờ tàu chạy ra thành : giờ cao điểm (périodes de pointe), giờ bình thường (périodes normales), …

Công ty đường sắt Pháp (SNCF – Société nationale de chemin de fer) thực hiện một chính sách ưu đãi giảm giá cho những người trẻ tuổi (từ 12 đến 25 tuổi) với điều kiện bạn phải mua một thẻ 12 – 25 hàng năm (giá vào khoảng 40€/thẻ). Với thẻ này, bạn được giảm từ 50% đến 25% cho mỗi vé. Công ty đường sắt Pháp quy định trên mỗi chuyến tàu có một số nhất định ghế được giảm giá, vì vậy, muốn mua được vé giảm 50% hoặc 25%, bạn phải đặt vé sớm.

Trước khi lên tàu, vé của bạn phải được dập (composter) ở những máy dập vé màu da cam. Chỉ khi đã dập, vé của bạn mới được tính là có giá trị (validé) với những người soát vé ở trên tàu. Trong trường hợp quên dập vé hoặc không kịp dập vé, để tránh bị phạt, khi lên tàu bạn phải tìm ngay người soát vé để trình báo.

Vé tàu khi chưa dập đều có thể trả lại (trong trường hợp bạn không thực hiện chuyến đi) hoặc đổi sang ngày, giờ khác (trong trường hợp bạn bị lỡ hoặc do thu xếp công việc không cho phép) mà không bị mất một chút lệ phí nào.

2. Đường ô tô

Bạn có thể đi từ tỉnh này sang tỉnh khác với xe ô tô buýt đường trường. Những xe buýt liên tỉnh này xuất phát từ một bến trong thành phố (gare routière). Bạn có thể đến bến để mua vé.

Nếu bạn có ô tô riêng, thì có nghĩa là bạn đã hiểu khá rõ nước Pháp rồi. Tuy nhiên chúng tôi cũng xin giới thiệu với bạn trang web : http://www.viamichelin.com . Trang web này sẽ giúp bạn tìm ra con đường ngắn nhất, cũng như lộ phí xa lộ, số lượng xăng cần thiết để bạn đi từ tỉnh này đến tỉnh khác

3. Đường hàng không

Cách thức di chuyển này có nhiều hạn chế : hệ thống đường hàng không không phủ rộng khắp nước Pháp. Sân bay chỉ có tại một số thành phố lớn và thường xa trung tâm.
 
Ăn uống

Nhà ăn sinh viên (Restaurant Universitaire)

Đây là sự lựa chọn tốt nhất cho các bạn sinh viên du học vì những ưu điểm:

* Giá rẻ (do được chính phủ Pháp trợ giá): 2.5 euros/suất ăn (so với giá các restaurant thường là 4-8 euros)
* Tiết kiệm thời gian nấu nướng.
* Đảm bảo dinh dưỡng.

Để mua đươc phiếu ăn bạn chỉ cần điều kiện duy nhất là có thẻ sinh viên. Thông thường gần các trường hoặc ký túc xá đều có nhà ăn của CROUS. Để tìm nhà ăn của CROUS gần nơi ở nhất, bạn hãy click vào đây để tham khảo:

http://www.cnous.fr/vieetud/restauration/restcartedescrous.htm

Tuy nhiên, các nhà ăn này thường hạn chế mở cửa vào cuối tuần và buổi tối.

Tự nấu ăn

Bạn cũng có thể tự nấu với giá rẻ hơn, tuy nhiên mất thời gian hơn.

Đi chợ

Pháp có hệ thống các siêu thị rất lớn nơi có tất cả các loại thực phẩm bạn cần với giá cả rẻ hơn chợ ngoài trời.

Các siêu thị ở Pháp thường mở của từ 9h đến 20h tất cả các ngày trong tuần trừ chủ nhật. Nếu muốn ăn đồ VN bạn có thể tìm đến các chợ châu Á. Tốt nhất bạn nên có tủ lạnh trong nhà và đi chợ một lần/tuần để tiết kiệm thời gian.
 
Quỹ học bổng Đồng Hành

Khi rời Việt Nam sang nước ngoài học tập, chắc hẳn rằng trong hành trang của mỗi sinh viên chúng ta luôn đầy ắp những ước mơ về một tương lai tươi sáng. Đó là những dự định trong học tập và cuộc sống của bản thân, là khao khát học hỏi những tiến bộ của khoa học kỹ thuật cũng như tìm hiểu và khám phá một xã hội và một nền văn hoá hoàn toàn mới mẻ. Tuy nhiên, bên cạnh đó, không ít người trong số họ còn ấp ủ những ước mơ tuy giản dị nhưng rất đáng trân trọng : ước mơ chia sẻ những may mắn và hạnh phúc của mình với những người bạn đang gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống tại quê hương Việt Nam thân yêu.

Ước mơ cao đẹp của 6 sinh viên trường Đại học Bách Khoa Paris đã được chắp cánh bay lên khi Quỹ học bổng Đồng Hành chính thức được thành lập vào tháng 7/2001. Vào thời điểm đó, Đồng Hành chỉ xác định giúp đỡ một số lượng nhỏ các sinh viên của trường Đại học Bách Khoa Tp. Hồ Chí Minh. Thế nhưng, với sự giúp đỡ và ủng hộ nhiệt tình của các cô bác Việt kiều đang sinh sống tại Pháp và rất đông các bạn sinh viên, Đồng Hành đã đạt được những thành công bước đầu. Tính cho đến 5/2003, Quỹ học bổng đã trao được 151 suất học bổng cho sinh viên bốn trường : ĐH Bách Khoa TPHCM, Đại học KHTN Tp. HCM, Đại học Bách Khoa Hà Nội và Đại học KHTN Hà Nội.

Đồng Hành luôn coi mỗi suất học bổng trị giá 80 € dành cho các bạn năm thứ nhất và năm thứ hai như một sự động viên để chia sẻ cùng các sinh viên ở Việt Nam những khó khăn trong học tập và trong cuộc sống . Bên cạnh đó, những thành viên của Đồng Hành, tất cả hiện đang là sinh viên, luôn giữ liên lạc với các bạn đã nhận học bổng để trao đổi và giúp đỡ những vướng mắc trong học tập và những khó khăn trong cuộc sống. Một số dự án đã và đang được thực hiện ở Việt Nam để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các bạn trong việc tiếp cận các thông tin mới : trang bị máy tính có nối mạng Internet, tổ chức lớp học tiếng Anh, hình thành một thư viện nhỏ với các tài liệu nước ngoài …..

Cho đến hôm nay, hoạt động của Đồng Hành không chỉ dừng lại trong nước Pháp (Paris, Lyon, Poitiers, Grenoble, Rouen …) mà còn cả ở nước ngoài (Rumani, Mỹ …). Trong thời gian tới, Đồng Hành sẽ tiếp tục đẩy mạnh hoạt động của mình, đồng thời hợp tác với các tổ chức khác của thanh niên như Hội Những Người Bạn (NNB), Hội Thanh niên Việt Nam tại Pháp (UJVF) để có thêm nhiều hoạt động thiết thục hướng về Việt Nam.

Cánh cửa của Đồng Hành luôn rộng mở đón các bạn. Nếu như bạn chưa có điều kiện giúp đỡ Đồng Hành về vật chất, điều đó không sao cả. Hãy đến với Đồng Hành bằng trái tim và những ý tưởng của bạn, vì một điều đơn giản : Đồng Hành là điểm hẹn của những tấm lòng nhân ái!
 
Các thành phố khác

Lyon

Cách thủ đô Paris khoảng 500 km về hướng Đông Nam, Lyon được biết đến như thành phố lớn thứ hai của nước Pháp. Với hệ thống các nhà máy, công trường lớn, Lyon là trung tâm công nghiệp chính của vùng Rhône-Alpes. Thế nhưng, khi nói về Lyon, chúng ta còn nhớ đến nhiều điều hơn thế nữa : một kiến trúc Lyon, một văn hoá Lyon, và một cuộc sống Lyon.

Nếu đi từ Paris, sau hai giờ TGV, bạn sẽ tới Gare Part Dieu. Với những bạn yêu thích kiến trúc cổ của Pháp, những khu nhà theo kiểu hiện đại của khu trung tâm thương mại này có thể làm bạn hơi thất vọng. Hãy kiên nhẫn một chút, một Lyon rất khác sẽ mở ra trước mắt bạn chỉ cách đó không xa. Từ Gare Part Dieu, dọc theo cours La Fayette chừng 2km, bạn sẽ gặp sông Rhône với rất nhiều cây cầu lớn với những vẻ đẹp khác nhau.
Le Rhône và La Saône chảy trong lòng thành phố

Hai dòng sông Le Rhône và La Saône như một chàng trai cường tráng và một cô gái dịu dàng chảy song song trong lòng thành phố, rồi cùng nhau hợp lại ở phía Nam đã tạo nên một vẻ rất riêng cho Lyon. Khu trung tâm của Lyon nằm trên dải đất giữa hai con sông với các địa danh nổi tiếng như : Place Bellecour, trái tim của thành phố, Place des Terreaux được bao bọc bởi Hôtel de ville và Musée des Beaux-Arts, nhà hát Opéra với sự kết hợp của kiến trúc cổ và kiến trúc mái vòm hiện đại. Đây là khu thương mại chính của Lyon, nơi tập trung nhiều cửa hàng và đại diên của nhiều hãng lớn.
La place Bellecour


Hôtel de ville

Place des Terreaux Nhà hát Opéra




Băng qua dải đất này, bạn sẽ bắt gặp một vẻ đẹp khác, trầm tĩnh và cổ kính hơn. Những cây cầu bắc qua sông Saône, không lớn nhưng lại toát lên một vẻ mềm mại, dẫn bạn vào khu phố cổ Vieux-Lyon, nơi có nhiều điều thú vị nhất đối với khách du lịch.



La Saône et Vieux-Lyon

Không có đường đi cho xe ôtô, cả khu phố là một mạng lưới những phố nhỏ, lát đá, len lỏi trong các dãy nhà cổ. Người dân Lyon, nổi tiếng với nghê thuật ẩm thực, thường hay đi dạo hoặc đi ăn tối ở đây vì có hàng trăm nhà hàng nằm sát nhau trên các con phố.

Khu phố này không lớn. Vì thế chỉ cần đi loanh quanh một chút, bạn sẽ đến nhà thờ St Jean, nhà thờ lớn nhất của Lyon được khởi công xây dựng vào cuối thế kỷ 12, để một lần được nghe tiếng chuông vang vọng đã trở nên nổi tiếng.


Khu phố cổ Nhà thờ St Jean

Đúng từ nhà thờ St Jean, ngước nhìn lên cao, bạn sẽ nhìn thấy La Basilique Notre-Dame de Fourvière, niềm tự hào của người dân Lyon. Được xây dựng vào cuối thế kỷ 19, công trình kiến trúc này gắn liền với Lễ hội ánh sáng (Fête des Lumières) được tổ chức hàng năm vào 8/12). Được đặt ở vị trí cao nhất của thành phổ, đứng từ đây, bạn có thể ngắm nhìn toàn cảnh thành phố Lyon.



Toàn cảnh Lyon nhìn từ Fourvière
Mặt trước của Fourvière Tại vị trí cao nhất của TP

www.lyon-france.com

Từ Fourvière, 5 tuyến đường chính toả vào lòng thành phố. Hệ thống giao thông của Lyon (TCL) bao gồm 4 tuyến đường Métro A, B, C, D ; 2 tuyến đường tramway T1, T2 và mạng lưới xe bus. Mạng lưới métro của Lyon đơn giản hơn nhiều so với ở Paris nên chắc bạn sẽ không quá khó khăn với việc đi lại. Hệ thống tramway của thành phố mới được chính thức đưa vào hoạt động từ ngày 01/01/2001. Không phải chui dưới lòng đất như métro, cũng không phải chen chúc chật chội như trên bus, những chuyến tramway chậm rãi đưa chuyển dòng người trong thành phố. Với những khách du lịch, đây là một phương tiện thuận lợi để có thể ngắm nhìn Lyon. Với sinh viên, tiếng leng keng của tramway vào mỗi sáng đến trường đã trở nên gần gũi và quen thuộc vì nó đi qua khá nhiều trường Đại học như INSA, Lyon1, Lyon2, IUT ….

Tramway đi trong INSA

www.tcl.fr

Nếu như giới sinh viên biết đến các thành phố như Paris, Maseille, Toulouse, Nice, Grenoble… từ nhiều năm nay thì Lyon lại là một điểm hẹn tương đối trẻ. Vào những năm cuối của thập niên 90, số lượng sinh viên Việt Nam ở Lyon khá ít và chủ yếu tập trung những người làm cao học. Tuy vậy, với chính sách cởi mở đón sinh viên nước ngoài của các trường Đại học tại Lyon, số sinh viên Việt Nam đang theo học ở đây đã tăng lên nhanh chóng, trên tất cả các lĩnh vực Kỹ thuật, Kinh tế, Luật, Ngôn ngữ và Nghệ thuật. Các sinh viên đến Lyon đa phần rất trẻ ( ngay sau khi tốt nghiệp PTTH ) tạo nên một không khí mới. Các hoạt động và tổ chức của sinh viên Lyon đang được xây lên từ những viên gạch đầu tiên. Hy vọng trong tương lai, phong trào của sinh viên Lyon sẽ góp một phần không nhỏ trong hoạt động chung của sinh viên Việt Nam tại Pháp.

Cũng giống như chính cách sống của người dân Lyon, cuộc sống của sinh viên tại đây không quá ồn ào, nào nhiệt. Việc tìm và thuê nhà không quá khó khăn và cũng không quá đắt. Các sinh viên thuộc hệ thống các trường Grande Ecole thường sống trong ký túc xá của trường. Ở đây, họ có điều kiện tiếp xúc nhiều hơn với nhau, không chỉ trên giảng đường mà cả trong cuộc sống hàng ngày. Cuộc sống trong ký túc xá cũng giúp họ gần gũi hơn với sinh viên Pháp và sinh viên đến từ các quốc gia khác. Hệ thống các trường còn lại không có khu ký túc xá nên các bạn sinh viên sống trong các khu nhà cho sinh viên. Giá thuê nhà ở Lyon dao dộng từ 150 euros/tháng đến 350 euros/tháng (chưa kể CAF). Ngoài ra, nếu bạn thu xếp được thời gian học, bạn có thể tìm được việc làm thêm vào cuối tuần hay trong các kỳ nghỉ. Tuy nhiên, cũng như ở mọi nơi, xin việc làm không phải là dễ, nó đòi hỏi sự năng động và cần cù của bạn.


www.lyoncampus.org (site này cung cấp những thông tin rất bổ ích cho cuộc sống sinh viên ở Lyon, từ chuyện ăn ở, việc làm, chọn trường đến chuyện tìm việc và xin học bổng)
www.mairie-lyon.fr


Ngoài giờ học, vào cuối tuần sinh viên cũng có những khoảng thời gian gặp nhau, trao đổi, nói chuyện, cùng nhau tham gia các hoạt động thể thao (đá bóng, đi roller…), hoạt động dã ngoại, picnic. Đối với sinh viên của INSA, Lyon1 va IUT, Parc de la Tête d’Or, một di sản của Lyon, đã trở thành điểm hẹn quen thuộc của họ vào những chiều thứ bảy và chủ nhật. Với diện tích 117 ha, Parc de la Tête d’Or là một trong những công viên lớn nhất nằm trong lòng một thành phố chính của Châu Âu. Một hồ nước lớn với những chú thiên nga, vịt, ngỗng.. , 4 vườn hồng với 570 loại khác nhau, trong đó có một vườn chính với 60 000 gốc hồng, một khu vườn thú, một nhà kính với 15000 loài cây nhiệt đới…. Tất cả được đặt trong một không gian thanh bình và trong lành, sẽ giúp bạn làm tan đi sự mệt mỏi sau những ngày làm việc vất vả.
Một cổng vào của Parc de la Tête d’Or

Vườn hồng với 60 000 gốc va 320 loại Phía cổng chính












Hồ nước nơi bạn có thể chèo thuyền Đi roller trong parc



www.parc-tete-dor.com

Và nếu như các bạn có thời gian và muốn tổ chức một cuộc pinic, hãy đến Parc de Miribel, cách trung tâm thành phố khoảng 15km, đi bằng bus, bằng xe đạp hay roller. Ở đó, bạn có thể làm barbecue, chơi thể thao, thậm chí có thể bơi nếu như trời nắng ấm.. Bạn sẽ có những giây phút nghỉ ngơi thoải mái và những kỷ niệm không thể quên được với bạn bè.

http://www.parc-miribel.fr/

Hồ và bãi tắm Miribel








Các hoạt động thể thao




















Cuộc sống sinh viên ở đâu cũng luôn bận rộn và nhiều lo lắng vì chuyện học tập và việc trang trải cho cuộc sống. Đến với Lyon cũng vậy, đó không phải là một cuộc dạo chơi mà là một hành trình đấy khó khăn, vất vả mà mỗi chúng ta luôn phải cố gắng vươn lên. Cũng có lúc, bạn thấy mình như sắp nổ tung lên hoặc mệt nhoài vì bài vở, cũng có lúc bạn cũng phải trải qua những ngày đông lạnh giá, tuyết rơi suốt cả tuần, phải vượt lên nỗi nhớ nhà. Nhưng như bạn thấy đấy, cuộc sống quanh chúng ta vẫn rất đẹp, có rất nhiều điểu để phấn đấu và hy vọng.

Hãy đến Lyon vào một ngày nào đó, để du lịch, hay để ở lại học tập lâu dài. Bạn sẽ thấy yêu quý thành phố tưởng như rất công nghiệp nhưng lại cũng vô cùng thanh bình và nên thơ, LYON !
 
Các liên kết khác

Trang liên kết này sẽ giới thiệu với bạn những địa chỉ chứa các thông tin bổ ích về học tập, cơ hội tìm kiếm học bổng cũng như một vài trang web bổ trợ.

Học bổng và Du học

Thông tin du học tại Nhật Bản

Thông tin du học tại Canada

Thông tin du học tại Hoa Kỳ

Thông tin du học tại Australia

Thông tin về nền giáo dục Đức

Học bổng EGIDE

Học bổng AUPELF

Đại Sứ Quán Pháp ở Việt Nam

Chương trình đào tạo kỹ sư chất lượng cao Việt Pháp tại Việt Nam của 6 Trường lớn của Pháp là : l'INPG, INSA de Lyon, ENPC, Supelec, ENSMA và ECP với 4 Trường lớn của Việt Nam là Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Xây dựng Hà Nội, Đại học Kỹ thuật Đà Nẵng, Đại học Bách khoa TP Hồ Chí Minh : http://www.pfiev.edu.vn/

Trường Bách khoa Paris (Ecole Polytechnique)

Công cụ tìm kiếm

Google

Altavista

Vietseek

Từ điển

Encarta Encyclopedia

Từ điển máy tính

Từ điển Anh-Việt trực tuyến

Từ điển Việt-Anh và Từ điển Anh-Việt

Từ điển French-English/English-French Dictionary
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Sortie culturelle (dạo chơi văn hóa)

Ý tưởng tổ chức các buổi sinh hoạt văn hóa (đi thăm bảo tàng và các công trình văn hóa, lịch sử...) đã được chúng tôi nung nấu từ lâu. Bởi một sự đơn giản, khi ta đặt chân tới một miền đất lạ, điều bỡ ngỡ trước hết là sự khác biệt về văn hoá. Và sẽ có nhiều người đồng tình khi nói rằng sự hoà đồng vào cuộc sống của một xã hội mới bị cản trở rất lớn nếu ta không hiểu biết về lịch sử hay cách sống của những con người tạo nên xã hội ấy. Tổ chức những cuộc dạo chơi, vừa là để cùng nhau thư giãn sau những ngày học hành căng thẳng, vừa là để hiểu hơn về văn hoá của mảnh đất mình đang sống, vừa là để hoà nhập cùng những bạn trẻ Hội Thanh niên Việt Nam tại Pháp (UJVF) cùng dòng máu, và cũng là để chúng ta hiểu nhau hơn và gắn bó với nhau hơn...

Trước hết phải nhấn mạnh rằng đây là hoạt động chung giữa NNB và UJ. Nếu như sinh viên Việt Nam chúng ta muốn tìm hiểu về văn hoá và cuộc sống nước Pháp nhằm làm phong phú thêm vốn hiểu biết, dễ dàng hòa nhập hơn với cuộc sống hiện tại, thì những người bạn UJ lại thật sự cần hiểu về Việt Nam - mảnh đất cội nguồn mà một số không nhỏ trong số họ còn chưa từng đặt chân tới. Và từ đó mà NNB và UJ đã cùng đi với nhau trên nhiều ngả đường. Cảm ơn các bạn UJ cùng tham gia tổ chức, đặc biệt cảm ơn bạn Claire đã rất nhiệt tình hướng dẫn trong các buổi sinh hoạt ấy.

Bảo tàng Carnavalet

Bảo tàng Carnavalet đã được chọn làm điểm đến cho buổi sinh hoạt đầu tiên, đơn giản là vì ở đó chúng ta có thể tìm hiểu lịch sử Paris trải dài qua các thế kỷ cùng với sự thay đổi trong cách sống cũng như cách tổ chức xã hội của người dân nơi đây.

Đúng như dự đoán của chúng tôi, đã có rất nhiều bạn đăng ký tham gia vào buổi thăm quan này. Một điều đáng tiếc là chúng tôi đã không thể tổ chức cho tất cả các bạn... So với kế hoạch ban đầu, do số lượng đông nên chúng tôi đã mở rộng tổ chức làm ba nhóm đi trong 2 buổi, do bạn Claire hướng dẫn 2 nhóm và bạn David (người được Claire mời thêm) hướng dẫn 1 nhóm. Và các buổi đi thăm quan ấy đã thực sự rất bổ ích, thú vị và mở mang cho mỗi người tham dự nhiều điều.

Bảo tàng Carnavalet nằm trong lòng Paris, trong khu Marais đặc trưng cho lối sống của người dân xứ Balê. Mở cửa từ cách đây hơn hai thế kỷ(1880), bảo tàng Carnavalet đã ghi lại dấu ấn và sẽ còn đi cùng cuộc sống của người Paris. Bước vào sân bảo tàng, một vườn hoa nhỏ rất dễ thương có lẽ tượng trưng cho cách sống thích làm vườn, trồng hoa của các nhà quí tộc xưa, trên tường là những bức tượng bốn mùa. Qua những bức tranh và những lời giới thiệu của bạn Claire, chúng tôi đã thấy được hình ảnh từ một Paris xưa còn đang nhỏ hẹp tới một Paris dưới các cuộc cách mạng hay Paris trong các cuộc chiến tranh. Mỗi thời Paris mang trong mình một hình ảnh, xa xưa có những bộ trang phục hoa lá cành của giới quí tộc (mà mỗi giai đoạn lại đổi thay và mang đặc trưng riêng), chiến tranh có cảnh nhem nhuốc của những người ngày đêm trong xưởng sản xuất vũ khí. Lịch sử hiện lên trên những bức tranh lớn, Napoléon oai vệ chinh phục Âu châu, máu chảy đỏ rực trên máy chém trong buổi xử tử vua Louis XVI. Những toà nhà, lâu đài cũng hiện lại dần theo dòng lịch sử, Nhà Thờ Đức Bà cổ kính vẫn luôn còn đó nhưng những Khải Hoàn Môn hay Tháp Eiffel dần dần xuất hiện tạo nên những mốc lịch sử hình thành nên Paris, và cũng có những toà nhà lạ lẫm mà chúng tôi không ai đoán được - bởi đơn giản là nó đã bị tàn phá vĩnh viễn...

Không có nhiều những kiệt tác nghệ thuật như trong Louvre, Orsay, ... , nhưng chuyến viếng thăm bảo tàng Carnavalet đã đem lại cho chúng tôi một cách nhìn phong phú hơn về cuộc sống Paris.

Khu Marais

Buổi sinh hoạt thứ hai được dành cho việc thăm quan khu Marais, khu phố giàu tính lịch sử văn hoá của Paris. Nếu như trong chuyến đi trước, lịch sử Paris hiện ra dưới những bức tranh, những bức tượng, những mô hình... thì giờ đây chúng ta sẽ tìm hiểu Paris trên chính những "con đường" đã hình thành nên nó.

Cũng như lần trước, rất nhiều bạn đã hưởng ứng tham gia, đặc biệt có bạn vừa từ VN tới Pháp buổi sáng cũng kịp gia nhập vào đoàn quân hai chục bạn NNB và một số bạn UJ cùng người hướng dẫn đã trở nên quen thuộc - Claire.

Cuộc đi được khởi đầu bằng một bữa ăn trưa cùng nhau với những "đặc sản" đậm chất Paris : bánh mì đũa cả được kèm dăm-bông thơm ngon đủ loại, không quên những loại pho mát nổi tiếng. Và để thêm phần "đặc sắc", cà chua dưa chuột Việt Nam cùng với Coca Mỹ. Nhiều chiến thuật điêu luyện nhằm giảm tốc độ đối phương như việc bắt các bạn UJ nhắc lại cho đến thuộc đủ tên những sinh viên Việt Nam.

Xong màn tìm hiểu "thực phẩm" Paris, chúng tôi khởi hành. Khi Claire còn chưa kịp định thần, một đồng chí chỉ ngôi nhà vừa đi ra hỏi : "Bạn có thể cho biết lịch sử ngôi nhà này không ?", Claire nhanh trí trả lời : "Ngôi nhà này đã được xây từ lâu, nay là trụ sở UJ, giữa khu Marais, trên con phố xinh xắn Petit Musc, phía kia là hòn đảo Saint-Louis bên cạnh Ile de la Cité với Nhà Thờ Đức Bà, không xa kia là Tòa Thị Chính..., nơi hàng tuần vẫn có những hoạt động sôi nổi...", một lời giới thiệu thật hấp dẫn...

Qua các khu phố xinh xắn quanh co, qua con đường Charlemagne (tên vị vua người francs đã chinh phục và tạo nên một đế chế, hoàng đế Phương Tây những năm đầu thế kỷ IX), chúng tôi đến Nhà thờ Saint Paul-Saint Louis. Trong đoàn có người nói đây là nhà thờ Saint-Paul, người khác bảo Saint-Louis. Thực chất, vào thế kỷ XVII, vua Louis đã cấp đất và trợ giúp cho những người "jésuites" xây dựng nhà thờ nên họ đặt tên là Nhà thờ Saint-Louis. Vào cuối thế kỷ XVIII, cách mạng bùng nổ đã gây tổn thất lớn cho Nhà thờ và nó đã bị sử dụng vào mục đích khác. Chỉ tới đầu thế kỷ XIX, nó mới tìm lại được bản chất tôn giáo của mình. Và như để chia sẻ với nhà thờ Saint-Paul cạnh đó đã bị phá huỷ hoàn toàn, tên Saint-Paul đã được gắn thêm bên cạnh chữ Saint-Louis. Cũng qua cuộc thăm nhà thờ này, chúng tôi đã biết tới nhiều câu chuyện thú vị như việc trái tim của vua Louis XIII va Louis XIV đã từng được bảo quản trong một thời gian dài ở đây, chúng tôi cũng được chiêm ngưỡng kiểu nhà thờ mái vòm (type dôme) và hiểu thêm một chút về kiến trúc baroque...

Trời mưa không làm nản lòng đoàn người, điện thoại di động đã giúp chúng tôi tái hợp đông đủ tại Quảng trường Vosges. Nhiều người trong chúng tôi đã lâu ngày ở Paris mà vẫn như bất ngờ khi tới đây : một quảng trường độc đáo mà lại chưa từng đặt chân tới! Vẻ độc đáo được thể hiện ở bốn bề như một, mắt ngước về đâu cũng thấy lọt giữa quảng trường cây xanh mà lại chìm trong những toà nhà bề thế. Chuyện rằng Henri II đã bị thương nặng trong một cuộc tranh tài, ông được mang tới và đã mất tại đây- khi đó còn là Hôtel des Tournelles. Vì vậy mà Catherine de Médicis đã quyết định phá huỷ nó. Henri IV sau đó đã xây dựng quảng trường này với ý tưởng ban đầu như để tạo dựng một xưởng dệt tơ lụa khổng lồ. Quảng trường gồm 36 tòa nhà (chia đều tứ phía) với tòa nhà của Vua và Hoàng hậu được xây trước hết. Đầu tiên quảng trường có tên là Quảng trường Hoàng gia (Place Royale) nhưng sau đó, để ca ngợi đơn vị hành chính cấp tỉnh (département) đầu tiên đóng thuế, tên của quảng trường đã được đổi lại như hiện nay. Một điểm nổi bật là Victor Hugo đã sống ở một ngôi nhà thuộc phạm vi của quảng trường này trong vòng 16 năm và tất nhiên chúng tôi đã không bỏ lỡ cơ hội thăm quan nhà của đại văn hào thế giới.

Khu Marais- nơi xa xưa còn là đầm lầy- còn có rất nhiều điều thú vị chúng tôi không kể hết : bảo tàng Picasso, Cục lưu trữ như một chiếc hộp khổng lồ,... Marais không chỉ đặc trưng bởi các bảo tàng, quảng trường, toà nhà mà còn độc đáo bởi những khu phố khác lạ, những con đưòng đi dạo lát gạch cổ xưa, những cửa sổ với khung hình chữ thập của người theo đạo,...

Cuối buổi, dù đã dạo bộ trong nhiều tiếng đồng hồ, dưới thời tiết đủ cả bốn mùa lúc mưa lúc nắng, chốc lạnh khi lại ấm như mô tả bởi bức tượng bốn mùa trên tường thành bảo tàng Carnavalet ở trái tim Marais, chúng tôi vẫn rất hứng khởi, nhiều người ghi lại số điện thoại và cả địa chỉ của nhau... Và mọi người chia tay bạn Claire trong lời cảm ơn chân tình bởi sự nhiệt tình cùng với những lời hướng dẫn thú vị, độc đáo và rất "claire"!

Hẹn gặp lại trong các chuyến đi thăm sắp tới!
 
Thuê nhà bên ngoài

Nhà ở tại Pháp và nhất là ở Paris là một vấn đề nan giải đối với học sinh nước ngoài. Trước hết phải nói rằng việc các bạn có tìm được nhà hay không phụ thuộc phần lớn vào sự năng động của chính các bạn. Chúng tôi không có tham vọng đem lại cho các bạn những phương pháp tìm nhà hữu hiệu nhất mà chỉ muốn chia sẻ với các bạn những kinh nghiệm của bản thân và những tin tức chúng tôi thu thập được trên Internet, báo chí, sách hướng dẫn ...

Trước hết chúng tôi muốn nói đến các kí túc xá tư nhân (les résidences privées, les foyers...). Ở Paris, các bạn có rất nhiều các kí túc xá loại này. Các bạn có thể lấy danh sách trên CROUS de Paris (RER B Port Royal) hay có rất nhiều trang web như http://www.logementetudiant.fr, www.crous.fr ... Với danh sách đó, các bạn hãy cố gắng gọi điện trực tiếp đến từng nơi. Thường những kí túc xá này có tương đối ít chỗ nên đều hết chỗ rất sớm, vào khoảng tháng 6, 7. Dù sao thì bạn hãy cứ thử xem, biết đâu thần may mắn lại mỉm cười với bạn. Rất nhiều bạn đã tìm đuợc nhà bằng cách này đấy.

Nhược điểm của việc ở những kí túc xá loại này là phần lớn bạn không thể ở quá ba năm. Như thế bạn sẽ lại phải bỏ công sức và thời gian tìm một nơi ở mới khi hết hợp đồng. Vậy bạn có thể thuê nhà riêng ở ngoài. Thường thì chỉ một căn phòng đầy đủ tiện nghi khoảng 10m2 là đủ cho một sinh viên rồi. Nhưng việc tìm được những nhà ở ngoài là rất khó. Chúng tôi xin nhắc lại một lần nữa là các bạn cần phải tự trang bị cho mình lòng nhiệt tình và tính năng động. Các bạn phải chịu khó đi tìm, đi hỏi và khai thác thông tin ở nhiều nơi và từ nhiều nguồn khác nhau. Rất nhiều bạn đã tìm nhà được nhờ hỏi qua những người họ quen biết hay được giới thiệu những nhà mà các anh chị sinh viên đã thuê nay chuyển đi nơi khác hay về nước. Nhưng đấy không thực sự là giải pháp tối ưu nhất. Ở khắp nơi trên đất nước Pháp đều có các văn phòng giới thiệu và cho thuê nhà đất (agence immobilière). Các bạn có thể đến các văn phòng này, đăng kí tìm nhà với các tiêu chí cụ thể (ngân sách của bạn, địa điểm, tiện nghi...) và đóng tiền lệ phí. Thực tế thì lệ phí cũng khá cao so với sinh viên nhưng bạn sẽ có nhiều cơ hội tìm được nhà hơn. Lệ phí cũng tuỳ thuộc vào văn phòng nhưng thường khoảng từ 1000F(152 euros) trở xuống. Sau khi đăng kí thì bạn có thể sẽ được một tài khoản và một mật khẩu để tra các thông báo được cập nhật trên Internet hoặc họ sẽ giới thiệu ngay tại chỗ cho bạn những địa chỉ phù hợp với điều kiện kinh tế, đi lại ... của bạn. Thường thì có rất nhiều người đăng kí như bạn nên có thể một nơi ở sẽ được giới thiệu cho nhiều người. Bạn đừng ngạc nhiên khi đến xem nhà thì đã có một hàng dài những người khác cũng đã chờ từ trước. Nói chung là nên đến trước giờ hẹn khoảng 1-2 tiếng. Nếu bạn có một trong những thuận lợi sau: học bổng cao, hoặc có người bảo lãnh là người Pháp (ruột thịt thì càng tốt) thì bạn sẽ có khả năng thuê được nhiều hơn vì chủ nhà rất quan tâm đến vấn đề tài chính của bạn hay nói đúng hơn là xem bạn có đủ khả năng để trả tiền nhà cho đến hết hợp đồng không.

Nếu các bạn gặp khó khăn trong việc tìm nhà, các bạn có thể xin giúp đỡ của CROUS de Paris tại RER B Port Royal (39, rue Georges Bernanos). Tại đây có một trung tâm tìm nhà cho sinh viên nội thành Paris, hàng ngày đều có đưa ra thông báo một số nhà cho thuê.

Ngoài ra, các bạn còn có thể tìm thêm thông tin ở một số địa điểm sau:

Point logement étudiant
21 rue Val de Grâce - 75005 Paris.
Tel: 01 40 46 86 73

L'Oeil
27 rue Hénard - 75012 Paris.
Tel: 01 53 17 08 10
http://www.oeil-fr.com

CEP Entraide étudiante
5 rue de l'Abbaye - 75006 Paris.
Tel: 01 55 42 81 25

OSE
11, rue Serpente (métro 4: St Michel) - 75005 Paris.
Tel: 01 55 42 80 80

Về giá thuê nhà

Trong nội thành Paris, bạn phải chuẩn bị tinh thần trả khoảng 300 đến 600 euros/tháng cho một phòng ở. Tuy nhiên bạn có thể xin trợ cấp nhà ở được từ 30 đến 50%/tháng (xem thêm thông tin: http://www.caf.fr)
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Back
Bên trên