Nhu cầu về chất lượng nhạc?

Đỗ Việt
(doviet)

Thành viên danh dự
Có lẽ trong chúng ta, hầu hết mọi người đều đã có ít nhất một lần đi xem hòa nhạc giao hưởng thích phòng hoặc nghe biểu diễn nhạc sống bằng nhạc cụ acoustic (các nhạc cụ không sử dụng điện, như piano, violin, guitar...).
Cũng những tác phẩm ấy, được ghi âm lại và in vào CD.
Từ CD, nhạc được chuyển thành các dạng tệp âm thanh như WAV, MP3, WMA, RM...

Đối với bạn, nghe nhạc bằng máy tính, máy MP3 (hoặc iPod), giàn HIFI (CD), hay nghe nhạc sống... có gì khác biệt không? nếu không thì vì sao? nếu có thì sự khác biệt phụ thuộc vào điều gì?
 
nói riêng về nhạc giao hưởng thính phòng mà có âm hưởng hào hùng , hoành tráng , thì chỉ có nghe nhạc sống là hay thôi , vì còn phụ thuộc vào kiến trúc của nhà hát , em thấy đây là cái quan trọng nhất gây nên sự khác biệt của việc nghe nhạc sống và nghe một bản giao hưởng theo dạng tệp mp3 trên máy tính , còn nếu nghe cái đó bằng ipod thì... bỏ qua .

Nếu nghe một bản nhạc êm ái du dương, như kiểu secret garden thì nghe bằng CD hoặc mp3 cũng được , có thể nghe bằng máy tính , và nghe vào buổi đêm , khi chuẩn bị đi ngủ , tắt đèn và không gian ko còn tiếng ồn , sẽ cảm nhận sâu sắc hơn . Đối với riêng em , thời tiết cũng ảnh hưởng phần nào đến việc cảm thụ âm nhạc . Thông thường , nghe nhạc trong những ngày trời mát mẻ , hoặc se lạnh thì dễ cảm nhận được n~ bài nhẹ nhàng hơn là trong những ngày nóng bức oi ả . Và những ngày nóng bức thì nghe những bản hùng ca , nhạc chinh chiến , cách mạng như của Việt Nam , Mỹ , Liên Xô ,Đức ... trong dàn hifi lại sướng hơn .

Em thì không bao giờ nghe nhạc hiphop , rap , nhưng theo những ai nghe hiphop truyền đạt lại thì nhạc này lại phải nghe trong ipod mới hay vì như thế , vừa đi vừa nghe , có thể vừa nhảy nữa , vì cái nhịp điệu , hay bit của loại nhạc này thường là giống với nhịp bước khi đi ngoài phố của thanh niên .

Và còn nhiều kiểu nghe khác nữa ...
 
lộn xộn....đâu ra trò nghe Hiphop phải nghe Ipod mới hay đấy....nhạc nén chỉ đẻ ra để phục vụ sự chuyển động thôi, chứ nó ko phục vụ niềm đam mê âm nhạc....thử hỏi ngay cả khi nghe Ipod mà xài nhạc 32kB có chịu được ko...thà bỏ tiền mua con Walkman với tai nghe Fenseiher còn hơn....
 
nếu không phải thì xin các bạn cứ góp ý cho tớ , căn bản là tớ chỉ nghe nói lại như vậy thôi chứ không nghe thể loại nhạc hiphop hay rap bao giờ nên ko biết , có gì sai sót mong các bạn thông cảm .
 
Chỉnh sửa lần cuối:
hip honeeus mà nhảy break thì làm sao mà nghe Ipod cùng lúc được :)) Nhìn chung là cho đến bây giờ thì em do hoàn cảnh kinh tế có nhìu khó khăn( :D ) nên vẫn phải nghe nhạc = cái loa máy tính loại $20 ý :(( :((
Em nghe chủ yếu là rock,symphony cũng nghe chút ít :-? nói chung thì nếu cho âm bass tăng lên và volume >normal một chút là đã bị rè và khá tệ :((
Đang dự định kiếm quả dàn rồi đấu vào máy tính nghe bass cho nó sướng :x
Mp3 chất lượn từ 256 trở lên là em thấy rất ổn rồi :p
 
nghe khác nhiều chứ...máy xin phải nghe hay hơn chứ :D
với loại chất lg nhạc ban đầu cũng rất wan trg :D
nói chg tai cuae khá dễ tính..nghe nhạc down trên net...bằng máy tính với bộ loa 28$ ghẻ là đã thấy hay rùi :D
 
Đúng là mỗi người nghe những thể loại nhạc khác nhau, với mục đích, cảm nhận khác nhau, trong các hoàn cảnh khác nhau, với các điều kiện vật chất và tinh thần khác nhau...

- Về chất lượng của tệp âm thanh đối với các nhạc phẩm nghe để biết giai điệu thì anh chấp nhận nhạc từ 96Kbps trở lên (thấp hơn nữa là nghe rõ chất lượng kém rồi). Tuy nhiên có một số bài hay, không kiếm đâu ra nhạc tốt thì vẫn phải nghe mấy files ~64~80Kbps, thấp hơn nữa thì không ưa nổi, hết cả hứng thưởng thức :D

- Bên cạnh chất lượng file nhạc thì chất lượng của loa, tai nghe... cũng rất quan trọng. Có lẽ mọi người đều đã biết qua về sự khác nhau đáng kể giữa các loại loa (2.1, 4.1, 5.1, 6.1, 7.1), việc lựa chọn loa theo mục đích riêng rất quan trọng. Anh thì ở nhà chỉ có đôi loa bình thường thôi, nghe không tệ nhưng cũng chưa thật tuyệt, đủ để thấy nhạc hay :D Tuy không phải dân chơi games nhưng anh rất thích có loa 4.1 trở lên, để cảm giác được "môi trường âm thanh" thú vị hơn cặp loa đặt 2 bên màn hình máy tính. Nếu có loa 5.1 thì càng hay, còn 6.1 và 7.1 thì không cần thiết. Bây giờ công nghệ loa phát triển kinh khủng, mấy cái loa này mỏng dính, ép phía sau bức tranh, nhưng bass ác liệt lắm đấy (sử dụng công nghệ làm rung crystal):

1107373635.jpg


1107284161.jpg


Tai nghe thì còn nhiều điều thú vị hơn nữa. Có những loại tai nghe mà khi sử dụng, cảm tưởng như file nhạc phải có chất lượng cao hơn cái chỉ số hiển thị trên máy (ví dụ nghe nhạc, tưởng bitrate 320Kbps, mà thật ra file chỉ có 128Kbps thôi), trái lại, có những tai nghe chất lượng thấp làm chất lượng âm thanh bị nghèo nàn đi thảm hại, cả treble và bass đều xì xèo, nghe một file 192Kbps mà tưởng là 80Kbps... Có loại tai nghe còn giúp lọc tạp âm, giảm độ ồn... khiến chất lượng âm thanh tăng đáng kể, như tai nghe của Shure:

page8_2.jpg


- Một thành phần nữa mà thường ít ai để ý tới khi nghe nhạc trên máy tính, mà theo anh lại khá quan trọng, là cái card âm thanh. Hồi mới mua máy tính, anh cắm loa vào sound card on-board, một thời gian sau thì mua cái sound card Aureron (digital input & output), thấy chất lượng âm thanh khác hẳn, từ lúc đấy mới nhận ra tầm quan trọng của sound card khi nghe nhạc trên máy tính. Sau đó vì muốn nghe nhạc tốt hơn nữa vì bắt đầu quan tâm tới việc xử lí âm thanh, anh dùng sound card Audigy 2 ZS của Creative. Bây giờ cắm loa trở lại cái output của sound card on-board thì thấy nó chênh lệch một cách tức cười luôn ^^

- Tuy nhiên, dù đã từng tiếp xúc với nhiều loại loa / tai nghe chất lượng rất cao, anh vẫn thích nhất nghe nhạc sống. "Nhạc sống" ở đây là các loại nhạc mà anh có nhắc ở bài đầu tiên của topic: nhạc acoustic thôi. Còn các loại nhạc dùng nhạc cụ điện thì vẫn là đi qua các thiết bị điện tử, không khác nhiều so với các nhạc phẩm được ghi âm ở dạng MP3 lossless (192 tới 320Kbps là tuyệt), hay tốt nhất là WAV. Nghe nhạc sống, cảm nhận thấy được không chỉ từng nét tinh tế của âm thanh phát ra từ nhạc cụ, mà còn có hiệu ứng về không gian tùy vào từng địa điểm (Bách có nhắc tới kiến trúc nhà hát, cái này anh không muốn nhắc đến nhiều ở topic này, nhưng đúng là nó cũng có vai trò không nhỏ).

- Về chuyện thời tiết ảnh hưởng tới việc nghe nhạc, anh cũng đồng ý với Bách. Thời tiết cũng là một trong số các yếu tố môi trường tác động tới tâm lí và sở thích của con người.

- Đúng là nhạc nhẹ không lời, ví dụ như New-Age của Secret Garden, nghe nhỏ nhỏ nhẹ nhàng rất dễ chịu, mà khi cho nhỏ nhạc xuống thì sự khác biệt giữa chất lượng nhạc và các thiết bị hỗ trợ cũng mờ nhạt hơn. Nhưng anh vẫn thấy có sự khác biệt rất lớn giữa nhạc sống và nhạc được ghi âm, cái này thì anh chưa biết diễn đạt thế nào, nhưng mỗi lần đi nghe hòa nhạc là anh lại thấy rõ thêm cái cảm giác khác nhau giữa nhạc sống và nhạc ghi âm.

- Chắc không ít người từng gặp khái niệm "CD quality" khi nghe, rip, burn... nhạc. Thực chất "chất lượng CD" nghĩa là âm thanh được ghi ("số hóa") với các thông số: stereo (nhiều hơn 1 kênh âm thanh, thông thường là 2 kênh), 16 bits (có các định dạng khác là 8 bits, 24 bits, 32 bits), 44100Hz, bit-rate 1411Kbps (có lẽ chỉ WAV mới giữ được bitrate này, còn MP3 và các dạng nén khác được làm với mục đích giảm dung lượng files nên chỉ lên tới 320Kbps thôi). Hiện nay phần lớn người nghe nhạc đều không phàn nàn gì về nhạc 320Kbps cả, tưởng như nó tương đương nhạc gốc rồi, thực chất cứ phải so sánh cụ thể giữa các loại (switch qua lại để so sánh) thì mới thấy được nó khác nhau thế nào.

Giá mà có nhiều tiền, cứ đi nghe nhạc live thôi :p

Cảm ơn mọi người đã chia sẻ suy nghĩ :D
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Đỗ Việt đã viết:
Có lẽ trong chúng ta, hầu hết mọi người đều đã có ít nhất một lần đi xem hòa nhạc giao hưởng thích phòng hoặc nghe biểu diễn nhạc sống bằng nhạc cụ acoustic (các nhạc cụ không sử dụng điện, như piano, violin, guitar...).
Cũng những tác phẩm ấy, được ghi âm lại và in vào CD.
Từ CD, nhạc được chuyển thành các dạng tệp âm thanh như WAV, MP3, WMA, RM...

Đối với bạn, nghe nhạc bằng máy tính, máy MP3 (hoặc iPod), giàn HIFI (CD), hay nghe nhạc sống... có gì khác biệt không? nếu không thì vì sao? nếu có thì sự khác biệt phụ thuộc vào điều gì?
Đối với tớ thì chất lượng âm thanh nói chung tăng theo thứ tự Máy tính < Máy MP3 < Dàn < Nghe sống. Có vài lí do như thế này:
- Máy tính không phải máy chuyên dụng để nghe nhạc. Đầu đọc của máy tính cũng là đầu đa năng, cái gì cũng đọc được tất nên đọc cũng không tinh. Loa máy tính bé và hay bị rè.
- Máy MP3 thì thích hợp nhất đối với nhạc số, hay nhạc điện tử chẳng hạn. Còn đối với accoustic thì chất lượng âm thanh sẽ không tốt nhiều vì dữ liệu âm thanh bị mã hóa số, mà phương pháp mã hóa đó để đơn giản thì thường làm biến dạng âm sắc nhiều (nói chuyên môn hơn thì nó cắt cụt hoặc làm thay đổi các thành phần của phổ Fourier của âm thanh, hoặc xấp xỉ bằng các hàm bậc thang, răng cưa vvv...). Bên cạnh đó máy MP3 cũng chỉ cho phép điều chỉnh balance một cách rất thô, và vì vậy thường làm âm thanh accoustic không còn độ tự nhiên nữa.
- Dàn máy thì có lợi thế là dung lượng dữ liệu của đĩa CD lớn hơn và âm thanh vì thế chân thực hơn. Những đĩa CD tốt thì còn có balance tốt nữa vì khi thu âm có cả sound engineer điều chỉnh. Đấy là không kể nghe bằng dàn có thể nghe bằng hệ thống stereo nhiều loa nữa.
- Đương nhiên là đi nghe nhạc sống là tốt nhất vì âm thanh là âm thanh thật. Cụ thể hơn là dữ liệu âm thanh không bị mất mát (ngay cả nghe CD vẫn bị mất vì dung lượng hữu hạn nên chỉ có thể lưu giữ phần chủ yếu của âm thanh thôi). Đi nghe sống thì còn có thể nghe ra được những hiệu ứng không gian do cấu tạo chỗ nghe nhạc nữa. Nói cách khác thì khi đi nghe sống thì dữ liệu âm thanh được truyền tải là vô hạn và âm thanh cũng được phát ra và phản xạ từ vô số nguồn khác nhau không giống như nghe bằng máy.

Nói ngắn gọn thì "tam sao thất bản" càng qua nhiều khâu mô phỏng thì âm thanh càng ít original.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Đối với tớ thì chất lượng âm thanh nói chung tăng theo thứ tự Máy tính < Máy MP3 < Dàn < Nghe sống
Về việc nghe nhạc sống thì tớ không có ý kiến gì cả - quá rõ ràng là không có nhạc ghi âm nào bằng được nhạc sống, nhưng về 3 thứ đồ điện tử phía trước thì tớ muốn hỏi thêm ý kiến của Tú.
Máy tính, máy MP3 (hay là thêm cả iPod đi), và giàn - âm thanh phát ra từ 3 thứ này khác nhau ở những điểm nào, phụ thuộc vào điều gì?
Theo vài điều đã trình bày ở bài trên, tớ cho là âm thanh từ máy tính phụ thuộc vào sound card và speakers; còn đối với tớ thì máy MP3 hoặc giàn chỉ là những thiết bị được config một số thông số có hạn nào đó để xử lí và xuất âm thanh ra thôi, cho nên nếu tớ xếp thứ tự thì sẽ là: máy MP3 < giàn < máy tính < nhạc sống. Tuy nhiên có thể tớ lạc hậu, không biết các công nghệ mới của máy MP3 (hay iPod) và giàn HIFI, mà chỉ thấy sự tiến bộ của sound card cho máy tính thôi.

- Máy tính không phải máy chuyên dụng để nghe nhạc. Đầu đọc của máy tính cũng là đầu đa năng, cái gì cũng đọc được tất nên đọc cũng không tinh. Loa máy tính bé và hay bị rè.
Thật ra những gì Tú nhắc tới đều là các thiết bị thay thế được (đầu đọc đĩa, loa). Tất nhiên nếu người sử dụng mua máy tính mà không đặt mục tiêu dùng máy tính phục vụ nhiều cho mục đích nghe nhạc thì sẽ không mua các thiết bị thật tốt, hiển nhiên chất lượng nhạc nghe được cũng kém. Cũng giống như máy MP3, cũng đủ loại, nếu không có tiền hoặc không chú trọng chất lượng nhạc lắm thì có thể mua nhiều loại siêu rẻ và chất lượng tương ứng. Tớ thấy ngày nay không mấy ai dùng loại loa máy tính nhỏ nhỏ, công suất thấp, tiếng lèo xèo.. như ngày xưa nữa.
Máy tính hoàn toàn có thể dùng loa của giàn, như thế về chất lượng loa không cần nói tới, mà cơ bản là ở cách xử lí thông tin và xuất ra âm thanh cơ.
Câu hỏi lặp lại: So sánh các thiết bị mới này, có lí do chính đáng nào để máy tính phải nằm sau máy MP3 và giàn không :p

Mấy phần sau thôi tớ không quote nữa, vẫn chỉ thắc mắc về việc Tú xếp máy tính vào vị trí thấp nhất thôi :-?

Cuối cùng:
Nói ngắn gọn thì "tam sao thất bản" càng qua nhiều khâu mô phỏng thì âm thanh càng ít original.
Cái này tớ không đồng ý lắm. Vì thực chất âm thanh mất chất lượng trong quá trình mã hóa từ analog sang dạng số thôi, còn đã thành số rồi thì đâu sợ bị mất mát gì nữa (trừ trường hợp người sử dụng cố tình thay đổi thông số của files), cho nên dù có "tam sao thất bản", cũng vẫn là ghi chép từng ấy số, đâu có khác gì lần mã hóa đầu tiên :-?
 
Đỗ Việt đã viết:
Máy tính, máy MP3 (hay là thêm cả iPod đi), và giàn - âm thanh phát ra từ 3 thứ này khác nhau ở những điểm nào, phụ thuộc vào điều gì?
Theo vài điều đã trình bày ở bài trên, tớ cho là âm thanh từ máy tính phụ thuộc vào sound card và speakers; còn đối với tớ thì máy MP3 hoặc giàn chỉ là những thiết bị được config một số thông số có hạn nào đó để xử lí và xuất âm thanh ra thôi, cho nên nếu tớ xếp thứ tự thì sẽ là: máy MP3 < giàn < máy tính < nhạc sống. Tuy nhiên có thể tớ lạc hậu, không biết các công nghệ mới của máy MP3 (hay iPod) và giàn HIFI, mà chỉ thấy sự tiến bộ của sound card cho máy tính thôi.
Hì hì, hỏi khó thế, tớ chỉ là dân amateur thôi mà. Cách sắp xếp của tớ cũng theo cảm tính chủ quan nữa. Tớ cũng không up-to-date lắm với sự phát triển của mấy cái thiết bị mới này. Nhưng mà hồi trước tớ nghe bằng máy tính và MP3 đều thấy tệ, thậm chí còn kém cả Discman nữa. Nên sau đấy tớ ko nghe bằng máy tính hay MP3 nữa.

À, cũng phải nói là thứ tự sắp xếp còn phụ thuộc vào loại nhạc mà ấy nghe nữa. Tớ nghe chủ yếu là accoustic, mà chủ yếu là classical nên tiêu chí của tớ cũng thích ứng với loại này là nhiều nhất. Chẳng hạn khi nghe phải phân biệt được ít nhất cỡ 5 kênh khác nhau (độc lập) là treble, bass, middle, background và echo. Nhiều khi còn phải phân biệt được trong nội bộ treble hay middle. Hoặc nhiều lúc giai điệu lại ở một trong các phần middle, background hay bass, các phần khác lại chỉ là phụ trợ. Hay có thể nhiều giai điệu cùng lúc nữa. Điều này cần đến các thông số không gian kiểu như Pan ở Organ điện tử. Ở máy tính và MP3 mà tớ đã nghe thì chỉ nhấn mạnh vào treble và bass thôi, nên nghe không thấy ổn.

Đỗ Việt đã viết:
Máy tính hoàn toàn có thể dùng loa của giàn, như thế về chất lượng loa không cần nói tới, mà cơ bản là ở cách xử lí thông tin và xuất ra âm thanh cơ.
Câu hỏi lặp lại: So sánh các thiết bị mới này, có lí do chính đáng nào để máy tính phải nằm sau máy MP3 và giàn không :p
Về loa thì tớ đồng ý. Loa/tai nghe tốt thì chất lượng âm thanh cũng tốt hơn, cả ở máy tính, MP3/Ipod, Discman hay Dàn [hay Giàn? Ặc, chính tả!]. Trong mấy cái này chỉ Dàn có thể kết nối với bộ loa để tạo hiệu quả không gian của âm thanh. Máy tính thì tớ không biết, nhưng tớ nghĩ là nếu có đủ đầu ra thì ko vấn đề gì.

Thực ra ko có lí do chính đáng nào để xếp máy tính sau dàn cả. Vấn đề chỉ là phải phát triển các khâu xử lí và xuất ra âm thanh của nó tinh hơn thôi. Cụ thể thế nào tớ sẽ nói kĩ ở dưới.

Đỗ Việt đã viết:
Cái này tớ không đồng ý lắm. Vì thực chất âm thanh mất chất lượng trong quá trình mã hóa từ analog sang dạng số thôi, còn đã thành số rồi thì đâu sợ bị mất mát gì nữa (trừ trường hợp người sử dụng cố tình thay đổi thông số của files), cho nên dù có "tam sao thất bản", cũng vẫn là ghi chép từng ấy số, đâu có khác gì lần mã hóa đầu tiên :-?

Vấn đề chính là ở đoạn thay đổi thông số ấy đấy. Người dùng có thể không cố tình thay đổi, nhưng các chương trình sao chép hoặc xử lí thì có. Phần lớn đĩa Compact hiện tại là đĩa DDD, tức là cả thu âm và lưu trữ đều dạng digital. Bây giờ ấy nghe bằng Máy tính, Ipod hay MP3 thì có hai cách:
- Cách thứ nhất là nghe trực tiếp bằng đĩa: Nếu không có Soundcard thì dữ liệu trên đĩa sẽ bị lọc bớt một phần và bị manipulated để đưa ra loa (giống như khi sao vào máy), nên chất lượng không tốt. Nếu có Soundcard, thì Soundcard này đóng vai trò như bộ xử lí âm thanh trong Discman hay Dàn, độ chính xác so với dữ liệu ban đầu cao hơn nhiều, và xử lí trực tiếp hơn.
- Cách thứ hai là lưu vào máy dưới dạng file .mp3 hay .wma. Phải nói rằng cùng là digital nhưng cấu trúc dữ liệu ở Compact disc và trong máy tính là khác nhau, nên khi sao thì dữ liệu không phải là copy đơn thuần mà là convert. Vì vậy do giới hạn bộ nhớ và thời gian xử lí nên dữ liệu âm thanh sẽ bị thay đổi [hiệu ứng "làm tròn" ở máy tính]. Điều này có thể cải thiện bằng cách chọn tốc độ sao chậm hơn, định dạng và kích thước file lớn hơn và tần số xử lý cao hơn. Khi nghe những file này thì có Soundcard cũng sẽ tốt hơn.

Cách xử lí ở Soundcard cũng như trong Discman hay Dàn, thậm chí ở Máy tính bt ko có Soundcard đều dựa trên các vi mạch điện tử. Song điểm khác nhau là ở chỗ xử lí ở Máy tính thì dựa trên các thuật toán linear có rẽ nhánh trên các biến điều kiện binary, còn ở Dàn, Soundcard hay Discman thì không sử dụng thuật toán mà chỉ sử dụng các mạch điện tử [down to earth hơn], và vì vậy có thể xử lý theo kiểu parallel, non-linear, nhất là giá trị của dữ liệu âm thanh không còn là rời rạc như trong máy tính nữa mà là liên tục [thật ra cũng rời rạc nhưng độ rời rạc thấp hơn nhiều].
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Theo em thì xếp dàn cao hơn máy tính và mp3 là đương nhiên rồi, tuy nhiên còn phải xét đến giá cả của chúng thì so sánh mới chuẩn được.
Dàn là 1 thiết bị dành riêng cho việc nghe nhạc, nó được thiết kế chống rung, chống nhiễu, có bộ lọc nguồn, có tụ điện nguồn điện dung rất lớn, có phân chia 2 kênh độc lập (dual-mono, đồ lởm thì ko có món này), trong đó mỗi kênh trái phải độc lập hoàn toàn với kênh kia, các con tụ chất lượng cao, bộ cơ đầu đĩa cũng khác v.v... Quan trọng nhất là phần dây rợ bên trong dàn. Nếu ở soundcard lạm dụng bảng mạch, thì trong dàn là các loại dây audio chuyên dụng có thiết kế phức tạp để giữ vững tín hiệu âm thanh. Vì soundcard đặt trong máy bị nhiễu từ các thiết bị bên cạnh, cho nên nghe âm thanh của máy tính có nhiễu, dễ thấy nhất ở dải tần cao. Ở nhiều dàn phần giải mã thuần analogue hoặc digital và tín hiệu được khuếch đại luôn để đưa ra loa, không phải thông qua nhiều bước chuyển D-A nên suy giảm rất ít. Máy tính ko được đầu tư kĩ như thế, nên âm thanh của nó vừa tối, sạn và đục, không gian stereo hạn chế (mà anh TuXuong gọi là Pan). Đây là so sánh với các máy tính bình thường, còn nếu đầu tư cho PC thật nhiều thì cũng khó phân biệt.
Về "kênh" mà nói, chỉ có thể xét theo tần số hoặc kênh dữ liệu, theo như anh nói chỉ có 3 kênh bass, treble, mid còn background và echo là các track nhạc và hiệu ứng không liên quan đến tần số, do đó không thể đánh đồng với nhau được.
Em thích nghe dàn hơn máy mp3, vì những lí do như trên, nhưng còn bởi nghe bằng tai nghe ko thấy "đã". Trước hết nhạc là ở trước mặt người nghe, nhưng nghe = phone chỉ thấy như ở trong đầu mình vọng ra, nên cảm giác về không gian rất khác. Thứ hai là âm bass của phone rất tệ, vì nguồn yếu, phân tần kém, đường kính loa giới hạn, nên mặc dù có phone xuống được 2 Hz (!) nhưng tần số từ 60hz trở xuống vẫn giảm nhanh. Cuối cùng là đeo phone mỏi tai, và người ta còn bảo có hại cho thần kinh.
 
Nếu mà nghe headphone thì cũng có 3-7 loại headphone...nếu dùng tai In-ear thì sẽ hại vì loại này ko chống được tạp âm bên ngoài lọt vào (nhất là khi đi ngoài đường) nên phải chỉnh Vol to -> rất hại, vì thế khuyên thật lòng các Mp3erz là cố gắng tích cóp làm con tai nghe Pro tử tế, sẽ ko bị tạp âm lọt vào nên chúng ta có thể nghe Vol nhỏ -> có lợi cho sức khỏe hơn.

Còn nghe nhạc số thì lời khuyên chân thành là ít nhất 320 Kbs, còn tệ ra thì là 128, còn ít hơn ko thể chấp nhận được...tạp âm nhiều như ruồi bay...mà bây h dung lượng của Mp3 ngày càng lớn, thành ra đừng lăn tăn về vụ dung lượng...
 
Nguyễn Duy đã viết:
Theo em thì xếp dàn cao hơn máy tính và mp3 là đương nhiên rồi, tuy nhiên còn phải xét đến giá cả của chúng thì so sánh mới chuẩn được.
Dàn là 1 thiết bị dành riêng cho việc nghe nhạc, nó được thiết kế chống rung, chống nhiễu, có bộ lọc nguồn, có tụ điện nguồn điện dung rất lớn, có phân chia 2 kênh độc lập (dual-mono, đồ lởm thì ko có món này), trong đó mỗi kênh trái phải độc lập hoàn toàn với kênh kia, các con tụ chất lượng cao, bộ cơ đầu đĩa cũng khác v.v... Quan trọng nhất là phần dây rợ bên trong dàn. Nếu ở soundcard lạm dụng bảng mạch, thì trong dàn là các loại dây audio chuyên dụng có thiết kế phức tạp để giữ vững tín hiệu âm thanh. Vì soundcard đặt trong máy bị nhiễu từ các thiết bị bên cạnh, cho nên nghe âm thanh của máy tính có nhiễu, dễ thấy nhất ở dải tần cao. Ở nhiều dàn phần giải mã thuần analogue hoặc digital và tín hiệu được khuếch đại luôn để đưa ra loa, không phải thông qua nhiều bước chuyển D-A nên suy giảm rất ít. Máy tính ko được đầu tư kĩ như thế, nên âm thanh của nó vừa tối, sạn và đục, không gian stereo hạn chế (mà anh TuXuong gọi là Pan). Đây là so sánh với các máy tính bình thường, còn nếu đầu tư cho PC thật nhiều thì cũng khó phân biệt.
Về "kênh" mà nói, chỉ có thể xét theo tần số hoặc kênh dữ liệu, theo như anh nói chỉ có 3 kênh bass, treble, mid còn background và echo là các track nhạc và hiệu ứng không liên quan đến tần số, do đó không thể đánh đồng với nhau được.
Em thích nghe dàn hơn máy mp3, vì những lí do như trên, nhưng còn bởi nghe bằng tai nghe ko thấy "đã". Trước hết nhạc là ở trước mặt người nghe, nhưng nghe = phone chỉ thấy như ở trong đầu mình vọng ra, nên cảm giác về không gian rất khác. Thứ hai là âm bass của phone rất tệ, vì nguồn yếu, phân tần kém, đường kính loa giới hạn, nên mặc dù có phone xuống được 2 Hz (!) nhưng tần số từ 60hz trở xuống vẫn giảm nhanh. Cuối cùng là đeo phone mỏi tai, và người ta còn bảo có hại cho thần kinh.
Hè hè, chú giỏi quá làm anh ngượng. :D
Về mấy cái kênh với track thì đúng là anh cũng không biết thuật ngữ gọi là cái gì. Theo anh hiểu thì treble, bass với mid tạo thành một khối chung mà cứ tạm gọi là foreground. Còn background cũng trải lên toàn bộ phổ tần số giống như thế, nhưng vì là background nên người ta cũng chả phân biệt được các phần như ở foreground. Nếu như sử dụng cái thông số pan thì người ta có thể phân biệt tới 4-5 kênh tần số trong foreground: 1-2 kênh treble, 1-2 kênh mid và bass. Cái background thì có pan ~0, và thường thì phải nghe rất kĩ mới phát hiện ra được, nhiều khi cũng phải nhờ echo (ý anh là tiếng vọng) mới nghe ra được.
Còn về tai nghe với loa thì anh hoàn toàn đồng ý với chú :)>- .
 
Hehe, lâu lắm mới có một chủ đề hay và tâm đắc thế này, để mạo muội tham gia với mọi người. Đầu tiên thanks anh Việt phát :D

Mình có lẽ không giỏi lắm nếu nói về mặt kĩ thuật, cho nên chỉ xin nói một vài kinh nghiệm kiểu nông dân của một ku hay vọc máy tính và nghe lỏm nhạc. Ai thấy sai thì mạnh dạn mắng chửi ngay để mình còn biết mà sửa nhé :p

Đầu tiên là bitrate. Thường vẫn hay nghe ở mức 192kbps, vì đây là mức chấp nhận được và tương đối dễ tìm, dễ download. Thường là các bản nhạc thông dụng, âm thanh nhiều chất điện tử ;)
CD cũng có 2 loại CD, có một loại ít thông dụng ở VN là loại HDCD, sử dụng kĩ thuật thu âm 24bit (thức sự thì ko biết cơ chế lõi ở trong thế nào, nhưng CD thường là 16bit). Chất lượng cũng khác nếu thiết bị đầu ra tốt.

Một điểm quan trọng là âm nhạc dựa nhiều trên cảm tính. Rất khó nói cái nào hơn cái nào kém, chỉ dựa trên phương diện cá nhân hoặc số đông mà nói thôi. Đặc biệt với thiết bị âm nhạc, thường kinh nghiệm cá nhân là bạn sẽ hài lòng với những gì mình có, cho đến khi bạn được thưởng thức cái tốt hơn. Nói trước điều này, vì mình tin chắc ai cũng đã có lúc tự hỏi:Cái bọn nó chơi Hiend mấy k $ một bộ dàn để làm cái khỉ gì? Cái loa của mình nghe đã hay chán rồi. Nhỉ? :D :'> Cho nên cứ xác định là cái gì cũng có thượng vàng hạ cám, đừng chỉ nghe ở một mức rồi ta chê nó vội.

So sánh giữa các hệ phần cứng khác nhau rất khó, đặc biệt nếu không phân chia phần giá. Nếu so sánh PC với một bộ dàn thì nên so sánh ở mức đầu tư. Trong PC thì chỉ tính phần đầu tư cho sound thôi. Vậy có lẽ sẽ fair hơn. Còn ai cũng biết, nếu cần best thì sẽ là một căn phòng đẹp ấm cúng, xử lí âm thanh tốt, cùng một ban nhạc :D

Nếu nghe nhạc, đặc biệt là trên PC, thì khuyên mọi người chỉ nên nghe loa Hifi thôi. Hạn chế cả loại có loa sub, dù nhiều người rất thích tiếng bass dày của nó. Nhưng cá nhân thì cảm thấy, trừ khi setup vị trí cực kì chuẩn, nghe nhạc ở loa có sub trên máy tính có gì đó giả giả. Soundcard là một vấn đề rất quan trọng nếu nghe trên PC. Vì phần lớn người sử dụng hiện nay vẫn nghe sound Onboard.
So sánh một chút về mức độ "có thể đầu tư" cho âm thanh PC. Khác với bộ dàn đã hướng sẵn cho mục đích nghe nhạc, PC không thế . Nhưng không phải là không thể nâng cấp và hướng nó vào niềm say mê của ta ::) .
  • Một là soundcard. Có lẽ nhãn hiệu tốt nhất là Creative. Đừng đầu tư cho bất kì cái gì trước SoundCard, đó là yếu tố mấu chốt.Max giá của cái này tầm 700$ cho loại dân dụng, chuyên dụng nhiều line in-out để xử lí có thể đắt hơn, nhưng chưa chắc nghe hay hơn. Loại dùng được khoảng >150$.
  • Thứ hai là loa, vì loa vi tính thường không thực sự xuất sắc trong việc xử lí nhạc nên ta bỏ qua :)) thực ra thì có một vài bộ loa rất tốt, nhưng nó không thuần là loa vi tính , được hỗ trợ sẵn khả năng cắm thẳng vào giàn. Cái này chả biết max giá bao nhiêu, chắc unlimited. Nghe được thì... chả biết. Khó nói.
  • Thứ ba là headphone, thật sự có rất nhiều loại, và phục vụ cho nhiều mục đích. Nếu kiếm được một cái tốt, như kiểu dòng HD của Senheiser là tốt nhất(có một vài nhãn hiệu khác nổi hơn, nhưng mọi người thông cảm, VN chả có nên mình cũng chả biết) thì hoàn toàn có thể "yêu" được. Max giá cỡ tầm 1-2k $ (dành cho dân DJ hoặc phòng thu là chính, nhưng ta cứ mơ cũng không sao). Loại nghe được cho "tai trâu" cỡ 100-200$.
  • Ngoài ra là loại in-ear phone, ta thường gọi là phone không :D Cái này nhiều người cho đây mới là âm nhạc đích thực, đầy đặn nhất. Vẫn có thể cắm vào PC chứ không chỉ mp3 (và thực sự cũng chỉ nên cắm vào PC với loại Hi-end). Max giá cỡ tầm 6-700$, thường loại nghe được là <200$.
  • Headphone không phải là tất cả cho âm thanh PC. Dân nghe nhạc còn có một cái khá quan trọng nếu dùng headphone, đó là headphone amplier (viết đúng không nhỉ) . Cái này có thể ảnh hưởng khá nhiều đến chất lượng đầu ra. Max giá 2000$, rẻ nhất cũng khoảng gần 200$, bản thân giá đã hơn phần lớn các headphone dân dụng.
Mọi người thắc mắc tại sao chỉ nói phần lớn về mức giá, mà không bàn đến chất lượng âm thanh? Mà toàn giá trên trời. Mình xin thưa, đó cũng chỉ là loại được thử qua chứ ko sở hữu :(( Nhưng đó là mức đỉnh có thể chạm được nên nêu ra so sánh, có một câu rất đúng, tiền nào của nấy. Còn âm thanh thuộc về phạm trù cảm xúc, không dám bàn nhiều. Xét cho cùng, tính ra, cũng chỉ như ta đầu tư cho một bộ giàn. Không phải là đắt nếu nghĩ theo phương diện này.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Xin phép thêm 1 bài về chất lượng nhạc, có lẽ tách ra hay hơn.
Nhạc chất lượng cao, có lẽ là một khái niệm hơi mơ hồ. Nhưng phần lớn người yêu cầu cái này chủ yếu là nghe Acoustic , Cổ điển , Thính phòng (bao gồm cả Opera). Đối với em thường là nghe Jazz và Blue (nghe lỏm thôi :(( đến nhà ông cậu nghe, nhà không có dàn, sound onboard, loa 8$, đánh chết cho tiền cũng không nghe :| ) . Và nhu cầu về một dàn hi-end là hoàn toàn chính đáng , vì con người ai cũng muốn hướng đến cái perfect.

Nhưng có một vài người nghe rock/hiphop/dance cũng thích và dùng hi-end(theo nghĩa hẹp là các dàn loa,âm thanh chất lượng cao) thì có lẽ lại hơi lãng phí. Không phải vì rock(và các loại kể trên...) không đạt đến mức cần hi-end, mà là hi-end không đạt yêu cầu của rock(và các loại kể trên...:)) ). Xử lí bằng mạch đèn điện tử, tốc độ respond của đồ hi-end vì thế cũng bị giảm một phần. Thành ra nghe rock tiết tấu nhanh và dày thì cứ thiếu thiếu. Hiphop và Dance cũng vậy, hơn nữa tiếng Bass của Hiend có thể nghe rất thật, nhưng lại không đủ độ nặng để đáp ứng cho những loại nhạc trên, vốn cần beat mạnh...
Thế nên, dân rock/hiphop/dance không nên quá tủi hổ nếu không kiếm được cho mình 1 dàn hi-end đúng nghĩa :p Một chút chia sẻ của 1 amateur, vậy thôi. :D
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Chả hiểu bác Nam Anh kiếm đâu ra cái Inear gọi là âm nhạc đích thực, bó chiếu luôn...cực chẳng đã mới phải xài, chứ còn muôn đời ko thể bằng Headphone(tất nhiên $$$ cũng ko bằng)...
 
Back
Bên trên