Những người trẻ tuổi và kỹ năng sống

Trần Quốc Thịnh
(thaihabooks)

New Member
Đứng giữa cuộc đời bao la và rộng lớn mới thấy mình nhỏ bé. Đứng giữa một khoảng đất chật hẹp mới thấy mình vĩ đại làm sao. Triết lý từ ngàn đời ấy vẫn còn nguyên giá trị cho đến thời đại này nếu mỗi người có cơ hội “đặt” mình vào những hoàn cảnh và điều kiện khác nhau. Cuộc sống đầy thách thức của ngày hôm nay cho thấy, hành trang để bước vào đời không thể thiếu những suy nghĩ hay những giá trị thấm đẫm nguyên lý rất đời thường nhưng cực kỳ “con người” như thế.

Không thể phủ nhận rằng nếu chỉ có suy nghĩ hay nhận thức thì khó có thể hướng đến thành công. Sự thành công chỉ thực sự đến với những người biết làm chủ hoàn cảnh và có khả năng chinh phục hoàn cảnh. Điều đó tựu trung ở một thuật ngữ rất quan trọng, đó là kỹ năng. Vì vậy, kỹ năng sống sẽ là hành trang không thể thiếu được của các bạn trẻ khi bước vào đời.

Không thể phủ nhận về những áp lực trong cuộc sống ngày nay, không thể không quan tâm đến những thách thức trong công việc, trong quan hệ cá nhân hay quan hệ xã hội. Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta bị quay cuồng giữa dòng xoáy ấy và không thể “ghìm” lại hay trụ lại được bằng những kỹ năng đích thực? Chắc chắn đó sẽ là sự thất bại, sự căng thẳng và hơn thế nữa là những hậu quả đáng buồn khác. Không thể không đề cập đến những hiện tượng vô cảm ở bạn trẻ, trầm cảm ở một số người trưởng thành, stress ở những công nhân – sinh viên hay thậm chí là tự tử và hủy hoại cuộc đời mình ở một số người trong cuộc sống ngày nay. Vì sao lại thế? Một nguyên tắc rất đơn giản là khi con người chưa thực sự có nội lực về mặt tâm lý và chưa có những kỹ năng cần thiết để sống tốt, chắc chắn những người bạn đồng hành không mời mà đến như trên sẽ xuất hiện ngay lập tức.
 
Kỹ năng sống có được tính là cách đánh giá về cuộc sống xung quanh mình ko anh? Nếu có thì chỉ cho em với :)
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Kỹ năng sống là các kỹ năng tâm lý độc lập. Việc đánh giá về cuộc sống cũng là một kỹ năng sống đó em.
Còn cách mỗi người nhìn và đánh giá cuộc sống như thế nào thì là yếu tố chủ quan mất rồi. Có nhiều hướng khác nhau em ạ.

Tích cực và tiêu cực là 2 hướng nổi trội nhất nếu em muốn nói về đánh giá cuộc sống. (Màu hồng hoặc màu đen đó em) ^^
 
Anh chưa hiểu ý của Thịnh, thế nào là "kĩ năng tâm lí độc lập"?
 
Umh, đồng ý với câu hỏi của anh Việt :p
Còn cái "cách" của mỗi người thì em nghĩ bản chất chúng thống nhất nhưng không đồng nhất thui :p không biết cái cốt lõi của nó làgì?
 
...Kỹ năng sống là kỹ năng của mỗi cá nhân để có thể tự mình sống độc lập và tương tác với môi trường sống một cách hiệu quả. Kỹ năng sống cũng là những giải pháp để ứng phó, giải quyết những vấn đề, những thách thức trong cuộc sống hàng ngày.

Em nói thế mọi người có hiểu không ạ?

@An: Nếu không đồng nhất thì sao thống nhất được em???
 
...Kỹ năng sống là kỹ năng của mỗi cá nhân để có thể tự mình sống độc lập và tương tác với môi trường sống một cách hiệu quả. Kỹ năng sống cũng là những giải pháp để ứng phó, giải quyết những vấn đề, những thách thức trong cuộc sống hàng ngày.
Anh thấy em bảo "việc đánh giá cuộc sống là một kĩ năng", và "cách mỗi người đánh giá cuộc sống thì là yếu tố chủ quan", suy ra kĩ năng sống là yếu tố chủ quan?

@An: Nếu không đồng nhất thì sao thống nhất được em???
Hai khái niệm này hoàn toàn khác nhau đấy chứ nhỉ?
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Đồng nhất và thống nhất không khác nhau mà cũng không giống nhau.:D
 
Đồng nhất và thống nhất không khác nhau mà cũng không giống nhau.:D
Đồng nhất là làm cho những thứ khác nhau trở thành giống nhau (về mặt tính chất) bằng cách lựa chọn hoặc pha trộn, tức là làm cho X biến thành Y, Y biến thành X, hay là trộn X vào Y để hợp nhất thành XY.
Còn thống nhất là sự dàn xếp để các yếu tố trở nên phù hợp, không mâu thuẫn với nhau (về mặt qui ước), tức là kết quả không nhất thiết phải là X, là Y hay là XY, mà có thể là Z nhưng mà không còn mâu thuẫn nữa.
Ví dụ như người ta nói "thống nhất đất nước" (để cho Bắc-Trung-Nam nằm trong cùng mối tương quan không mâu thuẫn), chứ không thể "đồng nhất đất nước" (làm cho mọi thứ ở Bắc-Trung-Nam trở thành giống nhau).
Nhiều khi người ta trộn lẫn cách dùng của 2 từ này, nhưng mà không chuẩn đâu em ạ.
 
Trong văn học :"> thì thống nhất và đồng nhất có mối tương quan nhất định, ở chỗ thống nhất là các mặt của vấn đề nào đó (hay yếu tố) cùng phát triển từ một cốt lõi nhất định nhưng có những cách biểu hiện khác nhau :) còn đồng nhất là các khía cạnh đó ngay ở cả biểu hiện cũng y xì luôn :p
ý em muốn nói đến đồng nhất và thống nhất ở trên là vậy :) :p
 
Trong văn học :"> thì thống nhất và đồng nhất có mối tương quan nhất định, ở chỗ thống nhất là các mặt của vấn đề nào đó (hay yếu tố) cùng phát triển từ một cốt lõi nhất định nhưng có những cách biểu hiện khác nhau :) còn đồng nhất là các khía cạnh đó ngay ở cả biểu hiện cũng y xì luôn :p
"Có mối tương quan" thì được coi là giống nhau à em? :p
Thiếu gì cái liên quan đến nhau trên đời này, thành ra giống nhau hết hả? :D
 
Kỹ năng sống là yếu tố chủ quan mà anh. Em hiểu nó giống như bản năng của con người nhưng có qua rèn luyện trau dồi kinh nghiệm tạo dựng nhiều bản năng sống mới, hoàn thiện hơn theo ý mình muốn. (Các kỹ năng xử lý tình huống hoặc giải quyết vấn đề .Ví dụ như khi mình bất chợt gặp một tình huống nào đó thì sẽ tự phân tích đánh giá tình huống và đưa ra phương hướng giải quyết )

Còn khái niệm "đồng nhất" và "thống nhất" thì em nghĩ cách phân tích của anh là chuẩn rồi.
Nhưng nếu như vậy, câu hỏi của An kia "còn cái "cách" của mỗi người thì em nghĩ bản chất chúng thống nhất nhưng không đồng nhất thui không biết cái cốt lõi của nó là gì?" Có thể hiểu là mỗi người đều có cách đánh giá riêng và đôi khi cách đánh giá cùng một vấn đề đó giống nhau. (Như kiểu tư tưởng lớn gặp nhau ý ạ). Nhưng nó không đồng nhất và vẫn có khác biệt nên cái cốt lõi nằm ở các cá thể ?? Sao có thể tìm ra cốt lõi chung ??? (Hay anh đang hiểu sai ý câu hỏi của An nhỉ?)
 
Nhưng nếu như vậy, câu hỏi của An kia "còn cái "cách" của mỗi người thì em nghĩ bản chất chúng thống nhất nhưng không đồng nhất thui không biết cái cốt lõi của nó là gì?" Có thể hiểu là mỗi người đều có cách đánh giá riêng và đôi khi cách đánh giá cùng một vấn đề đó giống nhau. (Như kiểu tư tưởng lớn gặp nhau ý ạ). Nhưng nó không đồng nhất và vẫn có khác biệt nên cái cốt lõi nằm ở các cá thể ?? Sao có thể tìm ra cốt lõi chung ??? (Hay anh đang hiểu sai ý câu hỏi của An nhỉ?)
Nếu không thể đồng nhất quan điểm (làm cho quan điểm của mọi người đều giống nhau) thì thống nhất ý kiến (lựa chọn qui ước chung, không giống quan điểm ban đầu của mọi người, nhưng tất cả đều đồng ý).
 
Vâng, nhưng cái em muốn hỏi là "Cốt lõi" mà em An đang muốn hỏi là cái gì? Thực tế là em chưa hiểu ý em An muốn hỏi cái gì anh ạ.
 
Back
Bên trên