Dương Nguyễn Phương Uyên
(Eryne_Constantine)
New Member
Những kẻ thua cuộc.
Trong cuộc sống có rất nhiều, rất nhiều những cá nhân như vậy. Vấn đề là họ thua cuộc do họ, hay do người ngoài khiến họ như vậy?
Ở đây tôi muốn nói tới một vấn đề nho nhỏ mà có lẽ không nhiều người để ý tới: Có khi nào một người hoàn toàn mất kiểm soát cuộc sống của mình chỉ vì những tác động bên ngoài hay không?
Không, tôi không nghĩ như vậy.
Hãy nói về những hành động có tính tiêu cực. Đôi khi người ta thực hiện chúng bởi vì chúng mang lại kết quả tích cực- ít ra là về bề nổi- nhưng đôi khi người ta còn không có sự lựa chọn nào khác. Nói một cách cụ thể hơn, có một số tình huống nhất định mà người ta phải trở nên tồi tệ hơn- phải thua cuộc. Và đó là những tình huống nào?
Những tình huống mà người trong cuộc không lựa chọn chiến thắng.
Lẽ dĩ nhiên, tất cả mọi người đều cho rằng trong hoàn cảnh nào cũng phải cố gắng để trở nên tốt hơn. Những câu danh ngôn, cách ngôn, tuyên ngôn ngu xuẩn dạy bảo người ta rằng bản thân họ quyết định cuộc đời họ. Ồ không, dĩ nhiên không. Điều gì sẽ xảy ra nếu họ thực sự thích cái trạng thái tồi tệ, cái trạng thái thua cuộc mà đúng ra họ phải nỗ lực thoát khỏi?
Vẫn chưa hiểu tôi nói cái gì phải không?
Được, ví dụ cụ thể:
Bạn thích ăn.
Bạn sẽ ăn.
Ăn rất nhiều.
Bạn sẽ béo.
Sẽ rất béo.
Rồi sao?
Người ta gọi bạn là heo, là bò, là cá voi, là đủ mọi thứ tồi tệ trên đời. Nhưng bạn có chấp nhận không?
Ô hô hô, bạn sẽ chấp nhận đấy- nào, đừng nổi nóng- bạn sẽ chấp nhận và sẽ phản ứng theo hai cách hoàn toàn khác nhau- về mặt hình thức- mà vẫn hoàn toàn giống nhau- về mặt tinh thần.
Cách thứ nhất: Bạn giảm cân. Tốt thôi, giảm đi. Rồi sau đó? Tôi đảm bảo chỉ có hai con đường- bạn tăng cân trở lại, hoặc bị rối loạn ăn uống. Lẽ dĩ nhiên bạn sẽ tức giận nói rằng bạn có đủ ý chí để không béo lại hay không bị tâm thần vì lo lắng chuyện cái cân, nhưng bạn chỉ nói thế khi bạn chưa bao giờ béo.
Cách thứ hai: Bạn chấp nhận và mặc kệ chúng. Chẳng phải vì bạn tự tin hay bạn yêu bản thân mình, mà vì bạn thích ăn hơn. Bạn chọn thức ăn thay cho xã hội và sức khỏe. Bạn thua cuộc thảm hại.
Cả hai cách, bạn đều thua cuộc thảm hại. Đúng ra bạn không bao giờ nên béo ngay từ đầu, chỉ thế bạn mới không thua.
Vẫn chưa hiểu?
Nói cụ thể hơn nữa: Trạng thái thua cuộc đôi khi chính là trạng thái mà bạn đang bằng lòng với nó. Tại sao lại như vậy? Bạn có bằng lòng không khi bạn không chiến thắng? Chỉ trong trường hợp bạn không phâm biệt được thắng với thua mà thôi.
Đừng nghĩ rằng chỉ khi có kết quả tốt, có tiến bộ, thì khi ấy con người mới thắng cuộc. Tôi không khuyến khích ai lười biếng tự buông thả cả- tôi chỉ đơn giản nói rằng con người ta luôn luôn thua cuộc. Luôn luôn.
Bạn có biết tại sao không?
Vì một sự việc phải được xét dưới nhiều khía cạnh. Bạn thắng ở khía cạnh này có nghĩa bạn thua ở khía cạnh khác. Bạn không thể toàn thắng được.
Cũng đừng nói rằng hễ nhận thức được điều trên và tiếp tục tiến bộ thì bạn sẽ thắng. Đọc lại ví dụ về người béo ở trên, bạn sẽ thấy rằng từ này tới giờ tôi chỉ toàn nói về những thứ tiêu cực. Nhưng, lại nhưng, những thứ đó chỉ tiêu cực khi có sự can thiệp của bên ngoài.
Những kẻ thua cuộc thường thua và mất kiểm soát vì những gì mà bản thân sự thua cuộc mang lại. Điều ấy còn có nghĩa: Ngay cả thua cuộc cũng là một dạng chiến thắng. Chỉ đáng suy xét xem nó có phải là chiến thắng của bạn hay không.
(Còn tiếp)
Trong cuộc sống có rất nhiều, rất nhiều những cá nhân như vậy. Vấn đề là họ thua cuộc do họ, hay do người ngoài khiến họ như vậy?
Ở đây tôi muốn nói tới một vấn đề nho nhỏ mà có lẽ không nhiều người để ý tới: Có khi nào một người hoàn toàn mất kiểm soát cuộc sống của mình chỉ vì những tác động bên ngoài hay không?
Không, tôi không nghĩ như vậy.
Hãy nói về những hành động có tính tiêu cực. Đôi khi người ta thực hiện chúng bởi vì chúng mang lại kết quả tích cực- ít ra là về bề nổi- nhưng đôi khi người ta còn không có sự lựa chọn nào khác. Nói một cách cụ thể hơn, có một số tình huống nhất định mà người ta phải trở nên tồi tệ hơn- phải thua cuộc. Và đó là những tình huống nào?
Những tình huống mà người trong cuộc không lựa chọn chiến thắng.
Lẽ dĩ nhiên, tất cả mọi người đều cho rằng trong hoàn cảnh nào cũng phải cố gắng để trở nên tốt hơn. Những câu danh ngôn, cách ngôn, tuyên ngôn ngu xuẩn dạy bảo người ta rằng bản thân họ quyết định cuộc đời họ. Ồ không, dĩ nhiên không. Điều gì sẽ xảy ra nếu họ thực sự thích cái trạng thái tồi tệ, cái trạng thái thua cuộc mà đúng ra họ phải nỗ lực thoát khỏi?
Vẫn chưa hiểu tôi nói cái gì phải không?
Được, ví dụ cụ thể:
Bạn thích ăn.
Bạn sẽ ăn.
Ăn rất nhiều.
Bạn sẽ béo.
Sẽ rất béo.
Rồi sao?
Người ta gọi bạn là heo, là bò, là cá voi, là đủ mọi thứ tồi tệ trên đời. Nhưng bạn có chấp nhận không?
Ô hô hô, bạn sẽ chấp nhận đấy- nào, đừng nổi nóng- bạn sẽ chấp nhận và sẽ phản ứng theo hai cách hoàn toàn khác nhau- về mặt hình thức- mà vẫn hoàn toàn giống nhau- về mặt tinh thần.
Cách thứ nhất: Bạn giảm cân. Tốt thôi, giảm đi. Rồi sau đó? Tôi đảm bảo chỉ có hai con đường- bạn tăng cân trở lại, hoặc bị rối loạn ăn uống. Lẽ dĩ nhiên bạn sẽ tức giận nói rằng bạn có đủ ý chí để không béo lại hay không bị tâm thần vì lo lắng chuyện cái cân, nhưng bạn chỉ nói thế khi bạn chưa bao giờ béo.
Cách thứ hai: Bạn chấp nhận và mặc kệ chúng. Chẳng phải vì bạn tự tin hay bạn yêu bản thân mình, mà vì bạn thích ăn hơn. Bạn chọn thức ăn thay cho xã hội và sức khỏe. Bạn thua cuộc thảm hại.
Cả hai cách, bạn đều thua cuộc thảm hại. Đúng ra bạn không bao giờ nên béo ngay từ đầu, chỉ thế bạn mới không thua.
Vẫn chưa hiểu?
Nói cụ thể hơn nữa: Trạng thái thua cuộc đôi khi chính là trạng thái mà bạn đang bằng lòng với nó. Tại sao lại như vậy? Bạn có bằng lòng không khi bạn không chiến thắng? Chỉ trong trường hợp bạn không phâm biệt được thắng với thua mà thôi.
Đừng nghĩ rằng chỉ khi có kết quả tốt, có tiến bộ, thì khi ấy con người mới thắng cuộc. Tôi không khuyến khích ai lười biếng tự buông thả cả- tôi chỉ đơn giản nói rằng con người ta luôn luôn thua cuộc. Luôn luôn.
Bạn có biết tại sao không?
Vì một sự việc phải được xét dưới nhiều khía cạnh. Bạn thắng ở khía cạnh này có nghĩa bạn thua ở khía cạnh khác. Bạn không thể toàn thắng được.
Cũng đừng nói rằng hễ nhận thức được điều trên và tiếp tục tiến bộ thì bạn sẽ thắng. Đọc lại ví dụ về người béo ở trên, bạn sẽ thấy rằng từ này tới giờ tôi chỉ toàn nói về những thứ tiêu cực. Nhưng, lại nhưng, những thứ đó chỉ tiêu cực khi có sự can thiệp của bên ngoài.
Những kẻ thua cuộc thường thua và mất kiểm soát vì những gì mà bản thân sự thua cuộc mang lại. Điều ấy còn có nghĩa: Ngay cả thua cuộc cũng là một dạng chiến thắng. Chỉ đáng suy xét xem nó có phải là chiến thắng của bạn hay không.
(Còn tiếp)