Những Người phụ nữ làm rung động trái tim.

Nguyễn Hoài Nghĩa
(HanoiYeu)

Điều hành viên
Mong muốn chủ đề này sẽ tôn vinh những người phụ nữ khắp nơi trên thế giới!

10 phụ nữ làm rung động trái tim Việt Nam

Hội LHPN Việt Nam cho biết sẽ trao tặng danh hiệu "Người phụ nữ làm rung động trái tim Việt Nam" lần đầu tiên cho 10 phụ nữ Việt Nam tiêu biểu của hai thế hệ phụ nữ trong thời chiến và trưởng thành trong hòa bình có nhiều đóng góp cho xã hội và cộng đồng.

Năm vị đại diện cho thế hệ phụ nữ Việt Nam trải qua chiến tranh gồm có: bà Nguyễn Thị Bình, nguyên Phó Chủ tịch nước CHXHCNVN; bà Nguyễn Thị Tâm, cựu chiến binh Trường Sơn, Thái Bình; bà Kiều Thu, cựu tù nhân Côn Đảo; soeur Mai Thị Mậu, người phụ nữ dành cả cuộc đời để chăm sóc các bệnh nhân phong; ni sư Đức Tú, Giám đốc Viện Mồ côi Đức Sơn - Huế.

Năm người đại diện cho thế hệ phụ nữ trẻ trưởng thành trong hòa bình là: cô Huỳnh Tiểu Hương, nhà doanh nghiệp nuôi 200 trẻ mồ côi; cô Nguyễn Hướng Dương làm thư viện sách nói cho người mù TPHCM; cô Nguyễn Thanh Phượng, 26 tuổi, MBA tại Thụy Sĩ, Chủ tịch Quỹ đầu tư trẻ nhất Việt Nam; cô Lê Diệp Kiều Trang, chuyên gia tài chính của tập đoàn HSBC; cô Huỳnh Thị Xậm, 23 tuổi, tàn tật, chỉ còn 2 ngón tay và đầu gối nhưng vẫn nuôi 6 em đi học. (SGGP)

Chào Thân ái!
 
Những phụ nữ mở nước đầu tiên - Sử Gia Trần Gia Phụng

Người phụ nữ Việt Nam mở nước đầu tiên không ai khác hơn là Hai Bà Trưng. Tiểu sử cũng như sự nghiệp của Hai Bà đã được nói đến nhiều. Có lẽ chỉ cần thêm một ý kiến về Hai Bà hầu như ít được nêu ra. Đó là trong lịch sử thế giới, Hai Bà khởi nghĩa chống ngoại xâm năm 40 sau Công nguyên, là những bậc nữ lưu ðầu tiên đứng lên tranh đấu giành độc lập cho đất nước, trước nữ anh hùng Jeanne d'Arc (1412-143 của Pháp gần 14 thế kỷ. Sau Hai Bà Trưng, trong số những phụ nữ mở nước, phải kể đến các công chúa Huyền Trân, Ngọc Vạn và Ngọc Khoa.

Bài sau xin giới thiệu: 1.- Công Chúa Huyền Trân
 
Sao anh Nghĩa lại để topic này ở Túm tụn tán gẫu :-/ nghe nó ko hợp lắm :D anh nhờ mod move sang Thảo luận nghiêm túc ý :D

Nguyễn Hoài Nghĩa đã viết:
Mong muốn chủ đề này sẽ tôn vinh những người phụ nữ khắp nơi trên thế giới!
 
Phạm Mai Ly đã viết:
Sao anh Nghĩa lại để topic này ở Túm tụn tán gẫu :-/ nghe nó ko hợp lắm :D anh nhờ mod move sang Thảo luận nghiêm túc ý :D

* Anh suy nghĩ mãi không biết để đầu, thôi làm phiền Mod nghiên cứu giúp đỡ vậy.
 
1.- Công Chúa Huyền Trân

Người phụ nữ Việt Nam mở nước đầu tiên không ai khác hơn là Hai Bà Trưng. Tiểu sử cũng như sự nghiệp của Hai Bà đã được nói đến nhiều. Có lẽ chỉ cần thêm một ý kiến về Hai Bà hầu như ít ai nêu ra. Đó là trong lịch sử thế giới, Hai Bà khởi nghĩa chống ngoại xâm năm 40 sau Công nguyên, là những bậc nữ lưu ðầu tiên đứng lên tranh đấu giành độc lập cho đất nước, trước nữ anh hùng Jeanne d'Arc (1412-143 của Pháp gần 14 thế kỷ. Sau Hai Bà Trýng, trong số những phụ nữ mở nước, phải kể đến các công chúa Huyền Trân, Ngọc Vạn và Ngọc Khoa.

1. Công Chúa Huyền Trân

Vào cuối thế kỷ 13, sau khi cùng liên kết đẩy lui cuộc xâm lăng của quân Mông Cổ, mối giao hảo giữa Đại Việt và Chiêm Thành (Champa) khá tốt đẹp. Tháng 2 năm tân sửu (130, nước Chiêm Thành gởi sứ giả và phẩm vật sang thăm viếng ngoại giao. Khi đoàn sứ giả Chiêm Thành về nước, Thái thượng hoàng Trần Nhân Tông đi theo. Lúc đó thượng hoàng đã xuất gia đi tu, gặp khi rảnh rỗi, ông qua thăm Chiêm Thành, vừa để trả lễ, vừa để du ngoạn, từ tháng 3 đến tháng 11 âm lịch cùng năm.

Vua Chiêm Thành là Chế Mân (Jaya Simhavarman IV, trị vì 1287-1307), nguyên là thái tử Bổ Đích (Harijit), con đầu của vua Jaya Simhavarman III hay Indravarman XI (trị vì 1257-1287). Thời kháng Nguyên, vua Jaya Simhavarman III đã già, Bổ Đích nắm trọng trách điều khiển việc nước, và đã chỉ huy quân Chiêm đẩy lui lực lượng của Toa Đô (Sogatu).

Trong cuộc gặp gỡ với vua Chế Mân, Trần Nhân Tông hứa gả con gái mình là công chúa Huyền Trân cho Chế Mân. Có thể lúc đó Trần Nhân Tông muốn làm cho nền bang giao giữa hai nước Việt Chiêm bền vững qua cuộc hôn nhân nầy. Lời hứa của thýợng hoàng Trần Nhân Tông gặp nhiều phản bác về phía triều đình nước ta. Thời đó, quan niệm khắc khe về phân biệt chủng tộc đã khiến cho các quan và cả Trần Anh Tông, vị vua đương triều, ngăn trở cuộc hôn nhân nầy.

Mãi đến khi Chế Mân quyết định tặng hai châu Ô và Rí (Lý) ở phía bắc Chiêm Thành làm sính lễ, Trần Anh Tông mới nhận lời, và lễ cưới diễn ra năm 1306 (Bính Ngọ). Năm 1307 (Đinh Mùi), Trần Anh Tông đổi châu Ô thành Thuận Châu [Thuận = theo, theo lẽ phải], châu Lý thành Hóa Châu [Hóa = thay đổi, dạy dỗ]. So với ngày nay, Thuận Châu từ phía nam tỉnh Quảng Trị và phía Bắc tỉnh Thừa Thiên ngày nay; Hóa Châu gồm phần còn lại của tỉnh Thừa Thiên và phía bắc tỉnh Quảng Nam ngày nay; diện tích tổng cộng vùng đất nầy khoảng 10.000 km2.

Huyền Trân được vua Chế Mân phong týớc hoàng hậu Paramecvari. Đám cưới được hơn một năm, Chế Mân từ trần (1307). Vua Trần Anh Tông thương em, sợ Huyền Trân bị đưa lên giàn hỏa thiêu chết theo chồng trong tục lệ Chiêm Thành,( nên nhà vua cho týớng Trần Khắc Chung (tức Đỗ Khắc Chung) sang Chiêm lấy cớ viếng tang, rồi lập mýu ðýa Huyền Trân và con là Đa Da trở về Đại Việt.(2) Theo Đại Nam nhất thống chí, quyển 16 viết về tỉnh Nam Định, sau khi trở về nýớc, Huyền Trân công chúa đã đến tu ở chùa Nộn Sơn, xã Hổ Sơn, huyện Thiên Bản, phủ Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định. Sách nầy không cho biết chính xác thời điểm công chúa đi tu, nghĩa là công chúa đã đi tu ngay khi về nýớc hay sau khi đã về già? (3) Số phận hoàng tử Đa Da không được sử sách nhắc đến.

Cuộc hôn nhân Huyền Trân và Chế Mân tượng trưng cho sự phát triển một cách hòa thuận về phương nam theo truyền thống sống cùng và để người khác cùng sống của người Việt. Sự hy sinh của công chúa Huyền Trân đã được một tác giả vô danh đề cao trong một bài ca Huế theo điệu nam bình rất được truyền tụng cho đến ngày nay:

Nước non ngàn dặm ra đi, mối tình chi,
Nước màu son phấn, đền nợ Ô Ly,
Đắng cay vì, đương độ xuân thì,
Số lao đao hay nợ duyên gì?
Má hồng da tuyết, quyết liều như hoa tàn trăng khuyết,
Vàng lộn với chì,
Khúc ly ca cớ sao mà mường tượng Nghê thường!
Thấy chim hồng nhạn bay đi, tình tha thiết.
Bóng dương hoa quỳ
Nhắn một lời Mân quân, nay chuyện mà như nguyện,
Đặng vài phân, vì lợi cho dân,
Tình đem lại mà cân,
Đắng cay trăm phần...(4)


CHÚ THÍCH:
1. Nghi lễ vợ hỏa thiêu theo chồng trong Ấn giáo gọi là trà tỳ (suttee), còn thịnh hành ở Ấn Độ cho đến khi ngýời Anh cai trị và bãi bỏ vào năm 1829.
2. Đại Việt sử ký toàn thý [chữ Nho], Hà Nội: bản dịch Nxb. Khoa học Xã hội, 1993, tập 2, tr. 91.
3. Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam nhất thống chí, bản dịch tập 3 của Viện Sử học, Huế: Nxb. Thuận Hoá tái bản, 1997, tr. 358.
4. Phạm Văn Sơn, Việt sử tân biên, Trần Lê thời đại [Quyển 2], Nxb. Văn Hữu Á Châu, Sài Gòn, 1959, tt. 272-273.


Bài 3: Công Chúa Ngọc Vạn
 
* Tạm dừng Bài 3: Công Chúa Ngọc Vạn - Việt Nam

* Nói về mỹ nhân Trung Quốc. Bạn có nghe ai đó khi nói về 1 người đẹp chim sa, cá lặn, hoa nhường, nguyệt thẹn chưa? đó chính là 4 mỹ nhân dưới đây:

1. Tây Thi

Thời kỳ Xuân Thu – Chiến Quốc, Việt quốc có 1 cô gái giặt áo, ngũ quan đoan chính, phấn diện đào hoa, tướng mạo hơn người. Khi cô giặt áo bên bờ sông, bóng cô soi trên mặt nước sông trong suốt làm cô thêm xinh đẹp. Cá nhìn thấy ảnh cô, say mê đến quên cả bơi, dần dần lặn xuống đáy sông. Từ đó,người trong vùng xưng tụng cô là “Trầm Ngư”.


2. Điêu Thuyền

Điêu Thuyền bái nguyệt ở hậu hoa viên của Tư Đồ Vương Doãn, đại thần của Hán Hiến Đế thời Tam Quốc, đột nhiên có một cơn gió nhẹ thổi đến, một vầng mây trôi che khuất mặt trăng. Đúng lúc đó, Vương Doãn bước ra nhìn thấy. Để khen con gái nuôi mình xinh đẹp như thế nào, Vương Doãn thường nói với mọi người rằng con gái mình đẹp đến nổi trăng sáng nhìn thấy cũng phải trốn vào sau lưng mây. Vì vậy, Điêu Thuyền được mọi người xưng tụng là “Bế Nguyệt”.

3. Vương Chiêu Quân

Thời Hán Nguyên Đế tại vị, nam bắc giao binh, vùng biên giới không được yên ổn. Hán Nguyên Đến vì an phủ Hung Nô phía bắc, tuyển Chiêu Quân kết duyên với thiền vu Hô Hàn Tà để lưỡng quốc bảo trì hoà hảo vĩnh viễn. Trong một ngày thu cao khí sảng, Chiêu Quân cáo biệt cố thổ, đăng trình về phương bắc. Trên đường đi, tiếng ngựa hí chim hót như xé nát tâm can của nàng; cảm giác bi thương thảm thiết khiến tim nàng thổn thức. Nàng ngồi trên xe ngựa gảy đàn, tấu lên khúc biệt ly bi tráng. Nhạn bay về phương nam nghe thấy tiếng đàn, nhìn thấy thiếu nữ mỹ lệ trên xe ngựa, quên cả vỗ cánh và rơi xuống đất. Từ đó, Chiêu Quân được gọi là “Lạc Nhạn”.

4. Dương Quý Phi

Đường Triều Khai Nguyên niên, có một thiếu nữ tên gọi Dương Ngọc Hoàn được tuyển vào cung. Sau khi vào cung, Ngọc Hoàn tư niệm cố hương. Ngày kia, nàng đến hoa viên thưởng hoa giải buồn, nhìn thấy hoa Mẫu Đơn, Nguyệt Quý nở rộ, nghĩ rằng mình bị nhốt trong cung, uổng phí thanh xuân, lòng không kềm được, buông lời than thở : “Hoa a, hoa a ! Ngươi mỗi năm mỗi tuổi đều có lúc nở, còn ta đến khi nào mới có được ngày ấy ?”. Lời chưa dứt lệ đã tuông rơi, nàng vừa sờ vào hoa, hoa chợt thu mình, lá xanh cuộn lại. Nào ngờ, nàng sờ phải là loại Hàm Xú Thảo (cây mắc cỡ). Lúc này, có một cung nga nhìn thấy, người cung nga đó đi đâu cũng nói cho người khác nghe việc ấy. Từ đó, mọi người gọi Dương Ngọc Hoàn là “Hoa Nhượng”.

...
 
Hoài Anh! anh đang nghiên cứu, sưu tầm về thắc mắc của em nhưng chưa có kết quả. Mà em hỏi Bố giúp anh thử?

Chào Hoài Anh!
 
Hoài Anh! còn nhân vật trong tích đó có đúng không em? Để anh còn nghiên cưu kỹ gửi tiếp mấy bài về phụ nữ Việt Nam, Trung Quốc, Phu nhân Hoa Kỳ.

Chào Hoài Anh!
 
Mấy chuyện này em đọc từ bé cơ, nhớ rõ lắm:p
Em thấy vĩ đại nhất là mẹ em :p
 
Mẹ mà nghe được câu này chắc hạnh phúc lắm đây! càng lớn & nhất là khi đã có gia đình, có con... mới thấm thía được tấm lòng của bố mẹ.

Chào em!
 
Back
Bên trên