Những câu chuyện về người thầy!(Chúc mừng ngày 20/11)

Bùi Mai Hương
(Mai Hương)

Thành viên danh dự
Bài giáo án của tình thương

Nghệ thuật SỐNG là luôn thay đổi để thích ứng với môi trường xung quanh-Okakura Kukuzo.

Hôm ấy là một ngày bình thường như mọi ngày, các học sinh đến trường bằng xe buy't; tiếng các em chào hỏi nói chuyện xôn xao náo nhiệt cả ngôi trường. Tôi nhìn lướt qua tập giáo án của mình một lần nữa và cảm thấy đã sẵn sàng cho một ngày mới. Tôi tin rằng đó sẽ là một ngày tuyệt vời và lớp của tôi sẽ học được thật nhiều điều. Chúng tôi ổn định chỗ ngồi quanh bàn đọc sách và chuẩn bị cho giờ học đọc. Bước đầu tiên tôi soạn trong giáo án là kiểm tra vở bài tập xem các em đã làm xong bài chưa.
Khi tôi đến gần Troy, em cúi thấp đầu xuống và đẩy quyển bài tập còn dang dở ra trước mặt tôi. Vì ngồi phía bên phải, em cố lùi người lại để tránh ánh mắt của tôi. Theo phản xạ, tôi nhìn vào quyển vở và bảo: "Troy, em chưa làm xong bài tập".
Em ngước lên nhìn tôi bằng ánh mắt van nài tha thiết nhất mà tôi từng thấy nơi một đứa bé và nói: "Tối qua em không thể làm đượ thưa cô, vì mẹ em đang hấp hối".
Tiếng khóc nức nở tiếp theo sau câu giải thích của em khiến cho cả lớp giật mình. Tôi bỗng thấy mình may mắn biết bao được ngồi bên em trong giây phút ấy. Tôi ôm Troy vào lòng, để đầu em dựa vào ngực tôi. Ai cũng hiểu cậu bé đang rất đau buồn, nỗi buồn lớn đến nỗi tôi sợ rằng trái tim bé nhỏ của em sẽ vỡ ra mất. Tiếng nấc của cậu bé vang lên khắp lớp học và những giọt nước mắt cứ thi nhau tuôn xuống trên gương mặt em. Các học sinh khác mắt rơm rớm ngồi lặng đi bất động. Buổi sáng hôm ấy không khí im lặng thật nặng nề-không có âm thanh nào ngoài tiếng nức nở của Troy. Một học sinh vội đi tìm hộp khăn giấy, trong lúc đó tôi chỉ biết ghì chặt cậu bé vào lòng mình. Nước mắt em thấm ướt áo tôi. Không kìm được xúc động, tôi cũng khóc, nước mắt tôi rơi xuống đầu cậu bé.
Tôi tự hỏi: "Mình phải làm gì đây cho một đứa trẻ sắp mất mẹ?" Và câu trả lời duy nhất đến với tôi vào lúc ấy là: "Hãy yêu thương cậu bé...cho em hiểu rằng em được quan tâm...và hãy khóc cùng em". Tôi không thể làm gì hơn để giúp em vì đây là một biến cố quá lớn lao đối với một đứa trẻ như Troy. Cố ngăn lại dòng nước mắt của chính mình, tôi nói với cả lớp: "Cô và các em hãy cùng cầu nguyện cho Troy và mẹ của bạn ấy". Chưa từng có một buổi cầu nguyện nào trang nghiêm và nhiệt thành như thế! Sau một lúc lâu, Troy ngẩng lên nhìn tôi và nói: "Thưa cô, em sẽ không sao đâu". Cậu bé đã khóc cạn nước mắt và đã trút được phần nào nôic đau trong lòng. Buổi chiều hôm ấy, mẹ Troy qua đời.
Khi tôi đến dự đám tang, Troy chạy ngay ra đón tôi. Dường như em đã chờ tôi từ trước, dường như em đã mong tôi đến. Em ngã vào lòng tôi và ôm tôi một lúc lâu. Sau đó, như lấy lại sức mạnh và lòng can đảm, em dẫn tôi đến bên quan tài. Lúc đó cậu bé có thể nhìn thấy gương mặt của mẹ và đối diện với cái chết dù em chưa thể hiểu được bí ẩn của nó.
Tối hôm ấy trước khi đi ngủ tôi cảm ơn Chúa vì Người đã cho tôi sự sáng suốt để bỏ qua bài giáo án môn đọc và ôm một đứa trẻ đau khổ vào lòng bằng cả trái tim mình.
 
hic...Hương ah..mày lôi mẩu chuyện này ra ở đâu vậy...đọc cảm động wa...cô giáo thế mới là cô giáo chứ...;)...
 
Mảnh gương

Có hai cách để đem lại ánh sáng cho người khác-hoặc là một ngọn nến thắp sáng, hoặc là tấm gương phản chiếu ánh sáng đó-Edith Wharton.

"Thưa thầy Papaderos, em muốn biết ý nghĩa của cuộc sống là gì ạ?"
Câu hỏi của tôi gây nên một tràng cười chế nhạo trong lớp. Dường như đó không phải là một đề tài thích hợp cho một cậu học trò 13 tuổi như tôi.
Thầy Papaderos giơ tay ra hiệu cho cả lớp yên lặng. Sau khi quan sát tôi một hồi lâu với vẻ thăm dò, và đọc được từ trong ánh mắt tôi sự nghiêm túc hoàn toàn đối với câu hỏi của mình, thầy Papaderos quyết định: "Tôi sẽ trả lời câu hỏi của em".
Đoạn thầy rút ra từ túi quần một chiếc bóp da. Từ trong chiếc bóp da ấy, thầy lấy ra một mảnh gương tròn bé xíu.
Thầy giải thích: "Ngày ấy thầy còn nhỏ, đang thời chiến tranh, gia đình thầy rất nghèo, sống kham khổ tại một ngôi làng hẻo lánh. Một ngày nọ, thầy tìm thấy trên đường những mảnh vỡ của một tấm gương chiếu hậu từ chiếc xe máy của quân Đức đã bị phá hủy ngay tại đó.
Thầy đã cố tìm cho đủ tất cả các mảnh vỡ và dán chúng lại với nhau. Nhưng làm mãi không được, thầy đành chỉ giữ lại mảnh gương to nhất. Rồi thầy mài tròn nó. Đây, chính mảnh gương này. Từ đó, thầy mải mê dùng nó để phản chiếu ánh sáng vào những nơi mặt trời chưa hề soi tới, những lỗ sâu, khe nứt, những góc tối. Cứ thế, đưa ánh sáng đến những nơi khó đến nhất đã trở thành một trò chơi đầy thú vị của thầy. Suốt thời niên thiếu, vào những lúc nhàn rỗi thầy thường lấy mảnh gương ra và tiếp tục trò chơi đầy thách thức. Nhưng khi thực sự trưởng thành, thầy nhận ra nó chẳng đơn thuần là một trò chơi trẻ con mà là cả một ẩn dụ về những gì thầy có thể làm với cuộc đời mình. Thầy dần hiểu ra bản thân thầy không phải là nguồn sáng, nhưng chỉ cần thầy sẵn lòng làm một mảnh gương phản chiếu, thì ánh sáng của chân lý, tri thức và sự hiểu biết sẽ soi rọi đến nhiều chốn tối tăm.
Thầy là một mảnh nhỏ của một chiếc gương ,à hình dạng trọn vẹn của nó ra sao bản thân thầy không hề rõ. Tuy nhiên, với những gì thầy có, thầy có thể phản chiếu ánh sáng vào những nơi tối tăm của thế gian, vào những nơi sâu thẳm của tâm hồn con người và làm thay đổi chút gì trong họ. Có lẽ người khác cũng hiểu và cũng đang làm điều tương tự. Đối với thầy, đó chính là ý nghĩa của cuộc sống và là những gì thầy đang làm".
 
Việt Hà: Uh, hay nhờ mày nhờ, còn nhiều số nữa cơ! Cái này tao vừa sưu tầm được vừa dịch từ trên net xuống ý mà! :)
 
Back
Bên trên