Những điều cần biết khi du học tại Pháp!!!

Nguyễn Phan Trung Kiên
(dracular)

Moderator
Bạn phải chẩn bị trước một năm cho chuyến du học của bạn. Trước khi lên đường bạn phải chuẩn bị các thủ tục cần thiết một cách chính xác. Năm học ở Pháp thường bắt đầu vào tháng 9 và kết thúc vào tháng 6. Để đăng ký vào giai đoạn một đại học ở Pháp, bạn cần phải tuân theo một thủ tục riêng.

Thủ tục đăng ký vào giai đoạn một đại học

Đề thi hàng năm hoàn toàn như nhau trên toàn thế giới


Vào tháng 11, bạn hãy liên hệ với Trung tâm Văn hoá và Hợp tác của Đại Sứ Quán Pháp tại Việt Nam để được cung cấp hồ sơ đăng ký vào trường theo sự lựa chọn của bạn và bộ phận này sẽ ghi danh cho bạn vào kỳ thi kiểm tra trình độ tiếng Pháp nếu cần thiết.

Vào tháng 3, hồ sơ của bạn phải được gửi đến trường mà bạn đã chọn cùng với kết quả của kỳ thi ngoại ngữ. Sau đó bạn sẽ nhận được giấy gọi nhập học rất cần thiết cho việc xin visa du học của bạn.

Kỳ thi kiểm tra trình độ tiếng Pháp

Rất nhiều cơ sở đào tạo của Pháp yêu cầu sinh viên nước ngoài gửi kết quả kiểm tra trình độ tiếng Pháp kèm theo hồ sơ đăng ký học.

Kỳ kiểm tra chính thức được Trung tâm Văn hoá và Hợp tác của Đại Sứ Quán Pháp tổ chức thông thường vào tháng 2 hàng năm. Có hai loại đề thi: một dành cho các sinh viên đăng ký theo chuyên ngành khoa học kỹ thuật và một dành cho các ngành khoa học xã hội nhân văn, kinh tế, văn học và pháp luật.

Một Uỷ ban của Bộ Giáo dục Pháp được giao việc soạn đề thi hàng năm và đề thi này là hoàn toàn như nhau trên toàn thế giới.

Không có một mức điểm chuẩn tối thiểu nào mà chính các trường mà bạn xin học sẽ quyết định xem trình độ tiếng Pháp của bạn có đủ để cho phép bạn theo học hay không.

Thủ tục xin visa dài hạn

Để có thể đến Pháp học tập, bạn cần phải xin visa du học tại Đại Sứ Quán Pháp. Bạn phải nộp hồ sơ xin visa ít nhất 15 ngày trước ngày đi. Hồ sơ gồm có các giấy tờ sau:

· Mẫu đơn xin visa dài hạn điền đầy đủ, ghi rõ ngày tháng và ký tên;

· Giấy gọi của một cơ sở đào tạo tại Pháp;

· Bản sao bằng cấp cao nhất mà bạn đã đạt được;

· Chứng minh tài chính: chứng minh bạn đủ khả năng tài chính để sống tại Pháp tức là một chứng nhận của một ngân hàng, hay một séc ngân hàng, chứng minh bạn có 5000USD đã hay sẽ được đặt vào một tài khoản đứng tên bạn tại Pháp;

· Chứng minh bảo hiểm xã hội nếu như bạn đã quá 28 tuổi hoặc đăng ký vào học một khoá học mà không được Bảo Hiểm Xã hội Pháp công nhận.

Các thủ tục cần làm khi bạn đến Pháp

Khi đến trường bạn cần phải tiến hành thủ tục đăng ký chính thức: đăng ký vào trường và đăng ký môn học.

Sau đó bạn phải đến văn phòng tỉnh/thành phố nơi bạn ở để xin giấy cư trú tạm thời, loại "sinh viên" với những giấy tờ sau:

1. Chứng nhận đã đăng ký bảo hiểm xã hội (của các hãng bảo hiểm xã hội hoặc bảo hiểm tư nhân);

2. Chứng nhận sức khoẻ do Phòng Di cư Quốc tế cấp (OMI - Office des Migrations Internationales).

Nhà ở

Tại Pháp, hệ thống ký túc xá sinh viên có nhiều loại phòng ở đáp ứng nhu cầu của sinh viên: phòng đơn, phòng ở độc lập có bếp và căn hộ khép kín. Giá thuê đối với một phòng đơn là khoảng 700 frăng một tháng, còn phòng ở độc lập là khoảng 1700 frăng.

Bảo hiểm sức khoẻ

Hệ thống bảo hiểm xã hội của Pháp được xem là trong số những hệ thống tốt nhất thế giới.

Có một chế độ bảo hiểm dành riêng cho sinh viên. Các sinh viên nước ngoài dưới 28 tuổi khi đăng ký vào một cơ sở đào tạo được bảo hiểm xã hội công nhận (hầu như tất cả các trường) thì đương nhiên được hưởng chế độ bảo hiểm này.

Các sinh viên ngoài 28 tuổi hoặc đăng ký vào một trường không được công nhận phải tự mua bảo hiểm cá nhân.

Đăng ký chế độ bảo hiểm xã hội cho sinh viên

Việc đăng ký mua bảo hiểm sinh viên được làm ngay tại trường và bạn bắt buộc phải chọn một trong 5 tổ chức bảo hiểm được phép cung cấp chế độ bảo hiểm này. Thông thường, việc đăng ký mua bảo hiểm này được thực hiện ngay sau khi nhập học.

Bảo hiểm xã hội chỉ trả cho bạn một phần phí thuốc, phí chữa bệnh và phí bệnh viện. Các tổ chức bảo hiểm sinh viên thường có các sản phẩm phụ trợ, với phí đăng ký tương đối thấp (khoảng 100 Euro một năm), cho phép bạn được trả thêm các phần phí mà bảo hiểm xã hội không trả.

Ngoài ra còn có các bảo hiểm khác như bảo hiểm trách nhiệm dân sự, bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm nhân thọ.

Đăng ký chế độ bảo hiểm cá nhân

Bạn có thể mua bảo hiểm cá nhân cho sinh viên tại Quỹ bảo hiểm CPAM gần nơi bạn ở. Chế độ này cũng đảm bảo những rủi ro như chế độ bảo hiểm sinh viên. Bạn cũng có thể mua bảo hiểm cá nhân của các công ty bảo hiểm tư nhân.
 
Theo em biết có trường INSA bên pháp hình như ko cần ktra trình độ tiếng Pháp đúng ko anh, thế giấy gọi 1 trường đại học bên này có phải là quá quan trọng.
 
Theo như chị được biết thì ở Pháp chỉ có duy nhất INSA không đòi hỏi trình độ tiếng Pháp khi xét tuyển và khi được nhận, họ cũng không yêu cầu mình phải học tiếng Pháp trước khi nhập học.

Lý do thì cũng rất đơn giản thôi. Trong khi hầu hết các trường khác khi xét tuyển đều yêu cầu điểm tiếng Pháp do đại sứ quán tổ chức thi thì INSA có người trực tiếp sang Việt Nam giới thiệu và tuyển chọn. Thông thường thì đại diện của trường sẽ đi 2 trường ở Việt Nam là Ams và Lê Hồng Phong ( TP HCM). Bởi vì INSA là một trường kĩ thuật nên họ nghĩ học sinh sẽ làm quen được với tiếng Pháp ngay trong khi học. Điều này đã được khẳng định bởi rất nhiều học sinh các lớp tự nhiên ở ams, tuy chưa bao giờ học tiếng Pháp nhưng đều đạt được những thành tích cao và có nhiều bạn đã nhận được học bổng ( một nghịch lý ở INSA là ngưòi được học bổng lại là những người tiếng Pháp ban đầu kém nhât )

Một lý do nữa là ở INSA có những phân viện dành cho học sinh quốc tế trong hai năm đầu bao gồm ba phân viên : ASINSA, AMERINSA, EURINSA tương ứng với 3 châu lục. Trong mỗi phân viện sẽ có sinh viên Pháp và sinh viên đến từ châu lục tương ứng học với nhau. Những thầy cô giáo và các bạn Pháp trong từng phân viện đều hiểu rất rõ và rất thích thú về nền văn hóa của những nước này. Do vậy bạn hầu như ko gặp khó khăn gì lớn trong quá trình học. Sau hai năm đầu, năm thứ ba sẽ là năm chuyên ngành. Bạn sẽ hoc chung với tất cả học sinh Pháp.

Lý do thứ ba là phần lớn những học sinh quốc tế của INSA ko biết tiếng Pháp cho nên bạn sẽ được dạy ngay tiếng Pháp ở trong trường( điều này ko có ở các trường khác)

Tuy nhiên cũng phải nói rằng ko biết tiếng Pháp sẽ là một thiệt thòi lớn trong qua trình học mà bạn sẽ phải mất một thời gian mới thích nghi được.
:D :D :D :D
 
Hai truong nua cung dang tuyen hoc sinh nuoc ngoai ma khong can biet tieng Phap luc tuyen la Ecole Polytechnique va Ecole Normale Superieure. Hai truong nay deu la truong lon (Grande Ecole).

Ecole Polytechnique la mot trong nhung truong danh gia nhat cua Phap, chuyen dao tao nhung ki su, nha quan ly hang dau. Ti le PDG (Président et Directeur Général) cua cac cong ty xuat than tu Ecole Polytechnique la rat cao.

Ecole Normale Superieure thuoc he thong cac truong su pham. Truong nay co the noi la dung dau ve khoa hoc co ban cua Phap. Tat ca nguoi duoc giai thuong Field ve Toan deu la cua truong nay ca. Ve Vat ly thi co Alfred Krasler, Cohen-Tanoudji duoc giai Nobel deu xuat than hoac lam viec o ENS.

De biet them ve ki thi vao truong, cac em co the tham khao o dia chi sau:

http://www.ens.fr/international/UK/index.htm
http://www.polytechnique.fr/Ad/2cycle/voie2/adUnivet.html
 
Ngo Phuong Thuy đã viết:
( một nghịch lý ở INSA là ngưòi được học bổng lại là những người tiếng Pháp ban đầu kém nhât )
chả có gì là nghịch lý ở đây cả. Thế cỏ nghịch lý không khi khối người tiếng pháp giỏi ơi là giỏi mà vẫn bị đuổi khỏi trường vì học dốt không ạ.
Rõ ràng là học bổng phải đánh giá trên năng lực và sự thông mình chứ trình độ ngoại ngữ chỉ sau 2 năm thì cũng thế thôi vả lại ai học chả được. Tóm lại cái kiểu học bổng tính theo ngoại ngữ là vô lý nhất đấy hehe
 
THế tóm lại tất cả các trường của Pháp thì mình đều liên hệ ở đại sứ quán à. VD như INSA thì hàng năm đều đến trường ta đúng ko ạ, thế mấy trường ENS hay Ecole Polytechnique là những trường lớn thì liên hệ thế nào, còn mấy trường nhỏ hơn liên hệ thế nào.
 
Võ Ngọc Việt đã viết:
THế tóm lại tất cả các trường của Pháp thì mình đều liên hệ ở đại sứ quán à. VD như INSA thì hàng năm đều đến trường ta đúng ko ạ, thế mấy trường ENS hay Ecole Polytechnique là những trường lớn thì liên hệ thế nào, còn mấy trường nhỏ hơn liên hệ thế nào.
Các trường lớn (grandes écoles) nói trên bắt đầu từ năm thứ ba đại học. Theo như chị biết, SVVN sang học các trường này đều đi từ những lớp chất lượng cao của các trường như KHTN, Bách khoa một số ít hơn từ Xây dựng, Sư Phạm. Cũng có thể sang học lớp chuẩn bị (classe préparatoire) và thi vào nhưng con đường này khó khăn hơn. Ngoài ra thì có thể chuyển tiếp từ các trường khác sang (l'INSA, các Universités...) bằng cách xét tuyển dựa trên học bạ hai năm đầu ĐH (concours sur dossier) + interview.
Còn các trường "nhỏ" mà em nói tức là các Universités: chị thấy nhiều người sang đây học tiếng môt năm rồi lấy kết quả học tiếng (cộng với bằng TH- chị ko nhớ rõ lắm) để xin vào học (vào Université ko cần thi tuyển- đó là điểm khác với Ecole).
Hy vọng cung cấp thêm đuợc cho em môt số thông tin. Cụ thể hơn em cứ túm lấy mấy anh vừa trả lời ở trên mà hỏi- trong đó có cựu SV của mấy trường xịn đó ;)
 
Back
Bên trên