NHỮNG ĐIỀU KHÔNG ĐÁNG BẬN TÂM

Hoàng Mạnh Khải
(Prime Minister)

New Member
(Trích từ cuốn sách "99 điều không đáng bận tâm" của NXB Trẻ)

NHỮNG ĐIỀU KHÔNG ĐÁNG BẬN TÂM
Tựa đề là những điều không đáng bận tâm nhưng nội dung tích cực hơn, chủ yếu xoay quanh những điều nên làm trong cuộc sống, đây cũng là lời khuyên của Hazeem về sự tập trung vào những suy nghĩ lạc quan giúp ta rất nhiều trong cuộc sống.


1. Đừng trút giận lên người khác : chấp nhận mỗi người đều có lúc xuống tinh thần, không nên làm trầm trọng hóa vấn đề và trút nỗi bực dọc lên người khác, điều này chỉ khiến cho tình hình trầm trọng thêm và gia tăng sự bực mình ; thay vào đó, hãy dựa vào bạn bè để xua đi sự khó chịu và lấy lại vui vẻ.
2. Đừng bận tâm đến sự đổ vỡ: chấp nhận sự đổ vỡ như một phần không thể thíếu của cuộc sống, không phải ai cũng lấy được người đầu tiên mình yêu, bạn có thể cũng không phải là một ngoại lệ. Thay vì bực tức, hãy nghĩ đến tương lai, làm một việc gì đó có ích cho bản thân, nỗi buồn sẽ trôi qua và bạn lại có một tình yêu mới.
3. Tránh chữ "biết rồi" khi người khác đang nói: nó giống như "Tôi biết rồi, anh im đi ! ", đây là một cách dập tắt hứng khởi của người đang nói và đào một hố sâu ngăn cách giữa hai người (ta hãy tưởng tượng khi mình định nói với ai một chuyện thì được ném vào mặt "Biết rồi !"). Thay vào đó, hãy lắng nghe một cách vui vẻ vì người đó cũng đồng ý với mình hoặc cũng biết điều mình biết, và cùng nói với chuyện với họ về vấn đề chung này.
4. Kiểm tra lại những điều kì cục: "tôi có thể làm tất cả hài lòng", đó là một trong những điều kì cục. Cho dù ta có đối xử tốt với tất cả mọi người thì cũng không có nghĩa là mọi người đều sẽ đối xử tốt lại với ta ( hazeem: bạn là người ăn chay không có nghĩa là con bò sẽ không húc vào bạn ). Thay vào đó, hãy vui vẻ với những người đối xử tốt lại với ta và làm đẹp thêm tình bạn đó; chấp nhận những người dửng dưng với những hành động tốt của ta, xem đó không phải là đối tượng để kết bạn.
5. Tập thiền như một cách lấy lại tinh thần: con người ai cũng không tránh khỏi những suy nghĩ dài vô tận, những lo âu về công việc, về bạn bè và cả về bản thân...nếu ta không biết dừng những suy nghĩ này lại thì bộ óc của ta sẽ quá tải và BOOM, ta sẽ bị stress, mọi chuyện sẽ càng rối tung lên. Thiền sẽ là một cách rất hay mà bất cứ ai cũng có thể áp dụng được để giảm tải cho bộ óc. Ngồi ở một nơi thật yên tĩnh, đừng suy nghĩ đến bất cứ một chuyện gì và hãy thở thật sâu, ta sẽ thấy dễ chịu và đỡ căng thẳng hơn. Cuộc sống sẽ trở nên thoải mái và đầy niềm vui.
6. Đừng trở thành người bới lông tìm vết: đây là điều dễ làm và dễ gặp nhất ở mỗi người, luôn tập trung vào những sai sót, khuyết điểm của người khác và của chính bản thân, cường điệu những sai sót này lên bằng cách chê bai và ca thán...Khi đó ta sẽ luôn cau có và khó chịu và có một niềm vui ảo tưởng khi tìm ra một điểm yếu của người khác. Thay vào đó, chấp nhận những khuyết điểm đó như một phần không thể thiếu của mỗi người, tập trung vào những điều tốt của họ cũng như của bản thân ta; nếu như đó là một người ta chưa tìm thấy điểm tốt hoặc (có thể) không có điểm tốt (đối với ta) thì đó hiển nhiên là người không phải để ta bận tâm.
7. Cẩn thận khi chọn chiến trường: ai cũng có những chiến trường của riêng mình, hãy suy nghĩ thật kĩ về tầm quan trọng của chiến trường trước khi chiến đấu, tránh những chiến trường không quan trọng có thể làm ta vừa tốn sức, vừa mất đi hòa khí. Tốt nhất là cho điểm theo thang điểm 10 cho từng chiến trường, nơi nào được chấm điểm từ 5 trở xuống thì không nên mắc kẹt vào . Điều này sẽ giúp ta tránh những căng thẳng trong cuộc sống và giải quyết công việc có hiệu quả hơn.
8. Chấp nhận lỗi lầm của mình: ta sẽ rất bực nếu một người bạn cứ chối trong khi lỗi của họ đã rõ. Đáng buồn, điều này xảy ra rất thường xuyên, con người có thể thấy lỗi lầm của người khác một cách dễ dàng nhưng ít khi chấp nhận lỗi lầm của mình. Khi ta không biết bơi thì đi học bơi, không thể ngồi nhà để người khác không biết điều đó. Nếu ta biết chấp nhận lỗi của mình, ta sẽ mau tiến bộ hơn và càng được mọi người yêu quý.
9. Vui vẻ vì người khác: bạn có thấy vui khi bạn của bạn gặp chuyện vui ? Nếu câu trả lời là có, xin chúc mừng, bạn đã có một nguồn dinh dưỡng rất quý cho cuộc sống hạnh phúc của bản thân. Nếu ta biết vui với niềm vui của người khác, ta đã làm lợi cho chính bản thân, có thêm niềm vui và làm ấm thêm tình bạn, trên hết, ta đã góp phần vào một thế giới cùng vui vẻ.
10. Hỏi người thân của bạn một cách chân thành "Điểm yếu của tôi là gì ?": nghe những điểm yếu của ta từ miệng người khác không làm cho ta xấu hổ, vì có nói ra hay không thì họ cũng đã nhận ra điều đó, và bây giờ ta lắng nghe điều đó là có ích cho chính ta, một mặt biết được những ý kiến khách quan về bản thân để sửa đổi, mặt khác giúp cho người khác biết ta là một con người cởi mở, sẵn sàng tiếp thu ý kiến của người khác, khiến cho tình bạn cũng như tình cảm được bền lâu.
 
11. Chấp nhận sự buồn tẻ : điều này có vẻ trái với xu hướng hiện đại, nhưng không, sự buồn tẻ ở đây có nghĩa là không máy vi tính, không điện thoại di động, không tivi, không trò chơi điện tử...những tiện nghi này có làm cho chúng ta hào hứng nhưng nếu quá phụ thuộc vào chúng sẽ dẫn đến chúng ta mất dần đời sống nội tâm, không biết làm gì nếu tách ra khỏi những thứ đó. Chấp nhận sự buồn tẻ không có nghĩa là dừng làm việc hoặc ngừng phấn đấu, mà là hài lòng với một khoảng trống và một chút tĩnh lặng.

12. Đừng để tâm trạng bực bội tác động đến mình: đây là điều rất quan trọng, khi xuống tinh thần, chúng ta dễ chán nản, kéo theo sự bực bội và những hành động thiếu suy nghĩ...điều này có thể tránh được khi ta bình tĩnh suy xét sự việc, tầm quan trọng của nó, mức độ nghiêm trọng và hướng giải quyết...Lúc này, kiên nhẫn chính là chìa khóa cho sự thành công.
Bài tập minh họa: ngồi một mình ở nơi yên tĩnh, nhắm mắt lại:
- thả lỏng người, nghĩ về một những chuyện tốt đẹp nhất bạn đã trải qua hoặc nghỉ về những con người bạn yêu mến nhất, thả mình vào những cảm giác vui vẻ đó và nở một nụ cười thật tươi.
- nghĩ về những chuyện khó khăn nhất đã từng xảy ra đối với bạn, về những người mà bạn không thích, những sự bực bội họ đã gây ra đối với bạn, chìm vào những cảm xúc khó chịu này trong vài phút.
Bạn thấy sao ? Cũng là chính bản thân ta, cũng là nơi ấy, cũng là chưa có chuyện gì xảy ra, ta có thể hòa mình một cách thoải mái vào những cảm giác dễ chịu hoặc khó chịu với những ý nghĩ bực bội; tất cả phụ thuộc vào chính bản thân ta và cách ta nhìn nhận sự việc.

13. Cũng đừng để tâm trạng bực bội của người khác tác động lên mình: khi những người xung quanh ta xuống tinh thần, họ sẽ bộc lộ điều đó ra, chán nản, cái kỉnh, quát tháo...Ta dễ dàng bị cuốn theo những hành động của họ, cũng chán nản, quát tháo lại...Thay vào đó, nên hiểu và chấp nhận rằng ai cũng có lúc xuống tinh thần, có thể ta không thích cách họ làm nhưng chỉ cần hiểu điều này thì ta dễ cư xử hơn.

14. Chơi thể thao: có lẽ không cần nói nhiều ở lời khuyên này, ai cũng biết thể thao có nhiều ích lợi : cả thể chất lẫn tinh thần, có một thân hình đẹp và sức khỏe tốt, tinh thần thoải mái. Rất tuyệt !!!

15. Viết ra giấy: viết ra suy nghĩ của mình một cách tự nhiên sẽ làm cho ta thấy dễ chịu hơn nhiều so với những suy nghĩ mông lung, lan man trong đầu, viết ra giúp ta khẳng định cảm giác của mình một cách rõ ràng, tránh được những hành động vội vàng thiếu suy nghĩ.
Bài tập minh họa: khi đứng trước một quyết định, hãy viết ra giấy, một cột viết lợi ích và một cột viết về cái hại, đối chiếu hai cái,bạn sẽ ra được một quyết định hợp lý, tránh tốn thời gian do dự, lưỡng lự.

16. Đừng chờ đợi cuộc sống dễ dàng hay không hề có rắc rối : bạn sẽ nói "Dĩ nhiên rồi !", nhưng không, điều đáng buồn là đa số chúng ta biết điều này nhưng không thực hiện được, ta bực khi chiếc máy vi tính bị hư (hoặc mạng TTVN gặp trục trặc), ta bực khi người khác cư xử khác với những gì ta muốn. Ta bận tâm bởi những chuyện nhỏ nhặt mà quên rằng chúng ta đã biết rõ những điều đó là hoàn toàn hợp lý. Dĩ nhiên, chấp nhận những khó khăn đó và bình tĩnh giải quyết sự việc vẫn tốt hơn là tốn thời gian ngồi bực.

17. Thể hiện lòng nhiệt tình: người nhiệt tình sẽ có cơ hội thành công lớn hơn người biết nghĩ nhưng không dám làm (dĩ nhiên). Có thể ta không giỏi nhưng chính sự nhiệt tình sẽ cuốn hút mọi người chú ý và giúp đỡ ta, sự nhiệt tình sẽ giúp ta vượt qua những khó khăn trong cuộc sống, sự nhiệt tình tạo nguồn cảm hứng và lòng hăng say trong công việc. Nói tóm lại, sự nhiệt tình đem đến thành công.

18. Tìm thấy thanh thản trong sự cho đi : không có cảm giác nào giống như cảm giác thoải mái khi ta vừa làm một việc gì tốt cho ai đó, cho dù người đó có cảm ơn ta hay không. Trở thành một người tốt, không dễ tí nào, nhưng sẽ rất vui, một niềm vui đặc biệt của sự cho đi, từ niềm vui này sẽ có thêm một niềm vui khác, niềm vui của người được ta giúp đỡ (niềm vui này bất cứ ai trong chúng ta đều đả từng trải qua). Tất cả cùng vui và chẳng ai vui, bạn chọn cái nào ?

19. Làm mới bản thân: làm mới bản thân sẽ giúp ta thêm thích thú trước công việc, tránh sự nhàm chán dễ gặp, nâng cao năng suất...blah..blah..blah...Mỗi ngày bỏ ra một thời gian nhất định để đọc một cuốn sách hay, sắp xếp lại nhà cửa hoặc nơi làm việc, làm những việc bạn ít khi làm hoặc chưa làm bao giờ...blah..blah...blah...Đúng vậy, có rất nhiều cách để làm mới bản thân, chọn cho mình một cách và bạn sẽ thấy rất hay.

20.Hãy chuẩn bị từ sớm : lại một lời khuyên kiểu ai-cũng-biết, nhưng, hầu hết, ai-cũng-không-làm. Nên nhớ lại những lần chúng ta vội vã làm một việc mà trước đó chúng ta có rất nhiều thời gian để làm. Những lý do thường được đưa ra là : "Tôi không có thời gian", "Tôi rất bận", "Tôi gặp một số khó khăn","Tôi rất...". Chúng ta nghĩ rằng mình là nạn nhân và chấp nhận điều đó để luôn luôn ở trong sự vội vàng, căng thẳng. Thay vào đó, hãy tự tin rằng mình có thể kiểm soát được thời gian của mình, bằng cách tạo ra một thời gian biểu hợp lý, ta chẳng cần phải tạo ra nhiều lý do để biện minh cho hành động của mình
 
21. Tránh cái bẫy 90-10 :
VD minh họa 1 : nếu ta được một người đưa cho một tờ giấy trắng có một vết mực trên đó. Ta sẽ nghĩ gì nhỉ ? "Ồ, có một vết mực !", chính là ta đã hoàn toàn quên đi vết mực đó hoàn toàn nhỏ nhoi trong một tờ giấy phần ( rất rất ) lớn trắng tinh.
Điều này có nghĩa gì ? Đó chính là quy luật 90-10, chúng ta thường chú trọng và quan tâm vào 10% tồi tệ và ít để ý đến 90% điều tốt đẹp kia, hoặc ít nhất để 10% điều tồi tệ ảnh hưởng đến suy nghĩ của ta.
VD minh họa 2 : nếu ta phải tiếp 10 người khách, 9 người nói chuyện rất vui và thú vị, còn một người cứ thích cãi nhau và làm ta bực bội. Thế là, nếu người khác hỏi ta về buổi tiếp khách , ta sẽ trả lời :" Không vui lắm, có một người cứ thích cãi lại và luôn làm tôi bực !!! ". Hiếm người sẽ trả lời :" Hôm đó thật tuyệt, hầu như mọi người đều nói chuyện rất vui và tôi thật sự thích thú !"
Nói tóm lại, ta sẽ tận hưởng cuộc sống một cách thú vị hơn nếu ta chú ý vào những điều tốt đẹp và ít để tâm đến những chuyện nhỏ làm ta không vui.

22.Không bận tâm đến những việc thật sự nhỏ nhặt: cuộc sống đầy những rắc rối, nếu chúng ta không biết cách bỏ qua những rắc rối, những chuyện nhỏ nhặt đời thường, ta sẽ luôn bị ám ảnh bởi những khó khăn, luôn cảm thấy nặng nề, bị bao quanh bởi nhiều vấn đề có vẻ như thật to tát. Thay vào đó, nên bỏ đi thói quen quan trọng hóa vấn đề, biết chọn chiến trường (mục 7), không nên bới lông tìm vết (mục 6) , thư giãn (mục 5, 9 , 14, 19). Chúc bạn thành công !

23.Đừng giữ nỗi đau trong lòng: nhiều người nghĩ rằng :"Tôi không sao, tôi là một người mạnh mẽ, tôi có thể giải quyết được vấn đề, tôi không cần ai giúp đỡ cả" , hoặc "Tôi không dám nói cho họ biết, họ sẽ không quan tâm, họ sẽ làm tôi mắc cỡ, họ sẽ chẳng giải quyết được gì" hoặc thậm chí có người cố giữ nỗi đau trong lòng và cứ chìm đắm trong những suy nghĩ buồn chán, tuyệt vọng.
Thay vào đó, hãy nói cho bạn của ta biết khi ta gặp chuyện buồn, có thể ta sẽ cần giúp đỡ, có thể ta không cần, nhưng ít nhất ta cũng đã nói ra được những điều ta suy nghĩ, nói ra được sẽ giúp ta giảm đi nỗi buồn, và cũng là cơ hội để ta xem xét lại mức độ nghiêm trọng của nó, tránh chìm trong những suy nghĩ mông lung.
Hoặc, ta có thể viết ra những suy nghĩ của mình, đây là phương pháp giảm đau khá nhanh chóng và hiệu quả cho những ai không có được người bạn đáng tin cậy hoặc những ai e thẹn chuyện nói ra. Khi viết ra, ta sẽ có thêm thời gian suy nghĩ và đủ chín chắn để nhìn nhận sự việc. (mục 15, bài tập minh họa )

24.Đừng đánh giá thấp bản thân:
VD minh họa: người ta cho một con bọ gì đó (hazeem chẳng nhớ là con gì ^_^) vào trong một cái hộp và đậy nắp lại; khi con bọ nhảy lên, nó luôn đụng phải cái hộp, luôn luôn. Sau đó, ta mở nắp hộp ra, ta thấy có thể dễ dàng thấy chú bọ này vẫn nhảy đến độ cao ngang bằng với cái nắp hộp, mặc dù lúc trước chú có thể dễ dàng nhảy cao hơn nhiều.
Điều đáng buồn ở đây là chúng ta có nhiều người lâm vào trường hợp giống chú bọ ở trên: gặp phải khó khăn -> không giải quyết được khó khăn , khi điều này xảy ra thường xuyên hơn, chúng ta sẽ nhụt chí, chán nản, không tin vào bản thân, tự đánh thấp mình -> cũng chính là hạ thấp khả năng thành công của bản thân.
Một điều ta không nhận ra : không giải quyết được vấn đề không phải là do ta không có năng lực, chính xác là do ta tiếp cận vấn đề chưa đúng cách , dẫn đến hành động thiếu chính xác. Điều này có thể sửa được khi ta có nhiều kinh nghiệm hơn, biết được nhiều phương pháp tiếp cận vấn đề hơn.
Nói tóm lại, không có gì nguy hiểm bằng tự đánh giá thấp bản thân, qua đó, ta đã tước đi cơ hội thành công của chính mình. Thay vào đó, sự tự tin sẽ là bầu nhiệt huyết giúp ta đứng vững trước khó khăn và nhanh chóng tìm được hướng giải quyết.
(Chú thích : mục 24 này hazeem chỉ viết đầu đề giống sách nhưng nội dung hoàn toàn do hazeem tự nghĩ ra, thành thật xin lỗi tác giả - tác giả là người nước nào, tên gì không thấy viết trong sách mới bực chứ )

25.Cũng đừng quá đánh giá bản thân quá cao: mục này cũng do hazeem nghĩ ra (đi kèm với mục 24 ở trên). Nội dung của mục này có lẽ nhiều người cũng đã biết, những đối tượng chính của mục này nếu đọc thấy tiêu đề và chịu khó bỏ một ít thời gian suy nghĩ thì có lẽ sẽ có những ý nghĩ hay hơn những suy nghĩ của hazeem. Vì thế, mong rằng bạn sẽ dừng lại ở đây và suy nghĩ...thật kĩ...thật sâu...
 
26. Tạo ấn tượng đầu tiên tốt đẹp:
Nếu ta tạo được một ấn tượng tốt lúc ban đầu, ta sẽ khỏi phải tốn rất nhiều thời gian để "làm lại", để thay đổi cái định kiến giành cho mình, mà điều này quả thật rất khó khăn. Nếu ta không quen với việc tạo một ấn tượng tốt, ta đã tước đi phần nào sự thành công của chính bản thân; bởi vì ta đã không cởi mở, không khiến cho người khác thích thú, không làm cho họ nghĩ tốt về mình...nói tóm lại, một cách thực dụng: nên bỏ ra một ít thời gian, một ít công sức để gây cho người ta một thiện cảm ngay từ lần đầu gặp mặt, ta sẽ có thêm nhiều cơ hội đạt được những lợi ích chính ta cũng không ngờ trước, các mối quan hệ tốt đẹp luôn cần thiết trong mọi xã hội.

27. Dám sống có đạo đức:
Phần này hơi mô phạm một tí:
Sống có đạo đức là sống chân thật với lòng mình, không dối trá, tôn trọng các đạo lý...Nếu ta dám sống có đạo đức, ta không phải lo âu, phiền muộn về những việc làm không tốt của mình; cuộc sống đối với ta thật là dễ chịu, thoải mái, không phải lo xem người khác nghĩ gì về mình vì ta biết chắc rằng mình đã không làm điều gì sai, việc này quả thật là một trở ngại lớn cho nhiều thanh niên, luôn cố gắng điều chỉnh hành động của mình để làm vui lòng người khác, luôn lo lắng xem hành động như vậy thì đã được chưa...dẫn đến căng thẳng thường trực trong nội tâm...đến khi những căng thẳng này nổ tung, ta mặc kệ, không cần biết người khác nghĩ gì, ta từ bỏ hết tất cả, làm bất cứ điều gì mình thích để giải tỏa căng thẳng, cho dù điều đó là đúng hay sai (dĩ nhiên phần nhiều là sai). Thay vào đó, hãy luôn sống đạo đức, không nên chăm chăm vào những lợi ích của bản thân, nên hướng đến những điều tốt đẹp của đạo lý và làm theo những điều đó, những lợi ích sẽ tự đến với chúng ta.

28. Dành thời giờ để ngắm bình mình lên:
Có bạn sẽ cho rằng đây là một lời khuyên buồn cười (nghe cứ như là nhà thơ hay một nghệ sĩ nào đó) !!!
Không phải là hazeem chỉ khuyên bạn dậy sớm (một mission impossible đối với nhiều bạn ^_^ ) để ngắm mặt trời lên; lời khuyên ở đây là: bỏ ra một chút ít thời gian để tận hưởng những cảnh đẹp của cuộc sống và của thiên nhiên. Làm được điều này, ta có được những phút giây tĩnh tâm hiếm có trong một cuộc sống bận rộn, có được những lúc thanh bình, thoải mái thật quý giá. Hãy tưởng tượng, những lúc mệt mỏi, ta hít một hơi thật dài, ngước nhìn lên bầu trời xanh thẳm, từng đám mây nhỏ trôi qua, thật nhẹ nhàng, thật tĩnh lặng....hoặc, một bầu trời đêm thăm thẳm, một ông trăng sáng tròn vành vạnh, những vì sao lung linh như đang nhấp nháy mắt mỉm cười với ta. Thật tuyệt vời, những điều đẹp đẽ quý giá ấy luôn ở cạnh ta, tại sao ta lại không tận hưởng chúng, để cuộc sống thêm hạnh phúc, bớt đi những bực bội, phiền muộn... Đó sẽ là một cảm giác tuyệt vời.

29. Đọc tối thiểu tám trang một ngày:
Việc đọc ở đây không đề cập đến đọc trong những cuốn sách giáo khoa, những sách ta học thêm theo chương trình trên trường hoặc công việc, không phải những tạp chí, không phải những trang web. Đọc ở đây có thể là đọc những cuốn sách hỗ trợ cho bạn về một mặt nào đó, hoặc đơn thuần chỉ là giải trí.
Đọc sách , là một thói quen thật sự bổ ích, đó vừa là một cách giải trí, vừa là một cách học hỏi rất tuyệt. Nó có ưu điểm hơn hẳn về sức khỏe và niềm yêu thích khi so với đọc trên máy tính. Khi ta đọc càng nhiều, ta càng thích thú.
Số trang sách tối thiểu không phải là một chuẩn mực bắt buộc phải tuân theo, ở đây, hazeem muốn nói đến thói quen đọc sách và việc đọc đều đặn. Làm một việc gì đó đều đặn, lợi ích của nó, dĩ nhiên, ai cũng đã biết rõ, hazeem không phải nói thêm nhiều. Điều chính yếu , là ta phải làm được việc đó, bằng cách làm hằng ngày, ta sẽ có được niềm vui thích, có được cảm hứng , tiếp tục đọc nhiều , đọc nhiều, càng thu được nhiều kiến thức quý báu cho cuộc sống.
Lời khuyên: bạn nên đọc nhiều cuốn sách viết về nhiều lĩnh vực khác nhau, để khi bạn mệt mỏi hoặc cảm thấy chán khi đọc một cuốn sách, bạn lại có thể đọc một cuốn sách khác, niềm vui vẫn được giữ gìn.

30. Tận hưởng sức khỏe mạnh mẽ:
Ai cũng biết rõ về tầm quan trọng và sức mạnh của việc có một sức khỏe tốt. Nhưng điều này không thể hiện ra một cách rõ ràng cho đến khi chúng ta bị yếu đi. Thay vì hối hận, hoặc thay vì cảm thấy bình thường, tại sao ta không làm một cái gì đó để cảm thấy thật tuyệt vời, thật khỏe mạnh. Cái gì đó, ở đây có nghĩa là: ăn uống điều độ, làm việc nghỉ ngơi hợp lý, chơi thể thao, gặp gỡ bạn bè...đó là những thứ cần thiết cho cả sức khỏe thể chất lẫn tâm hồn. Dĩ nhiên, đôi lúc cũng có những ngoại lệ, quá cứng nhắc cũng không phải là một điều tốt cho tinh thần...điều quan trọng là biết kiểm soát những ngoại lệ đó không trở thành phóng túng, trở thành một thói quen, khi đó, việc sửa đổi quả là một cực hình, nhưng tất nhiên, vẫn tốt hơn là không chịu thay đổi.
Nên làm bất cứ điều gì ta biết là tốt đẹp cho bản thân và không làm hại đến người khác. Ta sẽ có được một cơ thể cường tráng trong một đầu óc minh mẫn. Ta sẽ có sinh lực và năng lượng vô bờ bến, những chuyện vặt vãnh sẽ không làm ảnh hưởng đến ta nữa.

Những lời khuyên trong chuyên mục này thật sự hữu ích cho tất cả mọi người, nhất là đối với những ai chưa biết, hoặc chưa để ý; đối với những bạn đã biết rồi thì những lời khuyên này vẫn có tác dụng to lớn, chúng nhắc lại những điều bạn đã lãng quên, không chú ý đến nữa. Để cuộc sống trở nên dễ dàng hơn và tốt đẹp hơn.
Vì vậy , hazeem mong rằng những lời khuyên này là một món quà có ý nghĩa nhân dịp Xuân đến giành cho tất cả mọi người, món quà này sẽ càng mang nhiều ý nghĩa hơn nữa nếu bạn đem tặng lại cho những người thân , những người bạn của bạn...họ sẽ cảm thấy rất vui, và trên hết, bạn đã làm một việc có ý nghĩa cho chính bản thân bạn, niềm vui sẽ đến với bạn .
Thân.
 
Bài đọc thêm:
Thử áp dụng những phản ứng trì hoãn !

Tôi nghĩ là phần lớn những cuộc chiến, cãi vã, xung đột, bất đồng đều có thể tránh được được nếu có nhiều người biết áp dụng phản ứng trì hoãn. Một "phản ứng trì hoãn" đơn giản là 1 phản ứng lưỡng lự có chủ ý giữa lúc sự việc xảy ra và lúc bạn phản ứng lại sự việc.Nó tạo nên 1 khoảng trống giữa cảm giác bị chọc tức của bạn và lúc bạn phản ứng lại việc bị chọc tức đó.
Phản ứng trì hoãn trái ngược với phản ứng bản năng tức thì. Phản ứng bản năng tức thì như được biết là 1 phản ứng tự động.Đó là 1 phản ứng ngay lập tức(thường là tiêu cực) với những dạng kích thích. Ví dụ, nếu có người đặt biệt danh hay trêu chọc bạn, bạn nổi nóng liền. Khi nghe 1 tin xấu, chưa kịp thở bạn đã hoảng hốt ngay. Không hề có khoảng trống , chỉ là những hành động vội vã. Có lẽ là bạn cũng thấy rằng những phản ứng hấp tấp này đã gây những hậu quả không mấy tốt đẹp cho bạn và những người liên quan.
Tuy nhiên, rất thú vị nếu bạn xem xét xem sự giận dữ, sợ hãi hoặc những cảm xúc khác nhanh chóng tan biến như thế nào nếu bạn kìm nén phản ứng của mình lại-dành 1 phút để lắng dịu, hít 1 hơi sâu, tạo 1 khoảng trống. Bạn sẽ thấy rằng những điều có vẻ thật khủng khiếp trước đó dường như đã bớt hẳn tính khủng khiếp ngay sau đó. Hoặc những điều giẫn dữ khiến bạn đỏ mặt ngay lập tức, 1 lúc sau đó chỉ là 1 điều gây chút khó chịu.
Bởi vì những điều làm ta thật sự giận dữ(hay buồn chán, căng thẳng, lo lắng) hiện tại có lẽ sẽ không còn quá trầm trọng ngay sau đó. Thế nên có những vấn đề đặt ra: Nếu những điều sau đó ta thấy không đến nỗi quá tệ thì cớ gì trước đó ta lại cư xử thái quá ? Tại sao lại phải gào lên, la hét và thất vọng, căng thẳng nếu lát nữa những cảm giác đó sẽ bớt đi ?
Hãy nghĩ về những cuộc xô xát bạn đã từng chứng kiến và những câu trả miếng xúc phạm người khác. Hãy nghĩ xem có bao nhiêu cuộc sống bị tổn thương và tiêu tan-và có bao nhiêu người đang phải ngồi tù-chỉ vì có người không kìm mình được khỏi phản xạ bản năng.
Hãy tưởng tượng một chút, chuyện gì sẽ xảy ra nếu có người chịu đựng những lời khó nghe và những nắm đấm đe dọa bằng thái độ lưỡng lự, hít 1 hơi dài và áp dụng những phản ứng trì hoãn. Thế giới vẫn chưa hoàn hảo nhưng chắc chắn là nó cũng rất thanh bình.


( ăn cắp từ TTVN )
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Định post 99 điều lên hả :mrgreen: Dạo này anh Khải rỗi rãi ghê ;;)
 
Back
Bên trên