Nhờ giúp đỡ

Chu Thắng Trung
(trung)

New Member
Mọi người cho hỏi có ai biết những tiêu chí và mức độ cụ thể để xét một nước là phát triển hay không? Nếu có định nghĩa của UN, WB hay IMF thì càng tốt.
Cám ơn nhiều.
 
có lẽ chẳng có một tiêu chí nào như thế đâu anh ạ. Cái người ta thường nhìn vào nhất có lẽ là GDP per capita, nhưng cái này vẫn không phải là hoàn toàn được. Trong kinh tế phát triển, human development được coi là nhân tố quan trọng nhất trong việc đo lường mức độ phát triển. Có một cái index gọi là human development index được dùng riêng cho việc này. Cụ thể nó là như thế nào em cũng không rõ nhưng nó bao gồm vài thứ như GDP per capita, life expectancy, illiteracy rate, income of lowest 20% of population. Mỹ GDP mà khoảng 10 nghìn tỷ USD, do thế vẫn không hẳn là nước phát triển nhất trong các nước phát triển. trong kinh tế học, hiện giờ cũng tránh dùng thuật ngữ: các nước đang phát triển (developing countries) mà dùng less developed countries nhiều hơn.
Về tốc độ phát triển thì có rất nhiều mô hình khác nhau để áp dụng, Harrod-Domar nhấn mạnh việc tích tụ tư bản, Solow nhấn mạnh phát triển công nghệ. Về short-run thì Lewis model, nền tảng là Harrod-Domar vẫn được biết đến khá nhiều. ICOR (Incremental Capital Output Ratio) là một chỉ số được sử dụng khá rộng rãi. Theo như Lewis thì yếu tố trọng tâm của phát triển kinh tế chính là sự tích tụ tư bản một cách nhanh chóng.
 
mấy cái link đó có vẻ hay đó. anh Trung và anh Long có ai học hoặc biết nhiều về kinh tế phát triển không vậy?
 
Chỉ nhớ là có một số tiêu chí về các nước LDC (Less Developed Countries) - Những nước kém phát triển - đó là GDP per Capita dưới 700 USD/năm. Nếu theo tiêu chí này thì VN cũng là nước LDC :D. Hay cách khác là những nước nằm trong G-77 (nhóm 77 nước nghèo nhất thế giới) bên trong UNCTAD thì là nước kém phát triển. Hình như VN cũng không tham gia nhóm 77 nước này. Các nước nhỏ, hải đảo và không có biển (land-locked) cũng thường được coi là những nước kém phát triển (có lẽ đây là quy luật tư nhiên). Chính vì thế nên trong thương mại quốc tế có hẳn một chương dành cho những nước này.

Còn tất cả các nước khác nằm trong OECD (Organization for Economic Cooperation and Development) đều được coi là các nước phát triển. Tuy vậy Hong Kong và Singapore không nằm trong danh sách này, trong khi đó Ba Lan, Tiệp gồm cả Czech lẫn Slovakia thì lại có tên!

Đây cũng là một vấn đề đáng quan tâm, vì các nước Trung và Đông Âu vốn nằm trong khối xã hội chủ nghĩa cũ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường thì thường có GDP per Capita là rất thấp, nhưng họ ít khi bị liệt kê vào danh sách những nước đang phát triển, ngoại trừ có Albania (nước thực sự nghèo và kém phát triển), Nam Tư (do nước này rút ra khỏi khối XHCN và tham gia phong trào không liên kết và tự cho mình là nước đang phát triển từ thời Tito). Các nước này thường được coi là Nền kinh tế chuyển đổi (Transition Economies) - nghĩa là không phải đang phát triển hay đã phát triển nữa mà cái gì ở giữa nó. Có lẽ là do các thành tựu về bảo hiểm xã hội: y tế và đào tạo, cũng như trình độ phát triển khoa học (phần lớn các nước này đều có giải thưởng Nobel đặc biệt là Balan, Tiệp và Hungary). VN thì khó có thể so sánh được với họ - nên vẫn có cái status là developing coutry, ít khi người ta gọi là transition economy lắm. Nhưng có lẽ cũng nhờ có bảo hiểm xã hội mà VN không bị coi là LDC chăng?
 
Hehe,

Đúng là không có tiêu chí cụ thể nào về các nước phát triển thật. Chỉ có tiêu chí đối với các nước kém phát triển thôi, chắc là phải đặt ra như vậy để dành ưu đãi đặc biệt và viện trợ cho dễ, các nước đỡ tỵ nạnh nhau.

Bác Thành à, theo em thì các nước đang phát triển và các nước có nền kinh tế chuyển đổi là hai khái niệm thuộc hai nhóm khác nhau. Các nước đang phát triển nằm cùng nhóm với các nước phát triển và các nước kém phát triển, còn các nước có nền kinh tế chuyển đổi nằm cùng nhóm với các nước có nền kinh tế kế hoạch và các nước có nền kinh tế thị trường. Vì thế, Việt Nam vừa được gọi là nước đang phát triển, vừa được gọi là nước có nền kinh tế chuyển đổi, giống như bác và em và là người Việt Nam, vừa là người Kinh. Chuyển đổi theo em nghĩ là chuyển từ nền kinh tế kế hoạch sang kinh tế thị trường chứ không phải là chuyển từ đang phát triển sang phát triển.

Bọn củ chuối IMF khi phân loại nước lại tách các nước đang phát triển (developing countries) và các nước có nền kinh tế chuyển đổi (countries in transition) thành hai loại khác nhau cùng với các nước phát triển (advanced economies). Theo đó, Việt Nam là nước đang phát triển. Nhưng bọn nó vẫn còn thòng một câu giải thích là Việt Nam, Lào, Campuchia, Trung Quốc và một số nước châu Phi tuy cũng là các nước có nền kinh tế chuyển đổi nhưng được xếp vào những nước đang phát triển vì kinh tế chủ yếu là nông nghiệp và có thu nhập bình quân thấp. ADB trong báo cáo thường niên 2003 khẳng định Việt Nam vừa là nước đang phát triển, vừa là nước có nền kinh tế chuyển đổi. WB phân loại các nước không theo trình độ phát triển mà theo thu nhập và nợ quốc gia. Theo đó, Việt Nam được xếp vào nhóm nước có thu nhập thấp và nợ quốc gia thấp.

To em Yến: Anh không học, cũng không biết nhiều về kinh tế phát triển. Chỉ thỉnh thoảng vào đây góp vui với mọi người thôi. :)
 
Chỉnh sửa lần cuối:
báo cáo em Yến, anh đang học và xem thêm về Economic Development, thấy cũng là một hướng hay mà lại hợp với cảnh nhà mình. Mới biết sơ mấy cái cơ bản thôi, có gì bàn tán thêm cho vui :D
 
kính thưa anh long :D hihih, em mới đang học năm thứ 3 undergrad thôi, và chỉ học chút ít econmics general thôi, nhưng học kì này em đang có 1 lớp về poverty and social policies, nên em đang nghĩ em muốn học thêm về development, esp. mảng kinh tế sau này vì em nghĩ may ra mình sẽ có ích ít nhiều cho VN. bây giờ tóm được anh trong forum này, khi nào có câu hỏi gì sẽ nhớ tới anh Long, không phiền chứ ạ? :)
 
to anh Long: anh học kinh tế phát triển có dùng nhiều toán không vậy? có nói về phần human development không ạ?
 
báo cáo em Yến, kinh tế phát triển theo như anh được biết thì không phải là một ngạch nghiên cứu riêng của kinh tế học mà là một mảng ứng dụng của tất cả các loại hình kinh tế (vi vĩ...) lên môi trường các LDC (less developed countries.) Hiện tại như anh đang học thì hầu hết là ứng dụng kinh tế vĩ mô, các mô hình như Harrod-Domar, Solow, Gini coefficient...
Như là anh đã báo cáo từ trước thì anh cũng mới đang học cơ bản thôi thành ra việc học các mô hình này trong lớp kinh tế phát triển chỉ dừng ở điểm dùng graph và một tí algebra, hầu như không có calculus. Nhưng bản chất của những cái mô hình này là thiên về tóan, nếu em học intermediate và advanced macro thì chắc biết.
Cho nên anh nghĩ là muốn học kinh tế phát triển tốt thì phải nắm đều các kiến thức tổng thể về kinh tế vi mô, vĩ mô, public finance... mà những cái này nếu tách riêng ra thì rõ là nặng về toán lém :D
human development chỉ được nhắc sơ qua thôi. rõ ràng nó là một tiêu chí quan trọng trong đánh giá sự phát triển, nhưng mà đơn giản là đến đánh giá chính sách còn chưa học xong thì làm gì mà anh với tới được cái cao siêu thế :lol:
 
oh ok, em thì em thích học về sustainable human development, và thiên về phần kinh tế, còn kinh tế dùng trong sustainable human development như thế nào anh có biết không? em nghĩ nó chính là cái kinh tế phát triển mà anh nhắc đến, có đúng không ạ?
 
Back
Bên trên