Nhờ các bạn chuyên văn ^_^

Nguyễn Lương Thanh Tuấn
(boy_kieu_kieu)

New Member
Tuấn học Văn không được khá lắm , muốn thỉnh cầu các bạn một chút về tác phẩm " Chữ người tử tù " . Hôm nọ tình cờ đọc được , thấy thinh thích , đem phân tích thử , nhưng thấy còn lủng cùng và thiếu xót nhiều nên muốn thỉnh giáo các bạn lớp văn về vấn đề này . Mong các bạn giúp đỡ , hoặc bạn nào khá về môn này , xin cho Tuấn thọ giáo :

Chữ người tử tù

- Nguyễn Tuân –

Sống giữa buổi giao thời của hai thời đại , con người ta như có một sự chuyển biến thật khác lạ . Con người bị giằng xé bở hai xã hội Tây – Tàu lẫn lộn nhố nhăng , họ cảm thấy phẫn uất với xã hội đương thời . Là một con người khác với mọi người , Nguyễn Tuân đam mê chủ nghĩa xê dịch , ông thích đi khắp nơi và tìm cảm hứng mới cho nghiệp văn chương của mình.Và Nguyễn Tuân , với ngòi bút sắc sảo của một nhà văn , đã thể hiện thật sâu sắc những điều ông muốn bày tỏ với xã hội đương thời thông qua tác phẩm “ Chữ người tử tù “ . Thông qua hai hình tượng , viên quản ngục và người nghệ sĩ tài hoa Huấn Cao , nhà văn đã phác hoạ lên ở “ Chữ người tử tù “ về chân dung của những con người lương thiện bị chà đạp trong cuộc sống hiện tại, về vẻ đẹp của một trang anh hùng nghĩa sĩ tài hoa nghệ sĩ .

Nguyễn Tuân đã rất thành công khi miêu tả nhân vật quản ngục , một con người dù sống trong lòng quân địch , ngày ngày tiếp mặt với chúng nhưng vẫn giữ trong tâm hồn , trong lòng mình tính lương thiện và yêu thương con người .Cũng như bao con người khác , viên quản ngục cũng có những ước mơ riêng cho bản thân mình , cũng thần tượng một người như ai . Đó là “ Huấn Cao ? Hay là người mà vùng tỉnh Sơn ta vẫn khen cái tài viết chữ rất nhanh , rất đẹp “ . Ông vẫn thầm ngưỡng mộ con người này bởi tài năng thiên bẩm ấy của một con người . Ông hâm mộ Huấn Cao và chỉ mình Huấn Cao mà thôi . Đối với riêng Huấn Cao thì quản ngục tỏ lòng thành kính sâu sắc , bở vì theo ông , Huấn Cao là một hiện tượng có tính chất siêu phàm mà ông chỉ được quyền hâm mộ từ phía xa mà thôi . Ông thấy người ta nói với nhau rằng “ Mọi người nhắc nhỏm đến cái danh đó luôn “ . Trong lòng viên quản ngục , Huấn Cao ở một vị trí vô cùng trang trọng , vị trí cao quý nhất trong suốt cuộc đời ông . Ông tôn kính Huấn Cao , gọi Huấn Cao nhưng không dùng tên mà dùng “ danh ” . để tỏ lòng rõ sự tôn trọng của mình đối với người nghệ sĩ tài hoa ấy . Quản ngục hâm mộ một con người , dám chống lại triều đình . Những hành động “ bẻ khoá “ , “ vượt ngục “đều góp phần tô điểm thêm vào bức chân dung ngoạ hình Huấn Cao , một con người khao khát tự do , không chịu rành buộc bởi bất cứ sự khuôn phép nào cả . Điều đó càng khiến cho quản ngục thêm trân trọng Huấn Cao . Nguyễn Tuân , dùng những thủ pháp chọn lọc từ ngữ điêu luyện , lựa ra những từ ngữ mang tính tượng hình tượng trưng để làm nổi bật len tính cách và tâm trạng viên quản ngục . Những hình ảnh đó biến đổi liên tục không ngừng nghỉ , cũng như sự lo lắng , buồn vui của viên quản ngục khi nghĩ về Huấn Cao . Ngục quan là một chức vị tuy không to nhưng cũng thuộc vào hành quan ., một quan chức trong cái buổi giao thời . Sự chuyển giao từ một xã hội phong kiến lụi tàn “ như một cái đèn dễ leo lét “ sang một xã hội khác , không chắc đã tốt đẹp hơn hiện giờ . Viên quản ngục với “ khuôn mặt nghĩ ngợi “ và “ băn khoăn ngồi bóp thái dương ‘ , trầm tư suy nghĩ . Vì thế , chắc hẳn rằng , ông đã phải suy tính nhiều lắm . Nguyễn Tuân đã sử dụng hình ảnh “ khung cửa sổ có nhiều con song kẻ những nét đen thẳng lên nền trời lốm đốm tinh tú “ thật tinh tế , khéo léo . Uyển chuyển trong lời nói cũng là một nét nghệ thuật độc đáo mà ta cũng thường thấy ở Nguyễn Tuân . Chỉ bằng hình ảnh con song , nhà văn đã thể hiện sự cô đơn , tù túng như bị giam cầm trong cõi lòng viên quản ngục . Cái nhà tù đó , trói chặt những ước mơ , những hoài bão một thời của ông . Ông buồn lắm , ông cảm thấy mệt mỏi , tâm trạng chán nản , muốn trút bỏ mọi gánh nặng công việc đang đè trên đôi vai mình . Khung cảnh tối , cùng tâm trạng sầu thảm , như đã hình thành nên trong tác phẩm một khối đen , thật tối , mang chút hỗn mang và lẫn lộn . Nó khiến cho người đọc như lạc vào một thế giới quan mang nhiều gam tối , khó nhìn rõ , huyền ảo . Tâm trạng của viên quản ngục cứ thay đổi theo thời gian. Đến khi ông mường tưởng ra cảnh Huấn Cao bị hành hình như “ một ngôi sao chính vị muốn từ biệt vũ trụ “thì ông cảm thấy lo lắng . Cái tâm trạng sầu não khi nào giờ đây đã không còn nữa , thế vào đó là một sự lo lắng đến tột cùng . Lúc này , “ viên quản ngục ngắn đầu , lấy que hương khêu thêm một con bấc . Ba cái tim bấc được chụm lại , cháy bùng to lên “ . Ba cái tim bấc tượng trưng cho nhiều điều . Nó tuợng trưng cho sự chán chuờng xen lẫn mệt mỏi cùng với chức vụ quản ngục . Hay phải chăng hình ảnh ba cái tim còn đại diện cho những con người , những nỗi thống khổ và những sự cả nghĩ cho một tương lai mịt mờ , u ám của xã hội nửa Tây , nửa Tàu . Hoặc rằng ba trái tim đó là trái tim của “ viên quản ngục “ , trái tim Huấn Cao , và trái tim của thầy thơ lại , những trái tim tìm thấy ở nhau một điểm chung nào đó mà chỉ có họ mới biết , mới nhận ra . Giờ đây lại ngắc đầu lên , viên quản ngục thấy lóe lên một tia hy vọng khi Huấn Cao chuẩn bị vào tù , và như thế , ông đã có thêm một người bạn . Có lẽ nhiều người sẽ cho rằng viên quản ngục là kẻ gàn dở hay bất lương , vì nếu đã coi Huấn Cao như thần tượng hay gần gũi như một người bạn thì phải muốn tốt cho bạn , chứ chẳng ai muốn bạn vào tù cả . Nhưng , mỗi thời đại mỗi khác , cuộc sống không tìm ra đường thoát chỉ biết quẩn quanh với những gì đơn giản và tẻ nhạt , viên quản ngục thực sự muốn tìm một người ban tâm giao thật sự . Vì vậy , Huấn Cao là người thích hợp nhất . Bởi vì “ khi nghĩ đến Huấn Cao , ông thấy lòng mình như dịu lại “ , thư thái hơn , thanh thản hơn , như lúc ban đầu . Ông hy vọng một điều gì đó rất cao cả , đó là việc được Huấn Cao cho chữ . Trong không gian tối tăm của viên quản ngục , Nguyễn Tuân đã bất ngờ thắp sáng lên ngọn lửa của niềm khát khao cháy bỏng của một con người bấy lâu nay bị vùi lấp dưới những điều xấu xa của xã hội . Một ánh sáng , một ngọn lửa phát ra từ chính viên quản ngục . Đó chính là tâm lòng thiện lương , nghĩ về cái tốt . Cành ở trong bóng tối thì ngọn sáng phát ra từ viên quản ngục càng rực rỡ hơn , ngọn sáng của tấm lòng lương thiện ,yêu quý cái đẹp và biết trân trọng những giá trị cao đẹp của cuộc sống . Hơn thế nữa , Nguyễn Tuân còn xây dựng nhân vật thầy thơ lại , “ một kẻ kính mến khí phách “ , một kẻ biết tiếc , biết trọng người tài bên viên quản ngục , càng làm tô đậm , rõ nét hơn những gì trong sáng , tốt đẹp nhất trong con người quản ngục . . Hay như lời của Nguyễn Tuân “ Trong hoàn cảnh đề lao , người ta sống bằng sự tàn nhẫn , bằng lừa lọc , tính cách dịu dàng à lòng biết giá người , biết trong người ngay của viên quan coi ngục này là một âm thanh trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ “
 
Và nhờ vào việc xây dựng một hình tượng nhân vật đẹp như viên quản ngục , nhà văn Nguyễn Tuân đã gián tiếp dùng hình tượng đó để làm rõ hình ảnh về một con người nghệ sĩ tài hoa nghĩa tình , một anh hùng dân tộc , chính là Huấn Cao . Những hình ảnh đầu tiên về Huấn Cao đã phần nào bộc lộ rõ khí phách của một người anh hùng “ Huấn Cao lạnh lùng , chúc mũi gông lại , thục mạnh đầu thang gông xuống thềm đá thuỳnh một cái “ , một tính cách mạnh mẽ đến bất ngờ mà người ta ít thấy ở những người tù . Nếu như những người khác , họ sẽ khép nép , khúm núp e sợ mọi điều , nhưng Huấn Cao thì không . ông tỏ ra không thèm quan tâm đến tất cả những hình thức mà quan cai ngụ ày ra trong tù đối với một trong tội ,một người tử tù như ông . Hành động quả quyết , thể hiện sự chống trả quyết liệt , không cam chịu số phận , luôn tìm cách vươn lên đến với những điều tươi sáng nhất . Tuy vậy nhưng “ Huấn Cao vẫn thản nhiên nhận rượu thịt coi như đó là việc làm trong cái hứng sinh bình lúc chưa bị giam cầm “ . Ông tỏ ra bình thản trong tư thế của con người chí khí , coi thường tất cả âm mưu của kẻ thù và sẵn sàng đón đợi tất cả , cho dù là cái chết gần kề . Ông là một đấng anh hùng siêu phàm , ông coi thường những kẻ vô lại , tất cả đều duới tầm mắt của ông . Ông không cần phải e dè ,kiêng nể ai cả . Với một tính cách như vậy , Huấn Cao đã khiến cho người ta cảm thấy ông như một người anh hùng đầy khí phách . Hơn thế nữa , không chỉ là một người viết chữ đẹp , mà trước hết , ông là một anh hùng nghệ sĩ bở trong nét chữ của ông chứa đựng nhân cách của một người anh hùng tài hoa . Con người này luôn biết vượt lên thói đời phàm tục , tìm đến những tâm hồn đồng điệu , để vươn tới sự cao thượng đẹp đẽ . Huấn Cao là kiểu mẫu của một con người , vừa anh hùng vừa khí phách , vừa tài hoa , vừa nghệ sĩ , được mọi người kính trọng . Ông đã nê một tấm gương sáng trong về tài , đức , khí phách của một con người được cả xã hội chấp nhận và coi trọng . Ông có tài , có tâm chứ ông không sống vì danh lợi , vì tiền tài . Thực sự nếu sống như vậy thì dù tài năng như Huấn Cao hay thậm chí còn hơn thế nữa , tất cả cũng chỉ là những gì thơ thoảng mà thôi , thực sự không đáng được cả một xã hội tôn vinh . Huấn Cao rất trọng những người có thiên lương , có tâm hồn trong sáng , chỉ họ mà thôi . Cũng chính vì vậy , tuy quản ngục sống trong tập đoàn tội ác , nhưng sự lương thiện trong ông , thật sự khiến Huấn Cao nể phục . Và rồi , cho đến lúc Huấn Cao thực sự nhận ra rằng quản ngục là một người tốt , là người biết coi trọng cái đẹp thì Huấn Cao đã coi quản ngục như một người bạn tri kỷ , Vì vậy , Huấn Cao chẳng ngần ngại “ cho chữ “ cho viên quản ngục , ước mơ bao lâu nay của con người này . Huấn Cao cho ngay chữ trong ngục , “ một cảnh tượng mà xưa nay chưa từng có bày ra trong một buồng tối chật hẹp , ẩm ướt , tường đầy mạng nhện , đất bừa bãi phân chuột , phân gián “ . Ở một nơi thế này , việc Huấn Cao cho chữ cho người bạn tri kỷ của mình trở nên thêm phần trang trọng rực rỡ . Trong hoàn cảnh xã hội thối nát , đầy rấy những tội ác xấu xa , đê tiện tầm thường thì việc con người yêu mến cái đẹp , coi trong thiện lương như viên quản ngục và thầy thơ lại thật là đáng quý . Cảnh tượng cho chữ , một điều chưa từng có , một điều lạ lùng mà ít ai nghĩ đến , vậy mà nó đã xảy ra , hoàn toàn xa lạ với bối cảnh xã hội đương thời .Chính ánh sáng của thiện lương , của lòng hướng thiện đã xau tan đi không khí tối tăm mù mịt nơi nhà ngục . Chỉ còn ba con người cùng ngưỡng mộ thành kính lẫn nhau dưới ánh sáng mờ ảo trong tù . Họ đã quên đi những ám ảnh chốn cửa ngục . Thật vậy , hình ảnh “ Huấn cao cố đeo gông , chân vướng xiềng “ đang đậm tô nét chữ , cho ta thấy , dù trong hoàn cảnh khó khăn giam cầm , bị hành hạ về thể xác nhưng linh hồn ông vẫn được giữ lại , gửi lại cho đời sau qua nét chữ mà ông di huấn lại cho viên quản ngục và thầy thơ lại . Hai người họ đã đón nhận lại lời di huấn đó ,coi giờ giờ phút đó vô cùng hệ trọng , thiêng liêng , là giờ phút hiếm có trong suốt cuộc đời . Và hình ảnh ba người trong ngục đã thực sự gihi sâu vào trong lòng độc giả những ấn tượng thật khó pahi mờ . Và ở cuối câu chuyện , Huấn Cao đã khuyên cai ngục và thầy thơ lại rời bỏ công việc hiện tại cảu họ , rũ bỏ đi những gánh nặng cuộc đời . Vì sống cùng với công việc đó , con người ta khó giữ được thiện lượng . Trong hoàn cảnh xã hội nhố nhăng , cái ác , cái thiện lẫn lộn , không đánh giá đựoc rõ ràng , không có chuẩn mực thì những con người lương thiện khó mà sống được nơi đây , và đây không phải là nơi để nảy mần của nhưng con người có tài , có đức , hay cũng không phải là nơi để con người ta có thể sống một cách lương thiện .

Qua tác phẩm “ Chữ ngưòi tử tù “ , Nguyễn Tuân muốn ca ngợi vẻ đẹp lý tưởng đến mức hoàn mỹ của một người anh hùng nghĩa sĩ tài hoa nghệ sĩ . Cũng giống như nhân vật quản ngục , ông là người biết quý trong và yêu quý cái đẹp , cái tài hoa của một con người . Ông đã bày tỏ thái độ bất hoà sâu sắc với xã hội đương thời , không chịu vứt bỏ lương tâm , chạy theo danh lợi , cố giữ “ thiên lương “ , và “ sự trong sạch của tâm hồn “ . Những con người như Huấn Cao , viên quản ngục hay thầy thơ lại thật đánh trân trọng .

---------------------------------------

Mong được các bạn giúp đỡ ....
 
Con trai lớp Pháp mà cũng yêu Văn thế.Đáng hâm mọ quá.
Tiếc là bài phân tích của ấy tớ chưa được đọc kĩ vì máy nhà tớ không đọc được phông tiếng Việt.Tuy nhiên tớ thấy nó khá tốt rồi.Tớ không phải là nhà phê bình Văn học nên cũng khó nhận xét lắm.Hình nhu các anh chị lớp 11V có phân tích truyện đó trong tập san về Văn học đấy,Tuấn có thể tìm đọc để tham khảo.
Chúc thi học kì Văn được kết quả tốt.
 
ối Tuấn ơi, có cần bức xúc post dài thế này ko?
tớ thì chỉ muốn nhờ các bạn lớp Văn 1 điều nhỏ nhỏ thui, bao giờ bọn tớ Kiẻm tra văn , làm bài hộ tớ nhớ!tớ dốt văn lắm!
 
Tuấn à, hiện tại thì lớp 10 chưa học đến bài nầy nên bọn tớ thú thật là cũng không đủ khả năng để góp ý về bài văn của ấy. Nhưng có một điều rất đáng khâm phục ở một đứa con trai lớp Pháp yêu văn như ấy! Đáng học tập đấy chứ! Chúc thi tốt!
 
uầy ....... văn khá thế này còn gì ....... tôi thì chịu . bài nào cũng ngắn tủn mủn 1 tờ là hết cỡ ........ hôm nào cop đc sách thì mới 2 tờ :D
 
...Trùi ui, nhắc đến môn văn mà muốn đau đầu, từ lớp 1 đến lớp 12, môn văn luôn thuộc loại muôn đời ko thích nổi, cấp 2 còn có tí tự giác, đến cấp 3 thì ôi giời, chép chép và ... đến nhà thầy :))...
 
cấp 3 chả biết tí gì ,,,,,, toàn quay .............................................
 
...Chuyện phổ biến, lớp mình may ra có Phương Nam với Khánh là trong sáng nhất nhưng cũng đã có lần dính chàm...:D
 
....phá giới mấy lần đấy...không phải 1 đâu....
 
...Úi , bây giờ em mới biết, đúng là gần mực thì đen mà gần đèn thì chả sáng...:)
 
...Úi , bây giờ em mới biết, đúng là gần mực thì đen mà gần đèn thì chả sáng... đúng
 
Back
Bên trên