Nhập xăng dầu rẻ: Có cơ hội, sao từ chối?

Nguyễn Mạnh Hải
(suakidz)

Ban quản lý diễn đàn
Trích bài từ Tiền Phong Online:

http://www.tienphongonline.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=48858&ChannelID=2

TP - Trong khi ở Việt Nam, thuế nhập khẩu xăng dầu là 0%, còn ở Campuchia, Mỹ khoảng 50%, Úc 41%... Vậy mà các nhà nhập khẩu xăng dầu ở họ vẫn có lãi, còn ở ta thì lỗ lớn?


Người dân có phải mua xăng với giá quá cao?
ảnh: Hồng Vĩnh


Lâu nay, ở Việt Nam chỉ có 10 đơn vị được phép nhập khẩu xăng dầu, và thường xuyên kêu thua lỗ, bởi - theo họ - nhiều khi phải bán xăng với giá thấp hơn giá nhập khẩu...

Để góp phần ổn định giá thị trường trong nước nói chung, Nhà nước đã và đang phải bù lỗ rất nhiều cho giá xăng dầu nhập khẩu.

Vậy mà, khi có nguồn cung cấp với giá thấp hơn nhiều, cộng với hàng loạt thuận lợi khác, các nhà nhập khẩu độc quyền của ta không hiểu sao lại cứ từ chối.

....

Sau khi làm phép search đơn giản ở Google cho "Project Equity Services Group" cho ra http://www.google.com/search?hl=en&lr=&rls=GGLG,GGLG:2005-28,GGLG:en&q="Project+Equity+Services+Group"

Và trong đó có trang web rất đơn giản của tập đoàn buôn bán này! Không đề cập đến "21 nhà máy lọc dầu" và một loạt các phi vụ hàng triệu USD của nó mà Tiền Phong bằng cách nào đó đã thu thập được!

Vui hơn nữa là khi đọc các trang tìm được về PESG khác thì có http://www.quatloos.com/Tax-Forums/viewtopic.php?t=1003039 là những nghi vấn của nhiều người đang muốn tìm hiểu về PESG này và thậm chí muốn "take legal proceedings"!!!! Không rõ đích xác họ có đang đề cập đến chính PESG mà Tiền Phong đang nói tới hay không. Nhưng đây rõ ràng là một thắc mắc không thể không đặt ra.

Vậy không rõ báo Tiền Phong có những thông tin chính xác nào và từ đâu ra? Tại sao lại có giá xăng 7,500 VND/lit tồn tại lù lù giữa lúc thế giới còn nóng sốt vì giá xăng dầu?

Ai có câu trả lời thuyết phục xin đừng ngại ngần đưa ra :)
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Vụ này công nhận là hot thật. Và cũng hơi ngạc nhiên là tại sao các tờ báo lớn của VN lại ngây thơ và thiếu hiểu biết như vậy. Những offer kiểu như thế này trên thế giới rất nhiều, không chỉ riêng đối với xăng dầu mà cả phân bón, bank notes, thậm chí là cả currency(giới tài chính gọi là discounted currency). Thật ra đây là một hình thức rửa tiền của các tổ chức mafia quốc tế đặc biệt là mafia Nga và Ukraine, nơi mà các tổ chức này nắm quyền điều khiển các nguồn cung cấp dầu mỏ, khí đốt và phân bón. Vấn đề chính ở đây là các chiêu thức mời chào của những group kiểu như thế này vô cùng bài bản và chuyên nghiệp, khiến cho kể cả giới chuyên môn nhiều khi cũng bị lừa. Cách làm của họ có thể tóm tắt một cách nôm na như sau:
+ Huy động một khoản depository ngắn hạn khổng lồ, có thể lên tới vài tỉ USD đặt trong các nhà bank không mấy tên tuổi(không phải prime bank hoặc thậm chí là top 500) tại Mỹ, Úc hoặc EU và dùng đó để làm bằng chứng về tiềm lực thực sự của họ thay vì show cho người mua các dự án trên thực tế mà họ đã làm, một việc mà những tập đoàn làm ăn nghiêm túc rất ít khi hoặc không bao giờ làm như vậy vì chả có ai điên mà chôn cả đống tiền trong ngân hàng như vậy. Lý giải cho việc này thì hầu hết các cty này đều chung một luận điệu như Confidential, Non Disclosure, Non Solicitation...etc để từ chối show cụ thể những dự án mà họ đã làm trước đó.
+ Hào phóng đặt cọc trước cho các cty môi giới và buyer một khoản tiền "hữu nghị" chứng minh bản lĩnh của họ. Thông thường khoản tiền này có thể lên tới vài trăm ngàn đến vài triệu USD.
+ Đặc biệt những group này thường là bậc thầy về nghệ thuật sử dụng các loại Notes của Prime Bank(citi bank, HSBC, UBS...) như BG, MT799, MT760, SBLC để hút hồn các nhà môi giới và người mua. Trong bài báo trên có đề cập đến chi tiết Citibank "bảo lãnh" cho bên bán nhưng thức tế là động từ "bảo lãnh" này phải được hiểu theo ý nghĩa khác là bên bán có BG hoặc MT799, MT760 của citi bank chứ không phải citi bank bảo lãnh về tính chân thực, sạch sẽ (clean & clear) của các thông tin mà bên bán đưa ra, như vậy họ chỉ có thể bảo lãnh về mặt tài chính chứ không thể bảo lãnh về tổng thể dự án và hợp đồng được.

Chính những yếu tố này khiến cho các nhà môi giới và nhập khẩu VN vốn có tâm lý hay thích nhìn tiền để đoán thực lực mê mẩn. Công thêm với tâm lý làm cũng chỉ có lợi mà chả bị mất xu nào khiến cho nhiều khi chúng ta trở nên tin tưởng một các mù quáng mà không quan tâm tới các yếu tố bất thường dựa trên các quy luật thị trường hết sức cơ bản. Nhưng điều mà chúng ta ít ngờ được là tuy làm như vậy chúng ta sẽ không bị mất xu nào cả thậm chí còn có lợi rất nhiều nhưng VN sẽ vô tình trở thành kẻ tiếp tay cho tội phạm, cho các tổ chức rửa tiền chuyên nghiệp có thể khiến cho không những uy tín của các cty VN bị ảnh hưởng mà thị trường VN cũng sẽ bị nhiễu loạn nghiêm trọng có thể khiến cho các cty buôn bán xăng dầu nghiêm túc bị phá sản, thua lỗ trong khi những kẻ đầu cơ vốn không có các chiến lược phát triển dài hạn gặp thời. Và khi những nguồn cung ứng này không còn nữa, giá xăng dầu lại vọt lên cao thì thị trường VN cũng chắc chắn không thể thoát khỏi một cơn sốc lớn với vô vàn những tác động tiêu cực mà mức độ thiệt hại cũng không thể lường trước được.

Bên cạnh đó, khi nhìn vào offer này ta có thể thấy ngay một sự vô lý quá rõ ràng ở mức giá thấp không thể tin được là 8.000 VND một lít xăng 92 trong khi giá xăng bán lẻ ở Mỹ vào khoảng 12-15000 VND. Điều này hoàn toàn đi ngược lại quy luật thị trường.

Bên cạnh đó điều ngạc nhiên hơn nữa là cty này chỉ chào hàng ở 3 nước thuộc khu vực DNA mà không nhắm tới các thị trường lớn hơn như TQ, Mỹ, EU.

Một vấn đề khác tuy nhỏ nhưng nếu để ý sẽ thấy khá rõ là cái tên của tập đoàn này hết sức mập mờ, đánh lận con đen (Project Equity Services Group). Bất kỳ ai khi nhìn thấy cái tên này đều có thể khẳng định 80% cty này là một dạng cty ma vì cái tên của nó cho thấy nó là một cty môi giới tài chính với cái tên rất chung chung, không có bất kỳ một danh từ riêng nào cả và đây chính là thủ thuật che dấu, nhiễu loạn tung tích của các tổ chức lừa đảo chuyên nghiệp vì cách đặt tên như vậy sẽ rất dễ làm cho nta nhầm lẫn nó với các cty khác có tên gần giống như vậy hoặc sẽ khiến cho các nhà môi giới rất khó truy tìm hồ sơ thật sự của các cty này.

VN đang ở trong giai đoạn đầu của quá trình mở của thị trường do vậy thiết nghĩ chúng ta phải hết sức thận trọng và cảnh giác. Chỉ cần một sơ xuất nhỏ cũng có thể gây ảnh hưởng to lớn tới nền kinh tế quốc gia. Đặc biệt là với sự phát triển ngày càng tinh vi, chuyên nghiệp của các tổ chức tội phạm tài chính quốc tế.
 
:) Chú Minh có sự nghiên cứu và đánh giá rất chính xác :) Thực chất vì lý do bảo mật nên anh ko tiện đưa ra những thông tin mà báo chí ko biết hoặc biết mà "có thể cố tình" không đưa ra. Không nhìn nhận về các khía cạnh khác vì có thể liên quan đến chính trị !!! Phần còn lại về kinh tế và tài chính cũng như khái niệm và tính chất của cty ma thì chú đã giải thích rất rõ. :) Đây là một bài học cho tất cả chúng ta.

Có nên cho vào box Kinh tế ko nhỉ hay cứ để đây :)) vì anh thấy "hẻo" người tham gia quá :)

Một ý nữa nếu đọc kỹ thì từ trước đến giờ mọi người rất hay dùng cụm từ "bù lỗ xăng dầu" Chú Minh có nhận định gì về vấn đề này không :)
 
Khi nào có thể anh sẽ nói thêm một chút về một số thủ đoạn của các cty ma này. Nếu là dạng rửa tiền thì mình có thể không bị thiệt về tài chính nhưng cũng có nhiều cty ma lừa đảo nữa. Mà chỉ sau khi làm mới biết thiệt hại về kinh tế là thế nào :)
 
:) hehe bác Hải cũng có hứng thú nghiên cứu mấy vấn đề này à. Quả thật theo em đoán thì đúng là vụ này có vẻ mang màu sắc đấu đá chính trị khá rõ vì đây là lần đầu tiên một vụ việc như thế này bị làm rùm beng lên báo chí như vậy, đây quả thật là một điều rất hy hữu và không nên chút nào chứng tỏ phải có những tác động từ những cấp rất cao chỉ tiếc rằng giới báo chí VN vốn đã dốt nhưng lại rất lộng ngôn nên chuyến này chắc sẽ phải trả giá đắt. Mặc dầu vậy thì nội tình vụ việc em cũng chưa nắm được rõ lắm chỉ mới nghe qua báo đài mà võ đoán vậy thôi. Còn những vụ tương tự như vậy ở xuất hiện ở VN thì nhiều quá rồi không chỉ là xăng dầu mà còn là bank notes, phân bón, hay là HYIP. Thủ thuật thì quanh đi quẩn lại cũng chỉ có mấy chiêu như vậy. Nhưng mấy chú đó so với giới gạo cội mafia tài chính quốc tế thì vẫn còn non kém lắm, làm ăn vẫn còn lộ liễu quá. Có một điều đáng ngạc nhiên là rất nhiều những tổ chức lừa đảo đó lại chính là công cụ của các nước để chống phá lẫn nhau và được chính phủ của các nước đó ngầm tài trợ thậm chí là của các phe phái đối lập dùng để "gài" nhau.

Quả thật là đi sâu vào thế giới tài chính quốc tế mới thấy nó hỗn độn và loạn lạc thế nào rất nhiều người đều chỉ vì đồng tiền mà đánh mất hết giác quan, lý trí, làm những việc hết sức điên rồ và ngớ ngẩn. VN mà cứ với cái kiểu quản lý tư bản vườn thế này thì quả thực là rất đáng lo ngại.

Về vấn đề "bù lỗ xăng dầu" mà bác Hải nói tới thì em cũng không được rõ lắm, chỉ thấy các bác bảo là vì Dung Quất chưa xây xong nên tuy ta có dầu thô nhưng mà vẫn phải nhập xăng từ nước ngoài với giá cao. Nghe thì bùi tai đấy mà em vẫn cảm thấy có cái gì đó không ổn vì xét về khía cạnh kinh tế thì giải pháp cho bài toán này không đến nỗi khó lắm. Vì kể cả chúng ta chưa có nhà máy lọc dầu đi chăng nữa thì chúng ta vẫn có thể gìm giá xăng bằng các hợp đồng đổi xăng lấy dầu thô thay vì chỉ nhập khẩu đơn thuần hoặc thậm chí là tổ chức đấu thầu để đưa dầu sang các nước lân cận gần VN như philipin, TQ, Indo, Malay lọc thiết nghĩ chi phí cũng sẽ không bị đội lên nhiều như bây giờ để mà các bác cứ suốt ngày than lỗ. Chắc là chắn nội tình việc này cũng có nhiều ẩn khuất vậy bác Hải có thông tin gì cụ thể không?
 
Chính vì có chút mầu chính trị nên chỉ tập trung vào các thủ đoạn rửa tiền và lừa đảo quốc tế như chú đã nói thôi :) Còn suy đoán chính trị thì tự mình :D chứ không lại lằng nhằng lắm, vi phạm quy định của HAO :D

Về vấn đề kia là anh nói đến cụm từ "bù lỗ xăng dầu" chứ chưa nói đến nguyên nhân và hậu quả. Mấu chốt ở đây là dùng sai thuật ngữ bởi vì nguyên tắc kinh doanh muốn tồn tại và phát triển thì không thể lỗ liên tực năm này qua năm khác được :) Ở đây, cụm từ chính xác là "trợ giá xăng dầu" và hướng tới đối tượng là người tiêu dùng. Như vậy là có lợi cho người tiêu dùng chứ không phải là doanh nghiệp làm ăn thua lỗ mà phải "bù lỗ". Chính vì dân mình quen dùng xăng giá rẻ lại được bình ổn cố định cho nên khi có sự tăng giá là lại lôi doanh nghiệp nhập khẩu ra mà "oánh". Sự tăng giá và cho phép doanh nghiệp được tự điều chỉnh giá trong giới hạn cho phép là điều tẩt yếu khi nước mình đang cố gắng hội nhập kinh tế toàn cầu, và sắp tới còn nhiều sự thay đổi nữa. C

Một điều chú ý nữa là các doanh nghiệp nhập khẩu xăng dầu không chỉ có doanh thu từ nhập khẩu và phân phối mà còn rất nhiều các mặt hàng và dịch vụ đi kèm. Chính vì thế không thể nói là "bù lỗ xăng dầu" là vì cả doanh nghiệp đó làm ăn thua lỗ. Điều này càng khẳng định tính chất "trợ giá" trong phân phối xăng dầu.

Anh nói tạm thế, mọi người xin cứ đào sâu thêm :) Đây liên quan đến vấn đề nhận thức và góc nhìn nên càng cần có nhiều ý kiến tham gia! :)
 
À còn cái ý đổi xăng lấy dầu thô thay vì nhập khẩu thì cũng là một ý hay. Nó có thể giảm rủi ro tỷ giá hoán đổi ngoại tệ đồng thời giảm một khâu trong thu mua xăng dầu. Nhưng như vậy là 2 nghiệp vụ xuất dầu thô và nhập xăng dầu tinh gần như nhập làm một :D vậy chắc sẽ làm thất nghiệp một đội ngũ kinh doanh ngay :D

Hơn nữa chủ ý xuất dầu thô lấy ngoại tệ cũng là một chiêu bài để lấy ngoại tệ về cho cán cân hoán đổi ngoại tệ nhìn đẹp hơn và dễ quản lý hơn :)
Điều này lại được lặp lại khi các doanh nghiệp nhập khẩu được phép tái xuất :) là lại thu ngoại tệ về :) Hiệu quả nhập-tái xuất càng cao thì càng giảm lượng chẩy máu ngoại tệ :) Và các bác nhà mình rất thích như vậy ;) cũng là dễ hiểu thôi!

Chú Minh cứ bàn luận tiếp nhé ;)
 
Petrolimex giải trình việc từ chối mua xăng giá rẻ

Chiều 5/6, Bộ trưởng Bộ Thương mại Trương Đình Tuyển cho biết, Chính phủ đã chấp nhận bản giải trình của bộ về vụ việc vì sao Petrolimex và Vinapco không nhập xăng dầu giá rẻ của đối tác Úc.

Theo bản giải trình, PESG là tập đoàn bán buôn bán với số lượng ít nhất là 200.000 tấn trở lên với từng loại sản phẩm chứ không bán lẻ, vì vậy, điều kiện này không phù hợp với phương thức buôn bán xăng dầu tại khu vực châu Á và thực tiễn mà các doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu xăng dầu VN đang áp dụng. Việc chào hàng phải được cụ thể hóa bằng từng lô hàng, loại hàng và thời gian, địa điểm giao hàng và phù hợp với khả năng kho chứa của từng doanh nghiệp.

Hơn nữa, "mua một khối lượng lớn như yêu cầu của phía đối tác thì phải ký quỹ bảo lãnh lên tới hàng trăm triệu USD. Số tiền này quá lớn và vượt quá khả năng của chúng tôi", lãnh đạo Petrolimex cho biết. Hiện nay, các doanh nghiệp đang thanh toán theo thông lệ quốc tế là thư tín dụng (L/C) trả chậm 30 ngày.

Ngoài ra, theo báo chí đã đưa tin, tính giá xăng 92 tại thời điểm tháng 4/2006 chỉ có dưới 8.000 đồng/lít là chưa chính xác vì mức giá này chưa tính đầy đủ các khoản nộp ngân sách theo luật định và chi phí kinh doanh như: thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, chi phí lưu thông... (NLĐ)

Chào Thân ái!
 
Nguyen Hoai Nghia đã viết:
Petrolimex giải trình việc từ chối mua xăng giá rẻ

Chiều 5/6, Bộ trưởng Bộ Thương mại Trương Đình Tuyển cho biết, Chính phủ đã chấp nhận bản giải trình của bộ về vụ việc vì sao Petrolimex và Vinapco không nhập xăng dầu giá rẻ của đối tác Úc.

Theo bản giải trình, PESG là tập đoàn bán buôn bán với số lượng ít nhất là 200.000 tấn trở lên với từng loại sản phẩm chứ không bán lẻ, vì vậy, điều kiện này không phù hợp với phương thức buôn bán xăng dầu tại khu vực châu Á và thực tiễn mà các doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu xăng dầu VN đang áp dụng. Việc chào hàng phải được cụ thể hóa bằng từng lô hàng, loại hàng và thời gian, địa điểm giao hàng và phù hợp với khả năng kho chứa của từng doanh nghiệp.

Hơn nữa, "mua một khối lượng lớn như yêu cầu của phía đối tác thì phải ký quỹ bảo lãnh lên tới hàng trăm triệu USD. Số tiền này quá lớn và vượt quá khả năng của chúng tôi", lãnh đạo Petrolimex cho biết. Hiện nay, các doanh nghiệp đang thanh toán theo thông lệ quốc tế là thư tín dụng (L/C) trả chậm 30 ngày.

Ngoài ra, theo báo chí đã đưa tin, tính giá xăng 92 tại thời điểm tháng 4/2006 chỉ có dưới 8.000 đồng/lít là chưa chính xác vì mức giá này chưa tính đầy đủ các khoản nộp ngân sách theo luật định và chi phí kinh doanh như: thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, chi phí lưu thông... (NLĐ)

Chào Thân ái!


:)) Một bản giải trình quá hài hước nhưng nghe qua thì lại rất êm tai. Các bác nhà mình giỏi dìm dư luận và thu dọn hậu trường phết hehe. Bái phục.
 
Nhật Minh:Một bản giải trình quá hài hước nhưng nghe qua thì lại rất êm tai. Các bác nhà mình giỏi dìm dư luận và thu dọn hậu trường phết hehe. Bái phục.

* Đó là điểm mạnh của các nhà lảnh đạo Việt Nam. Nếu Bái phục thì mỏi cổ lắm. Nhiều như quân nguyên, cứ đọc báo sẽ thấy... ngụy biện! ngụy biện! giỏi thật đến Tào Tháo cũng phải thua.
 
* Nghe như hát ru: Tóm lại muốn mua thế nào cũng được, còn lại việc gì nếu dân biết thì sẽ giải thích sau, còn không biết thì hãy yên lặng.

Bộ trưởng Trương Đình Tuyển: Mua "xăng giá rẻ" sẽ gặp quá nhiều rủi ro

Bộ trưởng BTM Trương Đình Tuyển sáng 20/6 khẳng định, BTM không đồng ý cho ký hợp đồng mua xăng giá rẻ với các công ty Australia do bên bán không có đủ các điều kiện về vốn, về thời gian giao hàng, phương thức thanh toán...

Thực chất của đối tượng giao dịch trực tiếp với Tổng công ty Xăng dầu VN và Công ty Xăng dầu hàng không là Công ty TV&TM Hải Vân do ông Phạm Ngọc Hà ở 254 Nghi Tàm, Tây Hồ làm giám đốc, được Công ty Australian Crucible Minerals (gọi tắt là ACM do Việt kiều điều hành) giới thiệu làm đại diện, môi giới bán xăng dầu vào VN. Công ty ACM thay mặt Công ty Project Equity Nominees (gọi tắt là PEN) giao dịch chào hàng, Công ty PEN được Công ty mẹ là Project Equity Service Group (gọi tắt là PESG) ủy quyền bán hàng.

Bộ trưởng BTM Trương Đình Tuyển cho biết Bộ đã nhận được 3 thư của Chủ tịch phòng thương mại Úc - Việt thông tin về PESG không đủ điều kiện để thực hiện hợp đồng. Theo Bộ trưởng, việc tìm hiểu thông tin về doanh nghiệp qua Phòng thương mại hoàn toàn chính xác. (VnMedia)
 
Giá xăng ở Mỹ:
Mỹ: Giá xăng bán lẻ cao nhất trong 25 năm qua
Nguồn: TBKT

Theo kết quả điều tra mới nhất của Lundberg, giá xăng bán lẻ trên toàn nước Mỹ tuần qua đã lên đến mức 3 USD/gallon, mức cao nhất trong vòng 25 năm qua.

Cụ thể, trong ngày 21/7 vừa qua, giá xăng trung bình tại hơn 7000 trạm bán lẻ xăng trên toàn nước Mỹ là 3,015 USD/gallon, tăng 2 cent so với mức giá 2 tuần trước đây. Trong đó, thành phố San Diego có mức giá bán lẻ trung bình cao nhất là 3,28 USD/gallon. Mức thấp nhất là 2,77 USD/gallon được bán ra tại thành phố Charleston, phía nam Carolina.

Giá xăng bán lẻ cao là hệ quả tất yếu từ sự tăng giá mạnh của giá dầu trong tuần qua. Hiện giá dầu thô trên thị trường thế giới vẫn đứng ở mức cao, trên 74 USD/thùng. Sáng 24/7, giá dầu thô tại New York vẫn tiếp tục tăng thêm 14 cent lên mức 74,29 USD/thùng do lo ngại bạo lực ở Trung Đông sẽ lan rộng.

Một mặt khác, giá xăng bán lẻ tại Mỹ tăng cao kỷ lục là do sự gia tăng của nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu xe hơi trong khi đó các nhà máy lọc dầu tại nước này vẫn chưa khôi phục hoàn toàn công suất thiết kế sau sự tàn phá của cơn bão Katrina năm ngoái.
 
Các anh cho em hỏi là nếu nhà máy lọc dầu Dung Quất đi vào sản xuất thì giá xăng dầu có rẻ đi nhiều ko ạ.
Bây giờ tăng lên 12K/lít, thật khủng khiếp cho đứa ít tiền...
 
Hà Ph­ương: Các anh cho em hỏi là nếu nhà máy lọc dầu Dung Quất đi vào sản xuất thì giá xăng dầu có rẻ đi nhiều ko ạ.
Bây giờ tăng lên 12K/lít, thật khủng khiếp cho đứa ít tiền...


* 1. Thực chất nhà máy lọc dầu Dung Quất về bài toán kinh tế là chưa (có thể nói là không) hợp lý. Nó chỉ có ý nghĩa về mặt chính trị nhiều hơn (vấn đề hơi nhạy cảm) nó có tác dụng khơi dậy vùng trọng điểm Miền trung, làm cho cán cân, đòn gánh không quá lệch về 2 bên (Bắc, Nam)... & mới bước đầu hoạt động (nếu thành công)... Nên suy ra Dung Quất không có thể điều tiết được giá xăng dầu nói cách khác làm cho rẻ hơn sẽ là thì tương lai xa (khoảng 15-20 năm).

Về nguyên tắc mà nói mình hạn chế xuất thô tất cả các tài nguyên & tinh chế ra sản phẩm sử dụng giá sẽ rẻ hơn nhưng Việt Nam chỉ hô hào rừng vàng, biển bạc thôi chứ chả quản lý gì cả. Ví dụ: Đã xẩy ra lâu rồi nhưng đặc biệt mấy ngày qua trên VTV lu loa liên tục nào là tài nguyên rừng Quảng Bình, Quảng Nam... tàn phá sạch sành sanh. Nào là quặng, than... Thái Nguyên, Lào Cai... từng đoàn xe xuất thô sang Trung Quốc. Biển thì đánh mìn, diệt đến con cá cuối cùng... nên cá càng ngày càng té ra xa... Nhà nước thì đưa tin nhưng chả thấy có phương pháp gì quản lý cho ra hồn. Hỏi địa phương thì đù đẩy nhau thật buồn cười:D:D:D.



* 2. Đọc báo giùm bạn:

Xăng tăng 1000 đồng/lít

Vào lúc 17 giờ chiều 9/8, liên bộ Tài chính - Thương mại đã họp báo công bố quyết định tăng giá định hướng đối với mặt hàng xăng thêm 1.000 đồng/lít. Theo đó, mức giá mới đối với xăng RON 92 là 12.000 đồng/lít, xăng RON 90 là 11.800 đồng/lít và xăng 83 là 11.600 đồng/lít. Ngoài ra, giá dầu diesel cũng được điều chỉnh từ 7.900 đồng/lít lên 8.600 đồng/lít và dầu ma-zút từ 5.500 đồng/lít lên 6.000 đồng/lít.

Khác với những lần trước, quyết định điều chỉnh giá xăng dầu thường được đưa ra vào thời điểm sau giờ làm việc buổi chiều để tránh gây xáo động lớn trên thị trường, thì lần này quyết định điều chỉnh giá xăng dầu bất ngờ được đưa ra vào lúc 16 giờ. Tuy nhiên, đến 17 giờ, liên Bộ Tài chính - Thương mại mới tổ chức họp báo công bố chính thức. (VnMedia)
 
Hà Ph­ương: Các anh cho em hỏi là nếu nhà máy lọc dầu Dung Quất đi vào sản xuất thì giá xăng dầu có rẻ đi nhiều ko ạ.
Bây giờ tăng lên 12K/lít, thật khủng khiếp cho đứa ít tiền...


Tin mới nhất cách đây 3 hôm: Chỉ mong tất cả các việc đều công khai, minh bạch như thế này thì tốt quá Phương nhỉ:D. Hoan hô ông Kiên 1 cái:D:D:D

Giá dầu Dung Quất sẽ cao hơn giá thế giới

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Ngân sách của Quốc hội, ông Nguyễn Đức Kiên, đã xác nhận thông tin trên trong cuộc trao đổi với báo giới bên lề Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách.

Ông Kiên cho biết: Theo tính toán, nếu ngay từ đầu áp dụng theo quy định khấu hao hiện hành thì giá xăng dầu do Nhà máy Lọc dầu Dung Quất sản xuất sẽ không thấp hơn giá NK. Chính phủ hiện chưa có lộ trình cụ thể về việc này vì vậy cần vận dụng linh hoạt cơ chế khấu hao. Giai đoạn đầu của nhà máy, công suất chưa được khai thác tối đa nên không thể khấu hao đủ và phải từng bước tăng dần tỷ lệ khấu hao để tạo sự tương thích với giá xăng dầu trong nước. Và ngay cả nếu dự án Nhà máy Lọc dầu Dung Quất có thể hoàn thành trong năm 2008 thì sản lượng cũng mới chỉ đáp ứng 40% nhu cầu trong nước. VN vẫn phải phụ thuộc rất nhiều vào nguồn nhiên liệu NK. (TP)

Chào Thân ái & Quyết thắng!
 
Chưa đến 9.000 đồng một lít xăng A92 nhập khẩu

Kết thúc cuộc họp khẩn chiều 8/9, Liên bộ Thương mại - Tài chính quyết định tạm thời chưa giảm giá bán lẻ trong nước. Trong khi đó, giá nhiên liệu thế giới tiếp tục giảm, xăng A92 nhập khẩu dao động 67-68 USD/thùng, về đến cảng VN cũng chỉ khoảng 8.600 đồng/lít (gồm cả thuế và cước vận chuyển).
> Giảm giá xăng chỉ còn là vấn đề thời gian \ Xăng có thể giảm 500 đồng/lít

1-160.jpg

Người tiêu dùng đang chịu thiệt vì giá xăng. Ảnh: Hoàng Hà.

Cho đến sáng 8/9, Bộ Tài chính đã sẵn sàng cho kịch bản nâng thuế 10% song song với việc hạ giá bán lẻ 500 đồng/lít. Thế nhưng khi đưa ra thống nhất giữa hai bộ, một số ý kiến lại cho rằng nên tiếp tục theo dõi diễn biến giá thế giới thêm một thời gian ngắn nữa để tránh bị "lỡ" như một số lần trước (khi giá xăng trong nước giảm thì giá thế giới tăng và ngược lại). Tuy nhiên, hầu hết các ý kiến đều thừa nhận rằng, với diễn biến khả quan của thị trường dầu lửa thế giới hiện nay thì chuyện giảm giá bán lẻ trong nước chỉ còn là chuyện ngày một ngày hai.

Giá dầu thô của Mỹ giao tháng 10 trong phiên giao dịch chiều 8/9 giảm 52 cent xuống 66,80 USD/thùng. Dầu Brent ở London cũng giảm 54 cent xuống 65,99 USD/thùng.

(Theo AP)

Trong khi Liên bộ đang "cân đo đong đếm" chuyện có nên hay không việc đưa ra quyết định giảm giá thì giá dầu thô thế giới tiếp tục giảm mạnh và chỉ còn dưới 67 USD/thùng. Tại thị trường Singapore, trong phiên giao dịch chiều 7/9, khi giá dầu thô ở mức 67,32 USD/thùng thì xăng A92 là 67,42 USD/thùng.

Theo tính toán của một số chuyên gia trong ngành, với mức giá này, sau khi cộng thêm thuế nhập khẩu 5%, thuế VAT 10%, thuế tiêu thụ đặc biệt 10%, giá mỗi thùng xăng cập cảng sẽ ở mức 1,37 triệu đồng tương đương với khoảng 8.600 đồng/lít.

Nếu cộng thêm các khoản như lệ phí giao thông 500 đồng/lít, chi phí quản lý, bán hàng, khấu hao, kho bãi... giá bán đến tay người tiêu dùng vào khoảng 10.000 đồng/lít. Như vậy, tính từ thời điểm có quyết định tăng giá bán lẻ từ mức 10.500 đồng/lít lên 12.000 đồng/lít thì hiện các doanh nghiệp đã lãi khoảng 2.000-2.500 đồng/lít.

Một quan chức của Bộ Tài chính khi trao đổi với VnExpress cũng thừa nhận, tại thời điểm ngày 10/8, giá xăng A92 ở mức 83,65 USD/thùng các doanh nghiệp đã bắt đầu có lãi, trong khi hiện giá giảm tới 16,23 USD/thùng nếu doanh nghiệp nào nhập khẩu trong thời gian này thì rất lãi. Tuy nhiên theo ông cũng cần phải tính đến việc từ thời điểm ký hợp đồng đến khi nhật hàng thường mất từ 15 đến 20 ngày.
 
Back
Bên trên