Nguyễn Hoàng Vũ
(Hoàng Vũ)
Điều hành viên
Một năm trôi qua nhẹ, ít biến động. Một năm của những gương mặt chưa định hình. Một năm của sự lụi tàn đối với những ngôi sao ca nhạc cũ... Còn năm mới?
Ca sĩ giải trí thắng thế
Hơn ba trăm ngày vừa qua ít ra cũng ghi dấu sự thắng thế của những ca sĩ giải trí trong trận quyết đấu giành fans. Chẳng phải thế sao, khi mà hơn ba năm nay (kể từ khi nhạc “chợ” được sủng ái), các ca sĩ dòng chính thống vẫn ngủ mơ trong vòng tay ấp ủ của những người hâm mộ cật ruột, và chỉ bừng tỉnh khi thấy mình bị tiếm ngôi bởi những Thanh Thảo, Đàm Vĩnh Hưng? Chẳng phải thế sao, khi mà một Mr. Nothing như Đàm Vĩnh Hưng nhận một lời khen tặng từ MC giải Làn Sóng Xanh: “Tài năng của anh là không thể chối cãi”(?), khi Hồng Nhung lạc lõng giữa những đàn em bừng bừng khí thế thị trường, cũng trong buổi phát giải vừa kể? Có chiến thắng thì có niềm vui, dẫu thắng kiểu gì đi nữa, để có thể nói rằng năm qua đâu phải một năm buồn?
Lại một “niềm vui” khác: làng nhạc được dịp dự khán màn ảo thuật chim bồ câu của Quang Huy, người sinh ra Ưng Hoàng Phúc. Bồ câu đẹp, trắng muốt, song nó lại báo hiệu gây hấn, giận dữ và những trò hù dọa. May mắn, nó chết khá nhanh, kéo theo là sự lụn bại của những cái tên ăn theo.
“Niềm vui” khác nữa: bùng nổ fanclubs. Khi nhạc “chợ” thắng thế, dù muốn dù không, các câu lạc bộ hâm mộ cũng sẽ sinh sôi như nấm sau mưa. Các fan thiếu niên đua nhau buộc khăn, vẽ mặt, hò hét và chửi nhau từ ngoài đường lên đến Internet, từ bạn đồng hội đến thần tượng khác hội. Quái trạng ấy xứng đáng làm thành một cuốn phim hài kinh phí thấp, lợi nhuận cao, khiến những người yêu nhạc trưởng thành phải lắc đầu. Nó không bộc lộ sự sa sút của thị hiếu như nhiều người nghĩ – nó là biểu hiện suy thoái văn hóa.
Những niềm vui thật
Thứ nhất, những chương trình biểu diễn do Đài Truyền hình tổ chức đã đạt được yêu cầu chất lượng đáng quý. Dẫu còn lụp chụp khâu này khâu nọ, show Hồng Nhung và Trần Thu Hà của VTV3 cũng báo một điềm lành cho dân yêu nhạc: rồi đây chúng ta sẽ có những shows tử tế như Save the Music hoặc Live From Request của Âu Mỹ.
Kế đến, nhạc dance/hip-hop được công nhận. Một ví dụ: Ngô Thanh Vân ra album, được quảng bá album tại các vũ trường theo đúng tinh thần dance music với rapper và DJ phụ trợ. Hip-hop kiểu Hàn Quốc được ưa chuộng bởi các nghệ sĩ trẻ như nhóm Mây Trắng, Hiền Thục, Đoan Trang.
Các ca sĩ mới đã biết rút kinh nghiệm trong việc gửi gắm mình cho các công ty đào tạo. Hiệu quả của các “lò” ngày càng sa sút, dẫn đến tình trạng đôi co, dùng dằng, hủy hợp đồng trước thời hạn. Điều này cũng góp phần làm thanh sạch môi trường ca nhạc, dập tắt "mộng lớn" của những ca sĩ nghiệp dư và dành chỗ cho những thực tài.
Những nhà thiết kế bìa album mới và có nghề sẽ góp phần giúp thanh sạch hóa cung cách design. Hình thức bìa dần dần trở về cổ điển; những kiểu cách quái dị bị loại bỏ.
Vài phòng thu mới mở: Nam Tùng, Anh Khoa,.. tạo thêm “đất” cho các gương mặt mới tự làm album đầu tay.
“Cái chết” của những phòng trà
Năm vừa qua, nhiều người đổ mọi nguyên nhân thất bát, lỗ lã, ế ẩm, vụng về, sai lầm của thị trường âm nhạc vào cái tai ương có tên gọi SARS. Kể ra thì cũng đúng một phần. Nhưng, cái gì chết vì SARS thì còn thuyết phục, chứ phòng trà chết là vì nó... đáng phải thế!
Chương trình cũ kỹ, quanh quẩn mấy gương mặt "cuối mùa". Bài hát cũ, âm thanh dở, ca sĩ ăn mặc phản cảm, nước uống đắt. Thỉnh thoảng có phòng trà “đổi món” bằng những ca sĩ trẻ xếp hàng hát những bài chẳng ai biết. Khách không đến phòng trà vì đã thuộc lòng nhạc mục ở đó.
Năm mới, sẽ có những phòng trà tồn tại bất chấp thời thế khó khăn, với điều kiện những người điều hành và cả những ngôi sao được mời hát phải hiểu là khách đến phòng trà muốn được thưởng thức những gì.
Cơ hội sẽ quay lưng với ca sĩ trẻ
Lại một tiên đoán bi quan. Nhưng có thể nói khác được chăng, khi hầu hết những cá nhân và tổ chức quản lý ca sĩ đều rút ra được bài học: nghề ca sĩ là nghề bạc, và không sinh lợi cho người đầu tư! Thiếu những người làm manager chuyên nghiệp không phải vì chúng ta chưa có trường đào tạo, mà vì đấy không phải là lãnh vực "ngon ăn". Càng ngày người ta càng mất lòng tin ở những “nhân tố mới”, và cơ hội cho kẻ muốn vào nghề càng ít.
Đĩa lậu giảm
Đây là một cố gắng của những ngành chức năng, tuy kết quả cuộc chiến băng đĩa lậu vẫn khá xa vời. Bất chấp những tín hiệu lạc quan về mặt thương mại, người đầu tư vào ngành sản xuất đĩa vẫn không phấn chấn. Họ vẫn sợ lỗ, sợ ôm phải những sản phẩm đầu tay tự làm của những gương mặt vô danh – và cả những ca sĩ có danh, ngay album thứ bao nhiêu của họ vẫn cứ là đầu tay, mãi mãi đầu tay.
Tủ đĩa nhà bạn có thể sẽ ngăn nắp hơn. Ngành thiết kế đĩa sẽ dần dần công nhận sự hợp lý của khổ CD truyền thống (12x12cm). Hơn nữa, những người hay đòi hỏi làm bìa đĩa ở hình thức chẳng giống ai thường là những ca sĩ thiếu tự tin. Và như đã nói ở trên, năm mới cũng dành quá ít cơ hội cho họ.
World music và rock
Đây là hai loại nhạc của năm mới. World music, thứ âm nhạc mang đầy đủ những yếu tính văn hóa, chủng tộc, hương xa, sẽ chiếm tâm trí những người sáng tác. Quốc Trung mải mê với Thiện Thanh 2, sẽ phát hành trong năm mới như một tác phẩm world music có chất lượng; và qua đó, người ta sẽ thấy một Quốc-Trung-thật-sự, chứ không phải là một nhạc sĩ đa phong cách như anh biểu lộ trong album Hồng Nhung - Một Ngày Mới. Mỹ Lệ cũng đã tìm thấy ở world music những chi tiết lạ; chính cô sẽ ngả theo dòng này ở Vol.3 đang thực hiện của mình. World music còn lấn sâu vào phong cách sáng tác và hòa âm của nhiều nhạc sĩ phía Nam như Anh Khoa, Vũ Văn Tuyên.
Rock trở lại không chỉ bằng sinh hoạt nội bộ của Câu lạc bộ Rock Phan Phù Tiên mà còn bằng những biến thể nu metal, prog rock trong những dự án khá táo bạo của những rocker trẻ. Rock không giống như những gì The Wall đã và đang làm; các rocker mới sẽ trải nghiệm nhiều lối đi, khiêm tốn song thú vị. Vũ Quốc Việt tung ra album nhạc rock tự hát vào cuối năm ngoái, là một trong các cố gắng rock-hóa đáng nghe. Hy vọng năm mới sẽ còn mở ra nhiều cánh cửa bất ngờ nữa.
Ca sĩ giải trí thắng thế
Hơn ba trăm ngày vừa qua ít ra cũng ghi dấu sự thắng thế của những ca sĩ giải trí trong trận quyết đấu giành fans. Chẳng phải thế sao, khi mà hơn ba năm nay (kể từ khi nhạc “chợ” được sủng ái), các ca sĩ dòng chính thống vẫn ngủ mơ trong vòng tay ấp ủ của những người hâm mộ cật ruột, và chỉ bừng tỉnh khi thấy mình bị tiếm ngôi bởi những Thanh Thảo, Đàm Vĩnh Hưng? Chẳng phải thế sao, khi mà một Mr. Nothing như Đàm Vĩnh Hưng nhận một lời khen tặng từ MC giải Làn Sóng Xanh: “Tài năng của anh là không thể chối cãi”(?), khi Hồng Nhung lạc lõng giữa những đàn em bừng bừng khí thế thị trường, cũng trong buổi phát giải vừa kể? Có chiến thắng thì có niềm vui, dẫu thắng kiểu gì đi nữa, để có thể nói rằng năm qua đâu phải một năm buồn?
Lại một “niềm vui” khác: làng nhạc được dịp dự khán màn ảo thuật chim bồ câu của Quang Huy, người sinh ra Ưng Hoàng Phúc. Bồ câu đẹp, trắng muốt, song nó lại báo hiệu gây hấn, giận dữ và những trò hù dọa. May mắn, nó chết khá nhanh, kéo theo là sự lụn bại của những cái tên ăn theo.
“Niềm vui” khác nữa: bùng nổ fanclubs. Khi nhạc “chợ” thắng thế, dù muốn dù không, các câu lạc bộ hâm mộ cũng sẽ sinh sôi như nấm sau mưa. Các fan thiếu niên đua nhau buộc khăn, vẽ mặt, hò hét và chửi nhau từ ngoài đường lên đến Internet, từ bạn đồng hội đến thần tượng khác hội. Quái trạng ấy xứng đáng làm thành một cuốn phim hài kinh phí thấp, lợi nhuận cao, khiến những người yêu nhạc trưởng thành phải lắc đầu. Nó không bộc lộ sự sa sút của thị hiếu như nhiều người nghĩ – nó là biểu hiện suy thoái văn hóa.
Những niềm vui thật
Thứ nhất, những chương trình biểu diễn do Đài Truyền hình tổ chức đã đạt được yêu cầu chất lượng đáng quý. Dẫu còn lụp chụp khâu này khâu nọ, show Hồng Nhung và Trần Thu Hà của VTV3 cũng báo một điềm lành cho dân yêu nhạc: rồi đây chúng ta sẽ có những shows tử tế như Save the Music hoặc Live From Request của Âu Mỹ.
Kế đến, nhạc dance/hip-hop được công nhận. Một ví dụ: Ngô Thanh Vân ra album, được quảng bá album tại các vũ trường theo đúng tinh thần dance music với rapper và DJ phụ trợ. Hip-hop kiểu Hàn Quốc được ưa chuộng bởi các nghệ sĩ trẻ như nhóm Mây Trắng, Hiền Thục, Đoan Trang.
Các ca sĩ mới đã biết rút kinh nghiệm trong việc gửi gắm mình cho các công ty đào tạo. Hiệu quả của các “lò” ngày càng sa sút, dẫn đến tình trạng đôi co, dùng dằng, hủy hợp đồng trước thời hạn. Điều này cũng góp phần làm thanh sạch môi trường ca nhạc, dập tắt "mộng lớn" của những ca sĩ nghiệp dư và dành chỗ cho những thực tài.
Những nhà thiết kế bìa album mới và có nghề sẽ góp phần giúp thanh sạch hóa cung cách design. Hình thức bìa dần dần trở về cổ điển; những kiểu cách quái dị bị loại bỏ.
Vài phòng thu mới mở: Nam Tùng, Anh Khoa,.. tạo thêm “đất” cho các gương mặt mới tự làm album đầu tay.
“Cái chết” của những phòng trà
Năm vừa qua, nhiều người đổ mọi nguyên nhân thất bát, lỗ lã, ế ẩm, vụng về, sai lầm của thị trường âm nhạc vào cái tai ương có tên gọi SARS. Kể ra thì cũng đúng một phần. Nhưng, cái gì chết vì SARS thì còn thuyết phục, chứ phòng trà chết là vì nó... đáng phải thế!
Chương trình cũ kỹ, quanh quẩn mấy gương mặt "cuối mùa". Bài hát cũ, âm thanh dở, ca sĩ ăn mặc phản cảm, nước uống đắt. Thỉnh thoảng có phòng trà “đổi món” bằng những ca sĩ trẻ xếp hàng hát những bài chẳng ai biết. Khách không đến phòng trà vì đã thuộc lòng nhạc mục ở đó.
Năm mới, sẽ có những phòng trà tồn tại bất chấp thời thế khó khăn, với điều kiện những người điều hành và cả những ngôi sao được mời hát phải hiểu là khách đến phòng trà muốn được thưởng thức những gì.
Cơ hội sẽ quay lưng với ca sĩ trẻ
Lại một tiên đoán bi quan. Nhưng có thể nói khác được chăng, khi hầu hết những cá nhân và tổ chức quản lý ca sĩ đều rút ra được bài học: nghề ca sĩ là nghề bạc, và không sinh lợi cho người đầu tư! Thiếu những người làm manager chuyên nghiệp không phải vì chúng ta chưa có trường đào tạo, mà vì đấy không phải là lãnh vực "ngon ăn". Càng ngày người ta càng mất lòng tin ở những “nhân tố mới”, và cơ hội cho kẻ muốn vào nghề càng ít.
Đĩa lậu giảm
Đây là một cố gắng của những ngành chức năng, tuy kết quả cuộc chiến băng đĩa lậu vẫn khá xa vời. Bất chấp những tín hiệu lạc quan về mặt thương mại, người đầu tư vào ngành sản xuất đĩa vẫn không phấn chấn. Họ vẫn sợ lỗ, sợ ôm phải những sản phẩm đầu tay tự làm của những gương mặt vô danh – và cả những ca sĩ có danh, ngay album thứ bao nhiêu của họ vẫn cứ là đầu tay, mãi mãi đầu tay.
Tủ đĩa nhà bạn có thể sẽ ngăn nắp hơn. Ngành thiết kế đĩa sẽ dần dần công nhận sự hợp lý của khổ CD truyền thống (12x12cm). Hơn nữa, những người hay đòi hỏi làm bìa đĩa ở hình thức chẳng giống ai thường là những ca sĩ thiếu tự tin. Và như đã nói ở trên, năm mới cũng dành quá ít cơ hội cho họ.
World music và rock
Đây là hai loại nhạc của năm mới. World music, thứ âm nhạc mang đầy đủ những yếu tính văn hóa, chủng tộc, hương xa, sẽ chiếm tâm trí những người sáng tác. Quốc Trung mải mê với Thiện Thanh 2, sẽ phát hành trong năm mới như một tác phẩm world music có chất lượng; và qua đó, người ta sẽ thấy một Quốc-Trung-thật-sự, chứ không phải là một nhạc sĩ đa phong cách như anh biểu lộ trong album Hồng Nhung - Một Ngày Mới. Mỹ Lệ cũng đã tìm thấy ở world music những chi tiết lạ; chính cô sẽ ngả theo dòng này ở Vol.3 đang thực hiện của mình. World music còn lấn sâu vào phong cách sáng tác và hòa âm của nhiều nhạc sĩ phía Nam như Anh Khoa, Vũ Văn Tuyên.
Rock trở lại không chỉ bằng sinh hoạt nội bộ của Câu lạc bộ Rock Phan Phù Tiên mà còn bằng những biến thể nu metal, prog rock trong những dự án khá táo bạo của những rocker trẻ. Rock không giống như những gì The Wall đã và đang làm; các rocker mới sẽ trải nghiệm nhiều lối đi, khiêm tốn song thú vị. Vũ Quốc Việt tung ra album nhạc rock tự hát vào cuối năm ngoái, là một trong các cố gắng rock-hóa đáng nghe. Hy vọng năm mới sẽ còn mở ra nhiều cánh cửa bất ngờ nữa.