Nguyễn Thị Kiều Minh
(kieuminh)
Active Member
Tôi nghĩ bài này post ở đây hợp hơn bên CLB âm nhạc, vì đối với tôi, nhạc Trịnh không đơn thuần là âm nhạc...
Những bài này đều do tôi viết, trước đây tôi đã post lên blog của chính tôi và blog Trịnh Công Sơn FC Online, nay lại post lên đây để chia sẻ với mọi người.
1. Ngày xưa khi còn bé
Tôi đến với nhạc Trịnh từ rất sớm vì bị bố “đầu độc” từ nhỏ. Khi mới lên 3 hay 4 tuổi gì đó, tôi đã quá quen với Sơn ca 7, với Cát bụi, Tuổi đá buồn, Như cánh vạc bay, Nối vòng tay lớn... , với giọng hát khàn khàn, buồn buồn nhưng đẹp như 1 buổi chiều chủ nhật đầy nắng của cô. Quá quen, quen đến mức thuộc làu những bài hát ấy… Dù lúc ấy bé tí, chưa thể hiểu những gì mình đang nghe, nhưng qua giọng hát của Khánh Ly, dường như tôi cũng cảm nhận được điều gì đó...
Nắng có hồng bằng đôi môi em
Mưa có buồn bằng đôi mắt em
Tóc em từng sợi nhỏ
Rớt xuống đời làm sóng lênh đênh
Tôi mơ hồ cảm nhận được nỗi buồn nhè nhẹ nhưng mênh mang trong từng câu hát, từng giai điệu...
Có lẽ đến với nhạc Trịnh sớm như vậy nên tôi không nhớ chính xác bài đầu tiên của người nhạc sĩ tài hoa ấy mà tôi được nghe là bài gì. Nhưng bài hát ấn tượng nhất với tôi trong những ngày ấy có lẽ là Nối vòng tay lớn… “Vòng tử sinh” là gì nhỉ? Mọi người nắm tay nhau làm gì? “Nối sơn hà” là cái gì? Tôi đem thắc mắc đi hỏi người lớn, để rồi nhận được câu trả lời “lớn lên rồi con sẽ biết”. Lúc đó tôi mới lên 4…
Từ Bắc vô Nam nối lại biển xa
Ta đi vòng tay lớn mãi để nối sơn hà
Mặt đất bao la anh em ta về
Gặp nhau mừng như bão cát quay cuồng trời rộng
Bàn tay ta nắm nối tròn một vòng Việt Nam
Mẫu giáo rồi cấp 1, những ca khúc ấy vẫn in đậm trong tâm trí tôi… Những buổi chiều tha thẩn chơi cạnh bố… và nghe nhạc Trịnh…
Bẵng đi 1 thời gian dài… mấy năm cấp 2… tôi, do bận học tối ngày, bố tôi lại bận công việc nên cũng đi suốt, tôi chẳng có những buổi chiều tha thẩn bên bố… và cùng bố nghe cái băng Sơn Ca 7 ấy…
Ngày 1/4/2001… ngày nhạc sĩ vĩ đại nhất của Việt Nam trở về với cát bụi, khi ấy, tôi mới lớp 9, đang lao vào học như một con thiêu thân, túi bụi ôn thi tốt nghiệp, thi vào Ams, chẳng buồn để ý đến những gì xảy ra xung quanh… Một chút hững hờ, một chút tiếc nuối… rồi đâu đó trong tôi vang lên giai điệu của Cát bụi...
Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi
Để một mai tôi về làm cát bụi
Ôi cát bụi mệt nhoài
Tiếng động nào gõ nhịp khôn nguôi...
…
Bao nhiêu năm làm kiếp con người
Chợt một chiều tóc trắng như vôi
Lá úa trên cao rụng đầy
Cho trăm năm vào chết một ngày...
Bẵng đi 1 thời gian dài thật dài… Tôi chẳng có dịp nào tha thẩn bên bố lúc bố nghe Sơn Ca 7 nữa, phần vì tôi bận học tối ngày, phần vì bố tôi bận công việc, không còn thời gian nghe nhạc.... Rồi dần dần, tôi vô tình quên Sơn Ca 7...
Lên cấp 3, trong một lần dọn dẹp, tôi tìm thấy Sơn Ca 7 ngày nào , nghe lại những giai điệu quen thuộc xa xưa... tôi chợt có những cảm xúc kỳ lạ... như một người xa quê hương lâu ngày được trở về nhà...
Trời còn làm mưa
Mưa rơi thênh thang
Từng ngón tay buồn
Em mang, em mang
Đi về giáo đường
Ngày chủ nhật buồn
Còn ai còn ai
Đóa hoa hồng cài lên tóc mây
Ôi đường phố dài
Lời ru miệt mài
Ngàn năm ngàn năm
Ru em nồng nàn
Ru em nồng nàn
Nhạc Trịnh như một miền đất bình yên giữa cuộc đời đầy bão tố phong ba cho tôi trở về, như một đôi chân mệt mỏi “tìm đến chiếc ghế nghỉ ngơi”
Nhạc Trịnh như những giọt nước mưa mát lạnh, còn hồn tôi là một cánh đồng cằn khô, từng giọt nước mưa ngọt ngào thấm vào đất…
2. Ngày nay không còn bé - Bên đời hiu quạnh
Tôi nghe nhạc Trịnh từ rất sớm từ hồi 3 hay 4 tuổi gì đó.
Thực ra lúc đầu tôi chỉ nghe một cách thụ động, có tai thì… nghe thôi, chứ thực ra chẳng hiểu gì hết. Và cũng không thích lắm. Tuy không hiểu gì nhưng hình như tôi mơ hồ cảm nhận được điều gì đó qua giọng hát của Khánh Ly. Cảm giác như mình đang bay… rồi lạc vào một thế giới mơ hồ nào đó… Nó cứ buồn buồn thế nào ấy! Nhưng vẫn có 1 sức hút đặc biệt nào đó, chẳng hiểu sao, cứ nghe là chẳng muốn dứt ra, cứ muốn nghe thêm, nghe nữa…
Chẳng thể dứt ra được, tôi đâm ra ghét! Ghét cái bà ca sỹ “giọng khàn khàn như đàn ông” ấy, ghét luôn cả cái ông nhạc sỹ “chuyên môn đi viết những bài buồn buồn”. Eo ôi, ghét ơi là ghét!
Bẵng đi 1 thời gian dài thật dài… Khi lên cấp 3, nghe lại Sơn ca 7, nghe lại những ca khúc, những ca từ, những giai điệu ngày xưa mà mình đã hững hờ với nó, tôi bỗng thấy rưng rưng… Có thể tôi đã đủ lớn để hiểu được phần nào…
Chẳng rõ mình thích nhạc Trịnh từ khi nào. Có lẽ nghe nhiều nên ngấm chăng? Cũng có thể. Với tôi, nhạc Trịnh quen thuộc lắm, quen thuộc như không khí hít thở hàng ngày vậy...
Tôi nghe nhạc Trịnh những ngày mưa. Ngồi ngắm mưa giăng giăng ngoài cửa sổ mà thả hồn theo giọng hát khàn khàn Khánh Ly. Mặc kệ ngoài kia mưa vẫn rơi, rả rích…
Tôi nghe nhạc Trịnh bên một tách cà phê và từ từ tận hưởng niềm hạnh phúc diệu kỳ ấy. “Hạnh phúc là nhạc Trịnh Công Sơn và một tách cà phê’. Có ai đó đã nói như vậy. Có cà phê, nhạc Trịnh hình như tâm trạng hơn, tâm hồn ta lạc vào một cõi hư vô - cõi Trịnh bỏ lại sau lưng “đời sống buồn tênh”. Có nhạc Trịnh, cà phê như thơm hơn… Cà phê mà không nhạc Trịnh thì chỉ là cà phê chay thôi…
Tôi nghe nhạc Trịnh những ngày trời nhiều mây, bầu trời u ám, khi trong lòng thấy buồn vu vơ… Lại thấy thèm nghe Khánh Ly hát nhạc Trịnh…
Tôi nghe nhạc Trịnh những ngày trời quang mây. Ngoài kia, ánh nắng vàng rực rỡ lắm… Lại bật nhạc Trịnh để thêm chút thi vị….
Tôi nghe nhạc Trịnh trong những đêm khuya yên tĩnh, để đến với sự bình yên sau một ngày dài mệt mỏi, để tâm hồn tôi được “tĩnh” lại, để mình được ru, để nhẹ nhàng đi vào giấc ngủ...
Tôi nghe nhạc Trịnh những lúc buồn, tôi tìm đến nhạc Trịnh như tìm đến một bờ vai, một sự an ủi, một sự đồng cảm. Trịnh khóc cùng tôi. Và tôi khóc cùng Trịnh... Và rồi “giật mình tỉnh ra: ô nắng lên rồi”...
Tôi nghe nhạc Trịnh những khi vui, tôi nghe nhạc Trịnh cùng bạn bè, để hiểu hơn về cuộc đời và để yêu cuộc đời này hơn, vì: sống trên đời cần có một tấm lòng, để gió cuốn đi...
3. Làm sao em biết đời sống buồn tênh?
Nhạc sĩ TCS đã từng viết...
“Có một thứ tuổi đời mà cứ mỗi mùa Xuân đến, lòng cứ nhẹ đi những niềm vui mong manh mà lại nặng thêm những nỗi buồn vu vơ không nắm bắt được. Thời trẻ cũng thường có những lúc buồn buồn như vậy. Một thứ buồn vô cớ mélancolic. Có người cho rằng đó là nỗi nhớ nhung vô hình về một thứ thiên đường đã bị thất lạc. Một thứ quê quán không có chân dung rõ rệt, không có một địa lý rõ ràng, không biết được mùa màng thời tiết ra sao. Không biết mà vẫn nhớ nhung buồn buồn.”
Có những người luôn có tâm trạng buồn buồn như thế. Nếu họ được hỏi vì sao lại buồn thì chắc hẳn phần nhiều sẽ trả lời rằng “Chẳng biết, tự nhiên thấy buồn thôi” Lạ thật, buồn mà chẳng biết vì sao. Ờ, chẳng có lí do gì cả. Chỉ biết có buồn. Thế thôi.
Hình như những người có tâm trạng buồn thường tìm đến nhạc Trịnh như tìm đến một niềm an ủi, như một người muốn khóc thèm gục đầu vào một bờ vai… Vì buồn và cần sự chia sẻ nên họ mới tìm đến nhạc Trịnh chứ đâu phải nhạc Trịnh làm họ buồn…
Có một điều rất dễ nhận thấy trong những bài hát của TCS là sự cô đơn, trống vắng…
Đời sao im vắng
Như đồng lúa gặt xong
Như rừng núi bỏ hoang
Người về soi bóng mình
Giữa tường trắng lặng câm
Đồng lúa gặt xong… có còn gì nữa đâu? Chỉ còn trơ ra những gốc rạ, cảm giác như sự sống đã rời bỏ nơi này. Những gì có thể cho, ta đã đem cho hết. Ta có còn lại gì cho ta… Rừng núi bỏ hoang… không một bóng người. Dường như mọi người đã bỏ ông đi hết.
Khi tình đã vội quên, tim lăn trên đường mòn
Trên giọt máu cuồng điên, con chim đứng lặng câm
Khi về trong mùa đông, tay rong rêu muộn màng
Thôi chờ những rạng đông
Đó có phải là 1 sự cô đơn trống trải. 1 đêm đông lạnh lẽo. 1 sự tiếc nuối. Tất cả dường như đã quá muộn…
Khi bước chân ta về
Đêm khuya, nhìn đường phố
Thành phố hoang vu
Như một lần qua cuộc tình
Làm sao em biết đời sống buồn tênh?
Buồn tênh… Nghe thật đơn giản và cứ nhẹ tênh như một cơn gió thoảng, nhưng sao mênh mang thế… Mênh mang, vô tận và nặng nề những âm ba… Làm sao em biết? Chỉ là biết, thế thôi...
4. Tuổi đá buồn
Trời còn làm mưa
Mưa rơi mênh mang
Từng ngón tay buồn
Em mang em mang
Đi về giáo đường
Ngày chủ nhật buồn
Còn ai còn ai
Đóa hoa hồng
Cài lên tóc mây
Ôi đường phố dài
Lời ru miệt mài
Ngàn năm ngàn năm
Ru em nồng nàn
Ru em nồng nàn...
Bài này tôi đã từng nghe nhiều người hát, chẳng hạn như Khánh Ly, Lệ Thu và chính nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Cũng như đa số những người yêu nhạc Trịnh, tôi cũng đã từng cho rằng "không ai hát nhạc Trịnh Công Sơn hay bằng chính nhạc sĩ Trịnh Công Sơn" vì không ai hiểu bài hát bằng chính nhạc sĩ. Nhưng cũng tùy thôi! Và Tuổi đá buồn là một ví dụ. Tôi cảm thấy bài này cô Khánh Ly hát hay hơn bác Trịnh.
Lời bài hát cứ trải dài... Dường như ở đây không tồn tại khái niệm câu. Lời hát cứ thế, dài lê thê... khiến người nghe cứ như chìm mãi trong một cơn mê...
Trời còn làm mây
Mây trôi lang thang
Sợi tóc em bồng
Trôi nhanh trôi nhanh
Như giòng nước hiền
Ngày chủ nhật buồn
Còn ai còn ai
Đóa hoa hồng
Vùi quên trong tay
Ôi đường phố dài
Lời ru miệt mài
Ngàn năm ngàn năm
Ru em giận hờn
Ru em giận hờn
Do đó nghe Khánh Ly hát, ta "cảm" được bài hát sâu hơn. Khi hát bài này, Khánh Ly hát dài hơi hơn, còn nhạc sĩ TCS ngắt nhịp hơi nhiều. Lệ Thu thì hát hơi khô, không cảm xúc mấy. Túm lại, Tuổi đá buồn, Khánh Ly vẫn hát hay nhất.
Trời còn làm mưa
Mưa rơi mưa rơi
Từng phiến băng dài
Trên hai tay xuôi
Tuổi buồn em mang
Đi trong hư vô
Ngày qua hững hờ
Trời còn làm mưa
Mưa rơi mưa rơi
Từng phiến mây hồng
Em mang trên vai
Tuổi buồn như lá
Gió mãi cuốn đi
Quay tận cuối trời
Có lẽ trong các tác phẩm của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, bài hát làm tôi xúc động nhất là Tuổi đá buồn. Có một đêm mưa, nằm một mình trong phòng, cắm phone nghe Khánh Ly hát "Tuổi đá buồn", tôi bỗng bật khóc. Nước mắt cứ thế trào ra, không ngăn được, mà cũng không hiểu lý do tại sao. Chẳng phải có chuyện gì buồn, chỉ là... tự nhiên muốn khóc...
Đã có lúc tôi ước gì mình có thế hóa thân thành đá, để chẳng bao giờ biết buồn. Thà rằng cứ lạnh lùng như đá...
Tuổi đá buồn...
Càng nghe, tôi càng cảm thấy mình và cô gái trong bài hát đó rất giống nhau. Và tôi cảm thấy dường như... đó là một định mệnh...
Có một điều mà có lẽ ai cũng dễ dàng nhận thấy, đó là trong suốt bài hát, cảm xúc và hình ảnh có sự thay đổi...
Đóa hoa hồng cài lên tóc mây...
Đóa hoa hồng vùi quên trong tay...
Đóa hoa hồng tàn hôn lên môi...
Tôi lơ mơ cảm nhận được, dù chẳng biết có đúng không, rằng... hình ảnh đóa hoa hồng trong bài hát đó là để chỉ những ước mơ, những khát khao và hi vọng về cả cuộc sống và tình yêu...
Đóa hoa hồng cài lên tóc mây
Có một cô gái mang trong mình bao ước mơ, hoài bão thật đẹp, và cô ấy tự nhủ rằng dù thế nào mình cũng phải cố gắng thực hiện những ước mơ ấy.
Đóa hoa hồng vùi quên trong tay
Nhưng rồi cuộc đời đâu phải toàn màu hồng, rồi cũng phải đến lúc cô gái buộc phải từ bỏ ước mơ của mình để rẽ sang hướng khác của cuộc đời.
Đóa hoa hồng tàn hôn lên môi
Bỏ quên... Để rồi một ngày, cô gái nhận ra rằng những ước mơ trước kia mới chính là cuộc sống của cô. Rồi cô tự trách mình tại sao ngày trước, mình lại sớm bỏ cuộc thế, tại sao mình không tiếp đấu tranh để thực hiện những ước mơ ngày ấy... Đóa hoa hồng, ngày xưa giờ đã úa tàn... Cô gái cảm thấy nuối tiếc... Phải chăng bây giờ tất cả đã quá muộn?
Đến bây giờ tôi vẫn cho rằng bài hát ấy đã là 1 phần của cuộc đời tôi, nó đeo bám như một định mệnh...
Chính vì thế nên theme blog của tôi là TUỔI ĐÁ BUỒN... và mãi mãi như thế...
Những bài này đều do tôi viết, trước đây tôi đã post lên blog của chính tôi và blog Trịnh Công Sơn FC Online, nay lại post lên đây để chia sẻ với mọi người.
1. Ngày xưa khi còn bé
Tôi đến với nhạc Trịnh từ rất sớm vì bị bố “đầu độc” từ nhỏ. Khi mới lên 3 hay 4 tuổi gì đó, tôi đã quá quen với Sơn ca 7, với Cát bụi, Tuổi đá buồn, Như cánh vạc bay, Nối vòng tay lớn... , với giọng hát khàn khàn, buồn buồn nhưng đẹp như 1 buổi chiều chủ nhật đầy nắng của cô. Quá quen, quen đến mức thuộc làu những bài hát ấy… Dù lúc ấy bé tí, chưa thể hiểu những gì mình đang nghe, nhưng qua giọng hát của Khánh Ly, dường như tôi cũng cảm nhận được điều gì đó...
Nắng có hồng bằng đôi môi em
Mưa có buồn bằng đôi mắt em
Tóc em từng sợi nhỏ
Rớt xuống đời làm sóng lênh đênh
Tôi mơ hồ cảm nhận được nỗi buồn nhè nhẹ nhưng mênh mang trong từng câu hát, từng giai điệu...
Có lẽ đến với nhạc Trịnh sớm như vậy nên tôi không nhớ chính xác bài đầu tiên của người nhạc sĩ tài hoa ấy mà tôi được nghe là bài gì. Nhưng bài hát ấn tượng nhất với tôi trong những ngày ấy có lẽ là Nối vòng tay lớn… “Vòng tử sinh” là gì nhỉ? Mọi người nắm tay nhau làm gì? “Nối sơn hà” là cái gì? Tôi đem thắc mắc đi hỏi người lớn, để rồi nhận được câu trả lời “lớn lên rồi con sẽ biết”. Lúc đó tôi mới lên 4…
Từ Bắc vô Nam nối lại biển xa
Ta đi vòng tay lớn mãi để nối sơn hà
Mặt đất bao la anh em ta về
Gặp nhau mừng như bão cát quay cuồng trời rộng
Bàn tay ta nắm nối tròn một vòng Việt Nam
Mẫu giáo rồi cấp 1, những ca khúc ấy vẫn in đậm trong tâm trí tôi… Những buổi chiều tha thẩn chơi cạnh bố… và nghe nhạc Trịnh…
Bẵng đi 1 thời gian dài… mấy năm cấp 2… tôi, do bận học tối ngày, bố tôi lại bận công việc nên cũng đi suốt, tôi chẳng có những buổi chiều tha thẩn bên bố… và cùng bố nghe cái băng Sơn Ca 7 ấy…
Ngày 1/4/2001… ngày nhạc sĩ vĩ đại nhất của Việt Nam trở về với cát bụi, khi ấy, tôi mới lớp 9, đang lao vào học như một con thiêu thân, túi bụi ôn thi tốt nghiệp, thi vào Ams, chẳng buồn để ý đến những gì xảy ra xung quanh… Một chút hững hờ, một chút tiếc nuối… rồi đâu đó trong tôi vang lên giai điệu của Cát bụi...
Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi
Để một mai tôi về làm cát bụi
Ôi cát bụi mệt nhoài
Tiếng động nào gõ nhịp khôn nguôi...
…
Bao nhiêu năm làm kiếp con người
Chợt một chiều tóc trắng như vôi
Lá úa trên cao rụng đầy
Cho trăm năm vào chết một ngày...
Bẵng đi 1 thời gian dài thật dài… Tôi chẳng có dịp nào tha thẩn bên bố lúc bố nghe Sơn Ca 7 nữa, phần vì tôi bận học tối ngày, phần vì bố tôi bận công việc, không còn thời gian nghe nhạc.... Rồi dần dần, tôi vô tình quên Sơn Ca 7...
Lên cấp 3, trong một lần dọn dẹp, tôi tìm thấy Sơn Ca 7 ngày nào , nghe lại những giai điệu quen thuộc xa xưa... tôi chợt có những cảm xúc kỳ lạ... như một người xa quê hương lâu ngày được trở về nhà...
Trời còn làm mưa
Mưa rơi thênh thang
Từng ngón tay buồn
Em mang, em mang
Đi về giáo đường
Ngày chủ nhật buồn
Còn ai còn ai
Đóa hoa hồng cài lên tóc mây
Ôi đường phố dài
Lời ru miệt mài
Ngàn năm ngàn năm
Ru em nồng nàn
Ru em nồng nàn
Nhạc Trịnh như một miền đất bình yên giữa cuộc đời đầy bão tố phong ba cho tôi trở về, như một đôi chân mệt mỏi “tìm đến chiếc ghế nghỉ ngơi”
Nhạc Trịnh như những giọt nước mưa mát lạnh, còn hồn tôi là một cánh đồng cằn khô, từng giọt nước mưa ngọt ngào thấm vào đất…
2. Ngày nay không còn bé - Bên đời hiu quạnh
Tôi nghe nhạc Trịnh từ rất sớm từ hồi 3 hay 4 tuổi gì đó.
Thực ra lúc đầu tôi chỉ nghe một cách thụ động, có tai thì… nghe thôi, chứ thực ra chẳng hiểu gì hết. Và cũng không thích lắm. Tuy không hiểu gì nhưng hình như tôi mơ hồ cảm nhận được điều gì đó qua giọng hát của Khánh Ly. Cảm giác như mình đang bay… rồi lạc vào một thế giới mơ hồ nào đó… Nó cứ buồn buồn thế nào ấy! Nhưng vẫn có 1 sức hút đặc biệt nào đó, chẳng hiểu sao, cứ nghe là chẳng muốn dứt ra, cứ muốn nghe thêm, nghe nữa…
Chẳng thể dứt ra được, tôi đâm ra ghét! Ghét cái bà ca sỹ “giọng khàn khàn như đàn ông” ấy, ghét luôn cả cái ông nhạc sỹ “chuyên môn đi viết những bài buồn buồn”. Eo ôi, ghét ơi là ghét!
Bẵng đi 1 thời gian dài thật dài… Khi lên cấp 3, nghe lại Sơn ca 7, nghe lại những ca khúc, những ca từ, những giai điệu ngày xưa mà mình đã hững hờ với nó, tôi bỗng thấy rưng rưng… Có thể tôi đã đủ lớn để hiểu được phần nào…
Chẳng rõ mình thích nhạc Trịnh từ khi nào. Có lẽ nghe nhiều nên ngấm chăng? Cũng có thể. Với tôi, nhạc Trịnh quen thuộc lắm, quen thuộc như không khí hít thở hàng ngày vậy...
Tôi nghe nhạc Trịnh những ngày mưa. Ngồi ngắm mưa giăng giăng ngoài cửa sổ mà thả hồn theo giọng hát khàn khàn Khánh Ly. Mặc kệ ngoài kia mưa vẫn rơi, rả rích…
Tôi nghe nhạc Trịnh bên một tách cà phê và từ từ tận hưởng niềm hạnh phúc diệu kỳ ấy. “Hạnh phúc là nhạc Trịnh Công Sơn và một tách cà phê’. Có ai đó đã nói như vậy. Có cà phê, nhạc Trịnh hình như tâm trạng hơn, tâm hồn ta lạc vào một cõi hư vô - cõi Trịnh bỏ lại sau lưng “đời sống buồn tênh”. Có nhạc Trịnh, cà phê như thơm hơn… Cà phê mà không nhạc Trịnh thì chỉ là cà phê chay thôi…
Tôi nghe nhạc Trịnh những ngày trời nhiều mây, bầu trời u ám, khi trong lòng thấy buồn vu vơ… Lại thấy thèm nghe Khánh Ly hát nhạc Trịnh…
Tôi nghe nhạc Trịnh những ngày trời quang mây. Ngoài kia, ánh nắng vàng rực rỡ lắm… Lại bật nhạc Trịnh để thêm chút thi vị….
Tôi nghe nhạc Trịnh trong những đêm khuya yên tĩnh, để đến với sự bình yên sau một ngày dài mệt mỏi, để tâm hồn tôi được “tĩnh” lại, để mình được ru, để nhẹ nhàng đi vào giấc ngủ...
Tôi nghe nhạc Trịnh những lúc buồn, tôi tìm đến nhạc Trịnh như tìm đến một bờ vai, một sự an ủi, một sự đồng cảm. Trịnh khóc cùng tôi. Và tôi khóc cùng Trịnh... Và rồi “giật mình tỉnh ra: ô nắng lên rồi”...
Tôi nghe nhạc Trịnh những khi vui, tôi nghe nhạc Trịnh cùng bạn bè, để hiểu hơn về cuộc đời và để yêu cuộc đời này hơn, vì: sống trên đời cần có một tấm lòng, để gió cuốn đi...
3. Làm sao em biết đời sống buồn tênh?
Nhạc sĩ TCS đã từng viết...
“Có một thứ tuổi đời mà cứ mỗi mùa Xuân đến, lòng cứ nhẹ đi những niềm vui mong manh mà lại nặng thêm những nỗi buồn vu vơ không nắm bắt được. Thời trẻ cũng thường có những lúc buồn buồn như vậy. Một thứ buồn vô cớ mélancolic. Có người cho rằng đó là nỗi nhớ nhung vô hình về một thứ thiên đường đã bị thất lạc. Một thứ quê quán không có chân dung rõ rệt, không có một địa lý rõ ràng, không biết được mùa màng thời tiết ra sao. Không biết mà vẫn nhớ nhung buồn buồn.”
Có những người luôn có tâm trạng buồn buồn như thế. Nếu họ được hỏi vì sao lại buồn thì chắc hẳn phần nhiều sẽ trả lời rằng “Chẳng biết, tự nhiên thấy buồn thôi” Lạ thật, buồn mà chẳng biết vì sao. Ờ, chẳng có lí do gì cả. Chỉ biết có buồn. Thế thôi.
Hình như những người có tâm trạng buồn thường tìm đến nhạc Trịnh như tìm đến một niềm an ủi, như một người muốn khóc thèm gục đầu vào một bờ vai… Vì buồn và cần sự chia sẻ nên họ mới tìm đến nhạc Trịnh chứ đâu phải nhạc Trịnh làm họ buồn…
Có một điều rất dễ nhận thấy trong những bài hát của TCS là sự cô đơn, trống vắng…
Đời sao im vắng
Như đồng lúa gặt xong
Như rừng núi bỏ hoang
Người về soi bóng mình
Giữa tường trắng lặng câm
Đồng lúa gặt xong… có còn gì nữa đâu? Chỉ còn trơ ra những gốc rạ, cảm giác như sự sống đã rời bỏ nơi này. Những gì có thể cho, ta đã đem cho hết. Ta có còn lại gì cho ta… Rừng núi bỏ hoang… không một bóng người. Dường như mọi người đã bỏ ông đi hết.
Khi tình đã vội quên, tim lăn trên đường mòn
Trên giọt máu cuồng điên, con chim đứng lặng câm
Khi về trong mùa đông, tay rong rêu muộn màng
Thôi chờ những rạng đông
Đó có phải là 1 sự cô đơn trống trải. 1 đêm đông lạnh lẽo. 1 sự tiếc nuối. Tất cả dường như đã quá muộn…
Khi bước chân ta về
Đêm khuya, nhìn đường phố
Thành phố hoang vu
Như một lần qua cuộc tình
Làm sao em biết đời sống buồn tênh?
Buồn tênh… Nghe thật đơn giản và cứ nhẹ tênh như một cơn gió thoảng, nhưng sao mênh mang thế… Mênh mang, vô tận và nặng nề những âm ba… Làm sao em biết? Chỉ là biết, thế thôi...
4. Tuổi đá buồn
Trời còn làm mưa
Mưa rơi mênh mang
Từng ngón tay buồn
Em mang em mang
Đi về giáo đường
Ngày chủ nhật buồn
Còn ai còn ai
Đóa hoa hồng
Cài lên tóc mây
Ôi đường phố dài
Lời ru miệt mài
Ngàn năm ngàn năm
Ru em nồng nàn
Ru em nồng nàn...
Bài này tôi đã từng nghe nhiều người hát, chẳng hạn như Khánh Ly, Lệ Thu và chính nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Cũng như đa số những người yêu nhạc Trịnh, tôi cũng đã từng cho rằng "không ai hát nhạc Trịnh Công Sơn hay bằng chính nhạc sĩ Trịnh Công Sơn" vì không ai hiểu bài hát bằng chính nhạc sĩ. Nhưng cũng tùy thôi! Và Tuổi đá buồn là một ví dụ. Tôi cảm thấy bài này cô Khánh Ly hát hay hơn bác Trịnh.
Lời bài hát cứ trải dài... Dường như ở đây không tồn tại khái niệm câu. Lời hát cứ thế, dài lê thê... khiến người nghe cứ như chìm mãi trong một cơn mê...
Trời còn làm mây
Mây trôi lang thang
Sợi tóc em bồng
Trôi nhanh trôi nhanh
Như giòng nước hiền
Ngày chủ nhật buồn
Còn ai còn ai
Đóa hoa hồng
Vùi quên trong tay
Ôi đường phố dài
Lời ru miệt mài
Ngàn năm ngàn năm
Ru em giận hờn
Ru em giận hờn
Do đó nghe Khánh Ly hát, ta "cảm" được bài hát sâu hơn. Khi hát bài này, Khánh Ly hát dài hơi hơn, còn nhạc sĩ TCS ngắt nhịp hơi nhiều. Lệ Thu thì hát hơi khô, không cảm xúc mấy. Túm lại, Tuổi đá buồn, Khánh Ly vẫn hát hay nhất.
Trời còn làm mưa
Mưa rơi mưa rơi
Từng phiến băng dài
Trên hai tay xuôi
Tuổi buồn em mang
Đi trong hư vô
Ngày qua hững hờ
Trời còn làm mưa
Mưa rơi mưa rơi
Từng phiến mây hồng
Em mang trên vai
Tuổi buồn như lá
Gió mãi cuốn đi
Quay tận cuối trời
Có lẽ trong các tác phẩm của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, bài hát làm tôi xúc động nhất là Tuổi đá buồn. Có một đêm mưa, nằm một mình trong phòng, cắm phone nghe Khánh Ly hát "Tuổi đá buồn", tôi bỗng bật khóc. Nước mắt cứ thế trào ra, không ngăn được, mà cũng không hiểu lý do tại sao. Chẳng phải có chuyện gì buồn, chỉ là... tự nhiên muốn khóc...
Đã có lúc tôi ước gì mình có thế hóa thân thành đá, để chẳng bao giờ biết buồn. Thà rằng cứ lạnh lùng như đá...
Tuổi đá buồn...
Càng nghe, tôi càng cảm thấy mình và cô gái trong bài hát đó rất giống nhau. Và tôi cảm thấy dường như... đó là một định mệnh...
Có một điều mà có lẽ ai cũng dễ dàng nhận thấy, đó là trong suốt bài hát, cảm xúc và hình ảnh có sự thay đổi...
Đóa hoa hồng cài lên tóc mây...
Đóa hoa hồng vùi quên trong tay...
Đóa hoa hồng tàn hôn lên môi...
Tôi lơ mơ cảm nhận được, dù chẳng biết có đúng không, rằng... hình ảnh đóa hoa hồng trong bài hát đó là để chỉ những ước mơ, những khát khao và hi vọng về cả cuộc sống và tình yêu...
Đóa hoa hồng cài lên tóc mây
Có một cô gái mang trong mình bao ước mơ, hoài bão thật đẹp, và cô ấy tự nhủ rằng dù thế nào mình cũng phải cố gắng thực hiện những ước mơ ấy.
Đóa hoa hồng vùi quên trong tay
Nhưng rồi cuộc đời đâu phải toàn màu hồng, rồi cũng phải đến lúc cô gái buộc phải từ bỏ ước mơ của mình để rẽ sang hướng khác của cuộc đời.
Đóa hoa hồng tàn hôn lên môi
Bỏ quên... Để rồi một ngày, cô gái nhận ra rằng những ước mơ trước kia mới chính là cuộc sống của cô. Rồi cô tự trách mình tại sao ngày trước, mình lại sớm bỏ cuộc thế, tại sao mình không tiếp đấu tranh để thực hiện những ước mơ ngày ấy... Đóa hoa hồng, ngày xưa giờ đã úa tàn... Cô gái cảm thấy nuối tiếc... Phải chăng bây giờ tất cả đã quá muộn?
Đến bây giờ tôi vẫn cho rằng bài hát ấy đã là 1 phần của cuộc đời tôi, nó đeo bám như một định mệnh...
Chính vì thế nên theme blog của tôi là TUỔI ĐÁ BUỒN... và mãi mãi như thế...
Chỉnh sửa lần cuối: