nhạc Phạm Duy

Phạm Quốc Hưng
(symphony)

New Member
Tôi là một người yêu thích các nhạc phẩm của nhạc sĩ Phạm duy,nay xin đưa ra chủ đề này để cùng thảo luận với các bạn.Tôi có đọc nhiều các bài nghiên cứu về nhạc của Phạm Duy,bản thân tôi đang cố gắng hoàn thành một tiểu luận nho nhỏ nghiên cứu về một số ca khúc nổi tiếng của Phạm Duy trong giai đoạn 1954-1975.Khi nào hoàn thành tôi sẽ chia sẻ với các bạn.Bây giờ trước tiên tôi xin được giới thiệu về tiêủ sử nhạc sĩ Phạm Duy.

Nhạc sĩ Phạm Duy sinh tại Hà Nội ngày 05-10-1921, tên thật là Phạm Duy Cẩn, xuất thân từ một gia đình văn nghiệp.Theo học các Trường Trung Học Thăng Long, Cao Ðẳng Mỹ Thuật, Kỹ Nghệ Thực Hành, tự học nhạc và đi huấn nghệ tại Pháp trong hai năm 1954-1955, học trò của Robert Lopez và bàng thính viên tại Institut de Musicologie, Paris.

Khởi sự đời nhạc của mình là một ca sĩ trong gánh hát Ðức Huy, đi hát lưu động trong những năm 1943-1945.(Năm 1942 ông có sáng tác đầu tay "Cô hái mơ").Ông là người đầu tiên hát nhạc cải cách trên đài Radio Indochine ở Sài Gòn vào năm 1944, mỗi tuần trình bày 2 lần.

Năm 1945, xảy ra nạn đói, Phạm Duy rời nhà cũ đi lang thang nhiều nơi, sau đó ông theo kháng chiến. Trong thời Chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất, Phạm Duy trở thành cán bộ văn nghệ của Việt Minh và là một trong những nhạc sĩ thành công nhất lúc đó.Rồi trở thành cán bộ văn nghệ trong cuộc Kháng Chiến chống Pháp.Sau đó vào năm 1951 ông cùng gia đình vào sinh sống tại miền Nam trước khi đất nước bị phân chia, trong suốt hơn 20 năm, Phạm Duy là người phản ảnh đầy đủ mọi khía cạnh đời sống tình cảm của người dân trong nước.

Phạm Duy chia sự nghiệp của mình ra nhiều giai đoạn :
1. Khởi đi từ dân ca, ghi lại hình ảnh người dân Việt Nam trong thời đấu tranh giành độc lập rồi tới trường ca là liên khúc của nhiều bài dân ca, nói lên sự vĩ đại của dân tộc Việt.
2. Sau đó là tâm ca, những bài ca thức tỉnh lương tâm, phản đối bạo lực và lòng phi nhân.
3. Tới đạo ca, mang tính chất thiền ca, là những bài hát đi tìm sự thật.
4. Rồi tới tục ca, những bài hát tiếu lâm nói thẳng vào cuộc đời đầy rẫy ngụy thiện.
5. Tới bé ca, nữ ca và bình ca là những khúc hoan ca.
6. Chưa kể những tình khúc mà suốt 40 năm qua, nghĩa là trải qua ba thế hệ, bất cứ đôi tình nhân Việt Nam nào cũng đều hát tới và sẽ nhớ mãi.
Phạm Duy có viết 3 bản trường ca là:Con đường cái quan,Mẹ Việt Nam và Hàn Mặc Tử.
Từ năm 1975, Phạm Duy và gia đình di cư qua Hoa Kỳ, cư ngụ tại Midway City, California, tiếp tục hành nghề hát rong và thường xuyên có mặt tại khắp nơi trên thế giới để hát những bài thuộc loại mới là tị nạn ca, ngục ca và hoàng cầm ca.

Từ mùa Xuân 1988, với sự hợp tác của con trai Duy Cường, Phạm Duy chuyển hướng từ nhạc đơn điệu qua nhạc đa điệu. Sau khi tung ra 10 bài rong ca với nhan đề Người Tình Già Trên Ðầu Non hay là Hát Cho Năm 2000, Phạm Duy hoàn tất Tổ Khúc Bầy Chim Bỏ Xứ, bài này được khởi soạn từ 1975 và phải đợi 15 năm sau mới hoàn thành. Các trường ca Con Ðường Cái Quan và Mẹ Việt Nam cũng được phóng tác để trở thành nhạc giao hưởng.

Tới 1992 thì Phạm Duy rời lĩnh vực nhạc xã hội để tiến qua nhạc tâm linh với những nhạc phẩm Ðạo Khúc Thiền Ca, Trường Ca Hàn Mặc Tử...

1995 là lúc Phạm Duy đi vào kỹ thuật để thăng tiến nghệ thuật, tức là đi vào lãnh vực Multimedia. Ðĩa CD-Rom đầu tiên của người Việt Nam trên thế giới đã ra đời, mang tựa đề Voyage Through Motherland - Hành Trình Trên Ðất Mẹ (với trường ca Con Ðường Cái Quan là bản nhạc chính).
Từ 1997, Phạm Duy muốn được kết thúc sự nghiệp của mình vào năm 2000 và sẽ hoàn tất vào lúc đó một nhạc phẩm lớn, mang cao vọng thăng hoa được con đường dân ca mà ông đã chọn từ khi mới nhập cuộc hát rong, hát dạo. Nhạc phẩm đó là MINH HỌA TRUYỆN KIỀU, hiện nay đã hoàn tất hai phần đầu.
Năm 2005, ông trở về Việt Nam, mua nhà sống tại quận 11, thành phố Hồ Chí Minh cùng các con trai Duy Quang (là ca sĩ), Duy Cường. Tháng 7 cùng năm, có 9 nhạc phẩm của ông được phép lưu hành ở Việt Nam; tháng 11, được phép lưu hành thêm 10 tác phẩm nữa.Người ta ước tính Phạm Duy đã sáng tác khoảng 900-1000 ca khúc trong suốt sự nghiệp trên 60 năm qua.

Gia đình Phạm Duy có nhiều người nổi tiếng trong lãnh vực nghệ thuật:

Bố của Phạm Duy là nhà văn Phạm Duy Tốn.
Anh cả của Phạm Duy là Phạm Duy Khiêm, một học giả và là một nhà văn viết tiếng Pháp,Giáo Sư Thạc Sĩ, Cựu Đại Sứ Việt Nam tại Pháp Quốc.
Người anh thứ hai của Phạm Duy là Phạm Duy Nhượng, một nhà giáo, cũng là một nghệ sĩ tài tử, tác giả bài Tà áo Văn Quân.
Vợ của Phạm Duy là ca sĩ Thái Hằng.
Các con của Phạm Duy cũng là những ca sĩ, nhạc sĩ:
Ca sĩ Thái Hiền
Ca sĩ Duy Quang
Ca sĩ Thái Thảo
Nhạc sĩ hòa âm Duy Cường
Ngoài ra có thể kể đến:
Ca sĩ Thái Thanh, em gái của Thái Hằng
Ca sĩ Ý Lan, con gái của Thái Thanh, tức cháu gái của Thái Hằng
Nhạc sĩ Phạm Đình Chương, em trai của Thái Hằng, là ca sĩ Hoài Bac của ban hợp ca Thăng Long.
Nghệ sĩ Phạm Đình Sỹ, anh trai của Thái Hằng.
Phạm Đình Viêm, anh trai của Thái Hằng, là ca sĩ Hoài Trung của ban hợp ca Thăng Long.
Ca sĩ Tuấn Ngọc, chồng của Thái Thảo.
Ca sĩ Mai Hương, con gái của Phạm Đình Sỹ, tức cháu gái của Thái Hằng.
 
Nhạc Phạm Duy thì nhiều, nhưng em mới chỉ nghe một vài bài. Đến bây giờ thì chỉ còn nhớ có bài Thuyền viễn xứ. Còn nhiều bài không biết tên (mặc dù biết là của Phạm Duy) :D

Phạm Duy còn viết lời cho một số bản nhạc cổ điển phương Tây, như Serenata của E. Toselli (Chiều tà - do cô Mai Hương thể hiện), hay Khúc hát thanh xuân của J. Strauss (do Trần Thu Hà thể hiện) :D
 
Back
Bên trên