Nhạc đỏ

Trần Cẩm Hà
(camha)

New Member
Các anh chị em cho tớ xin khoảng chục bài về đề tài đất nước, cách mạng, kháng chiến, xây dựng CNXH, bảo vệ Tổ quốc từ quãng 45 đến giờ với ạ. Có được tên tác giả và thời điểm sáng tác nữa thì quá tuyệt!

Cảm ơn mọi người nhiều! ^_^


Cẩm Hà,
 
Cẩm Hà của em định tham dự cuộc thi tìm hiểu 60 năm nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam à ? :D. Cố lên, giải Nhất được nhiều tiền lắm, hơn cả cái Hành trình văn hóa của em cơ :D :x

:x
 
eheheheheh, cô Quành, 'đừng hỏi tổ quốc đã làm gì cho cô' lolzzzzzzz :)) :D :p. Ko khéo mấy bữa nữa hết thấy hồng mà lại chuyển sang đỏ toàn tập thì chị thộn 2s mất! :p

(ờ nghe đồn chiến lắm ;), đang kiếm chút đỉnh gọi là để đi du lịch ;) :p :D :D :D )


Cẩm Hà,
 
1. Tiến quân ca - Văn Cao
2. Đất nước - Phạm Minh Tuấn
3. Diệt phát xít - Nguyễn Đình Thi
4. Nam bộ kháng chiến - Lưu Hữu Phước
5. Việt Nam quê hương tôi - Đỗ Nhuận
6. Tiểu đoàn 307 - Nguyễn Hữu Trí
7. Sông Lô - Văn Cao
8. Việt Nam trên đường chúng ta đi - Huy Du
9. Lá đỏ - Hoàng Hiệp
10. Người đi xây hồ Kẻ Gỗ - Nguyễn Văn Tý
 
Bác Cầu có tìm được hộ chị em em cái lời với cả hoàn cảnh sáng tác của mấy bài hát này nữa thì tốt quá nhỉ ?:p. Chị em em cứ gọi là cảm ơn bác lắm :x

:x
 
xời, bác Cầu, quá ổn cho một cuộc tình! ;) :* :x

Bác Cầu có tìm được hộ chị em em cái lời với cả hoàn cảnh sáng tác của mấy bài hát này nữa thì tốt quá nhỉ ?. Chị em em cứ gọi là cảm ơn bác lắm

Bác cố lên tẹo nữa nào! Thật bác, em tìm hộ phụ huynh đấy ạ. Bác cung cấp thêm tẹo thông tin nữa đặng hè tới (tháng 7 tháng 8 gì ấy hở) em sẽ dễ dàng hơn trong việc xin xỏ phụ huynh cho đi (ké) vụ Nha Trang - Hội An - ... của IM nhà bác mới, nhá! Yêu bác ạ!!! ;;)


Cẩm Hà,
 
Có gì dùng nấy vậy nhé

Tình ca - Hoàng Việt

Tình ca được cố nhạc sĩ Hoàng Việt sáng tác năm 1956 trong hoàn cảnh rất dặc biệt là một người miền Nam tập kết ra Bắc lúc đó Hoàng Việt đang sống ở thủ đô Hà nội và khi nhận dược thư của ngươi vợ yêu quý của mình ở miền Nam ruột thịt đang bị giặc Mĩ xâm lươc, ông bất ngờ khi biết rằng lá thư mà ngươi vợ yêu quý của mình đã đi dược một quãng đường dài đến như vậy, lá thư từ quê ông lên Sài Gòn, từ Sài Gòn sang Băng Cốc Thái Lan, rồi lại sang Pari Pháp và rồi từ Pari lá thư mới được chuyển về Hà nội đến được tay ông, lá thư đã được chuyển qua một quãng đường dài hàng trăm ngàn km và trong thời gian 6 tháng, xúc động trước tình cảm của người vợ yêu quý dành cho mình và cảm nhận được sự chia cắt của đất nước khi mà một đất nước nhỏ bé như Việt nam mà khi chuyển một lá thư lại phải trải qua một chặng đường và khoảng thời gian dài đến như vậy ông đã tự mình hát lên: "Khi cất lên tiếng ca gửi về người yêu quê ta, ta át tiếng gió mưa thét gào cuộn dâng phong ba. Em ơi nghe chăng lời trái tim vọng ra" bài hát dã lên dến cao trào khi mà "ta hát chung tiếng ca vang dội từ ngàn phương xa xua kẻ thù đi mau dập tắt chiến tranh đẫm máu đập tan ngay bao đau khổ và chia ly" và cứ như thế bản Tình ca đầu tiên của Việt nam được ra đời, từ khi được phổ biến đến nay Tình ca đã để lại trong lòng biết bao người yêu nhạc trên khắp cả nước nhũng tình cảm tốt đẹp. Nó là lời lời hứa của người lính khi ra trận là sẽ mang chiến thăng trở về và cũng là động viên của người con gái ở hậu phương trong thời chiến cũng như tình cảm của biết bao đôi trai gái xinh tươi, khoẻ khoắn là những người Việt nam trong thời đại hoà bình và dựng xây đất nước. Và cũng chính Tinh ca đã một phần tạo nên Hoàng Việt một trong bốn cây đại thụ của nền âm nhạc Việt nam. Và theo tôi Tình ca sẽ mãi mãi là bản tình ca của mọi bản tình ca. Trên đây là những kiến thức và cảm nhận của mình về bài hát Tình ca của cố nhạc sĩ Hoàng Việt, tuy nhiên dây cũng là cảm nhận của cá nhân nên nó cũng chưa mang tính khách quan cho lắm mong các ban có thể viết lên những cảm nhận của mình về bài hát Tình ca nói riêng cũng như các ca khúc cách mạng nói chung, dể cho chúng ta co thể tự nâng lên cho mình vốn kiến thức về âm nhạc Việt nam.

Tình ca

Hoàng Việt

Khi hát lên tiếng ca gởi về người yêu quê ta
Ta át tiếng gió mưa thét gào cuộn dâng phong ba
Em ơi! nghe chăng lời trái tim vọng ra
Rung trong không gian mặt biển sôi ầm vang
Qua núi biếc chập chùng xa xa
Qua bóng mây che mờ quê ta
Tiếng ca đời đời chung thuỷ thiết tha
Em có nghe tiếng ca chứa đựng hận thù sâu xa
Đã biến tình đôi ta thành những ánh sao toả sáng
Vượt băng băng qua đêm tối tìm hương hoa
Bến nước Cửu Long còn đó em ơi!
Bãi lúa nương dâu còn mãi muôn đời
Là còn duyên tình ta thắm trong tiếng ca không thể xoá nhoà.

Khi đã nghe tiếng ca của lòng người yêu phương xa
Em hãy ngước mắt lên vui nhìn trời xanh quê ta
Chim bay giăng giăng ngoài nắng xuân đẹp thay
Tan cơn phong ba lòng đất yên rồi đây
Em hãy nở nụ cười tươi xinh
Như cánh hoa xuân chào riêng anh
Nói nhau nghìn lời qua đôi mắt xanh
Ta hát chung tiếng ca vang dội từ nghìn phương xa
Xua kẻ thù đi mau, dập tắt chiến tranh đẫm máu
Đập tan ngay bao đau khổ và chia ly
Giữ lấy đức tin bền vững em ơi
Giữ lấy trái tim đòi sống yêu đời
Làm một bài tình ca của đôi lứa ta dâng cả bao người.
 
Việt Nam Trên Ðường Chúng Ta Đi

Nhạc : Huy Du

Thơ : Xuân Sách

Việt Nam! trên đường chúng ta đi.
Nghe gió thổi đồng xanh quê ta đó.
Nghe sóng biển ầm vang xa tận tới chân trời.
Nghe ấm lòng những khi đang dồn bước, mà vui sao ta chẳng nói nên lời. Dặm đường xa ta đi giữa mùa xuân.
Ta đi giữa tình thương của Ðảng
Tiếng Bác Hồ rung động mãi trong tim.
Ðường ta đi ánh lửa soi đêm dài, đường ta về trong nắng ấm ban mai.
Việt Nam ! Việt Nam !
Qua từng bước gian nan, lớn lên rồi đẹp những mùa xuân.

Ta đi qua phố qua làng, ngọn đèn sáng giục lòng ta đó.
Lời mẹ nói ấm lành ngọn gió, đàn em vui ríu rít mái trường.
Ta đi đường rợp bóng hàng dương
Đất bom đào đã lên màu cờ mới.
Những ánh mắt đêm đêm trông đợi, chiến trường xa dồn dập những chiến công.
Miền Nam ơi! Miền Nam!
Hỡi những dòng sông soi bóng dừa xanh.
Những đỉnh núi khuất mây mờ xa tắp.
Ta sẽ đến nơi đâu còn giặc, ta chưa về khi Tổ quốc chưa yên. Miền Nam! Miền Nam! Nghe từng tiếng vang vang.

---------------------------o0o------------------------

Nhạc sĩ Huy Du
Tiểu sử:

Tên khai sinh của ông là Nguyễn Huy Du, còn có bút danh là Huy Cầm. Sinh ngày 1/12/1926, quê ở Tiên Sơn, Bắc Ninh. Tốt nghiệp Ðại học âm nhạc Bắc Kinh. Huy Du là nhạc sĩ quân đội, hàm Ðại tá và nguyên là Tổng thư ký Hội Nhạc sĩ Việt Nam khoá III. Hiện nay nhạc sĩ đã nghỉ hưu, cư trú tại Láng Hạ, quận Ðống Ða, Hà Nội.
Những bài hát nổi tiếng:

- 1951: Ba Vì năm xưa, Sẽ về Thủ đô, Những gác chuông giáo đường, Tôi yêu hoà bình, Hát nữa đi em...
- 1962: Tình em
- 1963: Bế Văn Ðàn sống mãi
- Kháng chiến chống Mỹ: Tôi ca mãi đời anh, Anh vẫn hành quân, Cùng anh tiếng quân trên đường dài, Nổi lửa lên em, Ðường chúng ta đi, Trên đỉnh Trường Sơn ta hát.....

Hòan cảnh sáng tác :

-Năm 1968 là năm đất nước có nhiều sự kiện nổi bật: Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân cùng những chiến công to lớn của quân dân miền Bắc chống chiến tranh phá hoại đã buộc đế quốc Mỹ phải ngừng ném bom miền Bắc, thay đổi chiến lược chiến tranh ở miền Nam, nhận đàm phán với Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam... Tình hình đó đã tạo cảm xúc mạnh mẽ cho nhạc sĩ Huy Du viết nên bài Ðường chúng ta đi. Với giai điệu và tiết tấu vừa tự hào vừa sôi nổi, bài hát đậm chất trữ tình CM như cuộc sống chiến đấu gian khổ mà lạc quan yêu đời của quân dân ta.
 
Nhạc sĩ Văn Cao


Sinh ngày: 15-11-1923. Mất ngày: 10-07-1995
Sở thích: Cùng bạn bè nhâm nhi rượu, đàm đạo nhạc và thơ
Thành công lớn nhất: là một nhạc sĩ, nhà thơ hàng đầu trên bầu trời nghệ thuật Việt Nam. Vinh dự là tác giả bài quốc ca hùng tráng của Việt Nam - Tiến Quân Ca.

Văn Cao sinh ở Hải Phòng. Căn nhà nhỏ của người cai nhà máy nước nhìn thẳng ra bến Bính là nơi cậu bé Văn Cao cất tiếng khóc chào đời. Ông học chữ ở trường Bon Nan (nay là trường TH Ngô Quyền) và học nhạc ở trường Xanh Giô Dép (nay là trường PTCS Ngô Quyền). Xóm Lạc Viên hẻo lánh khi xưa còn ghi dấu một thời tá túc, khởi nghiệp tân nhạc của ông cùng Phạm Duy. Sau những bài hát đầu tiên, Văn Cao hình như tân nhạc không chỉ là sự ghi ra của 7 nốt nhạc theo kiểu Tây phương. Nó còn ôm chứa sự cộng lại của tam thiên, tứ địa. Nó mang cả cuộc sống vuông tròn của vũ trụ bao la. Nó gắn cùng ông trong mối liên quan thiên - địa - nhân. Vì thế, chỉ trong khoảng thời gian rất ngắn ngủi, Văn Cao đã tìm đến "Thiên thai" và "Trương Chi". Cái cô đơn của nhất thể toát ra từ "Ngồi đây ta gõ ván thuyền - ta ca trái đất còn riêng ta" đã đẩy Văn Cao đến tìm sự hòa nhập lớn lao thời ấy - hòa nhập vào cách mạng. Con người lịch sử hướng Văn Cao vào mối tương quan này là Vũ Quý. Chính do yêu cầu của Vũ Quý (thay mặt tổ chức), Văn Cao đã viết "Tiến quân ca" rồi sau cách mạng thì được chọn làm "Quốc ca Việt Nam". Nhưng cái chết bí ẩn của Vũ Quý đã ngấm dần vào Văn Cao, làm rã rời dần cái sự xoắn xuýt ban đầu giữa ông và đám đông. Văn Cao lại cô đơn giữa ồn ào xung quanh. Và cái thế sáng tạo của Văn Cao là cái thế dao động giữa cá nhân và đám đông, giữa đơn vị và toàn thể.


Do ý thức được điều đó sâu sắc, ngay cả khi đi ra thế giới với tư cách một tác giả quốc ca của nước Việt Nam hay khi bản "Thiên thai" được trở thành một bản nhạc trong băng nhạc của các phi công vũ trụ Mỹ đem theo trong hành trình vũ trụ trên tàu A-pô-lô, Văn Cao vẫn giữ được một tâm niệm: "Tôi không đi qua tôi - không để lại gì".

Sáng tạo âm nhạc của Văn Cao có thể xem như nằm gọn trong hai thập niên (1938 - 1958). Sau vụ "Nhân văn giai phẩm", hầu như Văn Cao làm nhạc không đáng kể. Nhưng cuối năm 1959, khi chuyển đến ban nghiên cứu âm nhạc thuộc bộ Văn hóa, chỉ sau một thời gian không lâu, ông đã biên soạn xong công trình nghiên cứu "Ðiệu thức năm CUNG TRONG DÂN CA ÐỒNG BẰNG VÀ TRUNG DU BẮC BỘ". Ở công trình này ông đã nêu lên một luận điểm độc đáo là: Ðiệu thức Ðô-rê-fa-sol-la (tương ứng với điệu thức Chủy trong âm nhạc của người Trung Hoa) là điệu thức gốc trong dân ca đồng bằng và trung du Bắc Bộ. Ở ÐÓ, ÂM QUÃNG 4 CỦA ÐIỆU thức (tức âm fa) đóng vai trò chủ âm nằm ở bụng điệu thức. Và ông còn một bài viết "Con sáo sang sông theo phong cách Quan họ Bắc Ninh". Bài viết đã khẳng định "Con sáo sang sông" là thực sự Quan họ chứ không phải là mượn "Lý con sáo" như một số nhà nghiên cứu đã vội kết luận. Ðiều này trong cuộc nói chuyện với bộ đội thông tin ở Cần Thơ, ông đã nhắc đến và kèm theo một câu đùa: "Nhưng hôm nay ở đất Tây Ðô này, con sáo sang sông đã thành lý con sáo".


Trước cửa căn nhà 108 phố Yết Kiêu của Văn Cao có một cây sấu nhỏ. Sấu nở hoa trắng rồi theo gió rắc đầy căn nhà nhạc sĩ vào đầu hè. Sấu vàng lá rồi cũng theo gió rơi đầy căn nhà nhạc sĩ vào cuối thu. Nó hệt như chính tâm hồn ông đứng qua bao thăng trầm....

(Nguyễn Thụy Kha - Việt Nam nửa thế kỷ tân nhạc)
 
Những điều chưa biết về tác giả bài hát "Tiểu đoàn 307"

Theo bà Phan Thị Đượm (vợ cố nhạc sĩ), ông dạy học ở xã và dạy nhạc trong nhà thờ, cưới vợ và sống ở đây khá lâu (từ những năm cuối 1950 đến cuối những năm 1960). Sau đó lên Sài Gòn (làm công cho một số hãng sản xuất thương mại). Sau giải phóng, gia đình ông lại trở về Vĩnh Mỹ A (quê vợ của nhạc sĩ). Mấy năm sau, ông bị ngã dẫn đến tai biến, bị liệt một phần chân tay và mất vào tháng 2-1979.

Cũng theo bà Đượm, mặc dù ông có đến điểm tập kết song bị bệnh, không ra Bắc được. Theo một số thông tin khác thì ông được phân công ở lại, nhưng làm nhiệm vụ gì thuộc cơ quan, tổ chức nào thì không ai rõ. Là một trí thức (rất giỏi tiếng Pháp, lưu bút của ông cũng toàn ghi bằng tiếng Pháp), yêu nước, thông minh, làm công việc dạy học, lại không phải người địa phương, lý lịch không rõ ràng (đối với ngụy quyền) nên suốt thời gian 1955-1975, ông luôn bị mật thám theo dõi, rình rập. Điều này có thể lý giải tại sao sau năm 1954 ông không có hoặc là không công bố tác phẩm nào khác. Mà trước đó, ngoài Tiểu đoàn 307, ông còn có nhiều tác phẩm khác như: Phá đường, Ba người chiến sĩ năm 40, v.v.. Nếu như trong điều kiện khác hoàn cảnh khác thuận lợi hơn thì có thể Nguyễn Hữu Trí sẽ cho ra đời nhiều ca khúc nữa.

Do luôn phải giấu kín về nguồn gốc và với bản chất khiêm tốn, ít nói về mình nên sau ngày giải phóng cũng rất ít người biết ông, kể cả vợ và các con cũng không biết ông là tác giả của Tiểu đoàn 307. Riêng ông, mãi đến năm 1978 khi bệnh tình nặng, gia đình đã bán hết cả ruộng đất và cái xe máy cũ lo thuốc thang và bạn bè người thân khuyên nhủ, ông mới gửi thư về Đài Tiếng nói nhân dân TP. HCM đề nghị nhận nhuận bút.

Về năm sinh, quê quán tác giả cũng như thời gian và hoàn cảnh ra đời của bài Tiểu đoàn 307 cũng có những thông tin chưa khớp nhau lắm. Nhưng tài liệu đáng tin cậy là ông sinh năm 1917 tại Sài Gòn. Thời niên thiếu, sống ở thành phố Mỹ Tho. Tốt nghiệp tú tài năm 17 tuổi. Được học nhạc trong trường dòng Mỹ Tho. Ông có năng khiếu âm nhạc và chơi vi-ô-lông rất hay. Trong kháng chiến chống Pháp, ông được biên chế trong Tiểu đoàn 307, chức vụ đại đội phó, Phó ban quân nhạc Khu 8.

Cuối năm 1949, Thượng tướng Trần Văn Trà (lúc đó là Tư lệnh Khu 8) phát động sáng tác ca khúc ca ngợi Tiểu đoàn 307 - mới thành lập nhưng đã đánh thắng nhiều trận lớn. Từ bài thơ Tiểu đoàn 307 của Nguyễn Bính (lúc đó là cán bộ tuyên truyền) đăng trên báo "Tổ quốc" - Khu 8, Nguyễn Hữu Trí đã phổ nhạc phỏng theo lời thơ. Tại hội nghị của tỉnh Long Châu Sa tổ chức tại thị trấn Mỹ Tho (Đồng Tháp ngày nay), tổ quân nhạc Khu 8 đã tập và hát phục vụ bài hát này. Ngay lập tức được mọi người hoan nghênh. Sau đó bài hát Tiểu đoàn 307 lan đi rất nhanh ra các đơn vị khác, anh em trong tổ quân nhạc phải chép và tập cho cơ sở. Tối 1-10-1950, lần đầu tiên bài hát được phát sóng trên Đài Tiếng nói Nam Bộ kháng chiến do Tổ quân nhạc Khu 8 trực tiếp biểu diễn.

Lúc đầu bản nhạc có hai bè, sau khi tập kết ra bắc, ca sĩ Quốc Hương hát, đã nhập lại một bè. Nhạc sĩ Lưu Cầu sửa lại nhịp để phát sóng. Có thể vì lý do đó mà các bản phát sóng và in ấn về sau có sự sai lệch so với nguyên tác. Chính điều này làm cho tác giả rất khó chịu, ông đã có lần đề nghị Đài Tiếng nói nhân dân thành phố Hồ Chí Minh sửa lại. Đối chiếu với bản in của Nhà xuất bản âm nhạc Giải phóng (đã được tác giả Nguyễn Hữu Trí thừa nhận) chúng tôi thấy đúng như vậy. Để yên lòng người đã khuất, cũng là để tôn trọng tính lịch sử, chúng tôi nghĩ rằng Tiểu đoàn 307 phải được in phát sóng theo đúng bản gốc.
(Theo QĐND)
 
Thế đã, mình còn phải làm việc, có giải thưởng gì chia cho mình một ít là được ;)
 
:D :* :* :* :* :* bác cứ làm việc chăm chỉ đi, làm việc kiếm $$$ đi chơi là một mục đích cao cả của đời người!!!


Cẩm Hà,
 
Nguyễn Hữu Cầu đã viết:
Việt Nam Trên Ðường Chúng Ta Đi

Nhạc : Huy Du

Thơ : Xuân Sách

Việt Nam! trên đường chúng ta đi.
Nghe gió thổi đồng xanh quê ta đó.
Nghe sóng biển ầm vang xa tận tới chân trời.
Nghe ấm lòng những khi đang dồn bước, mà vui sao ta chẳng nói nên lời. Dặm đường xa ta đi giữa mùa xuân.
Ta đi giữa tình thương của Ðảng
Tiếng Bác Hồ rung động mãi trong tim.
Ðường ta đi ánh lửa soi đêm dài, đường ta về trong nắng ấm ban mai.
Việt Nam ! Việt Nam !
Qua từng bước gian nan, lớn lên rồi đẹp những mùa xuân.

Ta đi qua phố qua làng, ngọn đèn sáng giục lòng ta đó.
Lời mẹ nói ấm lành ngọn gió, đàn em vui ríu rít mái trường.
Ta đi đường rợp bóng hàng dương
Đất bom đào đã lên màu cờ mới.
Những ánh mắt đêm đêm trông đợi, chiến trường xa dồn dập những chiến công.
Miền Nam ơi! Miền Nam!
Hỡi những dòng sông soi bóng dừa xanh.
Những đỉnh núi khuất mây mờ xa tắp.
Ta sẽ đến nơi đâu còn giặc, ta chưa về khi Tổ quốc chưa yên. Miền Nam! Miền Nam! Nghe từng tiếng vang vang.


Bài này tên là "Đường chúng ta đi" cơ mà :|
 
Em xin đóng góp 1 bài cũng đỏ và cũng thuộc chủ đề bảo vệ đất nước mà em rất thích. Em copy đâu đó trên Internet. Chị Hà Cẩm kiếm được giải chia cho em một ít như bác Cầu là ổn, em cám ơn.


Kỷ niệm thành phố tuổi thơ

Hồng Đăng


Không hiểu sao cứ mỗi khi nghe lại ca khúc Kỷ niệm thành phố tuổi thơ của nhạc sỹ Hồng Đăng tôi lại thấy phảng phất bóng dáng tuổi thơ của mình trong đó. Một ký ức ấu thơ trong sáng với những trò chơi hồn nhiên dưới tán sấu già dọc dãy phố dài Trần Hưng Đạo. Và khi nghĩ điều này, tôi lại mơ hồ đoán định rằng hình như nhạc sĩ Hồng Đăng cũng viết ca khúc này vào một buổi trưa khi ông đi dọc qua con phố đó? Đem những suy nghĩ cùng lòng ngưỡng mộ bấy lâu nay tôi đã tìm gặp nhạc sĩ Hồng Đăng và tách ông ra khỏi bộn bề công việc của một người quản lý.

Bài hát kỷ niệm thành phố tuổi thơ được nhạc sĩ viết vào mùa hè năm 1972 lấy nguồn cảm hứng từ một trưa hè trên phố bắt gặp một đoàn tân binh với quân phục màu xanh, vai khoác ba lô chuẩn bị rời Hà Nội vào chiến trường. Nhạc sỹ kể: "Những người lính ấy gợi cho tôi cảm giác xao xuyến lạ lùng vì họ vẫn còn mang trong người cái hồn nhiên thơ ngây của ngày cắp sách tới trường. Khi đoàn xe chuẩn bị chuyển bánh, mọi người đưa tiễn cùng giơ tay vẫy, và lúc đó hai hàng sấu bên dãy phố Trần Hưng Đạo như cũng tiễn họ bằng những tiếng ve náu trên những cành sấu. Tôi đã ngồi vào bàn và hoàn thành bài hát này. Bài hát ra đời rất nhanh - chỉ trong vòng 20 phút - có lẽ cũng là một chút tình để gửi đến những người lính ra đi vào buổi trưa hôm đó..."

(Báo Tiền phong)

P.S Bác nào có bài này rồi dùng www.yousendit.com gửi lên đây cho em thì em cám ơn lắm lắm. Nếu có mp3 là ngon nhất, lâu lắm rồi em không được nghe.
 
^_^ cảm ơn các bác zai. Chú Phong, chú có quả tên giống tên chồng cháu (con zai bác Bùi Hải Thanh :mrgreen: ), đâm thành nhìn xong cháu giật thót mình :p. Vầng, có zải chia liền, ko tiếc. Chú ở Thụy Điển phòng? Mới cả cháu tên Cẩm Hà, ko phải Hà Cẩm (nghe như Hà lẩm cẩm, ẹ)

Cẩm Hà,
 
Trần Cẩm Hà đã viết:
^_^ cảm ơn các bác zai. Chú Phong, chú có quả tên giống tên chồng cháu (con zai bác Bùi Hải Thanh :mrgreen: ), đâm thành nhìn xong cháu giật thót mình :p. Vầng, có zải chia liền, ko tiếc. Chú ở Thụy Điển phòng? Mới cả cháu tên Cẩm Hà, ko phải Hà Cẩm (nghe như Hà lẩm cẩm, ẹ)

Cẩm Hà,

Oh, em còn trẻ mà chị gọi em bằng chú xưng cháu thì ngượng chết. Em đọc mấy bài của chị thấy hâm mộ chị phết, mí lại thấy mấy chị khác xưng mày tao với chị nên em đoán chị già hơn em :D. Nhưng em không hiểu sao chị nói anh gì có tên giống em lại là chồng chị khi mà chị lại gọi bố chồng bằng anh hả chị :D? Thế tóm lại là chồng chị là ai, là bố hay là con hay là cả 2 ạ? Em không biết anh Bùi Hải Thanh vì mới vào đây, khi nào có dịp phải làm quen mới được? Em đang ở Hà nội chứ không ở Thụy điển chị ạ, nói đến Thụy điển em lại thèm nhỏ rãi, cả đời em ước mơ được đến Thụy Điển 1 lần nhưng mà chắc chả có cơ hội. Mà tự dưng tại sao chị hỏi em ở Thụy Điển?
Chị ơi, chị đi thi cái gì thế, có cần gì không, biết đâu em lại giúp được gì thì sao? Chúc chị thành công nhé, có giải chia cho em, em cám ơn ạ.

Nhật Phong

P.S. Em xin lỗi lần trước quên mất gọi ngược thành Hà Cẩm, chị nhanh nhẹn và thông minh lắm chứ chưa lẩm cẩm đâu ạ. Cẩm Hà em đoán nghĩa là sông hồng xám, nghe buồn và lãng mạn chị nhỉ.
 
Uây nói về thể loại nhạc này gặp thằng lớp trưởng lớp em thì thôi roài ông ấy lại còn kiêm cả vàng xanh sến nữa khỏi chê luôn :-? :-? :-?
 
Back
Bên trên