Tống Minh Tuấn
(TuanCominglate)
Điều hành viên
Trong chúng ta có những người không học chuyên ngành ktế, nhưng chắc là đã từng nghe đến: "Khủng hoảng tài chính, tiền tệ". Bài viết này xin điểm lại tình hình khủng hoảng ở Châu Á 5 năm truớc, sinh viên ở nhà thường thiếu thông tin và thực tế lắm (lớp tôi năm thứ đại học có đến 80% thằng không biết rõ chính xác là khủng hoảng cái gì, trong đó có tôi).
Sơ qua về khủng hoảng:
Từ năm 1996 đã có những dấu hiệu của một cuộc khủng hoảng ở một vài nước như Thái Lan, Indonexia, Malay… Những dấu hiệu này được thấy được qua: việc giảm mạnh về xuất khẩu, nợ nước ngoài tăng mạnh, chiếm tỉ suất rất cao so với GDP (15-37%). Nhiều chuyên gia đã dự báo về chiều hướng xấu này của nền ktế. Nhưng do thấy tốc độ tăng trưởng cao nên nhiều chú tham, càng vay thêm tiền để phát triển. Đến năm 1997 thì tình hình đã xấu đi thấy rõ, export giảm rất mạnh. Cơn bão khủng hoảng đã đến đầu tiên ở Thái lan với việc tuyên bố để thả nổi đồng Baht. Điều đó có nghĩ là chính phủ Thailand đã sử dụng tất cả foreign reserve của mình để cứu đồng Baht, nhưng không cúu nổi. Sau đó thì nó lan rộng đến tất cả các nước trong khu vực. Đặc điểm của nó là giá đồng tiền các nước này giảm mạnh so với $, nợ nước ngoài tăng nhanh, không thể kiểm soát được, dẫn đến hoảng hốt trong tâm lý các nhà đầu tư và dân chúng, mọi người đổ xô đến ngân hàng đổi hết ra $ dẫn đến ngân hàng và chính phủ hết sạch ngoại hối dự trữ, phá sản hàng loạt. Cán cân thanh toán thâm hụt, ngân sách chính phủ thâm hụt nặng. Nó được gọi là khủng hoảng tài chính tiền tệ vì nó bắt nguồn từ việc phá giá đồng tiền và những khoản nợ không thể thanh toán. Khủng hoảng về tài chính dẫn đến bùng nổ một cuộc khủng hoảng nợ ở những nước này. Tổng nợ bằng $ tăng, nhưng nghiêm trọng hơn nợ bằng nội tệ lại tăng khủng khiếp hơn do đồng nội tệ mất giá.
Đẩy nền kinh tế của những nước này có tốc độ phát triển âm, đầu tư giảm sút trầm trọng, thất nghiệp tăng mạnh.
Để giải quyết tình hình, các nước đã phải viện đến help từ IMF (International Monetary Fund). Nhưng những điều kiện mà IMF đưa ra cũng rất khó chấp nhận (đóng cửa một loạt doanh nghiệp, ngân hàng hoạt đông không hiệu quả, cơ cấu lại tài chính theo hướng của IMF…). Nguồn vốn của IMF là một liều thuốc đắng nhưng các nước vẫn phải chấp nhận, và thực tế cho thấy nó đã giúp cho đồng tiền các nước này thoát khỏi tình trạng bi đát.
Sơ qua về khủng hoảng:
Từ năm 1996 đã có những dấu hiệu của một cuộc khủng hoảng ở một vài nước như Thái Lan, Indonexia, Malay… Những dấu hiệu này được thấy được qua: việc giảm mạnh về xuất khẩu, nợ nước ngoài tăng mạnh, chiếm tỉ suất rất cao so với GDP (15-37%). Nhiều chuyên gia đã dự báo về chiều hướng xấu này của nền ktế. Nhưng do thấy tốc độ tăng trưởng cao nên nhiều chú tham, càng vay thêm tiền để phát triển. Đến năm 1997 thì tình hình đã xấu đi thấy rõ, export giảm rất mạnh. Cơn bão khủng hoảng đã đến đầu tiên ở Thái lan với việc tuyên bố để thả nổi đồng Baht. Điều đó có nghĩ là chính phủ Thailand đã sử dụng tất cả foreign reserve của mình để cứu đồng Baht, nhưng không cúu nổi. Sau đó thì nó lan rộng đến tất cả các nước trong khu vực. Đặc điểm của nó là giá đồng tiền các nước này giảm mạnh so với $, nợ nước ngoài tăng nhanh, không thể kiểm soát được, dẫn đến hoảng hốt trong tâm lý các nhà đầu tư và dân chúng, mọi người đổ xô đến ngân hàng đổi hết ra $ dẫn đến ngân hàng và chính phủ hết sạch ngoại hối dự trữ, phá sản hàng loạt. Cán cân thanh toán thâm hụt, ngân sách chính phủ thâm hụt nặng. Nó được gọi là khủng hoảng tài chính tiền tệ vì nó bắt nguồn từ việc phá giá đồng tiền và những khoản nợ không thể thanh toán. Khủng hoảng về tài chính dẫn đến bùng nổ một cuộc khủng hoảng nợ ở những nước này. Tổng nợ bằng $ tăng, nhưng nghiêm trọng hơn nợ bằng nội tệ lại tăng khủng khiếp hơn do đồng nội tệ mất giá.
Đẩy nền kinh tế của những nước này có tốc độ phát triển âm, đầu tư giảm sút trầm trọng, thất nghiệp tăng mạnh.
Để giải quyết tình hình, các nước đã phải viện đến help từ IMF (International Monetary Fund). Nhưng những điều kiện mà IMF đưa ra cũng rất khó chấp nhận (đóng cửa một loạt doanh nghiệp, ngân hàng hoạt đông không hiệu quả, cơ cấu lại tài chính theo hướng của IMF…). Nguồn vốn của IMF là một liều thuốc đắng nhưng các nước vẫn phải chấp nhận, và thực tế cho thấy nó đã giúp cho đồng tiền các nước này thoát khỏi tình trạng bi đát.