[Nhân vật] Võ sư Mas Oyama

Nguyễn Tuấn Anh
(cattuhan1983)

New Member
Re: [Nhân vật] Tổ sư Bồ Đề Đạt Ma

Mas Oyama kết thúc một huyền thoại.

Thật khó tin nhưng một truyền thuyết sống động không còn ở giữa chúng ta. Người học trò của vị võ sư khả kính Gichin Funakoshi đã trở thành bất tử, dù ngày 26 tháng 4 năm 1994 ông đã bị bệnh ung thu phổi quật ngã… và giờ đậy tồn tại một khoảng trống không bao giờ lắp đầy được.

Ông ra đi rất vội vã, chỉ một tháng sau khi phát hiện bệnh tình. Vào cuối đời, Oyama tham gia công việc điều hành Kyokushin và những ngày sau cùng trong đời, ông không muốn gặp gỡ ai, có lẽ ông muốn người đời lưu giữ hình ảnh hào hùng của ông, chứ không muốn người ta thấy ông trong tình trạng đau yếu.

Vượt quá sức tưởng tượng, vào cái thời kì sung sức nhất, điều không thể chối cãi, ông là người mạnh nhất về môn Karate, có thể thực hiện được những võ công không tưởng tượng nổi. Thời trai trẻ, ông tự vào núi ẩn cư để thiền định và luyện tập thân thể đạt đến trình độ thượng thừa. Trong thời gian này nếu không có sẵn mục tiêu để đấm thì các cậy gần nhất trở thành mục tiêu tấn công của ông. Ông trau rồi kỹ thuật công phá bằng cách đập vỡ những tảng đá. Ông luyện tập cuồng nhiệt 12h mỗi ngày, xen kẽ với những buổi nhập định dài.

Cuộc đời của ông giống như những sản phẩm tưởng tượng ngoại hạng, nhưng tất cả đều là sự thật. Nếu một quyển sách như vậy được xuất bản như loại truyện hư cấu, thì rất có thể không được chấp nhận vì quá xa sự thực. Không ai có thể sống vượt qua những sự kiện này. Xin lược kể : Năm 17 tuổi, ông đã đạt đệ nhị đẳng huyền đai Karate . Khi vào quân đội năm 20 tuổi, ông mang đệ tứ đẳng Karate và Judo . Năm 1974, sau khi hạ sơn, ông đoạt giải vô địch Karate Nhật bản, được tổ chức sau chiến tranh thế giới lần thứ hai. Cú chém ( Tame shiwari ) của ông quả là kinh hoàng : ông chặt vỡ 2 viên gạch một lần, chặt đứt cổ chai bằng cạnh bàn tay, đập nát 30 tấm ngói.

Ông khai sinh khái niệm về các cuộc tranh tài 100 người: 50 đối thủ hôm nay và 50 mươi đối thủ hôm sau. Về sau ông đã sửa đổi lại thành 100 đối thủ trong 1 ngày. Nói chung chỉ có 9 người trong 35 năm qua đủ sức chịu đựng các cuộc tranh tài ghê gớm này, trong số đó chỉ có 4 người vượt qua được cuộc đấu 100 trận một ngày. ấy vậy mà 0yama đã thực hiện 100 trận mỗi ngày trong 3 ngày liên tiếp, rồi quay lại vòng hai ở ngày thứ tư, tiếc thay không sao tìm đủ đối thủ đủ sức, hay dám đương đầu với ông.

Để tìm ra một phương thức phát huy toàn lực, ông đã bắt đầu đánh bò mộng, và do đó đã tình cờ tìm ra một nối quảng cáo đáng giá cho môn phái Karate. Chỉ một cú chặt (shuto), ông đã đánh gãy sừng con bò mộng đầu tiên, rồi ôm ghì lấy con bò, và kết liễu mạng sống của nó bằng những cú đấm thôi sơn vào mạng sườn. Khi bò được làm thịt chia cho người nghèo, một số thịt không dùng được vì quá bần dập. Tính chung, ông đã hạ gục 52 con bò với nhiều tình tiết và kết cục khác nhau.

Năm 1952, Oyama du hành sang Hoa Kỳ để chứng minh năng lực và sức mạnh môn Karate của mình trong hơn 200 lần trổ tài chặt và đấm. Kể chung ông đã đấu với 270 người thách thức, bao gồm võ sĩ quyền anh, đô vật, bất cứ ai cảm thấy mình có thể đánh bại oyama. Chẳng những ông thắng mọi cuộc đấu, mà hơn nữa chẳng có cuộc đấu nào kéo dài quá 3 phút. Trình độ võ thuật của ông đã đạt đến mức thượng thừa. Vừa dút tiếng chuông ông đã di chuyển thân pháp chớp nhoáng và làm tê liệt đối thủ bằng toàn bộ thủ pháp và cước pháp liên hoàn. Chưởng pháp mạnh đến nỗi thường kết thúc trận đấu trong vài giây. Nếu ông ta đánh đúng cạnh sương bạn thế nào cũng có vài sương sườn bị gãy. Nếu bạn cố khoá tạy anh ta, bạn sẽ bị gãy luôn. Không một ai đủ sức chịu đựng trận đòn mà ông ta giáng xuống.

Tức tối vì các võ sĩ Karate Nhật bị võ sĩ quyền Thái hạ, ông du hành một vòng xuống Đông Nam á để chuộc lại danh dự cho Nhật, và đã thắng mọi trận đấu, ngay cả với một võ sĩ vô địch hạng nặng Thái Lan.

Như tôi đã nói nếu quyển sách về cuộc đời ông được dùng làm kịch bản điện ảnh, thì cuốn phim sẽ có vẻ quá ư cường điệu, thậm chí đối với các tiêu chuẩn, phim đấm đá. Vậy làm sao ông có thể thực hiện được với những kì tích này?

Sự thành tựu của ông dựa trên 2 yếu tố: luyện tập cật lực và thái độ tinh thần thể hiện trong triết lý tối thượng của Kyokushin. Chân lý đó là gì ? “ Kyokushin không bao giờ bỏ cuộc ”. Mới nghe qua chỉ là một lời tuyên bố đơn giản , nhưng nó chứa đựng khả năng phi thường nếu thực sự được áp dụng vào tập luyện và cuộc sống hàng ngày.

Cách đây hơn 20 năm, Shihan John Taylor đã khắc sâu nơi tôi hiệu năng của triết lý này. Hồi đó tôi được bạn bè gọi đùa là “sinh viên lão ”, và tôi cảm thấy đầu óc tôi không lưu trữ được lâu bất cứ thứ gì, trí nhớ tôi kém. Tôi đã thực sự chịu nhớ Oyama, vì triết lý của ông có tác dụng tốt trong cuộc sống. Tôi cũng như bất cứ ai trên cõi đời này, cũng phải đối phó với những vấn đề nhức nhối, tưởng chừng không thể vượt qua được. Trong ký ức tôi, trong quá khứ và trong hiện tại, luôn luôn vang dội câu : Kyokushin không bao giờ bỏ cuộc ”Câu này cũng có thể biến đổi thành : “ Không có gì mà không thể khắc phục được ”.

Con người Oyama còn có một khía cạnh khác, vừa khả ái vừa nhã nhặn. Sau mỗi trận đấu, truyền thống Kyokushin-phi có một buổi “ tiếp tân giã từ ”. Chính Oyama hai vợ ông – bà Chiyoko – luôn luôn tham giự, nhưng họ ở lại không lâu. Điều này còn có thể khiến người ta hiểu lầm là một tục lệ phản lại thói quen của xã hội, nhưng sự thực thì ngược lại. Oyama cảm thây rằng sự hiện diện của mình khiến cho đệ tử và thân hữu không được thoải mái, do đó ông về sớm để mội người được thỏa thuê khỏi phải câu nệ.
Về tương lai…?

Sau khi ông mất sự tình sẽ ra sao? Ông đã lưu lại đằng sau một tổ chức rộng lớn không thể tưởng tượng, theo dự đoán có trên 10 triệu hội viên thuộc 120 quốc gia, và trong mọi quốc gia đều có một thủ lĩnh. Và ông đã trao quyền lãnh đạo tổ chức cho Akiyoshi Matsui, được bổ nhiệm vào năm mới 31 tuổi điều này có thể khiến nhiều võ sư lão thành trong Kyokushin nhăn mặt. Matsui quả sứng đáng với sự uỷ nhiệm trong chức vụ này. Anh đoạt giải vô địch Oyama thế giới mở rộng tại Nhật, anh là môt trong số 4 người vượt qua được cuộc đấu 100 trận trong một ngày, có bằng cao học kinh tế ĐH Chuo, và là một người thông minh nhạy bén, còn võ nghệ Karate thì ngoại hạng dù vẫn còn trẻ và đây cũng là tin vui cho võ đường Aussie Kyokushin, anh cũng đã sang Úc và nhận được nhiều thiện cảm.

Phải chăng đây là đoạn kết của quyển sách về Mas Oyama ? Nếu tôi là tác giả câu chuyện huyền thoại này, tôi sẽ phải kết thúc bằng một trong hai cách: cách tốt đẹp nhất là cho một đoạn kết tốt đẹp.
Trong đó tất cả võ sinh, huấn luyện viên và võ sư của hệ phái Kyokushin Karate đều đứng đằng sau chưởng môn Matsui. Tổ chức vẫn ổn định và phát triển bình thường, trung thành với chủ chương và sự nghiệp của Oyama. Sau cùng thì chính Oyama đã bổ nhiệm Matsui vào chức vụ chưởng môn. Bơm một luồng máu trẻ trung vào tổ chức có thể là một lợi khí cho Koykushin Karate dẫn đến những mục tiêu mới. Đặt quyền bính vào một tay thanh niên có thể tránh né được những tranh giành chính trị của giới già. Theo tôi, Matsui hội đủ nhiều đức tính tinh thần và thể lực của Oyama. Có thể đây thực sự là một sự bổ nhiệm khôn khéo.

Nếu giàu tưởng tượng hơn một chút nữa, tôi có thể xem Matsui như là đích tử mà Oyama không hề có. Ông Goyen Yamaguchi có thể trao tay lái lại cho em trai mình – Goshi – còn Oyama thì đáng buồn vì không có người thừa kế.

Tuy nhiên còn có một lối kết thúc câu chuyện khác hẳn. Trong đó, Matsui chỉ được một số người trên thế giới ủng hộ mà thôi, họ cảm thấy khoảng trống do Oyama để lại và có thể tìm các điểm tựa khác. Có lẽ các võ sư ở Tokyo đã chĩa mũi ra ngoài rồi. Ai biết được các âm mưu có thể đã hình thành hiện nay ? Cũng có thể lòng tin đã lung nay và một số các quốc gia rút ra khỏi tổ chức. Cũng có thể là một số quốc gia sẽ tổ chức lại và lập thành những môn phái mới. Và sau cùng các âm mưu có thể dẫn đến sự cuồng nộ của một số hội viên Kyokushin.

Nhưng nay tôi sẽ kết luận bằng cách sau: Ông Oyama đã sáng lập môn phái võ công độc đáo – môn Kyokushin Karate – và xây dựng thành tổ chức hùng mạnh nhất trên thế giới. Có lẽ ông ta đã chẳng hề buồn lòng khi nghĩ rằng nếu không có ông lãnh đạo tổ chức này, thì nó sẽ chẳng tồn tại nổi.

Thậm chí ác độc hơn khi cho rằng : “ Việc bổ nhiệm Matsui nằm trong ước muốn của người chiến sĩ già muốn chôn vùi sự nghiệp luôn với bản thân mình. Có lẽ nào ông lại muốn gieo mầm chia rẽ và tuyệt vọng vào tương lai ?”

Dĩ nhiên là không. Giả thuyết ấy thật buồn cười quá.

Nguyễn Bá Việt
( Theo Harry Rogers, tạp chí Australian Fighting Arts )
 
anh cũng chẳng biết được, trong tài liệu không thấy nói đến
 
Ông này sinh ngày 27 tháng 7 năm 1923 ở Yong-I Choi (không biết tiếng Nhật, hổng dịch được) :)
 

Đính kèm

  • oyamak.jpg
    oyamak.jpg
    15.2 KB · Xem: 6
  • oyamatree.jpg
    oyamatree.jpg
    22.1 KB · Xem: 6
  • sosai.jpg
    sosai.jpg
    10.6 KB · Xem: 4
Back
Bên trên