Nguyễn Lý Hiền Nga
(emNga)
Điều hành viên
năm nay Việt Nam ăn Tết trước người Tàu 1 ngày. cực kỳ lúng túng khi đi chúc Tết dân Tàu, tớ lòng vòng và phát hiện ra bài viết này, liên quan đến việc tính lịch âm, và sự kiện Tết Mậu Thân 1968. (giải thích hiện tượng ăn Tết sớm ở link này: http://www.informatik.uni-leipzig.de/~duc/amlich/calrules_en.html)
http://www.informatik.uni-leipzig.de/~duc/amlich/LichTa-DoanHung.html
Lịch Ta, Lịch Tàu và sự khác biệt
Đoan Hùng
Ngày 8/8/1967 chính phủ VNDCCH ra quyết định cải cách âm lịch. Qua sự cải cách đó tết Mậu Thân ở miền Bắc tới sớm hơn ở miền Nam (theo lịch cũ) một ngày ( 29/1/68 và 30/1/68). Đúng vào đêm 30 tết Mậu Thân quân đội cộng sản bất ngờ tổng tấn công trên khắp miền Nam, lúc đó ở miền Bắc đã là đêm mồng một tháng giêng. Hai sự kiện đó được sử gia Trần Gia Phụng liên kết lại trong bài "Lịch và Thơ giết người". Sự kiện cải cách lịch được ông chứng minh như là một âm mưu quân sự nằm trong toàn bộ kế hoạch tổng tấn công này. Sự "tính toán" của các lịch gia Hà Nội được sử gia TGP xem là "sai quy luật thiên nhiên" và "nói trắng ra, nhà cầm quyền Bắc Việt ra lệnh cho Nha Khí tượng Hà Nội là phải bớt đi ngày năm Đinh Mão để Tết Mậu Thân ở Bắc Việt sớm hơn một ngày ở Nam Việt theo lịch cũ". Từ đó nhiều sự kiện tưởng như nhỏ nhặt và thông thường như sự nêu ra quyết định số 121/CP trong sách lịch được sử gia Trần Gia Phụng xem như là vì "nha khí tượng sợ trách nhiệm về sau này trước lịch sử.." , hoặc sự kiện Nguyễn Xiển chỉ đạo việc sửa lịch được ông khẳng định là nhằm mục đích đen tối là trút trách nhiệm: "nếu có gì bất lợi phát hiện, thì Nguyễn Xiển và đảng Dân Chủ phải chịu trách nhiệm chứ Hồ Chí Minh và đảng LĐ không dính dáng đến việc sửa lịch".. Việc sửa lịch theo sử gia Trần Gia Phụng "còn gây những ảnh hưởng tai hại về sau này.." vì "..Việt Nam là một nước nông nghiệp. Đối với nhà nông Việt Nam, sự ghi chép lịch không đúng với quy luật thiên nhiên, đưa đến việc dự đoán sai thời tiết, gây trở ngại và thiệt hại lớn lao cho nông dân".
Muốn biết Hà Nội làm thế nào để.. ăn gian mất một ngày và "dối trời" ra sao, thiết tưởng chúng ta nên tìm hiểu sơ qua về lịch nói chung và lịch pháp Á Đông nói riêng cũng như mối liên hệ của nó đối với thời tiết và sự vận chuyển của thiên thể.
1. Đôi nét khái quát về lịch
Như ai nấy đều biết, đời sống của con người gắn bó mật thiết đến sự sáng tối, nóng lạnh, thời tiết và hiện tượng ấy bắt nguồn từ sự vận chuyển của trái đất, mặt trăng, và mặt trời. Sự vận chuyển "nghiêng góc" của trái đất quanh mặt trời quyết định thời tiết, mùa màng. Sự vận chuyển của mặt trăng quanh trái đất ảnh hưởng đến thủy triều, đến đời sống các sinh vật...Từ đó nảy sinh khái niệm ngày, tháng, năm, mà sự sắp xếp của nó theo một quy ước nào đó , hợp với thiên nhiên là lịch.
Giá như tạo hóa dựng nên trời đất với bàn tay chính xác của.. một người thợ đồng hồ để cho một tháng chẵn chòi 28 ngày, một năm chẵn 12 tháng thì hẳn "tiện" cho loài người biết bao! Đằng này mặt trăng quay quanh trái đất theo chu kỳ 29.530588 ngày, trái đất chu du quanh mặt trời mất 365.2422 ngày. Và dĩ nhiên là con người chẳng thể sống với quy định là "tháng x bắt đầu từ ngày y lúc z giờ" được! Tóm lại lịch phải "làm chẵn" các chu kỳ tự nhiên. Khi làm chẵn tất sinh ra sai lệch, và muốn lịch không sai với tự nhiên thì phải chỉnh lại sau một thời gian và ấy là phép "nhuận".
Dương lịch bỏ qua số lẻ của trăng mà chỉ giải quyết phần "dương". Một năm có 365 ngày, ngắn hơn năm thời tiết 0.2422 ngày. Cứ 4 năm thì bù thêm một ngày vào năm nhuận để chỉnh lại cho hợp thời tiết. Như thế thì lại hơi dài nên cứ 300 năm lại bỏ đi ba năm đáng nhuận trở thành năm thường. "Thuần" âm lịch ,như lịch Á Rập, bỏ phần "dương" và chỉ làm chẵn phần lẻ của tuần trăng với quy định tháng đủ, tháng thiếu lần lượt bù trừ cho nhau. Một năm có 12 tháng và ngắn hơn năm thời tiết. Vì không được chỉnh lại, nên năm âm lịch không còn dính dáng đến thời tiết.
Âm lịch dùng ở Đông Á thực ra là âm-dương lịch. Bởi nó bao gồm cả hai yếu tố âm và dương. Các lịch gia trải qua bao đời đã tìm cách "khớp" cả hai số lẻ (số ngày trong tháng, số tháng trong năm). Và vì phải tìm ra phương cách để làm chẵn cả hai số lẻ (thay vì một như dương lịch) nên phép nhuận của âm-dương lịch phức tạp và khó nhớ hơn dương lịch. Năm âm lịch với 12 tháng ngắn hơn năm thời tiết khoảng 11 ngày, sau khoảng 2-3 năm thì phải chỉnh lại bằng cách thêm một tháng nhuận. Như thế năm ấy có 13 tháng.
Khi ta làm chẵn số lẻ, tức nhiên là đã chấp nhận một sai số tối đa là vào hàng đơn vị tính toán. Âm-dương lịch làm chẵn tháng với đơn vị ngày và năm với đơn vị tháng nên: Sai số tối đa của tháng đối với tuần trăng là một ngày và của năm đối với năm thời tiết là một tháng. Đơn vị nhuận của dương lịch là ngày, nên năm dương lịch chính là năm thời tiết với sai số một ngày. Như thế phải chăng âm-dương lịch thiếu chính xác so với dương lịch? Nếu chỉ căn cứ vào tháng theo kiểu "tháng hai trồng đậu, tháng ba trồng cà.." thì hẳn cả thế giới Đông Á phải.. tiệt chủng vì đói do mất mùa liên tục!
2. Năm, Tháng, Ngày, Khí trong âm lịch
Thực ra âm-dương-lịch rất chính xác và chi ly! Nói về tháng là chỉ nói chừng chừng, đại khái mà thôi. Còn chính xác hơn về thời tiết thì đó là các thời điểm KHÍ trong âm lịch mà người nông dân dùng nó làm mốc mà gieo, cấy, gặt... Chẳng hạn như giở âm-dương-lịch ra thì ngày hôm nay là ngày 14/2/2001 tức ngày Đinh Sửu, 20 tháng 12, Kỷ Sửu năm Canh Thìn, KHÍ Đại Hàn. Tìm hiểu kỹ hơn ta sẽ thấy trong âm dương lịch có hai hệ thống tháng: tháng tuần trăng và "tháng" thời tiết (giữa các điểm khí). Muốn hiểu rõ hơn về hai hệ thống này cũng như cách sắp xếp ngày, tháng, năm, nhuận của âm-dương-lịch thiết tưởng chúng ta nên đi sâu vào định nghĩa của các khái niệm này cũng như mối liên hệ của nó với sự vận chuyển của "trời đất".
Một ngày bắt đầu từ điểm nửa-đêm và chia làm 12 giờ (Tý-Hợi) . Một giờ lại được chia thành hai khoảng: Sơ và Chính. Một ngày không bắt đầu bằng giờ đầu tiên là giờ tý mà ở điểm bắt đầu của chính tý. Giờ tý như thế có hai phần, nửa đầu thuộc ngày hôm trước. Nhìn kỹ lại ta thấy thực ra xưa cũng như nay ngày dều chia thành 24 khoảng. Chính Tý tương đương với 0 giờ, Sơ Sửu là 1 giờ sáng.
Tháng thể hiện sự vận chuyển của mặt trăng. Khi mặt trăng và mặt trời ở cùng một hướng đối với trái đất và xoay nửa tối về phía ta thì gọi là thời điểm SÓC (nghĩa là trăng sống lại). Khi nó ở hướng ngược lại và xoay nửa sáng về phía ta thì gọi là thời điểm VỌNG (nghĩa là trông). Khi người ta quan sát chuyển động biểu kiến trên tinh cầu thì thấy nó chạy trên quỹ đạo gọi là BẠCH ĐẠO. Chu kỳ của trăng để đi hết một vòng bạch đạo, từ điểm sóc này đến điểm sóc tới gọi là SÓC-SÁCH. Ngày chứa điểm SÓC là ngày mồng một, là điểm gốc để bắt đầu một tháng. Số ngày trong tháng được làm chẵn thành tháng đủ 30 ngày và tháng thiếu 29 ngày.
Năm thể hiện sự vận chuyển của trái đất quanh mặt trời, hay về mặt thiên văn biểu kiến mà nói, thì mặt trời chạy vòng trên tinh cầu theo quỹ đạo gọi là HOÀNG-ĐẠO. Trên hoàng đạo có bốn điểm chính là xuân phân, hạ chí, thu phân và đông chí là các điểm mốc để phân định thời tiết. — điểm "phân" cuả xuân và thu ngày và đêm dài bằng nhau. — điểm "chí" của hạ thì (đối với bắc bán cầu) ngày dài (nhất) so với đêm còn ở điểm đông chí thì ngược lại. Đứng về mặt vị trí trái đất mà nói thì ở điểm hạ chí trái đất nghiêng bắc bán cầu vào phía mặt trời và điểm đông chí thì ngược lại. Từ bốn điểm mốc đó người ta phân nhỏ hơn thành 24 thời điểm gọi là KHÍ là các điểm mốc về thời tiết. Khí được phân làm hai loại: TIẾT là ngăn chia, và TRUNG là giữa. Như vậy ta có 12 trung khí và tiết khí xen kẽ nhau. Chính ở khái niệm khí này mà ta thấy trong âm lịch có một hệ thống phân bổ "tháng" (khoảng giữa hai điểm trung hay tiết) song hành với dương lịch, nghĩa là với năm thời tiết. Mỗi điểm khí có một ngày tương ứng trong dương lịch. Tên gọi các khí mang ý nghĩa về thời tiết hay muà màng.
Sau đây là một vài điểm khí trong năm với ý nghĩa, tính chất và điểm tương ứng của nó trong dương lịch (với sai số 1 ngày): Đông Chí (trung,giữa đông, 22/12) ; Tiểu Hàn (tiết, rét vừa, 6/1) ; Đại Hàn (trung, rét gắt, 21/1).Lập Xuân (tiết,đầu xuân,5/2) ; Vũ Thuỷ (trung,mưa nước,29/2) ; Kinh Trập (tiết,sâu bọ tỉnh dậy,5/3) ; Xuân Phân (trung,giữa xuân,20/3) ; Thanh Minh (tiết,trời trong,5/4) ...
Nếu xem 12 khoảng giữa các "tiết" hoặc "trung" như một hệ thống "tháng thời tiết" thì ta thấy âm-dương-lịch không khác gì với dương lịch. Ta có thể nói một cách khác là: trong âm-dương-lịch có hai hệ thống "tháng" : tháng tuần trăng và "tháng thời tiết" với độ dài hơi chênh nhau. Tuần trăng có 29.53 ngày và tháng thời tiết là 30.41 ngày (đây là số trung bình bởi vì mặt trăng và trái đất xoay có khoảng nhanh khoảng chậm, theo định luật thứ hai của Kepler). Vấn đề là đặt ra quy tắc để hai hệ thống tuần-trăng và thời-tiết song hành với nhau với độ chênh ít nhất như có thể. Quy tắc đó là phép NHUẬN.
Muốn hình dung ra phép nhuận chúng ta hãy tưởng tượng ra hai xâu chuỗi thời gian: chuỗi tuần trăng với các hạt là điểm sóc màu xanh, chuỗi thời tiết với các hạt là điểm trung-khí màu đỏ. Cầm hai chuỗi chập lên nhau ta sẽ thấy: mới đầu giữa hai hạt xanh thế nào cũng có một hạt đỏ, sau đó các hạt xanh do khoảng cách ngắn hơn dần dà di động thụt lui so với hạt đỏ, và đến một lúc nào đó sẽ có hai hạt xanh nằm gọn trong khoảng hai hạt đỏ. Khác với các khoảng khác, lúc này giữa hai hạt xanh không có một hạt đỏ nào. Nếu ta giả vờ "quên" không đếm khoảng ấy thì sự phân bổ các hạt cuả hai chuỗi bớt lệch đi và lại trở lại "song hành" như trước. Khoảng ấy gọi là "nhuận". Với nguyên tắc đó các lịch gia đặt ra quy tắc: Tháng không có trung khí là tháng nhuận. Tháng nhuận đó không tên gọi cũng như can chi riêng (nói cách khác: không được "đếm") mà mang tên của tháng trước với từ Nhuận ở kế bên. Thời xưa, ngày sóc tháng nhuận, vua không làm lễ cốc-sóc như mọi đầu tháng mà chỉ đứng ở cửa nhà cáo-miếu chứ không vào, vì thế chữ "nhuận" được viết là chữ "vương" là vua ở giữa chữ "môn" là cửa.
3. Do đâu có sự khác biệt?
Như thế ta thấy cách sắp xếp lịch dựa trên thời điểm của các "biến cố" về thiên văn. Các biến cố này tuy xảy ra cùng một lúc (thời gian tuyệt đối) nhưng lại được ghi lại bằng ngày, giờ là thời gian "tương đối", thay đổi theo vị trí (kinh độ) của điểm quan sát trên trái đất. Điều này dẫn đến tới vấn đề có tính nguyên tắc là: Cách ghi chép âm-dương lịch (sự phân bố ngày tháng năm) chịu ảnh hưởng bởi vị trí quan sát!
Lịch cho điểm A có thể khác biệt ( khác chứ không phải sai-biệt) với lịch cho điểm B nếu hai điểm không cùng kinh độ. Sở dĩ ở trên tôi dùng chữ "ghi" là cốt nhấn mạnh rằng cả hai tuy khác nhau nhưng không cái nào sai đối với thiên nhiên cả. "Khác" là khác cách ghi chép mà thôi! Nếu tôi nói nhật thực xảy ra lúc 15.20 phút (giờ California) thì người khác nói là nói xảy ra lúc 18.20 ở New York, thì không có ai sai ở đây cả. Tính chất này rất quan trọng mà ta cần biết khi muốn tìm hiểu âm-dương-lịch. — đây ta lại có vấn đề "sai số ở hàng đơn vị" khi "làm chẵn". Điều này dẫn tới: sự khác biệt của lịch ở hai nơi có thể lên đến một ngày hoặc thậm chí một tháng!
Thí dụ như thời điểm xảy ra SÓC được ghi nhận ở một điểm A vào lúc 15 giờ thì đối với điểm B cách đó 5 múi giờ về phía tây nó được ghi nhận là lúc 10 giờ. Điều đó không ảnh hưởng gì cả. Nhưng nếu nó xảy ra tại A vào lúc 2 giờ sáng thì đối với B lại là 9 giờ đêm ngày hôm trước. Điều này dẫn tới: Tháng này đối với B hụt mất trọn một ngày và trở nên tháng "thiếu" trong khi đó tháng lại "đủ" đối với B. Nếu tình cờ điểm "trung khí" cũng xảy ra ở ranh giới này thì sự khác biệt có thể là một tháng vì tại A là "nhuận" mà tại B thì không! Do sự khác biệt này xảy ra khi có sự trùng hợp khá đặc biệt của các biến cố thiên văn ở những điểm chuyển ngày, chuyển tháng. Vì thế về đại thể thì lịch tại hai nơi khác nhau phần lớn vẫn trùng hợp với nhau mà sự dị biệt chỉ là ngoại lệ.
Đến đây chúng ta có thể cùng nhau "lật tẩy" việt cộng trong sự gian dối về ngày tháng vào thời điểm tết Mậu Thân theo nguyên tắc của lịch pháp "Ngày chứa điểm Sóc là ngày mồng một". Ta biết: điểm gốc quan sát của lịch mới là múi giờ thứ 7 và của lịch cũ theo giờ Bắc Kinh hoặc theo múi giờ thứ 8. Dựa theo đó trong năm 1968 điểm SÓC của tháng giêng xảy ra vào lúc nào? Bằng cách nào cộng sản đã tự tiện bớt đi một ngày của tháng chạp năm đinh mùi như sử gia Trần Gia Phụng khẳng định?
Không có gì dối trá dược lâu dài dưới ánh sáng của.. internet! Chỉ cần vào yahoo search engine kiếm khái niệm "new moon", chỉ sau 5 phút chúng ta có thể kiếm ra thời điểm SÓC vào đầu năm 1968 tại một web site [4] của U.S. Naval Observatory với số liệu như sau: Jan 29 , 16.29 UT (Universal time).
Như vậy điểm SÓC xảy ra ở múi giờ 7 (kinh độ 105 đông) vào lúc 23.29 ngày 29/1 và ở múi giờ 8 (kinh độ 120 đông) vào lúc 0.29 ngày 30/1. Phiền quá! Chẳng lẽ các lịch gia Hà Nội tính.. đúng theo thiên văn!? Ngày mồng một (chứa điểm SÓC) như thế ở múi giờ thứ 7 là ngày 29/1 dương lịch và theo múi giờ thứ 8 là ngày 30/1. Tháng chạp năm Đinh Mão theo giờ Việt Nam trở thành "thiếu" mà ở Bắc Kinh hay theo lịch "cũ" thì lại là "đủ".
Năm 1985 tết Ất Sửu sớm hơn một tháng và theo sử gia Trần Gia Phụng điều đó khiến cho "lá cao su chưa rụng" và công nhân đồn điền phải nghỉ thêm một tháng. Điều này được sử gia xem như một minh chứng đó là "ảnh hưởng tai hại lâu dài về sau này" của "việc đổi lịch và chép lịch sai với những quy luật thiên nhiên". Nếu chấp nhận luận cứ của sử gia là đúng thì tất nảy ra một câu hỏi "cắc cớ" như sau: Nếu đằng nào cũng là sai với thiên nhiên mà lịch gia Hà Nội ăn gian bớt mất đi một ngày ở năm 1968 thì tại sao họ không rình rình lúc không ai để ý để mà.. len lén nhét đại vào thêm một ngày một năm nào sau đó sao cho lịch trở lại như xưa? Ăn vụng thì phải biết chùi mép! Cớ sao họ lại để cho sự "sai lầm" tiếp diễn khiến cho đến 1985 nó "sai" hết một tháng! Vậy ta hãy kiểm lại thời gian 1984/1985 về mặt thiên văn.
Để dễ hiểu chúng ta cần nhớ lại quy định của lịch pháp "Tháng không có trung khí là tháng nhuận" và biết thêm quy tắc giả-nhuận: "nếu trong vòng 20 tháng trước đó đã có tháng nhuận thì tháng đó là giả-nhuận, nghĩa là không tính là nhuận nữa". Năm Giáp tý (1984) theo múi giờ thứ 7 tất cả các thời điểm trung khí lọt vào tất cả khác tháng, nên ở VN năm đó là năm thường. Trong tháng 12/1984 có một sự "trùng hợp oái oăm" xảy ra:
1) Điểm SÓC xảy ra lúc 11.47 UT ngày 22/12 (theo web site [4]), tức là ở VN lúc 18.47 và ở TH 19.47 cùng ngày. Ngày 21/12 như thế là ngày cuối của tháng 11 âm lịch của ta cũng như tàu.
2) Trung khí Đông Chí (winter solstice) xảy ra vào lúc 16.23 (UT) ngày 21/12/84, có thể xem ở web site [5]. Như thế ở VN là lúc 23.23 ngày 23/12 tức ngày cuối tháng 11 âm lịch, mà ở bên TH đã là 0.23 ngày đầu tháng sau! Tháng 11 VN như thế có trung-khí mà ở TH thì KHÔNG! Bởi thế cùng tháng ấy mà ở VN là tháng 11 thường, ở TH là tháng 10 NHUẬN. Bước sang ngày 22/12 thì ở VN là đầu tháng chạp mà ở TH thì còn là đầu tháng 11! Ngày Tết do lẽ đó mà chênh nhau một tháng.
Quy luật "nhuận" có tính "bù trừ" nên lịch sẽ "tự chữa" sau đó không lâu. Trung khí xuân phân xảy ra ở Việt Nam vào lúc 23.08 giờ ngày cuối tháng hai, sang tháng sau thì lại không có trung khí nên Việt Nam có tháng hai nhuận. Cùng điểm xuân phân đó lại xảy ra ở Trung Hoa vào lúc 0.08 giờ ngày đầu tháng hai làm cho tháng giêng không có trung khí. Tháng giêng ở Trung Hoa lẽ ra cũng phải nhuận nhưng vì vừa mới nhuận ba tháng trước nên theo quy tắc giả-nhuận nó trở thành tháng thường. Do được bù trừ như thế mà từ tháng ba Ất Dậu trở đi hai lịch lại ăn khớp với nhau như trước. Xin tóm gọn sự khác biệt giữa hai lịch trong khoảng thời gian này theo một "chuỗi" như sau ( mỗi ngoặc đơn là một tháng , số trước là tên tháng Việt Nam, số sau là Trung Hoa) :
[ 10 - 10 ) - ( 11 - 10 Nhuận ) - ( 12 - 11 ) - ( 1 - 12 ) - ( 2 - 1) - ( 2 nhuận - 2 ) - ( 3 - 3 )
4. Đôi điều nhận xét
Tóm lại sự khác biệt của lịch là do điểm quan sát mà các lịch gia Hà Nội đã viết trong "Lịch thế kỷ XX" như sau:
"Phần này tính căn cứ theo quyết định số 121/CP ngày 8-8-1967 của Hội Đồng Chính Phủ. Đã tính tất cả 792 ngày tiết và 408 tháng âm lịch, trong đó có 217 tháng đủ, 191 tháng thiếu, 12 tháng nhuận. Trong thời gian 33 năm sắp tới trên thế giới sẽ xảy ra 73 nhật thực và 48 nguyệt thực: — nước ta sẽ trông thấy 10 nhật thực và 29 nguyệt thực. Ngày tháng âm lịch trong thời gian nói trên đều tính theo giờ chính thức của nước ta là múi giờ thứ 7. Nó khác với lịch cũ hoặc tính theo giờ Bắc Kinh (Vạn Niên Thư) hoặc tính theo múi giờ thứ 8 (Nhị bách niên lịch biểu). Cụ thể là từ 1968 đến năm 2000 có tất cả là 29 ngày tiết và 26 tháng âm lịch thiếu, đủ khác vời lịch cũ. Sự khác nhau đó đưa đến kết quả là, so với lịch cũ, ngày tết Mậu Thân (1968) và Kỷ Dậu (1969) sớm hơn một ngày. Ngày tết Ất Sửu (1985) sớm hơn một tháng... Các tư liệu lịch sử cũng như các phần tính toán trong lịch đã được thẩm tra qua nhiều tư liệu trong nước và nước ngoài..".
Tôi không có "Lịch thế Kỷ XX" trong tay và chỉ trích lại qua bài của sử gia Trần Gia Phụng. Đoạn văn trên khá chi tiết đủ để chúng ta nắm một cách đại lược công việc của các lịch gia cũng như điểm mốc mà họ dùng. Không hiểu sao sử gia TGP trích dẫn mà không hề chú ý đến những chi tiết rất quan trọng về mặt lịch pháp đó? Mà như ai nấy đều biết, lịch pháp là một "công cụ" vô cùng quan trọng trong sử học. Cần phải minh định rằng tôi không có ý định "bào chữa cho Hà Nội" hay khẳng định rằng sự sửa lịch và tổng tấn công Mậu thân không có liên quan gì đến nhau. Tôi tôn trọng ý kiến của ông như một "nghi vấn lịch sử". Chỉ có điều là chúng ta đang bàn về lịch sử mà sử học cần có sự chính xác nhất định của nó. Nhất là khi vấn đề cụ thể chúng ta đang bàn dính dáng về lịch pháp, một lĩnh vực có thể "đo" và "tính" được. Chỉ xin phép được bàn phiếm thêm rằng, nếu như đó quả là một âm mưu có dự tính trước thì tất nó phải đến từ một "quân sư", và người này phải nắm vững quân sự, thiên văn học, lịch học để "biết trước" điểm sóc xảy ra vào cuối năm Kỷ Mùi là một trường hợp thiên văn khá hi hữu, lại phải kết hợp thêm điều kiện "múi giờ" thì.. vân vân.. và lợi dụng nó vào mục đích quân sự. Nếu như ta biết rằng điều đó chẳng phải là đơn giản mà chính các chuyên gia có thể không biết về nó, ngay cả "sau khi" đã đọc lịch. Một quân sư "trên thông thiên văn, dưới hiểu địa lý" theo kiểu "tam quốc chí" như thế có thể có thực trên đời được chăng?
Cho dù các lịch gia Hà Nội có ý đồ hay âm mưu gì đi nữa thì họ vẫn viết lịch đúng theo lịch pháp và thiên nhiên. Chỉ có thể chứng minh rằng họ sai nếu như ta có thể xác quyết được rằng: lịch phải được tính từ điểm mốc là Bắc Kinh và không được dời đi đâu hết! Dời đi thì nó sai! Nhưng nếu như thế thì lịch pháp ấy chỉ đúng với.. Trung Hoa mà thôi, và ta dùng nó làm gì? Ngay chính Trung Hoa cũng không ngần ngại gì khi thay đổi điểm quan sát, thí dụ như từ năm 1929 họ quy định lại mốc quan sát là múi giờ thứ 8 (kinh độ 120 Đông) thay vì Bắc Kinh ở kinh độ 116.466. Sự chênh lệch khoảng 3 độ rưỡi về kinh độ dẫn đến sự chênh lệch khoảng 14 phút về thời gian. Nếu như các biến cố thiên văn xảy ra trong khoảng nửa đêm +- 14 phút thì sự khác biệt về lịch mới, cũ cũng sẽ phải xảy ra ngay chính với bản thân Trung Hoa. Nhật Bản, từ năm 1684, cũng bắt đầu dùng kinh tuyến nước mình làm mốc cho lịch với sự tính toán của các lịch gia Shibukawa, Yashitomi.. Và nếu ta công nhận rằng có thể đổi điểm quan sát thì tất phải dẫn đến kết luận: Dùng múi giờ thứ 7 cho lịch Việt là hợp lý và không có gì là sái với thiên nhiên cũng như lịch pháp.
Trở lại mối liên hệ giữa năm và năm thời tiết thì như trên đã viết: Tháng chỉ có thính "chừng chừng đại khái" so với thời tiết. Trong một năm chỉ có tháng 11 (tháng tý, đầu chi) là có thể nói là "khớp" nhất đối với thời tiết. Lịch pháp quy định: Ngày đông chí phải luôn luôn nằm trong tháng Tý. Muốn thế lại phải có ngoại lệ cho quy luật nhuận: Nếu tháng đáng nhuận lọt vào tháng 11 hay 12 (tý,sửu) thì là giả-nhuận, tức là đẩy tháng nhuận ấy vào năm sau, ở tháng thứ ba. Làm như thế để "cột" tháng vào thời tiết, sao cho không chệch nhau quá đáng. Như thế ta thấy, ở khoảng đầu năm, nếu so với "trung bình" thì tháng sẽ du di, sớm trễ khoảng 15 ngày. Ngày tết bởi thế cũng xê dịch trong khoảng 21/1 đến 20/2 dương lịch. Để ý là trong năm Giáp Tý (1984) ngày đông chí rớt vào đầu tháng 11 ở Việt Nam và và ở Trung Hoa là vào cuối tháng. Do đấy mà tết ở Việt Nam sớm nhất và ở Trung Hoa trễ nhất trong khoảng "giới hạn cho phép". Nói cách khác không phải là theo lịch mới tết tới quá sớm so với cũ mà phải nói cả hai đều đi đến điểm giới hạn "sớm quá" và "trễ quá" so với trung bình. Cả hai đều "sai" khoảng +- 15 ngày. Kiểm sang các năm khác thì thấy theo lịch cũ tết năm 1966 cũng vào ngày 21/1 DL, và năm nay vào ngày 24/1 (cả cũ lẫn mới), đều đến rất sớm so với thời tiết. Cây cao su năm 1966 hay 2001 có chịu rụng lá chưa? Câu trả lời có lẽ nên dành cho các nhà thảo mộc học.
"Mới" và "cũ" chênh nhau như thế, cả hai đều chênh với thời tiết, vậy ta phải "đọc" lịch như thế nào cho đúng? Thiết tưởng rằng nếu có vấn đề nào đó liên hệ chỉ với mùa (tức là với mặt trời) như cấy, gặt.. thì người ta phải căn cứ vào khí, nếu chỉ liên hệ với trăng như thủy triều, con nước.. thì phải căn cứ vào tháng, và nếu liên hệ đến cả hai thì phải biết cách kết hợp. Ăn thua là biết cách đọc lịch, chứ cả hai đều ghi lại theo thiên nhiên cả. Xin lấy một ví dụ trên thực tế ở quê tôi, miền trung, thì trước khi có lúa thần nông, người nông dân căn cứ vào ngày đông chí để bắt đầu ngâm thóc giống mà gieo mạ. Sau một tháng năm ngày thì bắt đầu cấy mạ mất khoảng năm, mười ngày. Vị chi khoảng gần một tháng rưỡi khổ công dưới tiết mùa đông lạnh buốt. Xong việc thì cũng thường thường là vào mùa tết và "tháng giêng là tháng ăn chơi". Cứ theo quy trình đó thì ở năm 1985 theo lịch mới nông dân quê tôi phải cấy trong cả các ngày tết! Và theo lịch cũ họ lại ở không đến khoảng hai tuần chờ tết! Ấy là nói ví dụ thôi, chứ ở thời điểm 1985 thì đã có lúa thần nông và người ta đã có thể "xạ" thẳng mà không qua quá trình gieo mạ nữa.
Chúng ta đang ở vào mùa xuân, để làm cho bài bớt "khô" và nặng nề tôi xin kể cùng bạn đọc một ví dụ về lịch và.. thơ. Ai trong chúng ta chẳng biết câu thơ của thi hào Nguyễn Du: "Thanh Minh trong tiết tháng ba. Lễ là tảo mộ hội là đạp thanh". Lẩn thẩn tôi tự hỏi rằng.. Nguyễn Du nói có "đúng" không và lục tìm trong lịch [6] vào những năm mà nàng Kiều có thể sống, nghĩa là "rằng năm Gia Tĩnh triều Minh" ( 1522-1567 ) , thì thấy thi hào ta đã "sai" đến khoảng 25 % ! Nghĩa là trong khoảng 45 năm ấy có đến 12 năm tiết thanh minh nằm trong tháng hai! Hoặc giả nếu Nguyễn Du chỉ tả cụ thể ngày nàng Kiều du xuân thì ta có thể làm.. nhà trinh thám mà loại suy rằng nàng chẳng thể gặp chàng Kim vào các năm Gia Tĩnh thứ 5,7,10,12,14... Viết đến đây tôi nghe văng vẳng như có tiếng thi hào mắng mỏ: Kẻ hậu sinh láo toét! Chẳng lẽ mi muốn "hiệu đính" thơ ta thành "Thanh Minh trong tiết tháng hai.. cho đến đầu tháng ba"? Và tôi, mồ hôi toát đầy trán mà tạ rằng: Ấy là con nói nhăng về lịch thôi mà!
Nói về sự khác nhau giữa "mới" và "cũ" chúng ta có thể tự hỏi: "Cũ" là cũ thế nào? Phải chăng đây là lần đầu tiên lịch "ta" chệch với lịch "tàu"? Xem kỹ lại thì thấy "cũ" thật ra không cũ gì lắm! Nghĩa là chỉ từ năm 1813 khi triều Nguyễn quyết định dùng phương pháp Lịch Thời Hiến mà ban hành lịch Hiệp Kỷ. Sau 1945 không còn cơ quan "khâm thiên" nữa thì lịch "cũ" thực chất ra là lịch Tàu. "Cũ" hơn nữa thì Lịch Ta không hoàn toàn ăn khớp với lịch Tàu. Lịch thời Lý khác lịch Tống đương thời. Trong khoảng từ đầu thế kỷ XIV đến giữa thế kỷ XVII lịch hai nước giống nhau. Sau đó lại khác nhau cho đến 1813. Đó là kết quả một công trình nghiên cứu công phu của Giáo sư Hoàng Xuân Hãn [2], mà người viết bài này hy vọng có dịp trình bày trong một bài khác.
Đoan Hùng
Thư Mục:
Tác phẩm [2] của GS HXH viết rất chi tiết về lịch pháp. Vấn đề năm 1985 được giáo sư đề cập trong [3]. Ngoài ra ta có thể tìm các quy tắc của âm lịch trên rất nhiều web site.
[1] La Sơn Yên Hồ Hoàng Xuân Hãn, Tập I, NXB Giáo Dục, 1998
[2] Lịch và lịch Việt Nam, trong [1] trang 851.
[3] Năm Ất Sửu cầm tinh con trâu hai đầu?, trong [1] trang 357.
[4] http://riemann.usno.navy.mil/AA/data/docs/MoonPhase.html
[5] http://einstein.stcloudstate.edu/Dome/equiSol.html
[6] http://www.sinica.edu.tw/~tdbproj/sinocal/luso.html
==============================
Trong bài này tôi dùng italic khi:
1/ trích dẫn
2/ nhấn mạnh
3/ các "quy tắc lịch pháp"
Đoan Hùng
* * *
http://www.informatik.uni-leipzig.de/~duc/amlich/LichTa-DoanHung.html
Lịch Ta, Lịch Tàu và sự khác biệt
Đoan Hùng
Ngày 8/8/1967 chính phủ VNDCCH ra quyết định cải cách âm lịch. Qua sự cải cách đó tết Mậu Thân ở miền Bắc tới sớm hơn ở miền Nam (theo lịch cũ) một ngày ( 29/1/68 và 30/1/68). Đúng vào đêm 30 tết Mậu Thân quân đội cộng sản bất ngờ tổng tấn công trên khắp miền Nam, lúc đó ở miền Bắc đã là đêm mồng một tháng giêng. Hai sự kiện đó được sử gia Trần Gia Phụng liên kết lại trong bài "Lịch và Thơ giết người". Sự kiện cải cách lịch được ông chứng minh như là một âm mưu quân sự nằm trong toàn bộ kế hoạch tổng tấn công này. Sự "tính toán" của các lịch gia Hà Nội được sử gia TGP xem là "sai quy luật thiên nhiên" và "nói trắng ra, nhà cầm quyền Bắc Việt ra lệnh cho Nha Khí tượng Hà Nội là phải bớt đi ngày năm Đinh Mão để Tết Mậu Thân ở Bắc Việt sớm hơn một ngày ở Nam Việt theo lịch cũ". Từ đó nhiều sự kiện tưởng như nhỏ nhặt và thông thường như sự nêu ra quyết định số 121/CP trong sách lịch được sử gia Trần Gia Phụng xem như là vì "nha khí tượng sợ trách nhiệm về sau này trước lịch sử.." , hoặc sự kiện Nguyễn Xiển chỉ đạo việc sửa lịch được ông khẳng định là nhằm mục đích đen tối là trút trách nhiệm: "nếu có gì bất lợi phát hiện, thì Nguyễn Xiển và đảng Dân Chủ phải chịu trách nhiệm chứ Hồ Chí Minh và đảng LĐ không dính dáng đến việc sửa lịch".. Việc sửa lịch theo sử gia Trần Gia Phụng "còn gây những ảnh hưởng tai hại về sau này.." vì "..Việt Nam là một nước nông nghiệp. Đối với nhà nông Việt Nam, sự ghi chép lịch không đúng với quy luật thiên nhiên, đưa đến việc dự đoán sai thời tiết, gây trở ngại và thiệt hại lớn lao cho nông dân".
Muốn biết Hà Nội làm thế nào để.. ăn gian mất một ngày và "dối trời" ra sao, thiết tưởng chúng ta nên tìm hiểu sơ qua về lịch nói chung và lịch pháp Á Đông nói riêng cũng như mối liên hệ của nó đối với thời tiết và sự vận chuyển của thiên thể.
1. Đôi nét khái quát về lịch
Như ai nấy đều biết, đời sống của con người gắn bó mật thiết đến sự sáng tối, nóng lạnh, thời tiết và hiện tượng ấy bắt nguồn từ sự vận chuyển của trái đất, mặt trăng, và mặt trời. Sự vận chuyển "nghiêng góc" của trái đất quanh mặt trời quyết định thời tiết, mùa màng. Sự vận chuyển của mặt trăng quanh trái đất ảnh hưởng đến thủy triều, đến đời sống các sinh vật...Từ đó nảy sinh khái niệm ngày, tháng, năm, mà sự sắp xếp của nó theo một quy ước nào đó , hợp với thiên nhiên là lịch.
Giá như tạo hóa dựng nên trời đất với bàn tay chính xác của.. một người thợ đồng hồ để cho một tháng chẵn chòi 28 ngày, một năm chẵn 12 tháng thì hẳn "tiện" cho loài người biết bao! Đằng này mặt trăng quay quanh trái đất theo chu kỳ 29.530588 ngày, trái đất chu du quanh mặt trời mất 365.2422 ngày. Và dĩ nhiên là con người chẳng thể sống với quy định là "tháng x bắt đầu từ ngày y lúc z giờ" được! Tóm lại lịch phải "làm chẵn" các chu kỳ tự nhiên. Khi làm chẵn tất sinh ra sai lệch, và muốn lịch không sai với tự nhiên thì phải chỉnh lại sau một thời gian và ấy là phép "nhuận".
Dương lịch bỏ qua số lẻ của trăng mà chỉ giải quyết phần "dương". Một năm có 365 ngày, ngắn hơn năm thời tiết 0.2422 ngày. Cứ 4 năm thì bù thêm một ngày vào năm nhuận để chỉnh lại cho hợp thời tiết. Như thế thì lại hơi dài nên cứ 300 năm lại bỏ đi ba năm đáng nhuận trở thành năm thường. "Thuần" âm lịch ,như lịch Á Rập, bỏ phần "dương" và chỉ làm chẵn phần lẻ của tuần trăng với quy định tháng đủ, tháng thiếu lần lượt bù trừ cho nhau. Một năm có 12 tháng và ngắn hơn năm thời tiết. Vì không được chỉnh lại, nên năm âm lịch không còn dính dáng đến thời tiết.
Âm lịch dùng ở Đông Á thực ra là âm-dương lịch. Bởi nó bao gồm cả hai yếu tố âm và dương. Các lịch gia trải qua bao đời đã tìm cách "khớp" cả hai số lẻ (số ngày trong tháng, số tháng trong năm). Và vì phải tìm ra phương cách để làm chẵn cả hai số lẻ (thay vì một như dương lịch) nên phép nhuận của âm-dương lịch phức tạp và khó nhớ hơn dương lịch. Năm âm lịch với 12 tháng ngắn hơn năm thời tiết khoảng 11 ngày, sau khoảng 2-3 năm thì phải chỉnh lại bằng cách thêm một tháng nhuận. Như thế năm ấy có 13 tháng.
Khi ta làm chẵn số lẻ, tức nhiên là đã chấp nhận một sai số tối đa là vào hàng đơn vị tính toán. Âm-dương lịch làm chẵn tháng với đơn vị ngày và năm với đơn vị tháng nên: Sai số tối đa của tháng đối với tuần trăng là một ngày và của năm đối với năm thời tiết là một tháng. Đơn vị nhuận của dương lịch là ngày, nên năm dương lịch chính là năm thời tiết với sai số một ngày. Như thế phải chăng âm-dương lịch thiếu chính xác so với dương lịch? Nếu chỉ căn cứ vào tháng theo kiểu "tháng hai trồng đậu, tháng ba trồng cà.." thì hẳn cả thế giới Đông Á phải.. tiệt chủng vì đói do mất mùa liên tục!
2. Năm, Tháng, Ngày, Khí trong âm lịch
Thực ra âm-dương-lịch rất chính xác và chi ly! Nói về tháng là chỉ nói chừng chừng, đại khái mà thôi. Còn chính xác hơn về thời tiết thì đó là các thời điểm KHÍ trong âm lịch mà người nông dân dùng nó làm mốc mà gieo, cấy, gặt... Chẳng hạn như giở âm-dương-lịch ra thì ngày hôm nay là ngày 14/2/2001 tức ngày Đinh Sửu, 20 tháng 12, Kỷ Sửu năm Canh Thìn, KHÍ Đại Hàn. Tìm hiểu kỹ hơn ta sẽ thấy trong âm dương lịch có hai hệ thống tháng: tháng tuần trăng và "tháng" thời tiết (giữa các điểm khí). Muốn hiểu rõ hơn về hai hệ thống này cũng như cách sắp xếp ngày, tháng, năm, nhuận của âm-dương-lịch thiết tưởng chúng ta nên đi sâu vào định nghĩa của các khái niệm này cũng như mối liên hệ của nó với sự vận chuyển của "trời đất".
Một ngày bắt đầu từ điểm nửa-đêm và chia làm 12 giờ (Tý-Hợi) . Một giờ lại được chia thành hai khoảng: Sơ và Chính. Một ngày không bắt đầu bằng giờ đầu tiên là giờ tý mà ở điểm bắt đầu của chính tý. Giờ tý như thế có hai phần, nửa đầu thuộc ngày hôm trước. Nhìn kỹ lại ta thấy thực ra xưa cũng như nay ngày dều chia thành 24 khoảng. Chính Tý tương đương với 0 giờ, Sơ Sửu là 1 giờ sáng.
Tháng thể hiện sự vận chuyển của mặt trăng. Khi mặt trăng và mặt trời ở cùng một hướng đối với trái đất và xoay nửa tối về phía ta thì gọi là thời điểm SÓC (nghĩa là trăng sống lại). Khi nó ở hướng ngược lại và xoay nửa sáng về phía ta thì gọi là thời điểm VỌNG (nghĩa là trông). Khi người ta quan sát chuyển động biểu kiến trên tinh cầu thì thấy nó chạy trên quỹ đạo gọi là BẠCH ĐẠO. Chu kỳ của trăng để đi hết một vòng bạch đạo, từ điểm sóc này đến điểm sóc tới gọi là SÓC-SÁCH. Ngày chứa điểm SÓC là ngày mồng một, là điểm gốc để bắt đầu một tháng. Số ngày trong tháng được làm chẵn thành tháng đủ 30 ngày và tháng thiếu 29 ngày.
Năm thể hiện sự vận chuyển của trái đất quanh mặt trời, hay về mặt thiên văn biểu kiến mà nói, thì mặt trời chạy vòng trên tinh cầu theo quỹ đạo gọi là HOÀNG-ĐẠO. Trên hoàng đạo có bốn điểm chính là xuân phân, hạ chí, thu phân và đông chí là các điểm mốc để phân định thời tiết. — điểm "phân" cuả xuân và thu ngày và đêm dài bằng nhau. — điểm "chí" của hạ thì (đối với bắc bán cầu) ngày dài (nhất) so với đêm còn ở điểm đông chí thì ngược lại. Đứng về mặt vị trí trái đất mà nói thì ở điểm hạ chí trái đất nghiêng bắc bán cầu vào phía mặt trời và điểm đông chí thì ngược lại. Từ bốn điểm mốc đó người ta phân nhỏ hơn thành 24 thời điểm gọi là KHÍ là các điểm mốc về thời tiết. Khí được phân làm hai loại: TIẾT là ngăn chia, và TRUNG là giữa. Như vậy ta có 12 trung khí và tiết khí xen kẽ nhau. Chính ở khái niệm khí này mà ta thấy trong âm lịch có một hệ thống phân bổ "tháng" (khoảng giữa hai điểm trung hay tiết) song hành với dương lịch, nghĩa là với năm thời tiết. Mỗi điểm khí có một ngày tương ứng trong dương lịch. Tên gọi các khí mang ý nghĩa về thời tiết hay muà màng.
Sau đây là một vài điểm khí trong năm với ý nghĩa, tính chất và điểm tương ứng của nó trong dương lịch (với sai số 1 ngày): Đông Chí (trung,giữa đông, 22/12) ; Tiểu Hàn (tiết, rét vừa, 6/1) ; Đại Hàn (trung, rét gắt, 21/1).Lập Xuân (tiết,đầu xuân,5/2) ; Vũ Thuỷ (trung,mưa nước,29/2) ; Kinh Trập (tiết,sâu bọ tỉnh dậy,5/3) ; Xuân Phân (trung,giữa xuân,20/3) ; Thanh Minh (tiết,trời trong,5/4) ...
Nếu xem 12 khoảng giữa các "tiết" hoặc "trung" như một hệ thống "tháng thời tiết" thì ta thấy âm-dương-lịch không khác gì với dương lịch. Ta có thể nói một cách khác là: trong âm-dương-lịch có hai hệ thống "tháng" : tháng tuần trăng và "tháng thời tiết" với độ dài hơi chênh nhau. Tuần trăng có 29.53 ngày và tháng thời tiết là 30.41 ngày (đây là số trung bình bởi vì mặt trăng và trái đất xoay có khoảng nhanh khoảng chậm, theo định luật thứ hai của Kepler). Vấn đề là đặt ra quy tắc để hai hệ thống tuần-trăng và thời-tiết song hành với nhau với độ chênh ít nhất như có thể. Quy tắc đó là phép NHUẬN.
Muốn hình dung ra phép nhuận chúng ta hãy tưởng tượng ra hai xâu chuỗi thời gian: chuỗi tuần trăng với các hạt là điểm sóc màu xanh, chuỗi thời tiết với các hạt là điểm trung-khí màu đỏ. Cầm hai chuỗi chập lên nhau ta sẽ thấy: mới đầu giữa hai hạt xanh thế nào cũng có một hạt đỏ, sau đó các hạt xanh do khoảng cách ngắn hơn dần dà di động thụt lui so với hạt đỏ, và đến một lúc nào đó sẽ có hai hạt xanh nằm gọn trong khoảng hai hạt đỏ. Khác với các khoảng khác, lúc này giữa hai hạt xanh không có một hạt đỏ nào. Nếu ta giả vờ "quên" không đếm khoảng ấy thì sự phân bổ các hạt cuả hai chuỗi bớt lệch đi và lại trở lại "song hành" như trước. Khoảng ấy gọi là "nhuận". Với nguyên tắc đó các lịch gia đặt ra quy tắc: Tháng không có trung khí là tháng nhuận. Tháng nhuận đó không tên gọi cũng như can chi riêng (nói cách khác: không được "đếm") mà mang tên của tháng trước với từ Nhuận ở kế bên. Thời xưa, ngày sóc tháng nhuận, vua không làm lễ cốc-sóc như mọi đầu tháng mà chỉ đứng ở cửa nhà cáo-miếu chứ không vào, vì thế chữ "nhuận" được viết là chữ "vương" là vua ở giữa chữ "môn" là cửa.
3. Do đâu có sự khác biệt?
Như thế ta thấy cách sắp xếp lịch dựa trên thời điểm của các "biến cố" về thiên văn. Các biến cố này tuy xảy ra cùng một lúc (thời gian tuyệt đối) nhưng lại được ghi lại bằng ngày, giờ là thời gian "tương đối", thay đổi theo vị trí (kinh độ) của điểm quan sát trên trái đất. Điều này dẫn đến tới vấn đề có tính nguyên tắc là: Cách ghi chép âm-dương lịch (sự phân bố ngày tháng năm) chịu ảnh hưởng bởi vị trí quan sát!
Lịch cho điểm A có thể khác biệt ( khác chứ không phải sai-biệt) với lịch cho điểm B nếu hai điểm không cùng kinh độ. Sở dĩ ở trên tôi dùng chữ "ghi" là cốt nhấn mạnh rằng cả hai tuy khác nhau nhưng không cái nào sai đối với thiên nhiên cả. "Khác" là khác cách ghi chép mà thôi! Nếu tôi nói nhật thực xảy ra lúc 15.20 phút (giờ California) thì người khác nói là nói xảy ra lúc 18.20 ở New York, thì không có ai sai ở đây cả. Tính chất này rất quan trọng mà ta cần biết khi muốn tìm hiểu âm-dương-lịch. — đây ta lại có vấn đề "sai số ở hàng đơn vị" khi "làm chẵn". Điều này dẫn tới: sự khác biệt của lịch ở hai nơi có thể lên đến một ngày hoặc thậm chí một tháng!
Thí dụ như thời điểm xảy ra SÓC được ghi nhận ở một điểm A vào lúc 15 giờ thì đối với điểm B cách đó 5 múi giờ về phía tây nó được ghi nhận là lúc 10 giờ. Điều đó không ảnh hưởng gì cả. Nhưng nếu nó xảy ra tại A vào lúc 2 giờ sáng thì đối với B lại là 9 giờ đêm ngày hôm trước. Điều này dẫn tới: Tháng này đối với B hụt mất trọn một ngày và trở nên tháng "thiếu" trong khi đó tháng lại "đủ" đối với B. Nếu tình cờ điểm "trung khí" cũng xảy ra ở ranh giới này thì sự khác biệt có thể là một tháng vì tại A là "nhuận" mà tại B thì không! Do sự khác biệt này xảy ra khi có sự trùng hợp khá đặc biệt của các biến cố thiên văn ở những điểm chuyển ngày, chuyển tháng. Vì thế về đại thể thì lịch tại hai nơi khác nhau phần lớn vẫn trùng hợp với nhau mà sự dị biệt chỉ là ngoại lệ.
Đến đây chúng ta có thể cùng nhau "lật tẩy" việt cộng trong sự gian dối về ngày tháng vào thời điểm tết Mậu Thân theo nguyên tắc của lịch pháp "Ngày chứa điểm Sóc là ngày mồng một". Ta biết: điểm gốc quan sát của lịch mới là múi giờ thứ 7 và của lịch cũ theo giờ Bắc Kinh hoặc theo múi giờ thứ 8. Dựa theo đó trong năm 1968 điểm SÓC của tháng giêng xảy ra vào lúc nào? Bằng cách nào cộng sản đã tự tiện bớt đi một ngày của tháng chạp năm đinh mùi như sử gia Trần Gia Phụng khẳng định?
Không có gì dối trá dược lâu dài dưới ánh sáng của.. internet! Chỉ cần vào yahoo search engine kiếm khái niệm "new moon", chỉ sau 5 phút chúng ta có thể kiếm ra thời điểm SÓC vào đầu năm 1968 tại một web site [4] của U.S. Naval Observatory với số liệu như sau: Jan 29 , 16.29 UT (Universal time).
Như vậy điểm SÓC xảy ra ở múi giờ 7 (kinh độ 105 đông) vào lúc 23.29 ngày 29/1 và ở múi giờ 8 (kinh độ 120 đông) vào lúc 0.29 ngày 30/1. Phiền quá! Chẳng lẽ các lịch gia Hà Nội tính.. đúng theo thiên văn!? Ngày mồng một (chứa điểm SÓC) như thế ở múi giờ thứ 7 là ngày 29/1 dương lịch và theo múi giờ thứ 8 là ngày 30/1. Tháng chạp năm Đinh Mão theo giờ Việt Nam trở thành "thiếu" mà ở Bắc Kinh hay theo lịch "cũ" thì lại là "đủ".
Năm 1985 tết Ất Sửu sớm hơn một tháng và theo sử gia Trần Gia Phụng điều đó khiến cho "lá cao su chưa rụng" và công nhân đồn điền phải nghỉ thêm một tháng. Điều này được sử gia xem như một minh chứng đó là "ảnh hưởng tai hại lâu dài về sau này" của "việc đổi lịch và chép lịch sai với những quy luật thiên nhiên". Nếu chấp nhận luận cứ của sử gia là đúng thì tất nảy ra một câu hỏi "cắc cớ" như sau: Nếu đằng nào cũng là sai với thiên nhiên mà lịch gia Hà Nội ăn gian bớt mất đi một ngày ở năm 1968 thì tại sao họ không rình rình lúc không ai để ý để mà.. len lén nhét đại vào thêm một ngày một năm nào sau đó sao cho lịch trở lại như xưa? Ăn vụng thì phải biết chùi mép! Cớ sao họ lại để cho sự "sai lầm" tiếp diễn khiến cho đến 1985 nó "sai" hết một tháng! Vậy ta hãy kiểm lại thời gian 1984/1985 về mặt thiên văn.
Để dễ hiểu chúng ta cần nhớ lại quy định của lịch pháp "Tháng không có trung khí là tháng nhuận" và biết thêm quy tắc giả-nhuận: "nếu trong vòng 20 tháng trước đó đã có tháng nhuận thì tháng đó là giả-nhuận, nghĩa là không tính là nhuận nữa". Năm Giáp tý (1984) theo múi giờ thứ 7 tất cả các thời điểm trung khí lọt vào tất cả khác tháng, nên ở VN năm đó là năm thường. Trong tháng 12/1984 có một sự "trùng hợp oái oăm" xảy ra:
1) Điểm SÓC xảy ra lúc 11.47 UT ngày 22/12 (theo web site [4]), tức là ở VN lúc 18.47 và ở TH 19.47 cùng ngày. Ngày 21/12 như thế là ngày cuối của tháng 11 âm lịch của ta cũng như tàu.
2) Trung khí Đông Chí (winter solstice) xảy ra vào lúc 16.23 (UT) ngày 21/12/84, có thể xem ở web site [5]. Như thế ở VN là lúc 23.23 ngày 23/12 tức ngày cuối tháng 11 âm lịch, mà ở bên TH đã là 0.23 ngày đầu tháng sau! Tháng 11 VN như thế có trung-khí mà ở TH thì KHÔNG! Bởi thế cùng tháng ấy mà ở VN là tháng 11 thường, ở TH là tháng 10 NHUẬN. Bước sang ngày 22/12 thì ở VN là đầu tháng chạp mà ở TH thì còn là đầu tháng 11! Ngày Tết do lẽ đó mà chênh nhau một tháng.
Quy luật "nhuận" có tính "bù trừ" nên lịch sẽ "tự chữa" sau đó không lâu. Trung khí xuân phân xảy ra ở Việt Nam vào lúc 23.08 giờ ngày cuối tháng hai, sang tháng sau thì lại không có trung khí nên Việt Nam có tháng hai nhuận. Cùng điểm xuân phân đó lại xảy ra ở Trung Hoa vào lúc 0.08 giờ ngày đầu tháng hai làm cho tháng giêng không có trung khí. Tháng giêng ở Trung Hoa lẽ ra cũng phải nhuận nhưng vì vừa mới nhuận ba tháng trước nên theo quy tắc giả-nhuận nó trở thành tháng thường. Do được bù trừ như thế mà từ tháng ba Ất Dậu trở đi hai lịch lại ăn khớp với nhau như trước. Xin tóm gọn sự khác biệt giữa hai lịch trong khoảng thời gian này theo một "chuỗi" như sau ( mỗi ngoặc đơn là một tháng , số trước là tên tháng Việt Nam, số sau là Trung Hoa) :
[ 10 - 10 ) - ( 11 - 10 Nhuận ) - ( 12 - 11 ) - ( 1 - 12 ) - ( 2 - 1) - ( 2 nhuận - 2 ) - ( 3 - 3 )
4. Đôi điều nhận xét
Tóm lại sự khác biệt của lịch là do điểm quan sát mà các lịch gia Hà Nội đã viết trong "Lịch thế kỷ XX" như sau:
"Phần này tính căn cứ theo quyết định số 121/CP ngày 8-8-1967 của Hội Đồng Chính Phủ. Đã tính tất cả 792 ngày tiết và 408 tháng âm lịch, trong đó có 217 tháng đủ, 191 tháng thiếu, 12 tháng nhuận. Trong thời gian 33 năm sắp tới trên thế giới sẽ xảy ra 73 nhật thực và 48 nguyệt thực: — nước ta sẽ trông thấy 10 nhật thực và 29 nguyệt thực. Ngày tháng âm lịch trong thời gian nói trên đều tính theo giờ chính thức của nước ta là múi giờ thứ 7. Nó khác với lịch cũ hoặc tính theo giờ Bắc Kinh (Vạn Niên Thư) hoặc tính theo múi giờ thứ 8 (Nhị bách niên lịch biểu). Cụ thể là từ 1968 đến năm 2000 có tất cả là 29 ngày tiết và 26 tháng âm lịch thiếu, đủ khác vời lịch cũ. Sự khác nhau đó đưa đến kết quả là, so với lịch cũ, ngày tết Mậu Thân (1968) và Kỷ Dậu (1969) sớm hơn một ngày. Ngày tết Ất Sửu (1985) sớm hơn một tháng... Các tư liệu lịch sử cũng như các phần tính toán trong lịch đã được thẩm tra qua nhiều tư liệu trong nước và nước ngoài..".
Tôi không có "Lịch thế Kỷ XX" trong tay và chỉ trích lại qua bài của sử gia Trần Gia Phụng. Đoạn văn trên khá chi tiết đủ để chúng ta nắm một cách đại lược công việc của các lịch gia cũng như điểm mốc mà họ dùng. Không hiểu sao sử gia TGP trích dẫn mà không hề chú ý đến những chi tiết rất quan trọng về mặt lịch pháp đó? Mà như ai nấy đều biết, lịch pháp là một "công cụ" vô cùng quan trọng trong sử học. Cần phải minh định rằng tôi không có ý định "bào chữa cho Hà Nội" hay khẳng định rằng sự sửa lịch và tổng tấn công Mậu thân không có liên quan gì đến nhau. Tôi tôn trọng ý kiến của ông như một "nghi vấn lịch sử". Chỉ có điều là chúng ta đang bàn về lịch sử mà sử học cần có sự chính xác nhất định của nó. Nhất là khi vấn đề cụ thể chúng ta đang bàn dính dáng về lịch pháp, một lĩnh vực có thể "đo" và "tính" được. Chỉ xin phép được bàn phiếm thêm rằng, nếu như đó quả là một âm mưu có dự tính trước thì tất nó phải đến từ một "quân sư", và người này phải nắm vững quân sự, thiên văn học, lịch học để "biết trước" điểm sóc xảy ra vào cuối năm Kỷ Mùi là một trường hợp thiên văn khá hi hữu, lại phải kết hợp thêm điều kiện "múi giờ" thì.. vân vân.. và lợi dụng nó vào mục đích quân sự. Nếu như ta biết rằng điều đó chẳng phải là đơn giản mà chính các chuyên gia có thể không biết về nó, ngay cả "sau khi" đã đọc lịch. Một quân sư "trên thông thiên văn, dưới hiểu địa lý" theo kiểu "tam quốc chí" như thế có thể có thực trên đời được chăng?
Cho dù các lịch gia Hà Nội có ý đồ hay âm mưu gì đi nữa thì họ vẫn viết lịch đúng theo lịch pháp và thiên nhiên. Chỉ có thể chứng minh rằng họ sai nếu như ta có thể xác quyết được rằng: lịch phải được tính từ điểm mốc là Bắc Kinh và không được dời đi đâu hết! Dời đi thì nó sai! Nhưng nếu như thế thì lịch pháp ấy chỉ đúng với.. Trung Hoa mà thôi, và ta dùng nó làm gì? Ngay chính Trung Hoa cũng không ngần ngại gì khi thay đổi điểm quan sát, thí dụ như từ năm 1929 họ quy định lại mốc quan sát là múi giờ thứ 8 (kinh độ 120 Đông) thay vì Bắc Kinh ở kinh độ 116.466. Sự chênh lệch khoảng 3 độ rưỡi về kinh độ dẫn đến sự chênh lệch khoảng 14 phút về thời gian. Nếu như các biến cố thiên văn xảy ra trong khoảng nửa đêm +- 14 phút thì sự khác biệt về lịch mới, cũ cũng sẽ phải xảy ra ngay chính với bản thân Trung Hoa. Nhật Bản, từ năm 1684, cũng bắt đầu dùng kinh tuyến nước mình làm mốc cho lịch với sự tính toán của các lịch gia Shibukawa, Yashitomi.. Và nếu ta công nhận rằng có thể đổi điểm quan sát thì tất phải dẫn đến kết luận: Dùng múi giờ thứ 7 cho lịch Việt là hợp lý và không có gì là sái với thiên nhiên cũng như lịch pháp.
Trở lại mối liên hệ giữa năm và năm thời tiết thì như trên đã viết: Tháng chỉ có thính "chừng chừng đại khái" so với thời tiết. Trong một năm chỉ có tháng 11 (tháng tý, đầu chi) là có thể nói là "khớp" nhất đối với thời tiết. Lịch pháp quy định: Ngày đông chí phải luôn luôn nằm trong tháng Tý. Muốn thế lại phải có ngoại lệ cho quy luật nhuận: Nếu tháng đáng nhuận lọt vào tháng 11 hay 12 (tý,sửu) thì là giả-nhuận, tức là đẩy tháng nhuận ấy vào năm sau, ở tháng thứ ba. Làm như thế để "cột" tháng vào thời tiết, sao cho không chệch nhau quá đáng. Như thế ta thấy, ở khoảng đầu năm, nếu so với "trung bình" thì tháng sẽ du di, sớm trễ khoảng 15 ngày. Ngày tết bởi thế cũng xê dịch trong khoảng 21/1 đến 20/2 dương lịch. Để ý là trong năm Giáp Tý (1984) ngày đông chí rớt vào đầu tháng 11 ở Việt Nam và và ở Trung Hoa là vào cuối tháng. Do đấy mà tết ở Việt Nam sớm nhất và ở Trung Hoa trễ nhất trong khoảng "giới hạn cho phép". Nói cách khác không phải là theo lịch mới tết tới quá sớm so với cũ mà phải nói cả hai đều đi đến điểm giới hạn "sớm quá" và "trễ quá" so với trung bình. Cả hai đều "sai" khoảng +- 15 ngày. Kiểm sang các năm khác thì thấy theo lịch cũ tết năm 1966 cũng vào ngày 21/1 DL, và năm nay vào ngày 24/1 (cả cũ lẫn mới), đều đến rất sớm so với thời tiết. Cây cao su năm 1966 hay 2001 có chịu rụng lá chưa? Câu trả lời có lẽ nên dành cho các nhà thảo mộc học.
"Mới" và "cũ" chênh nhau như thế, cả hai đều chênh với thời tiết, vậy ta phải "đọc" lịch như thế nào cho đúng? Thiết tưởng rằng nếu có vấn đề nào đó liên hệ chỉ với mùa (tức là với mặt trời) như cấy, gặt.. thì người ta phải căn cứ vào khí, nếu chỉ liên hệ với trăng như thủy triều, con nước.. thì phải căn cứ vào tháng, và nếu liên hệ đến cả hai thì phải biết cách kết hợp. Ăn thua là biết cách đọc lịch, chứ cả hai đều ghi lại theo thiên nhiên cả. Xin lấy một ví dụ trên thực tế ở quê tôi, miền trung, thì trước khi có lúa thần nông, người nông dân căn cứ vào ngày đông chí để bắt đầu ngâm thóc giống mà gieo mạ. Sau một tháng năm ngày thì bắt đầu cấy mạ mất khoảng năm, mười ngày. Vị chi khoảng gần một tháng rưỡi khổ công dưới tiết mùa đông lạnh buốt. Xong việc thì cũng thường thường là vào mùa tết và "tháng giêng là tháng ăn chơi". Cứ theo quy trình đó thì ở năm 1985 theo lịch mới nông dân quê tôi phải cấy trong cả các ngày tết! Và theo lịch cũ họ lại ở không đến khoảng hai tuần chờ tết! Ấy là nói ví dụ thôi, chứ ở thời điểm 1985 thì đã có lúa thần nông và người ta đã có thể "xạ" thẳng mà không qua quá trình gieo mạ nữa.
Chúng ta đang ở vào mùa xuân, để làm cho bài bớt "khô" và nặng nề tôi xin kể cùng bạn đọc một ví dụ về lịch và.. thơ. Ai trong chúng ta chẳng biết câu thơ của thi hào Nguyễn Du: "Thanh Minh trong tiết tháng ba. Lễ là tảo mộ hội là đạp thanh". Lẩn thẩn tôi tự hỏi rằng.. Nguyễn Du nói có "đúng" không và lục tìm trong lịch [6] vào những năm mà nàng Kiều có thể sống, nghĩa là "rằng năm Gia Tĩnh triều Minh" ( 1522-1567 ) , thì thấy thi hào ta đã "sai" đến khoảng 25 % ! Nghĩa là trong khoảng 45 năm ấy có đến 12 năm tiết thanh minh nằm trong tháng hai! Hoặc giả nếu Nguyễn Du chỉ tả cụ thể ngày nàng Kiều du xuân thì ta có thể làm.. nhà trinh thám mà loại suy rằng nàng chẳng thể gặp chàng Kim vào các năm Gia Tĩnh thứ 5,7,10,12,14... Viết đến đây tôi nghe văng vẳng như có tiếng thi hào mắng mỏ: Kẻ hậu sinh láo toét! Chẳng lẽ mi muốn "hiệu đính" thơ ta thành "Thanh Minh trong tiết tháng hai.. cho đến đầu tháng ba"? Và tôi, mồ hôi toát đầy trán mà tạ rằng: Ấy là con nói nhăng về lịch thôi mà!
Nói về sự khác nhau giữa "mới" và "cũ" chúng ta có thể tự hỏi: "Cũ" là cũ thế nào? Phải chăng đây là lần đầu tiên lịch "ta" chệch với lịch "tàu"? Xem kỹ lại thì thấy "cũ" thật ra không cũ gì lắm! Nghĩa là chỉ từ năm 1813 khi triều Nguyễn quyết định dùng phương pháp Lịch Thời Hiến mà ban hành lịch Hiệp Kỷ. Sau 1945 không còn cơ quan "khâm thiên" nữa thì lịch "cũ" thực chất ra là lịch Tàu. "Cũ" hơn nữa thì Lịch Ta không hoàn toàn ăn khớp với lịch Tàu. Lịch thời Lý khác lịch Tống đương thời. Trong khoảng từ đầu thế kỷ XIV đến giữa thế kỷ XVII lịch hai nước giống nhau. Sau đó lại khác nhau cho đến 1813. Đó là kết quả một công trình nghiên cứu công phu của Giáo sư Hoàng Xuân Hãn [2], mà người viết bài này hy vọng có dịp trình bày trong một bài khác.
Đoan Hùng
Thư Mục:
Tác phẩm [2] của GS HXH viết rất chi tiết về lịch pháp. Vấn đề năm 1985 được giáo sư đề cập trong [3]. Ngoài ra ta có thể tìm các quy tắc của âm lịch trên rất nhiều web site.
[1] La Sơn Yên Hồ Hoàng Xuân Hãn, Tập I, NXB Giáo Dục, 1998
[2] Lịch và lịch Việt Nam, trong [1] trang 851.
[3] Năm Ất Sửu cầm tinh con trâu hai đầu?, trong [1] trang 357.
[4] http://riemann.usno.navy.mil/AA/data/docs/MoonPhase.html
[5] http://einstein.stcloudstate.edu/Dome/equiSol.html
[6] http://www.sinica.edu.tw/~tdbproj/sinocal/luso.html
==============================
Trong bài này tôi dùng italic khi:
1/ trích dẫn
2/ nhấn mạnh
3/ các "quy tắc lịch pháp"
Đoan Hùng
* * *