Nhà toán học trẻ người Mỹ gốc Việt

Nguyễn Hoàng Vũ
(Hoàng Vũ)

Điều hành viên
Từng là cựu học sinh trường chuyên Amsterdam Hà Nội, Vũ Hà Văn hiện là giảng viên Trường đại học California (Mỹ). Anh từng được tặng nhiều giải thưởng cho nhà toán học trẻ như Sloan Fellowship, Career Award... Hằng năm, anh vẫn trở về Việt Nam giảng dạy cho sinh viên các trường ĐH.

Đến lần hẹn thứ ba mới gặp Vũ Hà Văn khi anh vừa từ Viện Toán học về nhà. Khác với tưởng tượng của tôi, Vũ Hà Văn thường ít nói về mình. Nhưng nhìn bảng thành tích mà anh đạt được, người đọc phải ngạc nhiên bởi chắc chắn bên trong sự im lặng kia, anh đã có một quá trình lao động thực thụ.

Tốt nghiệp trường PTTH Amsterdam (1985-1986) với giải nhì toán toàn quốc, Vũ Hà Văn được học bổng theo học tại khoa điện Trường đại học Bách khoa Budapest (Hungary).

Hai năm theo học tại đó, thấy khả năng về toán học của anh nổi trội sau cuộc thi "Schweitzer Miklos" -Một cuộc thi toán khá đặc sắc dành cho sinh viên Hungary, giáo sư L. Lovasz - Viện sĩ hàn lâm, một nhà toán học đầu ngành của thế giới, đã gửi thư cho Sứ quán Việt Nam: "Tôi nhận thấy sinh viên Vũ Hà Văn có khả năng đặc biệt về toán. Khả năng này có thể được phát triển tốt hơn tại khoa toán Trường đại học Tổng hợp ".

Và anh được nhận vào khoa toán, Trường đại học Tổng hợp. Vũ Hà Văn đã không phụ lòng mong mỏi của các giáo sư, liên tục trong ba năm anh đã đoạt giải thưởng trong các cuộc thi Schwritzer - Đây là cuộc thi nhằm tìm những nhà nghiên cứu cho tương lai.

Khi đang là sinh viên năm thứ ba, anh được cử đi dự Hội nghị toán học trẻ ở Hoa Kỳ. Sang năm thứ tư, anh được cấp thêm một học bổng của các nước trong khối Cộng đồng châu Âu, sang Bỉ theo học chuyên đề một năm tại Trường đại học Gent.

Năm 1994, tốt nghiệp đại học với tấm bằng đỏ, Vũ Hà Văn vinh dự nhận giải thưởng Renyi Kato của Hội toán học Hungary và được nhận làm luận án tiến sĩ. Anh đã theo học tại Yale, một trong những trường cổ và tốt nhất ở Mỹ. Năm 1998, Vũ Hà Văn bảo vệ thành công luận án tiến sĩ và được mời vào làm việc ở một viện nghiên cứu của Hoa Kỳ.

Năm 2001, Vũ Hà Văn chuyển về giảng dạy tại Trường đại học California. Trong cùng năm anh được tặng thưởng giải Sloan Fellowship, là giải thưởng có uy tín nhất dành cho các nhà khoa học trẻ. Một năm sau, anh được quỹ khoa học Mỹ (NSF) tặng giải thưởng Career Award. Giải này gồm một khoản tiền lớn (400.000 USD).

Hằng năm về Việt Nam, ngoài việc thăm gia đình, Vũ Hà Văn đến nói chuyện, giảng bài tại Viện Toán học cũng như làm semina, hướng dẫn cho sinh viên các trường đại học tại Việt Nam. Anh cũng tìm cách hướng dẫn các sinh viên Việt Nam sang du học tại các trường ĐH ở Mỹ. Với quan điểm "sinh viên Việt Nam muốn ra nước ngoài nghiên cứu thì phải đi sớm, nếu bắt đầu mọi thứ quá muộn sẽ không theo kịp xu hướng của thế giới".

Tháng 8 này anh đã về Việt Nam, dưới sự bảo trợ của quỹ VEF, thực hiện một loạt bài giảng về sự liên quan giữa toán học và tin học tại Viện Toán học.
Khi hỏi về những thành quả của mình Vũ Hà Văn chỉ mỉm cười nhẹ nhàng: "Ở Mỹ rất có điều kiện để phát huy khả năng, với cơ chế học tập và làm việc bằng sự sáng tạo, tự nghiên cứu nên những sinh viên chăm chỉ, sẽ có cơ hội để khẳng định mình".

Trưởng thành trên mảnh đất hội tụ những tinh hoa của nhân loại là Mỹ, nhưng Vũ Hà Văn vẫn không quên mình là người con của Việt Nam. Anh có những dự án giúp cho sinh viên Việt Nam ra nước ngoài học tập và nghiên cứu để trở về phục vụ Tổ quốc.

Theo Hà Nội Mới
 
Thật là tự hào cho trường Ams ta khi có 1 nhân yài như thế
 
Tự hào thật, HAO cũng tự hào hơn nữa vì còn có tiểu huynh của bác Văn tham gia diễn đàn :) Ôi nghiêng mình trước những nhà khoa học trẻ tuổi!
 
Hix giỏi quá :X có ai bít địa chỉ liên hệ (email) của anh Văn không a? :-/
 
hix... anh Văn học khóa 85-86 thì phải pozz ở đây là đúng rồi còn gì :D
 
Hì hì, nhân tài ams vốn nhiều , nhưng chưa nghe ai như anh Văn cả, đến anh QUÂN cũng phải khen :biggrin:
mà chị Phương hỏi email anh VĂN làm chị vậy ;;)
 
Minh da nghe Vu Ha Van trinh bay tai Vien Toan 1 lan, nhung
anh gioi thieu la cuu hoc sinh cua Chu Van An, khong phai Ams .
Anh chi em check lai thong tin di chu. Ams nhieu nhan tai, nhung
khong phai nhan tai nao cung la dan Ams ;)
 
"Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy". Anh Văn học Toán Chu Văn An năm lớp 10 và 11, còn lớp 12 thì học ở Ams. Vậy thì có thể coi anh Văn là cựu học sinh của cả Chu Văn An và Ams. Nhưng thực ra mình coi anh Văn là học sinh Ams hay không, không quan trọng, mà tự bản thân anh Văn có coi anh là cựu học sinh của Ams hay không mới là quan trọng. Chị thì nghĩ là anh Văn cũng tự coi mình là cựu học sinh Ams dù chỉ học tại Ams có một năm. Điều đó cũng đáng tự hào cho trường Ams lắm chứ!
 
Chẳng hiểu sao em đọc về những con ng thế này một phần tự hào nhưng có lẽ phần buồn buồn thì nhiều hơn. Vẫn biết rằng niềm tự hào ko định nghĩa ghi chép đc nhưng mà anh Văn đã nhập Quốc tịch Mĩ rồi sao, ng Mĩ gốc Việt mà... vậy thì... coi như anh ấy là niềm tự hào của ng Mĩ rồi? Vẫn biết là những con ng tài năng như vậy thì ở nc ngoài họ mới có thể phát huy và có điều kiện nghiên cứu... Nhưng nếu họ vẫn quốc tịch Việt Nam, vẫn là ng Việt Nam thì có lẽ niềm tự hào sẽ lớn hơn :|
 
Ở đây toàn các anh chị đều đã lớn cả :D:D:D em là amser khóa 06-09 >>> cần phải học tập nhiều ;););)
 
Là người Mỹ rồi sao?Buồn thật. Người ta nói đây là chảy máu chất xám!
 
Chảy máu chất xám thì chảy máu chất xám, tất nhiên buồn thì buồn thế nhưng mà :
1) Việt Nam mình không cho hai quốc tịch, đã có quốc tịch khác thì không đựoc mang quốc tịch Việt Nam nữa.
2) Ở Mỹ, nếu không phải công dân thì dân da vàng mình vẫn bị coi như bọn nhập cư bất hợp pháp, dù có xin thẻ xanh nó cũng rất bất tiện.

Em thấy ở đâu thì ở, cái quốc tịch nó ko quan trọng, mình nghĩ đâu là nhà thì đấy mới là quê hương thôi ạ ^_^
 
Back
Bên trên