Nghe^` sa'ng gia'

Nguyễn Hùng Dương
(seagull)

Thành viên (sai email)
Ta(.ng ba` Giao va` ca'c ba'c đi Ta^y na`y.

-------------------------------------------
Nghề sáng giá

An Thùy

Tốt nghiệp lịch sử kinh tế ở Nga về tôi mang cái bằng đi xin việc. Đầu tiên tôi mua báo nghiên cứu tuyển người, đánh dấu xanh đỏ những chỗ khả thi và bắt đầu gọi điện. Nhà có điện thoại lợi đủ đường, tuy nhiên mỗi lần bắt được điện thoại đầu dây bên kia, hiện tượng này chiếm 30% số lần gọi, mẹ và bà chị dâu ý tứ xem đồng hồ. Nào tôi có ham nấu cháo điện thoại; tại phí điện thoại tính vào đồng lương gớm quá. Tôi đi Tây tưởng kinh tế cho gia đình mấy năm sinh viên nào đâu đúng thời kỳ khó khăn Việt Nam qua thời kỳ tem phiếu từ lâu, thì nước Nga bắt đầu sụp đổ. Tháng 2kg đuờng, 2 chai rượu Vodka và 7 lạng thịt là tiêu chuẩn của sinh viên. Đường rượu tạm đủ còn thịt thiếu nặng. Ra chợ có đầy nhưng học bổng eo hẹp chẳng nhẽ để con gái chết đói ở đất nước xã hội chủ nghĩa, mẹ tôi đành tiếp viện. 5 năm hạch toán ra chắc cũng lõm của bố mẹ tôi.

Biết thân biết phận về nước tôi không dám làm mình, làm mẩy, quen thế nọ, thế kia vì ở Tây về đâu; chỉ duy nhất buổi sáng bị tra tấn các màn âm thanh nội ngoại là tôi choáng hẳn. Nội là tiếng cổng sắt mẹ tôi đi tập thể dục. Chị dâu tôi sáng tranh thủ có nước bơm giặt giũ. Xô chậu duyệt binh xủng xoảng ra trữ nước dùng trong ngày. Ngoại là tiếng rao bán, từ mỳ nóng xôi đến các loại gạo tẻ gạo nếp tên tuổi như tiếng Thổ hoặc mắm muối kèm mùi khó tả. Điên nhất là mấy ông mãnh mỳ nóng, sáng nào cũng như đồng hồ Tây nó cứ đứng dưới cửa sổ tôi mà gào “mỳ nóng ……”và kết thúc bằng chữ “ròn”. Chao ôi là khâm phục độ nảy lưỡi của nó. Đố rằng cả miền Bẵc có mỗi nó biết phát âm chữ “R”. Không trốn được những âm thanh đó tôi trùm đầu vào chăn để qua cơn bĩ cực. Nhưng rồi lại đến giờ mẹ tôi đi tập thể dục vể, nhìn thấy con gái còn mơ màng bà lại ca dậy sớm có lợi cho sức khỏe là lá la… Thôi thì thà dạy béng cho xong.

Chuyện xin việc không thể qua điện thoại. Tôi đã qua bài học thứ nhất khi tổng kết thông tin qua điện thoại là con số 0 tròn trĩnh. Mấy người trực điện thoại hoặc nhấm nhẳng hoặc chẳng trả lời câu nào cho ra hồn. Tôi mò tới Trung tâm giới thiệu việc làm và thấy ngay mình là con ngớ ngẩn.:“Vừa tốt nghiệp ở Nga về sao không ở lại về làm gì?”. “Làm việc, việc gì mà làm?” tôi trố mắt nhìn họ thầm điểm lại xem mình có vào nhầm chỗ không. “ở đây không giới thiệu việc làm à? Sao ngoài kia cả chục người làm hồ sơ?” “ Họ làm hồ sơ xin đi ra nước ngoài lao động làm ăn, đi Hàn Quốc đi Iran và có cả đi Nga đấy cô có muốn đi không?” Tôi xua tay cám ơn rồi chuồn thẳng ra cổng. Bài học thứ hai là tránh lai vãng ở Trung tâm giới thiệu mờ ám không khéo lại bị lẫn vào hàng ngũ những cô gái xính lấy chồng Đài Loan. Sau 2 bài học 50% phục vụ đất nước đã đi tong. Tôi chuyển sang xu hướng nghe ngóng chứ không cắm đầu làm theo báo nữa. Người thân mong ngóng tôi về sau nhiều năm xa cách tuy vậy thời gian cũng làm tình cảm vơi đi, đến mẹ tôi cũng sốt ruột nhìn con gái thất nghiệp nằm chỏng trơ ở nhà. Bà rủ rỉ “Nhàn cư vi bất thiện đấy con ạ!”, đúng quá nhàn đến rách việc đây!

Sáng chiều cơm nước, từ ngày tôi về tự dưng Ô sin về quê. Bà chị dâu chẳng hiểu tốt nghiệp khoa kinh tế ở đâu mà giỏi tính đến thế. Tôi hậm hực cũng chịu, nhăn nhó mẹ tôi chẳng “hát” đến nửa tiếng ong thủ mất. Bạn bè đứa có việc đi cả ngày, đứa chưa có việc làm lại người yêu chồng con. Tôi chưa thửa được, chẳng nhẽ lại trách ông trời?

Tôi ngẫm nghĩ và hiểu được bây giờ xin việc người ta xin vào chỗ có mầu. Mầu là bổng lộc, khoản này không có ngay mà phải nhích lên lão làng kia. Mà không phải ai cũng nhấp nhổm lên được, chỉ những tinh hoa thôi. Mầu nữa là mầu đi Tây theo suất nâng cao.

Sau mấy tháng thất nghiệp từ một con Nga ngố kết hợp với tính nói thật nói thẳng của Tây và sự ngoa ngoắt của mấy bà bán rau, bán thịt mà mỗi ngày hai lần, tôi nhẵn mặt thành 1 dạng củ chuối mà mẹ tôi không thể chấp nhận được. Tình trạng củ chuối của tôi khủng bố tinh thần của cả nhà, họ huy động mọi mối quen biết họ hàng từ bắn đại bác đến phi dao để tìm việc cho tôi. Cuối cùng ông anh yêu quý của tôi cũng tìm được một việc làm cho tôi ở một công ty 100% Nhà nước thuộc hẳn một bộ to tướng. Cả nhà xôn xao, khởi sắc. Tôi cũng tưởng mình sắp thành ông nọ bà kia. Tôi có bài học thứ 3: muốn xin được việc phải quen biết.

Ông anh giục tôi tới Bộ Giáo dục và Đào tạo lấy hồ sơ. Tôi ngoắc miệng cãi: “bằng sờ sờ ra đây còn chứng nhận cái gì” thì bị cả nhà xỉ vả để dẹp cái tính hung hăng của tôi.

10h sáng tôi có mặt ở cổng Bộ GD ĐT. Nhà cửa của Bộ khang trang. Khu vườn thênh thang giữa thủ đô tấc đất, tấc vàng. Tôi tiến tới dãy nhà 5 tầng, bắt đầu một chuỗi các “xin lỗi cô, xin lỗi chú” và cuộc việt dã theo cầu thang. Giờ tôi mới biết người Việt Nam quả là không hay dúng mũi vào việc của người khác. Tất cả các câu trả lời mà tôi nhận được đều là những câu ú ớ, “không rõ”, “hình như”. Tôi khòng người vì leo thang nhưng cũng hiểu ra vì sao mẹ tôi về hưu rồi còn tập chạy. Cuối cùng tôi cũng mò ra phòng phụ trách lưu học sinh tốt nghiệp. Tôi dõng dạc gõ cửa và bước vào sau một tiếng “hừ”. Tôi chào lịch sự dù chỉ nhận được một cái gật đầu hay lay động cơ cổ.

- Cô cần gì?
- Thưa, cháu xin chứng nhận tốt nghiệp để làm hồ sơ xin việc.
- Về bao giờ?
- Dạ gần 1 năm.
- Sao bây giờ mới đến trình diện? Thật là vô tổ chức.
- Dạ, chẳng ai bảo cháu phải lên cả.
- Cô này vô tổ chức, vô nguyên tắc. Về nước phải báo cáo ngay còn chờ ai bảo nữa.

Bị mắng ngứa tai lắm nhưng bài học cả nhà dạy hôm qua vẫn còn nguyên nên tôi đành im như hến. Tôi rút bằng, bảng điểm cùng giấy sứ quán cấp để trình ông ta. Ông ta cầm tấm bằng không đọc mà lật qua lật lại; lật chán ra ông quay ra nhìn tôi, nhìn như đánh giá 1 mặt hàng không khác gì chọn cá, thậm chí còn bĩu môi. Tôi nghĩ rằng ông này mua cá mà chọn thế thì bọn hàng cá nó chửi cho tanh người luôn. Cô học gì? ở đâu? năm nào?… học hành cái gì, sang đó chỉ lo buôn, bằng thì mua. Tôi há hốc mồm còn chưa tin ông ta vu cáo mình.

Đầu tuần, tôi đến cơ quan làm việc mọi người dặn dò, khi ai hỏi phải lễ phép phải biết trả lời theo ý người hỏi. Tôi đến cơ quan sớm đứng trước cửa phòng số 4 chờ cho đến khi có người : chào các anh, các chị. 5 người định vị 5 bàn quay nhìn tôi. Một giây, hai giây…., năm giây tôi chợt thấy mình vô duyên trước 10 con mắt. Từ hôm về nước tôi xem nhiều phim Việt Nam và không chịu đựng được vẻ vô cảm của các sao điện ảnh. Giá họ học được vẻ mặt của 5 người đang chiếu tướng tôi đây chắc nền điện ảnh Việt nam phất không kém gì Hollywood.

Họ bàn tán, cằn nhằn, viện này thiếu gì những thằng đi học ở Nga về, chẳng làm được cái quái gì, mà còn nhận thêm à? Tôi vẫn đứng vì chẳng có ai định mời tôi ngồi. “Ai bảo cô tới đây?” Kinh nghiệm ở Bộ GD-ĐT đã dạy tôi chẳng nên ngạc nhiên với những câu hỏi thừa.

Ngày hôm sau tôi lại đến làm việc, chẳng có chỗ ngồi cụ thể và công việc cụ thể. Giám đốc bảo tôi làm quen với công việc nhưng có ai nói năng gì với tôi đâu. Mặt ai trong phòng cũng như bức tường hở ra là nã đạn vào tôi.

Tôi tù túng trong mọi ràng buộc từ nhà đến công ty. Tôi buồn, tôi nhớ nước Nga: cho dù khó khăn khắc nghiệt nhưng mọi thứ đều rõ ràng khiến tôi phải vượt qua. Còn ở quê hương sao tôi thấy mình lạc lõng. Vả lai hơn một năm qua tôi biết rõ ở Việt Nam nghề sáng giá nhất là nghề đi Tây. Chẳng có ai chê nghề này cả, có chăng chỉ có sếp. Mà sếp chỉ chê là vì đi dài hạn vì đi làm sợ……chứ ngắn hạn thì sếp cũng chẳng chê đâu.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Em lạc đề một tẹo ạ, bác Hướng Dương ơi, bác làm ơn phím hộ em cái địa chỉ của bác bên kia được ko ạ, tháng tới có lẽ em phải nhờ bác chút việc ạ. Cám ơn bác ạ ;)
 
Thi'm Thu.y Mie^n, anh ba^.n suo^'t ma^'y ho^m ne^n nay mo+'i chui va`o dda^y ddo.c ddu+o+.c ma^'y do`ng na`y. Thi'm check ma^.t thu+ nhe' :)
 
Back
Bên trên