Nghệ Thuật Sắp Đặt?

Nguyễn Khánh Linh
(NguyenKhanhLinh)

Thành viên danh dự
Nghệ thuật sắp đặt
- bước chập chững ở Việt Nam -


Hẳn phải có một lý do nào đó để từ dăm năm nay, cuộc dấn thân vào một thứ nghệ thuật không quen biết với hầu hết người Việt Nam là Installation - nghệ thuật sắp đặt (NTSÐ) lại ngày một hấp dẫn thêm nhiều nghệ sĩ như vậy. Một thứ nghệ thuật không hề đem lại lợi ích vật chất nào cho người sáng tạo, thậm chí còn làm tổn phí rất nhiều thời gian, sức lực và tiền bạc. Có thể vì cảm giác thèm khát nghe một tiếng nói mới trong một cung cách nghệ thuật cố định đã kéo dài quá lâu, nhu cầu tăng tốc cho kịp với thời đại mình đang sống và sự thôi thúc của thời gian đã khiến một số nghệ sĩ thấy cần phải tìm kiếm một phương thức sáng tạo khác, đồng thời mong muốn người xem thưởng ngoạn theo một cách khác, là những nguyên nhân chính. NTSÐ bắt đầu có chỗ đứng trong mỹ thuật Việt Nam đương đại. Số nghệ sĩ chuyên tâm với nghệ thuật này không còn phải đếm trên đầu ngón tay nữa, những cuộc triển lãm cũng đạt tới con số vài chục cuộc mỗi năm. Những bước chập chững đầu tiên của loại hình nghệ thuật này, như vậy cũng đã để lại dấu trên mặt đất. Nhưng vẫn là chập chững, không thể nói khác được. Trong khi ở phương Tây, NTSÐ đã tồn tại gần nửa thế kỷ nay.

Tuy nhiên, vấn đề cần xem xét ở đây không phải là cũ hay là mới, mà ở chỗ bao giờ chúng ta, những người xem, thật sự tham gia vào một tác phẩm NTSÐ, thật sự hội nhập vào không gian tác phẩm, điều ấy dễ hay khó đối với truyền thống và với hiện tại của chúng ta. Một nữ họa sĩ trẻ khá hiếm hoi trong những nữ họa sĩ làm NTSÐ, Trang Thanh Hiền, giảng viên Trường đại học Mỹ thuật Hà Nội, tin vào tương lai của nghệ thuật này như tin vào một điều tất yếu. Theo chị, tác phẩm sắp đặt khai triển trong một khoảng thời gian nhất định và chỉ có được một ý nghĩa qua sự tương tác của nó với người xem. Người xem đối diện với những vấn đề của cuộc sống hiện tại một cách trực tiếp, hiện diện cùng tác phẩm, tham gia vào chính nó - đó chính là hướng mở của nghệ thuật chứ hoàn toàn không phải là sự bế tắc như người ta tưởng. Khi NTSÐ mới xuất hiện ở Hà Nội, không ít người cho rằng đó là hành động nhất thời, một trò chơi ngông, học đòi của một số họa sĩ trẻ chưa được trang bị đầy đủ về học vấn. Còn bây giờ, khi những họa sĩ như Trần Lương, với vốn kiến thức và kinh nghiệm dày dạn, Nguyễn Văn Cường, Nguyễn Minh Thành hay Trang Thanh Hiền..., người ta khó có thể nghi ngờ về mặt đó. Thậm chí những họa sĩ gạo cội của lớp trước như Ðặng Thị Khuê, Nguyễn Bảo Toàn... cũng say mê thật sự với NTSÐ, với một thái độ chung tương đối nhất trí là khai thác tính duy mỹ trong không gian tín ngưỡng và văn hóa truyền thống của dân tộc. Có thể tin rằng NTSÐ ở Việt Nam có luận đề hẳn hoi, cũng như có đường đi riêng của nó. Như vậy, có lẽ không cần phải xem xét nó sớm hay muộn so với phương Tây.

Nhưng sớm hay muộn hoàn toàn không có nghĩa là thích hợp hay không thích hợp. Dường như để hòa nhập vào không gian chung của văn hóa cộng đồng, NTSÐ ở Việt Nam đã có quá nhiều lý luận trong khi bản thân loại hình nghệ thuật này không cần nhiều lời đến thế. Sự nhiều lời đó nằm ngay trong tác phẩm của các họa sĩ, chứ không phải chỉ nằm trong những lời dẫn giải - của các nhà phê bình. Và đôi khi các yếu tố truyền thống mang vẻ cố tình đến nỗi không thể không nghĩ là chúng được mượn vào cho có. Những bàn tay Phật, những đôi guốc gỗ, những đồ vàng mã, những con chó đá, những chiếc áo tơi,... có thể trở thành những lạm dụng. Hoặc phế liệu, mũ nón, áo mưa... tràn ngập đến mức trở thành phản cảm - khi sự bố trí và số lượng đồ vật quá mức so với thông thường hoặc ngược lại, thông thường quá mức. Người ta không sẵn sàng công nhận một bông hoa dại nở cuối lối đi, những đôi giày xếp thành hàng ngũ trước cửa một gian phòng người lính, những con thú nhồi bông treo lơ lửng quanh một bộ váy cưới... cũng như không ai chịu coi cái chợ mình vẫn đi hằng ngày là một tác phẩm nghệ thuật. Mặc dù xét về mặt nào đó, cái chợ chính là một tác phẩm sắp đặt hoàn hảo, sinh động, với những hàng quán, những vật phẩm đầy mầu sắc, chịu ảnh hưởng của những ngẫu nhiên và những thay đổi bất thường trong cuộc sống hằng ngày. Hơn nữa, không ai đi chợ mà không phải tham gia vào không gian chợ, phải huy động nhiều giác quan, vừa để tránh né, vừa để tìm kiếm, như trong chợ. Ðường phố, về khía cạnh nào đó, cũng là một tác phẩm sắp đặt hoành tráng, luôn luôn đầy ắp sự tình cờ... Bàn tay của đời thường có thể, và chắc chắn, tạo nên được nhiều tác phẩm sắp đặt mà ai ai cũng là tác giả. Ðiều này có thể khiến chúng ta nghĩ rằng không cần đến nghệ thuật sắp đặt, sự thưởng ngoạn của chúng ta đối với cuộc đời không vì thế mà thiếu thốn.

Cách nghĩ này hiển nhiên là bất công với những nghệ sĩ NTSÐ. Họ là những người can đảm tìm kiếm một cách thức biểu đạt mới, dù biết là gian truân. Trong mấy năm qua, không mấy triển lãm NTSÐ được ca ngợi, mặc dù giải nhì Hội Mỹ thuật toàn quốc năm 2001 (không có giải nhất) trao cho tác phẩm Không gian thủy của Nguyễn Bảo Toàn như lời công nhận cho tác giả duy nhất cho đến nay được coi là thành công trong NTSÐ.

PHẠM THANH HÀ
(Nhân Dân)

Nguồn: http://www.netcenter-vn.net/data_html/membership/Songnho/20020306141349.NgthuatSapdat.htm
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Nên nhìn nhận tích cực đối với những nghệ sĩ tiên phong

Trên thế giới, nghệ thuật sắp đặt đã xuất hiện từ lâu và được thừa nhận là một trong số các loại hình nghệ thuật. Ở Việt Nam, tuy mới xuất hiện nhưng nó đã nhận nhiều ý kiến trái chiều, thậm chí có những ý kiến phê phán rất gay gắt.

From: Frances Mai
To: [email protected]
Sent: Saturday, October 11, 2003 10:30 PM
Subject: Trinh dien nghe thuat sap dat tai Viet Nam

Theo tôi, công chúng nên có cách nhìn nhận tích cực đối với giới nghệ sĩ, nhất là với những người theo Avant garde (những người tiên phong). Họ, trong chừng mực nào đấy, là những người dám tìm tòi để khẳng định mình, đồng thời còn rất dũng cảm khi họ ở một đất nước mang ảnh hưởng thời bao cấp luôn dị ứng với cái khác số đông.

Tuy nhiên, ở bất cứ lĩnh vực nào, nghệ sĩ chỉ thực sự có cống hiến cho công chúng khi họ thực sự có nền tảng văn hoá, nhạy cảm, tinh tế hơn người và có giáo dục. Điều này đòi hỏi ở môi trường phát hiện và giáo dục họ, sự công tâm và tài năng ở những người làm công tác định hướng và phê bình.

Rất mong trong tương lai chúng ta sẽ có những nghệ sĩ sắp đặt đích thực và các tác phẩm của họ thực sự có tác dụng trong việc định hướng cho công chúng hướng tới cái đẹp.

Nguồn: http://vnexpress.net/Vietnam/Van-hoa/Goc-nhin-ban-doc/2003/10/3B9CC401/
 
Chỉnh sửa lần cuối:
L'Espace và triển vọng phát triển văn hóa Pháp - Việt



Từ 6-14/9, Trung tâm Ngôn ngữ và Văn minh Pháp sẽ tiến hành lễ khai trương nhân dịp đổi tên và trụ sở mới tại 24 Tràng Tiền. Sau 12 năm tồn tại và phát triển, Trung tâm này sẽ hoạt động dưới cái tên hoàn toàn mới - L'Espace: Trung tâm Văn hóa Pháp. Mục tiêu của L'Espace là mang tới những dịch vụ phong phú có chất lượng và giới thiệu tới đông đảo công chúng sự đa dạng của hoạt động sáng tác đương đại ở Việt Nam và Pháp.

Sẽ có rất nhiều hoạt động đa dạng được tổ chức trong suốt 9 ngày diễn ra lễ khai mạc. Một tối dành chiếu phim hoạt hình, một buổi hoà nhạc điện tử tại vũ trường New Century với DJ người Pháp - Ari; một buổi biểu diễn âm nhạc trên phố Tràng Tiền với nhạc công Tony di Napoli và buổi biểu diễn đặc biệt bế mạc với ca sĩ Thanh Lam. Nhân dịp này, L'Espace sẽ khai trương một thư viện đa phương tiện với 23.000 đầu sách, hơn 800 đĩa nhạc, hơn 1300 băng video và DVD, 53 đầu báo và tạp chí (bức tranh toàn cảnh về báo chí Pháp, tạp chí chuyên ngành âm nhạc, hội hoạ, sân khấu, văn học), điạ chỉ web hữu ích với những tư liệu nghe nhìn kỹ thuật số.

Là kết quả của những ý tưởng được xây dựng trong suốt năm 2002, chương trình khai mạc sẽ thể hiện bản sắc của L'Espace với đặc trưng là được xây dựng trong môi trường văn hoá Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung. Để nhấn mạnh cam kết hỗ trợ các sáng tạo đương đại Việt Nam, Trung tâm đã đề nghị biên đạo múa Ea Sola xây dựng chương trình cho ngày khai trương. Bà đã chọn cách mời nhiều nghệ sĩ Việt Nam (nghệ thuật tạo hình, nhạc công, nghệ sĩ múa) để đề cao sự giao thoa giữa các bộ môn nghệ thuật (âm nhạc, múa, hội hoạ, văn chương, nghe nhìn, công nghệ mới, thời trang). Bà Ea Sola rất xúc động khi tham gia chương trình này: "Tôi cảm thấy rất vui mừng vì đã rất lâu rồi tôi mới lại được trở lại Việt Nam, nơi tôi có thể thể hiện được toàn bộ con người mình. Đây cũng là một cơ hội quý để tôi có thể dối diện, gặp gỡ với các bạn". Bà cũng không giấu giếm tham vọng thực hiện một chương trình thời trang "rất Việt Nam" với những nhà thiết kế Hà Nội cùng những dự án khá táo bạo trong lĩnh vực múa và nghệ thuật sắp đặt...

L'Espace sẽ hoạt động theo 3 hướng chính: ưu tiên các chương trình hợp tác và chương trình kiểu dự án trong mọi lĩnh vực; hỗ trợ các hoạt động sáng tạo đương đại bằng cách khuyến khích sự cách tân và tính sáng tạo; phát triển các cuộc tranh luận về ý tưởng quan niệm thông qua việc tổ chức các hội thảo và các diễn đàn thảo luận.

Nguồn: http://vnexpress.net/Vietnam/Van-hoa/Goc-nhin-ban-doc/2003/10/3B9CC401/
 
Thế nhưng, Nghệ Thuật Sắp Đặt cụ thể nó là gì (Khái niệm, hình thức...) ? Ai biết về cái này có thể chia sẻ với mọi người được không (em cũng không biết nên hỏi)? :x
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Nguyễn Khánh Linh đã viết:
Thế nhưng, Nghệ Thuật Sắp Đặt cụ thể nó là gì (Khái niệm, hình thức...) ? Ai biết về cái này có thể chia sẻ với mọi người được không (em cũng không biết nên hỏi)?
Có câu hỏi này cho Linh: trong 3 bài trên thì hình như chỉ nhắc đến Nghệ thuật sắp đặt và ảnh hưởng của nó trong các lĩnh vực nghệ thuật. Có một cái mà chắc nhiều bác cũng đã để ý thấy... khi vào một cửa hàng nào đó, việc bố trí, trưng bầy các phẩm vật cũng có ảnh hưởng vô cùng quan trọng tới tâm lý người mua hàng. Có lẽ vì vậy mà nhiều cửa hàng ngày nay thường có kế hoạch thay đổi lại cách xếp đặt các thương mại phẩm, các đồ trưng bày theo tuần, theo tháng hay theo các dịp đặc biệt nào đó. Việc xắp đặt này đòi hỏi phải có những người có óc thẩm mỹ, có khả năng bài trí (mà hình như ở nhiều nước thì đây cũng là 1 nghề)... tất cả để nhằm phục vụ 2 mục đích chính là vừa tiện dụng, vừa đạt yếu tố thẩm mỹ cho người mua hàng, người khán lãm v.v... Vậy những công việc như trên liệu có nằm trong cái gọi là "Nghệ thuật sắp đặt"???
 
Em trả lời là có:)

Nhưng với hai khái niệm trong tiếng Anh (có vẻ lại rõ nghĩa và dễ phân biệt hơn): ? Installation ? - ?Arrangenment ? Theo em hiểu sơ lược thì cái anh nói là Arrangenment - Nghệ thuật bài trí, trang trí - ứng dụng của Nghệ Thuật Sắp Đặt. Còn những cái "Nghệ Thuật Sắp Đặt" được nói ở trên em nghĩ là những cái có tính hình tượng, trừu tượng hơn, thậm chí nó còn kì cục, khác với quan niệm chuẩn mực thông thường nữa, thường là sẽ gây nên cảm giác choáng ngợp, ấn tượng... Mấy ý kiến thiển cận vậy để tiếp tục tìm hiểu (vì cũng chưa hiểu cái Nghệ Thuật Sắp Đặt - Installion nó là gì nữa).

Anh Cường đã xem cái trang về Arrangenment hôm qua em gửi cho anh chưa? Em chưa dịch, nó nói cái gì thế ạ?
 
Chỉnh sửa lần cuối:
>:-D< :) Linh yêu quý , hồi học cấp 3 chẳng biết gì về mày cả , càng ngày càng thấy mầy rất có tâm với Mĩ Thuật . Đợi chút khi nào thi xong tao sẽ posst lên vài cái chắc mày sẽ thấy thú vị ( cứ để mày 1 mình nói thấy kì quá :| . Dù sao tao cũng đang ở nơi tụ hội của nghệ thuật mà B-)
 
Georges2.jpg



Đây là 1 góc trong nhà hàng của Centre George Pompidou ( thư viện điện tử lớn nhất ở Paris và cũng là 1 thư viện có kiến trúc đặc biệt nhất , ở đây lúc nào cũng có 1 sảnh dành cho nghệ thuật xắp đặt )

m29_pompidou.jpg


pompidou.gif


Ảnh chụp từ 2 phía của Centre :)

cast7-m.jpg


p_pompidou.jpg


Ảnh chụp sảnh trưng bày

gfx_100.jpg


Một trong những cái đã từng đuợc triển lãm ở đây


( Hiện tại trong khoảng thời điểm này ở đấy đang có triển lãm về Kiến trúc không tiêu chuẩn ( dịch sang tiếng việt là thế ) . Khá thú vị , ấn tượng , nhưng sorry , chưa tìm được ảnh )

Tạm thế đã . Có gì bàn luận sau
 
Chụt :x :mrgreen: Vịt yêu quý, cám ơn mày đã trả lời tao :D Mày nói tao có tâm với Mỹ Thuật, e tao lại thấy tủi hổ không biết giấu mặt đi đâu bây giờ :mrgreen: cứ nhìn vào cái tay thô cứng của mình hẹ hẹ đau buồn ;)

Mấy cái ảnh mày tự chụp đấy à ;;) Post tiếp đi :* rồi cho tao vài cái khái niệm sơ lược cái :x Rảnh rảnh tao vào trả lời ;;) Tao không biết cái cuối cùng trắng trắng là nó trưng bày với ý đồ gì thế :mrgreen:

Trông cái avatar của mày hơi bị ... không đúng phong cách :mrgreen:
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Hehehe , mày lại chạm vào nỗi đau của tao , máy ảnh tao rơi xuống ngay cái vòi phun nước ở Pompidou hehehe , đấy chỉ là ảnh tao lấy trên mạng thôi .



thuy-dien.jpg



Bức này là của triển lãm đang điễn ra tại Hà Nội này
 
pompidou.jpg


Cái vòi phun nước ở Centre Pompidou yêu quý ( nơi cái máy ảnh của tao đã tắm táp đấy )

Mày thấy đấy , cái vòi phun nước này rất đặc biệt , 1 sản phẩm của nghệ thuật sắp đặt . Cái duy nhất mà tao thích của người Pháp đấy là tư duy về Mĩ thuật ( đặc biệt là kiến trúc , mĩ thuật trẻ ) không đi theo lối mòn , tư duy rất phóng khoáng , tự nhiên và không bị gò bó _ cái đầu trẻ của 1 nền Mĩ Thuật già , luôn luôn có sự phá cách và đột phá .
 
:> Triển lãm đang diễn ra tại Hà Nội là triễn lãm gì, ở đâu thế mày? đã hết chưa nhỉ để tao đi xem :x

Trông mấy cái ở vòi phun nước bắt mắt lắm :x

P/S: Hôm nay vừa nghe sư cụ :mrgreen: nói về một cái bảo tàng tên là Gnimet, mày đi chưa nhỉ? nghe sư cụ nói Trung Quốc được 1,5 tầng, Triều Tiên được 1 tầng, Campuchia được 2 phòng, Việt Nam được...1 phòng :> (Tao thắc mắc, 2 tầng dưới cùng-tầng chìm ấy, hị, tầng hầm :D - nó để cái gì thế nhỉ? ). Khi nào đi cho em xin mấy cái ảnh cái Vịt yêu :mrgreen:
 
Cái này chẳng liên quan gì đến Nghệ Thuật sắp đặt cả , chỉ làm theo yêu cầu nhé ;)


Chắc mày muốn nói đến Musée Guimet bảo tàng về nghệ thuật Châu Á _ Musée national des Arts asiatiques-Guimet - RMN. Chỗ này thì tao biết . Trong đấy có khá nhiều mẫu cổ vật trưng bày về điêu khắc . ( Nếu VN có 1 phòng thì chứng tỏ cổ vật của VN chảy sang đây ko nhiều mà ...... chảy đi các chỗ khác hic hic . Không biết nên vui hay buồn đây và ĐÁNG BUỒN LÀ NGƯỜI TA NHẬN XÉT " VIỆT NAM , CÔNG TÁC BẢO TỒN VĂN HÓA KÉM " )


Có mấy cái hình về cái bảo tàng đấy đây

P16MuGuimetGau.jpg


bijyutukann-guimet.jpg


Bên trong

museu_asiatiques.jpg


Bên ngoài

Vài cái được trưng bày

MG-B03.jpg


Cho thêm cái này cho nó máu dù chẳng liên quan gì đến nghệ thuật sắp đặp hết

musee_guimet_momie.jpg


Trong đấy cũng có 1 cái trống đồng Đông Sơn nhà chúng ta được coi là tài sản của cái bảo tàng này đấy và cái phòng trưng bày của Việt Nam mà mày bảo thuộc khu trưng bày Đông nam Á , cùng Campuchia chìa răng vổ :D , ở đấy có các nền văn hóa Chămpa , Shinva , ...... . Ngoài ra còn có 1 khu về nền văn minh Himalaya , Ấn Độ , Nhật bản , Hàn Quốc , Trung Quốc và Pakistan_Afghanistan ..... có 1 thư viện cực lớn ( tất nhiên về châu Á ) ; ở đấy còn dạy về nghẹ thuật Bonsai nữa , có cả Bonsai Việt Nam :)

Sao tao yêu thế 2 từ Việt Nam , dù nó chẳng hoàn hảo 0:)
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Nghệ thuật sắp đặt, theo ý kiến của tớ , đã xuất hiện từ lâu lắm rồi , chỉ đến bây h người ta mới định hình và đặt tên rõ ràng cho nó thôi. Nó hiển hiện rất rõ trong cuộc sống xung quanh ta. Lấy ví dụ như cách bố trí của bàn thờ từ xa xưa chẳng hạn. Cũng là nghe thuật sắp đặt đó thôi. Tạo được một bố cục, vừa đẹp, vừa trang nghiêm và mang tính tâm linh. Theo thời gian ,khi đã được định hình rõ là một bộ môn nghệ thuật thì khi đó NTSD phát triển theo nhiều trường phái, đa dạng va muôn hình muôn vẻ hơn. Cuộc sống quanh ta cũng có rất nhiều thứ dính dáng đến lý thuyết NTSD, từ cách bố trí các khối nhà trong kiến trúc ,đến cách bố trí các đồ vât trong thiết kế nội thất, cách bày các món ăn trong một bữa ăn v.v... nhiều lắm .Tất cả đều có hoặc ít dính dáng đến lý thuyết cua NTSD. Có khi bạn Chi ,bạn Linh đi xỏ khuyên tai , khuyên mũi, khuyên linh tinh, cũng phải đắn đo xem sắp đặt "bọn nó " sao cho hợp và đẹp nhất,dính đến NTSD đấy thôi.Nhở :)
 
Chỉnh sửa lần cuối:
em Không hiểu lắm về nghệ thuật xếp đặt

nhưng nó là môn nghệ thuật cần cho cuộc sống mà bất cứ ai cũng rất quan tâm và chăm chút(dù không gọi hẳn nó là nghệ thuật)

vì vậy mong các anh chị nói thêm nữa nhé
nhất là cách bài trí, phối hợp chất liệu đường nét màu sắc.......

chẳng biết gì mấy, góp mấy lời cho có phong trào vậy
 
Em cũng có nghe đến nghệ thuật sắp đặt ,hay trường phái sắp đặt gì đó ,mà không hiểu nó là cái gì .Mọi người giải thích rõ hơn cho em với ạ
 
Back
Bên trên