nghề khóc thuê

Nguyễn Lê Hoa
(februar_222)

New Member
Vui buồn nghề khóc thuê

Kèn trống vừa chấm dứt, anh T. nước mắt lưng tròng, phủ phục bên quan tài, “mở màn” với những lời kể lể bi ai và những tiếng nấc nghẹn ngào, nức nở. Ở cuối áo quan, hai cô “khóc sỉ” trong nhóm nước mắt cũng lưng tròng, than vãn, tiếc thương... cha chồng. Cứ từng lượt 2-3 người thay phiên nhau khóc.

Những câu nói thống thiết: “Đừng bỏ con ba ơi!...”, “Ngàn năm vĩnh biệt ba ơi! Biết bao giờ tụi con được nhìn thấy ba nữa..., ba ơi...”. Càng về khuya, tiếng khóc càng thêm não nuột trong đêm vắng ở ngoại thành, nhiều người ngồi gần quan tài cũng sụt sùi rơi nước mắt.

Thế những ít ai biết rằng mấy người đang tiếc thương chỉ là dân khóc thuê. Còn hai ông con trai của người quá cố vừa nâng ly, vừa nói cười, vừa bình về chuyện đất đai với những vị khách loại sang, ở bên hông nhà. Trước đó, gia chủ đã thoả thuận với đám khóc thuê rằng:

Theo những “khóc sĩ” cho biết, nếu như trước kia, đây chỉ là nghề phụ của một số người có năng khiếu... khóc trong các ban nhạc lễ đám ma thì bây giờ, nghề này cũng cần phải chuyên môn hoá. Chỉ riêng ở Hóc Môn, quận 12, Củ Chi, đã có trên 20 nhóm khóc mướn, mỗi nhóm có 4-6 người, hoạt động khắp thanh phố và đi “sô” luôn các tỉnh.

B.N, làm nghề khóc mướn chuyên nghiệp đã hơn 8 năm nay, được xem là một nữ “khóc sĩ” có tài làm xiêu lòng nhiều người ở miệt Bà Điểm, Hóc Môn. Hầu như không ngày nào là cô không có “sô”. Mỗi suất khóc trong khoảng 10-15 phút, N. được trả 50.000 đồng. Nhiều khi “trúng sô”, một đêm cô kiếm được 400.000-500.000 đồng là chuyện bình thường.

N. kể, ban đầu, cô chỉ định làm một thời gian rồi chuyển nghề nhưng không ngờ lại thành “nghiệp” luôn. Cô có tiếng khóc nỉ non nhưng không quá bi ai vì: “Ai cũng buồn khi người thân mất, mình phải khóc sao cho thể hiện sự tiếc thương nhưng đừng quá sầu thảm mà làm họ quên đi cuộc sống thực tại...”. N. không học theo từng “bài” giống nhiều người mà chỉ nắm cái sườn chính, tùy theo tình huống mà “ứng phó”.

Nói về chuyện vui buồn trong nghề, N. tâm sự: “Nói thật với anh, kể ra thì lại phản nghề. Bây giờ, càng giàu, người ta càng ít ai quan tâm đến cha mẹ khi còn sống, nhưng lúc chết lại thi nhau mướn khóc hộ... Họ chỉ việc tung tiền và xem tụi em như là một công cụ để chứng tỏ sự hiếu nghĩa của họ với người xung quanh. Biết vậy nhưng mình nghèo, đi bán nước mắt cá sấu, bán cái cảm xúc giả còn đỡ nhục hơn bán thân”.

Thật ra, khóc mướn không phải là chuyện lạ, nhưng công việc này lại đang trở thành một nghề thời thượng hẳn hoi và có cả “lò” dạy khóc. Căn phòng khách rộng khoảng 20 m2 tại tư gia của thầy Đ.A Hạnh, Thông Tây, Gò Vấp được “cải tạo” thành “giảng đường” với một loạt ghế đẩu xếp phía dưới. Cuối góc phòng là bục giảng với một số dụng cụ trợ giảng như đờn nhị, đờn cò, trống...

Cả thảy có 18 học viên, có cả nam lẫn nữ và đều ở lứa tuổi khoảng chừng 20-30. Ngoài thầy A. là “giảng viên” chính còn có một phụ giảng là anh T..

Học phí trọn khóa là 600.000 đồng, kéo dài trong vòng 3 tháng, mỗi tuần 3 buổi. Các môn học gồm: Nghệ thuật tạo ra nước mắt, 10 điều cấm kỵ của nghề khóc mướn, 12 kiểu khóc thông dụng, khóc ở các đám ma gia đình Bắc - Trung - Nam có gì khác nhau... và 2 buổi đi thực tập theo nhóm của anh T.

Theo lời thầy A., nếu học viên “tốt nghiệp” xuất sắc sẽ được thầy “giới thiệu việc làm” tại một số nhóm khóc mướn trong và ngoài thành phố.


theo www.Vnexpress.net
 
Chỉnh sửa lần cuối:
nguyễn lê hoa đã viết:
Vui buồn nghề khóc thuê

Nói về chuyện vui buồn trong nghề, N. tâm sự: “Nói thật với anh, kể ra thì lại phản nghề. Bây giờ, càng giàu, người ta càng ít ai quan tâm đến cha mẹ khi còn sống, nhưng lúc chết lại thi nhau mướn khóc hộ... Họ chỉ việc tung tiền và xem tụi em như là một công cụ để chứng tỏ sự hiếu nghĩa của họ với người xung quanh. Biết vậy nhưng mình nghèo, đi bán nước mắt cá sấu, bán cái cảm xúc giả còn đỡ nhục hơn bán thân”.

Cái này quá là đúng. Từ quan điểm người mua dịch vụ, đây là một việc k đáng được hoan nghênh, nhưng xét từ quan điểm người bán dịch vụ, nghề này hoàn toàn lương thiện.
 
Thật sự thì nghề này hoàn toàn chẳng có gì là xấu xa nhưng mà có điều đáng buồn là tại sao lại xuất hiện cái nghề này ? Tất nhiên là do quy luật cung cầu, tuy nhiên không hiểu người ta nghĩ gì, bộc lộ tình cảm kiểu gì khi phải thuê người khác để mà khóc thương người thân thay cho chính mình ? Như thế có phải là quá sức giả dối không ?
 
Riêng tớ cảm thấy nghề này la một minh chứng cho sự " cổ hủ " trong xa hội Việt nam, sự nhận thức rằng phải khóc thật to, thật thảm thiết mới là thương cha mẹ, hay những người con muốn làm cho cha mẹ một đám ma thật " linh đình" vì vậy mới thuê người để khóc cho bố mẹ và để họ không xấu mặt với mọi người.
Suy cho cùng thì nghề này nảy sinh là do quan niệm sai trái của toàn xã hội mà thôi, không thể đổ tội riêng cho một số người, dù là người thuê hay là người làm.
Nhưng nghề này thì không thể coi la một nghề lương thiện được, nó gíống như một sự lừa đảo, đối với những người xung quanh cũng như đối với người đã khất.
Nếu những người này bị cấm thì người muốn thuê cũng đâu được. =====> nên cấm !
Sự lưu hành của nghề này thể hiện sự suy đồi trong văn hóa, không hiểu tại sao không bị cấm nhỉ ??????????? :-/
 
Theo anh, ngay ca o tu cach ke ban dich vu thi day cung la 1 chuyen 0 the chap nhan duoc. Di tu dam ma nay toi dam ma khac, goi het nguoi nay toi nguoi khac la cha me ong ba anh chi em nha minh, xin loi, anh thay nhu vay la vo van hoa, vo dao duc.

Co dieu nuoc minh con ngheo qua, nghe loi giai thich cua nguoi di khoc muon thi biet, du sao ban nuoc mat con do nhuc hon di ban than.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Ngo Nguyen Duy đã viết:
Co dieu nuoc minh con ngheo qua, nghe loi giai thich cua nguoi di khoc muon thi biet, du sao ban nuoc mat con do nhuc hon di ban than.


Hoàn toàn đồng ý với anh Duy, nhưng ý em nói nó lương thiện là ở chỗ này, chứ em k nói là nghề này có đạo đức, có văn hóa hay k. Thời nào cũng thế, có cung thì ắt có cầu, mà cầu trong chuyện này k ảnh hưởng xấu đến ai, không vi phạm pháp luật. Có chăng chỉ vi phạm thuần phong mỹ tục. Muốn giải quyết được vấn đề phải giải quyết tận gốc,tức là xóa bỏ quan niệm rằng, như Lê Hoa nói, cứ phải đám ma linh đình, gào khóc thật to, thật thảm thiết mới là thương cha thương mẹ. Họ không biết rằng khi nỗi đau quá lớn thì nước mắt lặn vào trong, chứ không bong ra thành nụ cười. Nhiều người lúc cha mẹ còn sống k lo chăm sóc phụng dưỡng, đến khi cha mẹ chết rồi mới cần ma chay đình đám, giỗ chạp linh đình, xây mộ to bằng cả nửa ngôi nhà để khoe với bàn dân thiên hạ mình là con có hiếu.

Nếu cấm, khi mà cầu vẫn tồn tại, cứ cho là họ không thuê người dưng, thì họ quay sang thuê hàng xóm, họ hàng (những người bắn đại bác 5000 lần k tới, có khi cả đời chưa biết mặt nhau)... Ai cấm họ khóc người chết? Suy cho cùng, những người làm nghề này cũng chẳng sung sướng gì khi cứ phải gào khóc gọi những người không quen biết là cha mẹ, họ hàng, chỉ có điều vì miếng cơm manh áo, đói quá đầu gối phải bò, hơn chán là họ phải bán thân hay đi buôn lậu, buôn tiền giả, cướp của giết người để có miếng ăn.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Hồi cấp 3 học văn Vũ Trọng Phụng đã thấy xuất hiện hiện tượng tổ chức đám ma thật to,thật linh đình mà thiếu đi cái tối thiểu là sự đau xót!Trong các đám ma tương tự như vậy,tiếng khóc bao h cũng thấy rất to và các lời khóc thì được thay đổi rất nhiều,rất đa dạng nhằm chứng tỏ sự hiếu thảo của những đứa
con,đứa cháu!Mà kể cũng thấy giỏi cho người khóc thuê
 
Em thấy có trách thì trách người nào thuê người khóc thuê cho bố mẹ họ hàng mình í, chứ người ta khóc thuê thì có tội lỗi gì đâu nhỉ?
Em chỉ nghe nói là có nghề này thôi chứ em chưa được chứng kiến bao giờ.
Nhưng dù gì nghề này vẫn tử tế hơn là đi chửi thuê!
 
Thật ra theo ý kiến của em thì nghề này chỉ khác về bề ngoài, công việc, còn về cơ bản nó thuộc loại những nghề mà nhìn chung là không hợp thuần phong mĩ tục, đạo đức, pháp luật, người ta rất ngại và cảm thấy chướng tai gai mắt khi nhắc đến chúng. Ở đây là thảo luận nghiêm túc nên em xin phép được nêu ra, chẳng hạn như "nghề" thanh lâu, rồi những người dân tộc làm thuê, tiếp tay cho bọn buôn lậu. Chúng ta có thể thấy rõ những người làm những nghề này họ có những hoàn cảnh rất éo le, họ luôn cảm thấy xấu hổ, nhiều khi nhục nhã, sợ tiếng nói dư luận. Họ vừa đáng thương vừa đáng trách, nhưng mỗi người thì thương họ nhiều hơn hay trách họ nhiều hơn. Điều này tùy thuộc mỗi người có quan điểm khác nhau. Nhưng có một điều mà không ai không nhìn nhận thấy và đồng tình là những người đi thuê họ là đáng trách, không chỉ đáng trách mà đáng lên án. Tất nhiên hành động của những người này còn phụ thuộc quan niệm của xã hội, nhưng hiển nhiên dù những người đó hành động như thế nào, cái mục đích của họ vẫn khiến chúng ta không thể chấp nhận. Xin được lấy ví dụ ngay trên kia, thời Vũ Trọng Phụng thì khi cha mẹ mất, con có hiếu phải tổ chức đám ma to, tất yếu nảy sinh chuyện gia đình ông cố Hồng kéo một đám ma cả thành phố biết để phô bày cái "hiếu" của họ, nhưng không ai lại không nhận ra thực chất là thế nào. Có cung thì có cầu, ai trách được những người được thuê trong đám ma ấy như người thổi kèn, người làm quan tài, người khiên, v.v... hay cả anh Min Đơ và Min Toa [tất nhiên em không nói đến chuyện Vũ Trọng Phụng lôi họ ra là vì mục đích châm biếm lính dưới quyền Pháp]. Đấy là miếng cơm manh áo của họ, nghề của họ mà vì tồn tại lâu nên không ai nói gì. Trở lại hiện nay khi quan niệm lại ngả về khóc to thì tất những kẻ không có hiếu phải lấy cái khóc to che đi cái bất hiếu bên trong. Cũng thế, chuyện nghề khóc thuê xuất hiện phải là đương nhiên. Nếu xét trên mặt nào đó, thì nghề này cũng giống những người thổi kèn đưa đám, vì họ cùng thực hiện nhiệm vụ nêu rõ nỗi bi ai của tang gia. Nếu trách những người khóc thuê, thì những người thổi kèn cho đám ma một bậc phụ thân của một đứa con bất hiếu cũng phải trách, vì họ đều thỏa hiệp với một hành động trái đạo đức. Thành ra bàn về những nghề kiểu này rất nhạy cảm và rất khó phân định rạch ròi. Nói thế không có nghĩa chúng ta cứ để tình trạng đó tiếp diễn. Điều này muốn thực hiện phải diệt tận gốc là phía cầu kia. Không có cầu tất không có cung. Nhưng xem ra việc triệt tận gốc những cái cầu như thế quá khó!
 
Back
Bên trên