Lưu Đức Hiệp
(luuduchiep)
New Member
Trịnh Hữu Châu và hành trình chinh phục không gian
Trịnh Hữu Châu (ảnh bên) là người Mỹ gốc Việt từng có mặt trong phi hành đoàn của tàu con thoi Columbia STS 50 bay lên quỹ đạo trái đất với thời gian kỷ lục 14 ngày vào tháng 6-1992. Hiện anh là Giám đốc bộ phận khoa học tự nhiên tại Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ - NASA và có 40 công trình khoa học được công bố.
Lịch sử chinh phục không gian chắc chắn sẽ không thể thiếu cái tên Trịnh Hữu Châu (Eugene Trịnh). Điểm son trong sự nghiệp nghiên cứu khoa học của khoa học gia gốc Việt này chính là sự kiện anh cùng với tàu con thoi Columbia STS 50 của Mỹ bay lên quỹ đạo trái đất. Phi hành đoàn của anh tiến hành các thí nghiệm về động lực của chất lỏng, kỹ thuật điều khiển chất lỏng trong điều kiện không bình chứa ở trên quỹ đạo trong thời gian kỷ lục 14 ngày (từ cuối tháng 6 đến đầu tháng 7 -1992). Sau chuyến bay thành công đó, báo Mỹ đồng loạt đưa tên anh lên đầu trang nhất, hàng chục viện nghiên cứu và trường học ở Mỹ mời anh đến thuyết trình...
Eugene Trịnh sinh tại Sài Gòn (14-9-1950), lên hai tuổi đã cùng gia đình sang cư trú ở Pháp. Học hết trung học, anh chuyển sang Mỹ, cư trú tại thành phố Culver, California. Anh nhận bằng cử nhân khoa học ngành cơ học và vật lý ứng dụng tại Đại học Tổng hợp Columbia năm 1972, rồi trở thành giảng viên vật lý sau khi bảo vệ thành công luận án thạc sĩ và tiến sĩ vật lý ứng dụng tại Đại học Tổng hợp Yale danh tiếng. Năm 1979, một vinh dự lớn đã đến với Trịnh Hữu Châu; anh được mời vào làm việc tại phòng thí nghiệm sức đẩy phản lực của Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ- NASA. Nghiên cứu lên bậc sau tiến sĩ, anh được cất nhắc tham gia khóa tập huấn chuyên gia nghiên cứu cho phòng thí nghiệm không gian, chuyên viên dự khuyết cho vị tiến sĩ nổi tiếng Taylor Wang trong các chuyến bay lên quỹ đạo. Theo nguyên tắc, chuyên viên dự khuyết sẽ được tham dự cùng phi hành đoàn bay vào quỹ đạo trong trường hợp ông tiến sĩ Taylor Wang không thể đi được. Thời gian đầu, Trịnh Hữu Châu làm nhiệm vụ trực trạm kiểm soát không gian tại Trung tâm Không gian Johnson ở Houston, giữ liên lạc với Tiến sĩ Wang. Trong trường hợp xảy ra sự cố (thường liên quan đến các modul động lực), anh sẽ đưa ra những hướng dẫn khắc phục. Vài năm sau, anh được bổ nhiệm làm trưởng nhóm kỹ thuật, chuyên nghiên cứu về chất lỏng và động lực lỏng.
Tháng 9 năm 1990, NASA chính thức xếp Trịnh Hữu Châu vào danh sách bổ sung cho chức vụ chuyên gia nghiên cứu phản lực tại phòng thí nghiệm vi trọng lực trên phi thuyền con thoi Mỹ. Sau hai năm chuẩn bị, trải qua các khóa huấn luyện phi hành gia, Trịnh Hữu Châu đã chính thức cùng tàu con thoi mang mã số STS 50 bay lên quỹ đạo trái đất. Phi hành đoàn cùng lúc tiến hành ba thí nghiệm trong khoang vật lý và sức đẩy phản lực trong 14 ngày, một kỷ lục về thời gian ở trong không gian.
Hiện nay, Trịnh Hữu Châu là Giám đốc bộ phận khoa học tự nhiên tại tổng hành dinh của NASA. Bên cạnh những hoạt động nghiên cứu tại NASA, anh còn là giáo sư trợ giảng ngành cơ học tại Đại học Nam California ở Los Angeles. Hoạt động nghiên cứu của anh mở rộng trên các lĩnh vực vật lý truyền âm, động lực chất lỏng, vật liệu học, hệ thống chân không. Từ năm 1972 đến 1979, anh đã thực nghiệm và khảo cứu vật lý về chất “Plasma”, nhiệt động học và vật lý âm hưởng học. Anh đã thu thập được rất nhiều kiến thức cũng như kinh nghiệm về những hệ thống chân không, sự thoát những chất khí và dụng cụ đo quang phổ, sự chuyển động của âm thanh tại những tầng số cao độ, chuyển động của âm thanh và sự tác động qua lại của âm thanh với những chất liệu thuộc sinh vật học và tế bào sống.
Nghiên cứu vật lý truyền âm, áp suất truyền bức xạ đã được ứng dụng vào các đề tài điều tra bề mặt trái đất và sự biến đổi thuộc tính của chất lỏng trong điều kiện không trọng lực. Kỹ thuật tần số thấp cũng được anh giới thiệu và ứng dụng cho các chức năng liên kết thu thập dữ liệu quang học trong các thí nghiệm rơi ở trọng lực thấp. Anh là người phát minh ra thiết bị xác định vị trí của các giọt nhỏ trong gas và bong bóng ở trong chất lỏng được thiết kế và vận hành trong điều kiện thiếu trọng lực và các công cụ đo lường vi trọng lực đặt trong máy bay phản lực KC-135 của NASA. Phát triển công nghệ sóng âm trong điều kiện nhiệt độ cao, anh tiến hành các phép đo cường độ âm thanh, phân tích các dữ liệu hình ảnh tự động hóa thu được trong không gian. Hầu hết nghiên cứu của anh đều ứng dụng vào phát triển những kỹ thuật điều khiển chất lỏng không bình chứa cho phòng thí nghiệm và trạm không gian.
Tính đến nay, Trịnh Hữu Châu đã có 40 công trình khoa học được công bố trên các tạp chí khoa học lớn của Mỹ và châu Âu: Tạp chí Cơ học chất lỏng, Tạp chí Sóng âm học, Tạp chí Nghiên cứu khoa học ứng dụng, Tạp chí Truyền dẫn nhiệt, Tạp chí Vật lý chất lỏng, Tạp chí Vật lý châu Âu ứng dụng... Anh còn là thành viên của các hiệp hội nghiên cứu không gian như Tổ chức Nghiên cứu Sigma Xi, Hội Cơ học Mỹ, Hội Vật lý Mỹ, Viện Hàng không và vũ trụ Mỹ, Hiệp hội Khám phá không gian. Anh được mời tham dự hàng chục cuộc hội thảo và giảng dạy tại các trường đại học trung học cơ sở trên toàn nước Mỹ. Với những đóng góp cho lịch sử chinh phục vũ trụ, NASA đã trao tặng Trịnh Hữu Châu Huy chương Phi hành gia, Huy chương Thành tựu khoa học đặc biệt, và bốn bằng phát minh cùng với các đồng nghiệp (Taylor Wang, D. Ellerman và A. Croonquist). Từ năm 1985 cho tới nay, anh đã nhận được bảy giải thưởng công nghệ của NASA.
Với cộng đồng người Việt Nam ở hải ngoại, mỗi câu chuyện về Trịnh Hữu Châu đều trở thành giai thoại! Trong một buổi thuyết trình, có người hỏi anh: "Trên quỹ đạo trái đất, anh nhìn thấy gì?". Anh xòe ra một seri ảnh anh chụp được từ trên quỹ đạo: "Đó là Việt Nam? Tôi đã nhìn thấy quê hương tôi. Nó mới hiền hòa làm sao!"
HƯNG BÌNH
(Báo Đại đoàn kết)
Nguồn :
http://www.nhandan.org.vn/vietnamese/khoagiao/200603/khoahoc_trinhhuuchau.htm
Trịnh Hữu Châu (ảnh bên) là người Mỹ gốc Việt từng có mặt trong phi hành đoàn của tàu con thoi Columbia STS 50 bay lên quỹ đạo trái đất với thời gian kỷ lục 14 ngày vào tháng 6-1992. Hiện anh là Giám đốc bộ phận khoa học tự nhiên tại Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ - NASA và có 40 công trình khoa học được công bố.
Lịch sử chinh phục không gian chắc chắn sẽ không thể thiếu cái tên Trịnh Hữu Châu (Eugene Trịnh). Điểm son trong sự nghiệp nghiên cứu khoa học của khoa học gia gốc Việt này chính là sự kiện anh cùng với tàu con thoi Columbia STS 50 của Mỹ bay lên quỹ đạo trái đất. Phi hành đoàn của anh tiến hành các thí nghiệm về động lực của chất lỏng, kỹ thuật điều khiển chất lỏng trong điều kiện không bình chứa ở trên quỹ đạo trong thời gian kỷ lục 14 ngày (từ cuối tháng 6 đến đầu tháng 7 -1992). Sau chuyến bay thành công đó, báo Mỹ đồng loạt đưa tên anh lên đầu trang nhất, hàng chục viện nghiên cứu và trường học ở Mỹ mời anh đến thuyết trình...
Eugene Trịnh sinh tại Sài Gòn (14-9-1950), lên hai tuổi đã cùng gia đình sang cư trú ở Pháp. Học hết trung học, anh chuyển sang Mỹ, cư trú tại thành phố Culver, California. Anh nhận bằng cử nhân khoa học ngành cơ học và vật lý ứng dụng tại Đại học Tổng hợp Columbia năm 1972, rồi trở thành giảng viên vật lý sau khi bảo vệ thành công luận án thạc sĩ và tiến sĩ vật lý ứng dụng tại Đại học Tổng hợp Yale danh tiếng. Năm 1979, một vinh dự lớn đã đến với Trịnh Hữu Châu; anh được mời vào làm việc tại phòng thí nghiệm sức đẩy phản lực của Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ- NASA. Nghiên cứu lên bậc sau tiến sĩ, anh được cất nhắc tham gia khóa tập huấn chuyên gia nghiên cứu cho phòng thí nghiệm không gian, chuyên viên dự khuyết cho vị tiến sĩ nổi tiếng Taylor Wang trong các chuyến bay lên quỹ đạo. Theo nguyên tắc, chuyên viên dự khuyết sẽ được tham dự cùng phi hành đoàn bay vào quỹ đạo trong trường hợp ông tiến sĩ Taylor Wang không thể đi được. Thời gian đầu, Trịnh Hữu Châu làm nhiệm vụ trực trạm kiểm soát không gian tại Trung tâm Không gian Johnson ở Houston, giữ liên lạc với Tiến sĩ Wang. Trong trường hợp xảy ra sự cố (thường liên quan đến các modul động lực), anh sẽ đưa ra những hướng dẫn khắc phục. Vài năm sau, anh được bổ nhiệm làm trưởng nhóm kỹ thuật, chuyên nghiên cứu về chất lỏng và động lực lỏng.
Tháng 9 năm 1990, NASA chính thức xếp Trịnh Hữu Châu vào danh sách bổ sung cho chức vụ chuyên gia nghiên cứu phản lực tại phòng thí nghiệm vi trọng lực trên phi thuyền con thoi Mỹ. Sau hai năm chuẩn bị, trải qua các khóa huấn luyện phi hành gia, Trịnh Hữu Châu đã chính thức cùng tàu con thoi mang mã số STS 50 bay lên quỹ đạo trái đất. Phi hành đoàn cùng lúc tiến hành ba thí nghiệm trong khoang vật lý và sức đẩy phản lực trong 14 ngày, một kỷ lục về thời gian ở trong không gian.
Hiện nay, Trịnh Hữu Châu là Giám đốc bộ phận khoa học tự nhiên tại tổng hành dinh của NASA. Bên cạnh những hoạt động nghiên cứu tại NASA, anh còn là giáo sư trợ giảng ngành cơ học tại Đại học Nam California ở Los Angeles. Hoạt động nghiên cứu của anh mở rộng trên các lĩnh vực vật lý truyền âm, động lực chất lỏng, vật liệu học, hệ thống chân không. Từ năm 1972 đến 1979, anh đã thực nghiệm và khảo cứu vật lý về chất “Plasma”, nhiệt động học và vật lý âm hưởng học. Anh đã thu thập được rất nhiều kiến thức cũng như kinh nghiệm về những hệ thống chân không, sự thoát những chất khí và dụng cụ đo quang phổ, sự chuyển động của âm thanh tại những tầng số cao độ, chuyển động của âm thanh và sự tác động qua lại của âm thanh với những chất liệu thuộc sinh vật học và tế bào sống.
Nghiên cứu vật lý truyền âm, áp suất truyền bức xạ đã được ứng dụng vào các đề tài điều tra bề mặt trái đất và sự biến đổi thuộc tính của chất lỏng trong điều kiện không trọng lực. Kỹ thuật tần số thấp cũng được anh giới thiệu và ứng dụng cho các chức năng liên kết thu thập dữ liệu quang học trong các thí nghiệm rơi ở trọng lực thấp. Anh là người phát minh ra thiết bị xác định vị trí của các giọt nhỏ trong gas và bong bóng ở trong chất lỏng được thiết kế và vận hành trong điều kiện thiếu trọng lực và các công cụ đo lường vi trọng lực đặt trong máy bay phản lực KC-135 của NASA. Phát triển công nghệ sóng âm trong điều kiện nhiệt độ cao, anh tiến hành các phép đo cường độ âm thanh, phân tích các dữ liệu hình ảnh tự động hóa thu được trong không gian. Hầu hết nghiên cứu của anh đều ứng dụng vào phát triển những kỹ thuật điều khiển chất lỏng không bình chứa cho phòng thí nghiệm và trạm không gian.
Tính đến nay, Trịnh Hữu Châu đã có 40 công trình khoa học được công bố trên các tạp chí khoa học lớn của Mỹ và châu Âu: Tạp chí Cơ học chất lỏng, Tạp chí Sóng âm học, Tạp chí Nghiên cứu khoa học ứng dụng, Tạp chí Truyền dẫn nhiệt, Tạp chí Vật lý chất lỏng, Tạp chí Vật lý châu Âu ứng dụng... Anh còn là thành viên của các hiệp hội nghiên cứu không gian như Tổ chức Nghiên cứu Sigma Xi, Hội Cơ học Mỹ, Hội Vật lý Mỹ, Viện Hàng không và vũ trụ Mỹ, Hiệp hội Khám phá không gian. Anh được mời tham dự hàng chục cuộc hội thảo và giảng dạy tại các trường đại học trung học cơ sở trên toàn nước Mỹ. Với những đóng góp cho lịch sử chinh phục vũ trụ, NASA đã trao tặng Trịnh Hữu Châu Huy chương Phi hành gia, Huy chương Thành tựu khoa học đặc biệt, và bốn bằng phát minh cùng với các đồng nghiệp (Taylor Wang, D. Ellerman và A. Croonquist). Từ năm 1985 cho tới nay, anh đã nhận được bảy giải thưởng công nghệ của NASA.
Với cộng đồng người Việt Nam ở hải ngoại, mỗi câu chuyện về Trịnh Hữu Châu đều trở thành giai thoại! Trong một buổi thuyết trình, có người hỏi anh: "Trên quỹ đạo trái đất, anh nhìn thấy gì?". Anh xòe ra một seri ảnh anh chụp được từ trên quỹ đạo: "Đó là Việt Nam? Tôi đã nhìn thấy quê hương tôi. Nó mới hiền hòa làm sao!"
HƯNG BÌNH
(Báo Đại đoàn kết)
Nguồn :
http://www.nhandan.org.vn/vietnamese/khoagiao/200603/khoahoc_trinhhuuchau.htm