Người thổi hồn cho Đất

Nguyễn Khánh Linh
(NguyenKhanhLinh)

Thành viên danh dự
Francois Jarlov - người mang tinh thần mới đến cho gốm RaKu hiện đại - luôn sẵn sàng chia sẻ tất cả bí quyết nhà nghề của mình: "Càng cho nhiều, cho một cách tự nguyện và sung sướng, tâm hồn bạn sẽ càng giàu có hơn"


Câu chuyện của tôi với Việt Nam bắt đầu vào năm 1998. Tình cờ tôi gặp những người phụ trách của Trung tâm Ngôn ngữ và Văn minh Pháp (Alliance Francais de Ha Noi). Họ rất quan tâm đến các dự án giao lưu văn hóa Việt - Pháp. Cùng trong chuyến đi này, tôi phát hiện ra rằng gốm Việt Nam vẫn có một cuộc sống sôi động nhoè vào truyền thống của nó, và những sáng tác gốm đương đại dường như dựa chủ yếu vào việc sao chép lại những mẫu đã được sáng tác trong những năm 1950, 1960. Hơn 30 năm chiến tranh, quá trình đóng cửa đất nước, thiếu giao lưu với thế giới gốm bên ngoài đã làm cản trở ít nhiều sự sáng tạo của các nghệ sỹ Việt Nam.

Tôi bắt đầu học làm gốm từ năm 1978. Với tôi, sáng tạo ra những tác phẩm gốm có một công dụng nào đấy thực sự là một cách học tốt. Phải trau chuốt từng động tác, nung thật nhiều, học cách thuần hóa lửa. Để phát hiện ra kỹ thuật làm gốm RaKu hiện đại, tôi đã phải mất 10 năm tìm hiểu: cách làm cát-kết, sành, sứ... Khả năng tạo hình của kỹ thuật này thực sự là một lời mời hấp dẫn đối với các nghệ sỹ. Sau nhiều lần dựng lò, hàng trăm lần thử, nhiều lần thất bại, tôi đã tìm ra con đường và ngôn ngữ riêng của mình trong kỹ thuật này. Tôi thường có xu hướng cho rằng gốm và điều khắc là một, chúng tạo và mang lại một không khí mới cho không gian chung quanh nó.

Tôi may mắn là người nắm giữ kỹ thuật làm gốm RaKu hiện đại, và mong muốn được truyền bí quyết đó cho những người làm nghề khác để cùng phát triển nó lên đỉnh cao. Gốm RaKu hiện đại là một kỹ thuật làm gốm được thừa kế từ truyền thống sản xuất chén dùng trong trà đạo của người Nhật Bản. Nguyên lý Thiền tông chi phối và thúc đẩy sự phát triển của dòng gốm ra đời vào thế kỷ 16, và được một gia đình duy trì suốt 15 thế hệ. Khi du nhập vào phương Tây, nó đã được khám phá với rất nhiều yếu tố mới và trở nên khác biệt. Bí mật của RaKu hiện đại nằm ở yếu tố men, những cú sốc nhiệt và quá trình hun khói (RaKu Nhật Bản không qua hun khói).

Dự án tổ chức một đợt tập huấn về kỹ thuật làm RaKu hiện đại đã làm Alliance Francais chú yé, và trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội đã đồng ý tổ chức lớp trong trường. Thế là vào tháng 11 năm 2000, tôi đã giới thiệu tới các giáo viên trường Mỹ thuật Hà Nội về đặc điểm của đất sét, kỹ thuật sấy khô, nung lần đầu, men và cuối cùng là nung với men. Nghệ thuật gốm đòi hỏi phải tính đến nhiều yếu tố như: đất sét, men và các phương tiện để nung gốm với nhiệt độ rất cao. Gốm RaKu hiện đại được các nghệ sỹ Việt Nam chào đón vì đây là một phương pháp làm khá dã chiến: chỉ cần một ít chất liệu và những phương tiện hết sức đơn sơ (một cái lò thủ công với một bình ga) là đã có thể thực hiện được những ý tưởng của mình, thậm chí có thể tạo ra những tác phẩm thực sự có giá trị trong một thời gian rất ngắn. Mỗi tác phẩm RaKu hiện đại là một tác phẩm đơn nhất, không thể nào lặp lại. Sau khi nung từ 7 đến 10 tiếng để đạt đến nhiệt đọ đỉnh là 1000 độ C - 1100 độ C, sản phẩm được hun khói trong thùng kín khoảng 10-15 phút. Khói và hơi nóng sẽ tác động lên những tố chất đặc biệt trong men, làm biến đổi màu men. Sau đó sản phẩm được nhúng nước lạnh. Cú sốc nhiệt đột ngột này tạo nên những vết rạn trên men. Có thể chủ động ở khâu tạo hình và điêu khắc, nhưng không thể đoán trước được màu men, sắc độ của tác phẩm gốm khi hoàn thiện. Màu sắc của men được tạo ra tùy vào việc tiếp xúc giữa men với khói và hơi nóng ở từng chỗ khác nhau. Với cùng một màu men, ở tác phẩm này là màu trắc ngà, nhưng ở tác phẩm khác lại là màu xanh rêu hoặc đỏ sẫm. Từ những cú sốc nhiệt, những vết rạn đầy ngẫu hứng của men cũng được tạo ra. Sự độc đáo của RaKu hiện đại thể hiện phần nhiều ở sắc men, vừa mang nét thâm trầm cổ truyền, lại vừa bóng láng ánh kim loại.

Đến Việt Nam, đất sét trắng của Bát Tràng, cát và đất son của sông Hồng đã cho phép chúng tôi thiết lập được mối liên hệ với đất mẹ. Cao điểm của đợt thử nghiệm ấy là đợt nung các tác phẩm của một số giáo viên với mục đích là tổ chức một cuộc triển lãm các tác phẩm điêu khắc gốm ở Alliance. Kết quả đạt được hết sức thú vị, các tác phẩm được trưng bày thể hiện những phong cách hết sức đa dạng và độc đáo. Một năm sau, chúng tôi tổ chức phần thứ hai của đợt tập huấn, thực hiện vào tháng 11 năm 2001, chúng tôi đã xây dựng được một chiếc lò kiểu mới, làm chính từ những vật liệu mua tại Hà Nội, cho phép đạt được nhiệt độ 1000 độ C và với một chiếc cửa lò đặc biệt hình chuông, có thể lấy các tác phẩm gốm trong quá trình nung. Trong ba tuần này, tôi cho triển lãm lần đầu tiên những tác phẩm hội họa và điều khắc gốm của mình tại Alliance với chủ đề "Nguồn cảm hứng".

Giao lưu sẽ là nguồn bổ xung mang lại sự giảu có vô tận cho mỗi nền văn hóa. Tôi mong muốn có thể tham gia nhiều hơn nữa vào những dự án giao lưu văn hóa, gốm hay hội họa, giữa Việt Nam và Pháp. Con đường ấy rất quan trọng trong việc tạo ra một phương thức tạo hình, sáng tạo mới cho tương lai. Hy vọng rằng một ngày nào đó tôi sẽ tìm được những bạn đối tác có cùng chung ý tưởng.

Một ngươi bạn nói với tôi rằng: "Người nghệ sỹ không phải là người tìm kiếm mà là người tìm thấy".

Nguồn: Heritage Fashion

Click vào đây để xem ảnh

Các ảnh khác
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Back
Bên trên