Duong Xuan Hieu
(HieuA2)
New Member
Người đàn ông này là một người Hà Lan. Và anh có lỗi trong việc "Cơn lốc màu Da cam" đang khủng hoảng về lối chơi kể từ sau Euro 2000. Bởi vì đơn giản là anh đã mang đi linh hồn của đội bóng xứ sở hoa Tulip khi quyết định giã từ sự nghiệp quốc tế để toàn tâm cống hiến cho Những chàng Pháo thủ thành London.
Khó có thể kể hết những giây phút thăng hoa mà anh đã đem lại cho bóng đá. Ở buổi bình minh của sự nghiệp, Dennis có vẻ như là mang đủ tố chất của một tiền đạo Hà Lan: tốc độ nuớc rút kinh người, khả năng càn lướt và những cú sút trái phá. Mang trên vai trách nhiệm nặng nề: thay thế Van Basten thần thánh, chàng trai trẻ trưởng thành từ lò đạo tạo trứ danh của Ajax Amsterdam đã trở thành chân sút số 1 qua mọi thời đại của đội tuyển Hà Lan với 37 bàn thắng, một kỷ lục mà hiện nay chỉ có Patrick Kluivert mới có cơ đánh đổ.
Nhưng số bàn thắng không phải là điều đáng nói nhất ở anh. Bergkamp đến với bóng đá để làm những điều phi thường hơn thế. Chàng trung phong trẻ Dennis dũng mãnh ở Euro 92 càng lúc càng trở nên khoan thai hơn, uyển chuyển hơn và tinh tế hơn. Ở Euro 96, anh đã bắt cánh nhà báo phải dùng đến từ "đường chuyền lãng mạn" thay vì "đường chuyền chính xác" như họ vẫn dùng kể từ khi bóng đá ra đời.
Năm 1995, bỏ lại sau lưng khoảng thời gian đen tối ở Inter Milan, Dennis vượt eo biển Manche tới London. Và toả sáng… Anh trở thành một trong 2 cầu thủ nước ngoài gây ảnh hưởng nhất ở PremierLeague trong hơn một thập kỷ qua (người kia là Vua Eric của M.U). Làm mê hoặc mọi khán giả bằng một phong cách không thể trộn lẫn, anh đã đóng góp rất nhiều cho những Chàng Pháo thủ. Những đường chuyền nhạy cảm, những cú chạm bóng tinh tế và những bàn thắng đẹp mê hồn, người ta không còn thấy hình ảnh một cầu thủ hiếm hoi có thể chạy đua với “roadrunner” Marc Overmars. Điều kỳ lạ là trí tưởng tượng phong phú đó lại được ẩn dấu sau một vẻ ngoài hết sức lạnh lùng. Người ta gọi anh là “Iceman”, là “người Hà Lan không bay”(vì chứng sợ máy bay đáng yêu của anh),…nhưng anh đã và vẫn đang biểu diễn những điệu vũ mê hồn của mình. Điệu tango 13 chạm trước khi chuyền cho Ljungberg ghi bàn vào lưới Juventus, cú vẩy bóng có một không hai trong trận gặp Newcastle, và rất nhiều đường chuyền thể hiện nhãn quan chiến thuật tinh tế và sáng tạo. Và đó là những điều mà Oranje đang thiếu kể từ sau Euro 2000. Người dân thành London thì may mắn hơn thế. Bởi lẽ Bergy bây giờ vẫn tận tuỵ cống hiến cho Arsenal, nơi mà hiện nay hiệu suất ghi bàn của anh có lẽ còn thấp hơn cả những tiền vệ tấn công như Pires, Ljungberrg hay thậm chí là Edu. Nhưng hãy nghe Patrick Vieira nói: “Titi ghi rất nhiều bàn thắng nhưng Bergkamp mới là xuất sắc nhất”. Bản thân Bergy cũng thừa nhận anh thích kiến tạo cho đồng đội hơn, nhưng điều đó không hề ngăn cản anh thỉnh thoảng ghi bàn, và đều là những bàn thắng đẹp, như một sự tưởng thưởng cho chính những cố gắng của bản thân mình.
Arsenal đang trải qua một mùa bóng đẹp nhất trong một thập kỷ qua, và trong ánh hào quang của đội bóng vẫn lấp lánh cái tên của chàng Pháo thủ già Dennis Bergkamp. Những ai đã phải ồ lên thán phục vũ điệu của anh hẳn cũng hiểu rằng Dennis sắp dừng chân. Bản nhạc sắp kết thúc rồi, và những nốt nhạc cuối cùng bao giờ cũng sâu lắng, du dương…
Khó có thể kể hết những giây phút thăng hoa mà anh đã đem lại cho bóng đá. Ở buổi bình minh của sự nghiệp, Dennis có vẻ như là mang đủ tố chất của một tiền đạo Hà Lan: tốc độ nuớc rút kinh người, khả năng càn lướt và những cú sút trái phá. Mang trên vai trách nhiệm nặng nề: thay thế Van Basten thần thánh, chàng trai trẻ trưởng thành từ lò đạo tạo trứ danh của Ajax Amsterdam đã trở thành chân sút số 1 qua mọi thời đại của đội tuyển Hà Lan với 37 bàn thắng, một kỷ lục mà hiện nay chỉ có Patrick Kluivert mới có cơ đánh đổ.
Nhưng số bàn thắng không phải là điều đáng nói nhất ở anh. Bergkamp đến với bóng đá để làm những điều phi thường hơn thế. Chàng trung phong trẻ Dennis dũng mãnh ở Euro 92 càng lúc càng trở nên khoan thai hơn, uyển chuyển hơn và tinh tế hơn. Ở Euro 96, anh đã bắt cánh nhà báo phải dùng đến từ "đường chuyền lãng mạn" thay vì "đường chuyền chính xác" như họ vẫn dùng kể từ khi bóng đá ra đời.
Năm 1995, bỏ lại sau lưng khoảng thời gian đen tối ở Inter Milan, Dennis vượt eo biển Manche tới London. Và toả sáng… Anh trở thành một trong 2 cầu thủ nước ngoài gây ảnh hưởng nhất ở PremierLeague trong hơn một thập kỷ qua (người kia là Vua Eric của M.U). Làm mê hoặc mọi khán giả bằng một phong cách không thể trộn lẫn, anh đã đóng góp rất nhiều cho những Chàng Pháo thủ. Những đường chuyền nhạy cảm, những cú chạm bóng tinh tế và những bàn thắng đẹp mê hồn, người ta không còn thấy hình ảnh một cầu thủ hiếm hoi có thể chạy đua với “roadrunner” Marc Overmars. Điều kỳ lạ là trí tưởng tượng phong phú đó lại được ẩn dấu sau một vẻ ngoài hết sức lạnh lùng. Người ta gọi anh là “Iceman”, là “người Hà Lan không bay”(vì chứng sợ máy bay đáng yêu của anh),…nhưng anh đã và vẫn đang biểu diễn những điệu vũ mê hồn của mình. Điệu tango 13 chạm trước khi chuyền cho Ljungberg ghi bàn vào lưới Juventus, cú vẩy bóng có một không hai trong trận gặp Newcastle, và rất nhiều đường chuyền thể hiện nhãn quan chiến thuật tinh tế và sáng tạo. Và đó là những điều mà Oranje đang thiếu kể từ sau Euro 2000. Người dân thành London thì may mắn hơn thế. Bởi lẽ Bergy bây giờ vẫn tận tuỵ cống hiến cho Arsenal, nơi mà hiện nay hiệu suất ghi bàn của anh có lẽ còn thấp hơn cả những tiền vệ tấn công như Pires, Ljungberrg hay thậm chí là Edu. Nhưng hãy nghe Patrick Vieira nói: “Titi ghi rất nhiều bàn thắng nhưng Bergkamp mới là xuất sắc nhất”. Bản thân Bergy cũng thừa nhận anh thích kiến tạo cho đồng đội hơn, nhưng điều đó không hề ngăn cản anh thỉnh thoảng ghi bàn, và đều là những bàn thắng đẹp, như một sự tưởng thưởng cho chính những cố gắng của bản thân mình.
Arsenal đang trải qua một mùa bóng đẹp nhất trong một thập kỷ qua, và trong ánh hào quang của đội bóng vẫn lấp lánh cái tên của chàng Pháo thủ già Dennis Bergkamp. Những ai đã phải ồ lên thán phục vũ điệu của anh hẳn cũng hiểu rằng Dennis sắp dừng chân. Bản nhạc sắp kết thúc rồi, và những nốt nhạc cuối cùng bao giờ cũng sâu lắng, du dương…