Ngày xưa đi học

Đỗ Huyền My
(Sagittarius)

Điều hành viên
Ngày xưa đi học, không có xe máy, không có xe buyt, xe đạp cũng không, nên trò thường đi bộ. Đường từ nhà đến trường đi hết chừng nửa tiếng đồng hồ. Đường chạy qua một cái chợ, mỗi sáng người tụ tập bán mua huyên náo, với những gánh quà sáng bán xôi, bánh khúc, bánh giò... Chìa hai trăm, năm trăm đồng ra là được đặt ngay vào tay một gói nóng hôi hổi; bỏ vào cặp sách, giờ chơi bạn bè tụm năm tụm ba chia nhau từng nắm nhỏ, cười khúc khích dưới những giàn ti-gôn hoa chen với nắng...
Đường đi học còn qua một con mương, hai bên đầy hoa cỏ dại, cào cào châu chấu cư ngụ hàng bầy. Giữa đường dừng lại hái một nắm cỏ gà, đến lớp vừa xoè ra là bạn cùng lớp mỗi đứa rút vài cọng, đọ nhau xem "kiếm" ai gãy trước, nhưng chẳng bao giờ bận tâm chuyện ai thắng ai thua...
Đường đi học bởi vậy tiếng là mất nửa giờ, nhưng sáng sớm tinh mơ không cần ai giục, trò ngày nào cũng dậy sớm, sửa soạn sách bút... Sau tiếng đài báo "Bây giờ là sáu giờ" chẳng bao lâu, trò đã vội vã rời nhà để mau chóng đến trường gặp lại bạn, lại thầy...

Ngày xưa đi học không lo kiểm tra. Trong cặp trò lúc nào cũng sẵn tập giấy kẻ điểm lời phê ngay ngắn, đến lớp cô nói giấy ra làm bài là trò sẵn sàng ngay trong giây lát. Trò ngày xưa cũng không biết tính điểm: Được điểm Mười thì trò hân hoan, được điểm Bảy đôi khi thoáng rưng rưng, nhưng rồi trông ra ngoài cửa sổ, nỗi buồn của trò bỗng chốc tan đi trong những tiếng ríu rít của những chú chim sẻ nhảy nhót trên lan can...

Ngày xưa trò không biết đến học thêm như bây giờ. Học trên lớp hết một ca còn quyến luyến bạn, quyến luyến trường, nên tan học trò còn trốn lại xem bạn bè học đội tuyển. Ngày ấy có lẽ vì trò không đứng đầu lớp, nên không được chọn bồi dưỡng để đi thi. Thấy trò đứng thập thò ngoài cửa, thầy gọi vào ngồi cùng các bạn cho vui... Rồi đến lúc các bạn đi thi, thầy cũng gọi trò tham dự... cho vui. Trước giờ thi thầy gọi mấy đứa lại hàng quà, giúi vào tay mỗi trò một cái bánh cốm đậu xanh để thi cho đậu, rồi đứng chở ngoài cổng trường thi cho đến cuối giờ. Rồi bất kể thi hay dở ra sao, thầy trò đều rồng rắn nhau lên Hồ Tây làm một bữa bánh tôm, bún ốc ra trò...

Ngày xưa đi học Toán... Trò không biết thế nào là sách giải. Thầy giao bài về, trò lọ mọ ngồi giải quên cả giờ ăn. Bài trò làm không ra, thầy không chấm điểm, cũng không mắng mỏ. Trên lớp thầy trò cùng cặm cụi mày mò... có những buổi bước ra khỏi lớp, sân trường đã vắng tanh, chỉ còn những tán bàng rực lên trong nắng chiều ngả vàng... Thầy trò cùng hối hả về nhà cho kịp bữa cơm chiều. Trò về không kịp quạt bếp thổi cơm, trong dạ nửa lo mẹ về la, nửa vui vì vừa học thêm được những cách giải một bài toán khó...

Ngày xưa đi học Văn... Cả thầy lẫn trò chẳng bao giờ mang sách, vì sách nằm ngay trong mỗi lời giảng của thầy và trong trí tưởng tượng của trò. Mỗi bài trò viết ra chẳng bao giờ thầy phê đúng hay sai, mà đều nâng niu gìn giữ như báu vật. Thầy bảo: cả đời trò chắc sẽ chỉ viết được một lần ngây thơ như thế... Thầy bảo trò muốn viết văn hay thì phải đọc nhiều, đi nhiều... Thầy mở ra cho trò một thế giới của những người khốn khổ, của những đứa trẻ côi cút giữa cảnh đời, của những đất rừng Phương Nam, những chú bé có tài mở khóa, những cuộc phiêu lưu trên sa mạc và trong rừng thẳm... Ba Mươi Tết thầy đèo trò đi chợ, ngắm phố xá, người xe. Thầy chỉ cho trò hương sắc của mỗi trái gấc, mỗi cành đào, cái nhọc nhằn trĩu trên mỗi gánh hàng rong, sự tất bật lăn theo mỗi vòng xe lướt qua, cái náo nức trong những phong bao hồng bày rực rỡ trên những sạp hàng tạp hóa...

Ngày xưa học Ngoại Ngữ... Mỗi tuần một tiếng đồng hồ, trò cắp sách đến nghe cô dạy phát âm những từ ngọng nghịu đầu tiên. Thời ấy từ điển hiếm, tìm một băng ghi âm cũng như đáy bể mò kim, đâu có những sách mới xuất bản từ nước ngoài, những phần mềm vi tính, những internet, những truyền hình vệ tinh... như bây giờ. Trò chỉ biết trông vào sự chỉ dắt của cô, và những cuốn sách dạy ngoại ngữ phổ thông đã ố vàng tìm mua được ở những hàng sách cũ...

Hàng năm cứ đến độ mưa phùn đã thấm đất, và nắng bắt đầu thắp lên những chồi cây, trò lại bâng khuâng nhớ lại những ngày xưa... ngày xưa đi học, ngày xưa giản dị và vô tư...

... ngày xưa tươi rói như hoa nắng...
 
Ối giời, ngày xưa này là ngày xưa nào thế không biết. Chắc là cấp I. Chứ bắt đầu vào Ams từ cấp II là chẳng còn mấy cái nhẹ nhõm như thế nữa rồi. Đang đau đầu vì reading, thồi vào đây ôn nghèo kể khổ với My lu tí :p.

Ngày xưa đi học thấy mình lơ ngơ vịt bầu trong một lớp toàn thiên nga và công mái. Thấy nhơ nhớ cái lớp học cũ con trai con gái đánh nhau như cơm bữa rồi cười hì cho qua. Ngày xưa đi học bắt đầu lờ mờ cảm thấy nỗi buồn khi không thuộc về nhóm nào trong các bầy thiên nga, rồi phân vân không biết có nên trở thành thiên nga không. Buồn như chim sẻ gặp mưa rào.

Ngày xưa đi học gặp hai con sẻ đồng cũng lơ ngơ như mình. Một con sẻ thích vẽ nỗi buồn bằng các mảng màu xám xịt, trầm ngâm như một bức tường rêu đã cả chục năm rồi. Con sẻ còn lại nói nhiều đến độ nỗi buồn không dám bén mảng đến, nhưng thỉnh thoảng lại khóc thút thít vì những thứ đâu đâu. Ba con sẻ quyết định lập thành băng đảng để biết bầu trời này không chỉ có thiên nga và mặt đất không phải chỉ của công mái.

Ngày xưa đi học trời tự nhiên xanh hơn. Chim sẻ hay vẽ bắt dùng đến những tuýp màu tươi sáng hơn, chim sẻ nói nhiều vẫn tiếp tục phát huy còn chim sẻ gặp mưa rào bắt đầu tập hót, tuy rằng chim sẻ thì lẽ ra không nên hót. Đôi khi những nốt lạc điệu lại gắn kết với nhau lạ lùng.

Lạ lùng, nhiều năm rồi các chim sẻ vẫn chung một đường bay. Không biết có ai trong chúng muốn thành thiên nga nữa không ;)


Hehe chập mạch bỏ bu nó rồi. Dù sao hôm nay cũng mừng sinh nhật bà Hoa Nở cái nhỉ.
 
Ê, Linh kia
Kể tiếp chuyện chim sẻ và củ hành, và chuyện chim sẻ thành bò tót thế nào đi... :mrgreen:
Tao cũng đang đau đầu đây, đau cả tay nữa :p
Xem Hoa Nở sinh nhật sinh nhẽo xong chưa, lôi nó vào đây vào đây ôn nghèo kể khổ với chúng mình nhỉ ;)
 
Sẻ Hoa đang bận nói :mrgreen: :mrgreen: , thôi để tao chập mạch thì chập mạch cho trót. Truyện sẻ và củ hành để khi khác nhé.

Sau khi kết nghĩa tỷ muội, ba sẻ dạy nhau tập bay. Lúc cả ba sẻ sắp bay được rồi thì sẻ nói nhiều gặp một bác bồ nông. :mrgreen: Bác bồ nông già rồi nhưng vẫn máu bay lượn bèn gia nhập đội quân sẻ, nhận làm sư phụ của ba sẻ. Bác bồ nông tính rất chất phác, cười như xe công nông suốt cả ngày và thích hát karaoke. Tuy rất hăng say nhưng không hiểu sao bác vỗ cánh mãi mà không bay được. Ba sẻ đã dùng dây chỉ buộc bác lên trần nhà đẻ lấy đà mà bác vẫn chỉ rơi phịch xuống đau điếng :mrgreen:. Ba sẻ chả biết làm sao, đành bay đi tránh rét. Bác bồ nông ở nhà vẫn chăm chỉ vỗ cánh nhảy lên nhảy xuống nhưng vẫn chưa bay được. :mrgreen:

Một ngày kia, bác bồ nông tự nhiên phát hiện ra một chị bồ nông mái có tên là xe buýt. Tuy cũng là họ bồ nông nhưng chị xe búyt lại biết bay do dáng vóc khá nhẹ nhàng. Bây giờ bác bồ nông mới phát hiện ra là mình hơi nặng kí, thế nên không bay được. Thế là ngày ngày. dưới sự đôn đốc của xe buýt, bác bồ nông thay vì nhảy lên nhảy xuống loạn xị ngậu như mọi khi đã chịu khó đi tập thể dục. Quả nhiên, sau khi giảm cân, bác bay được những bước đầu tiên, và chẳng bao lâu cùng xe bus bay về phương xa thăm ba sẻ. :mrgreen: Thày trò gặp nhau mừng mừng tủi tủi. Ra thế, phải cùng họ bồ nông mới biết được bác bồ nông kia nặng kí đến là dường nao hehhe :))


:)), ặc ặc, buồn cười quá. Cấm đứa nào mách lẻo sư phụ không tao ốm đòn nhé :mrgreen: :mrgreen:
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Chập mạch thêm nữa này...

Ba sẻ có một điểm chung là mê la cà ăn quà vặt, nên thường trốn khỏi tổ để lê la quán xá.

Một hôm, chợt nhận ra con mình đã gần đủ lông đủ cánh, háo hức đòi tập bay, sẻ mẹ của sẻ hay hót liền quyết định nhốt sẻ con ở nhà khi mình đi vắng, đề phòng con bay gãy cánh. Sẻ con phẫn uất lắm, bèn đánh tín hiệu cho hai sẻ kia đến giải cứu cho mình. Phá khóa cho sẻ hay hót xong, cả ba lại nhảy nhót khắp phố phường cho thỏa chí phiêu du.

Ấy vậy mà có lần sẻ hay hót mò đi ăn bánh rán một mình mà không rủ hai sẻ kia. Thế nên ông trời phạt sẻ, nổi gió to cho sẻ bay loạng choạng, ngã nhào, mỏ cắm xuống đất, gãy làm đôi. Thế là sẻ không hót được nữa. Cũng may cho sẻ ăn năn hối cải kịp thời, trời lại cử bác sĩ gõ kiến đến gắn lại mỏ cho sẻ. Sau một thời gian sẻ lại được tiếp tục ca hót suốt ngày, nhưng từ đó trở đi không bao giờ dám đi ăn mảnh một mình nữa :mrgreen:

Hehe, có khi tao phải đi gọi sư phụ bồ nông lên đây góp vui mới được, rủ được thêm cả bồ nông Mercedez nữa thì càng vui :D

Còn sẻ Nở kia mà không chịu lên đây ba hoa vài lời ta sẽ kể tiếp chuyện sẻ bị mèo vồ và sẻ đi học bơi cho coi >:)
 
Lê Diệu Linh đã viết:
Cấm đứa nào mách lẻo sư phụ không tao ốm đòn nhé
Con hư tại mẹ, trò hư tại thầy... sư phụ nào dám cho mày ăn đòn cơ chứ ;)
 
Hheeh, co to day.To vua an no , quen mat minh la se gi roi.Neu la SE NO thi ngo qua,:mrgreen: Ah, sorry ca nha , to type tieng Viet cham lam , the nay cho nhanh nhe.
Sinh nhat, troi mua nen chang muon di dau;lu ban keo ra...dining hall . Cai Naomi ban to trinh trong den ghe tai to thi tham " Em yeu anh". Cuoi chay ca nuoc mat. An no roi mot lu luc tuc keo nhau ve phong to.Nam bay dua con gai chau A cầm ô di bieu tinh trong campus, cai Yvonne ban to giat minh bao sao giong Chinatown.May con noi chuyen nhu ranh, dung nhu mot bay se ay.Chung no hang hai vỗ béo to,tong cho may bịch banh keo to dung. Tiec la Linh ngo va Mylu khong co o day de to chia

:D
Hihi, hai dua van ve qua.To bay gio chiu roi,viết cứ khô như ngói ấy.Chang biet do lau roi khong viet cai gi dai dai bang tieng Viet hay la do minh cung "già" roi, tam hon can coi :lol:
Ngay xua di hoc,nho nhat la cai gi nhi ?Nho sang sang day muon,cào voi cai dau roi dap xe nhu bay den truong.Van con du vai fut moi vao tiet,hoan hi mua cai cai banh my kep cha, lap xuong hay goi xoi be ty (doc quyen ma ). Hoac la ghe qua hang sua tuoi. Chi ban hang cu nhin thay minh la cuoi nu:chi vua mang sua ra, vua quay lung, chua kip di buoc nao minh da nhe rang ra cuoi " chi oi em gui tien".Vao lop thi lai cau veo cua dua nay mieng banh my, dua kia cai banh nhung,mieng khoai tay.Chac chac,an cua nguoi hinh nhu bao gio cung ngon hon.
Ngay xua di hoc,nho nhieu thu lam.Nhung ngam lai, quanh di quan lai cung van la chuyen an chuyen uong.Noi ca ngay khong het, noi ca ngay khong chan.O hay, sao la the nhi?:D
Khong noi nua,keo lai len con them an. Hom nay troi mua lanh, mua ra rich, hoi hoi giong thoi tiet cuoi nam o nha ... An gi cung ngon, cai gi nong nong , cay cay cang tot.
Hic hic,minh het thuoc chua roi, cu mo mieng ra la...To fai out cai da.
 
“Ngày xưa có cánh diều chao hững hờ vi vút sau rặng tre.”

Ngày xưa bác bồ nông gặp sẻ hay hót trong một lần lũ chim ở tổ HITC thi hót với thi gáy với lũ sẻ Ams. Bác bồ nông quí sẻ hay hót lắm, coi nó như đệ tử. Sư phụ bay đi đâu, gặp chuyện gì, đều rủ rỉ rù rì với sẻ hay hót. Một lần thầy trò gặp nạn trên ngã tư Ngô Quyền Tràng tiền, cánh bác bồ nông hỏng không đi được, khổ thân sẻ hay hót phải lọ mọ đi bộ về nhà sẻ bạn.

“Ngày xưa có cánh cò bay la đà chập chờn theo đồng lúa.”

Sẻ hay hót lại hay bay cùng hai chú sẻ con là sẻ ngố và sẻ lu. Thế là bác bồ nông háo hức nhận luôn hai chú sẻ này làm đệ tử. Sẻ ngố là chú sẻ láu lỉnh, và là đứa đệ tử khôn nhất. Sẻ này đã từng hiến kế cho sư phụ bay cùng một cô vẹt, đã từng khuyên nhủ bác bồ nông đừng bay cùng cô công. Sẻ ngố cũng là chú sẻ nhiều chuyện nhất trong đám đệ tử.
“Ngày xưa ai hay cười hay dỗi hờn, chiều hái hoa triền đê.”
Từ ngày có các đệ tử, bác bồ nông già đâm háo hức được tung cánh. Một hôm bác bồ nông hỏi “Sẻ hay hót, nay ta tuổi đã cao nhưng chí chưa nản, muốn bay lượn cùng các con. Con có cách gì không?” Sẻ hay hót hiến kế IIE. Bác bồ nông thích lắm quyết chí theo. Khổn khổ là cánh bác hơi ngắn, thể trọng bác hơi cao nên bác bay mãi vẫn không được. Sẻ lu động viên hiến kế sư phụ bồ nông phải điều chỉnh chiến lược. Hà hà, sẻ lu vốn là tay chơi khét tiếng trong làng sẻ, nên y kiến của sẻ không thẻ coi thường. Ngày tháng trôi qua, thế là thấm thoát đã được mấy năm tình thầy trò. Bác bồ nông cuối cùng cũng bay được đến với lũ sẻ.

“Ngày xưa ơi, mãi xa tuổi thơ,
xa cánh diều chở bao ước mơ,
còn đâu bóng hoàng hôn những chiều mờ tím.
Ngày xưa ơi mãi xa tuổi thơ xa bến đò mờ sương cuối thu,
xa dáng em gầy trong ướt áo, xa lời hứa khi xưa.”

Chuyện ngày xưa còn nhiều, nhưng những chuyện đó sẽ luôn đi cùng đám sẻ và bác bồ nông trong suốt những chặng đường sau này. Bác bồ nông già và đám sẻ vẫn còn phải tiếp tục tập bay. Cố lên sẻ hay hót. Cố lên sẻ ngố. Cố lên sẻ lu. Và, đương nhiên cố lên bác bồ nông.
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Ặc ặc, :)), sư phụ bồ nông bị ngộ độc cá kho hay sao mà tự dưng văn vẻ thể nhẩy. ( Có khi tối qua lại karaoke, bài này mới phết) :DThế cuối cùng ai dạy sư phụ bay, sẻ lu hay là bồ nông Mercedes :mrgreen:
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Se hay hot hom nay trot hot hoi nhieu nen gio da thay tham met.Da dinh di ngu roi, nhung thay ca nha rom ra qua cung muon vao gop giong:D
Tu khi se hay hot , se lu va se ngo lan luot tha loi nhung cai vali nang trich dung du tram thu ba ran including ca my goi ( amazing !) sang xu nguoi, ba se va bac bo nong chua lan nao co dip duoc te tiu dong do.Gio su phu bo nong cung bo nong cong nuong Méc-xê-déc da luc tuc chuan bi hanh trang len duong, ngay doan tu chac cung khong con qua xa nua... Van tu biet troi chang phu cho giong ca oanh vang thanh thot lam dam say long nguoi,se hay hot van tha thiet duoc gap moi nguoi va hot cho thoa thich :mrgreen:
Se hay hot phai di ngu roi.Tam biet bac bo nong cung cac se ban.
After all,Ngay mai lai la mot ngay moi!

Su phu bo nong : su phu van con nho chuyen gay canh o Ngo Quyen co a ?Hichic, de tu xuc dong qua.
 
Sư phụ không biết vì tuổi cao hay vì bị chị bồ nông hớp hết mất hồn mà nhầm hết cả tên đệ tử. :( [-(
 
Thế cuối cùng ai dạy sư phụ bay, sẻ lu hay là bồ nông Mercedes
Sẻ hót hay hỏi khó sư phụ... nên mãi sư phụ vẫn chưa có cách trả lời.

Thôi, nể tình thày trò, và để đền đáp công lao dạy dỗ của sư phụ, đệ tử xin thay mặt sư phụ trả lời:

Sẻ lu giúp đỡ bác bồ nông về kỹ thuật, bổ nông Mercedez hỗ trợ về mặt tinh thần (mà cái tinh thần này có giá trị gấp trăm nghìn lần cái kỹ thuật).

Sư phụ duyệt không nào? :mrgreen:
 
Back
Bên trên