Ngày thế giới 20/4 đang đến gần

Trần Thúy Bình
(Thuy Binh)

Thành viên danh dự
Vậy là sắp đến ngày của Trái Đất rồi, mình định trồng một cái cây để nhà có thêm màu xanh:) và trái đất sẽ bớt đi ít khí độc

Bạn nào biết ở đâu tổ chức trồng cây thì rủ mình với.:lol:

Mình đang phân vân khong biết trồng cây gì? Gợi ý cho mình với.:razz:
 
Trồng một cái cây như kiểu chị thì chị phí phạm năng lượng biết bao. Riêng năng lượng để tưới cây bằng nước sạch cũng đã bao nhiêu rồi(công lọc nước, bơm nước tới chỗ chị, năng lượng của chị để tưới cây- được tính bằng năng lượng từ thức ăn-gao thịt cả đấy chị à). Như vậy thực tế là cái cây đó không có giá trị lơi ích về môi trường. Nếu muốn trồng lọai cây có nhiều diệp lục, phát triển nhanh lại không phải chăm sóc thì trồng cỏ dại là tốt nhất chị ạ- Để lại lợi ích rất lớn cho môi trường.
 
Phản khoa học quá. Cỏ dại mọc nhanh, không cần chăm sóc nhưng về sinh khối thì được tí tẹo, chưa kể nó lấn chỗ phát triển của cây khác, sử dụng hết dinh dưỡng, và rất khó tiêu diệt.

Tuy nhiên, để biết được là trồng cây nào là phù hợp thì còn phải tùy vào điều kiện.

To Binh: Nếu bạn định tham gia trồng cây với tổ chức nào đó thì khỏi cần lo rồi, họ sẽ cung cấp cây cho bạn, bạn chỉ cần bỏ sức lao động một chút và rất nhiều "tấm lòng" thì sẽ thành công thôi.

Còn nếu bạn định trồng cây trong nhà thì nên tham khảo các nơi bán cây cảnh, thêm màu xanh trong gia đình mình cũng rất healthy mà.

Về việc mà em Hưng nói trồng cây tốn nước thì mình xin đính chính là không phải dùng nước sạch (ý mình là nước đã được lọc và đạt tiêu chuẩn dùng cho ăn uống ấy) để tưới cây mà đã là tốt đâu. Tuy nhiên trong điều kiện gia đình mình có thể tận dụng 1 số loại nước thải để tưới cây, như nước vo gạo chẳng hạn. Thế nên việc trồng cây là ý tưởng rất tốt, vừa có ích cho môi trường, vừa có ích cho bản thân mình (tâm hồn thấy thoải mái vì mình làm được việc tốt này, thêm màu xanh cho nhà mình này)
 
20/4 đồng thời là ngày sinh nhật của Hitler thì phải
 
hơ hơ, đúng rùi, nhưng mà kệ lão ta :D

Ôi, em cũng thích trồng rừng lắm chị ơi. Và về sau em cũng thích đi nghiên cứu các loại thảo dược ở VN lắm!!!

Em nghĩ chị nên trồng cây ăn quả ý, hihi, vừa được mát, lại vừa được ăn. Cây hồng xiêm mọc nhanh lắm, tán lá lại rộng....
Hoặc chị trồng cây hoa lan cũng hay lắm...
:)
 
Chỉnh sửa lần cuối:
20/4/1945: Soviet troops enter Berlin

Hitler đã là gì :))
 
Lê Xuân Quỳnh đã viết:
Phản khoa học quá. Cỏ dại mọc nhanh, không cần chăm sóc nhưng về sinh khối thì được tí tẹo, chưa kể nó lấn chỗ phát triển của cây khác, sử dụng hết dinh dưỡng, và rất khó tiêu diệt.

Tuy nhiên, để biết được là trồng cây nào là phù hợp thì còn phải tùy vào điều kiện.

Về việc mà em Hưng nói trồng cây tốn nước thì mình xin đính chính là không phải dùng nước sạch (ý mình là nước đã được lọc và đạt tiêu chuẩn dùng cho ăn uống ấy) để tưới cây mà đã là tốt đâu. Tuy nhiên trong điều kiện gia đình mình có thể tận dụng 1 số loại nước thải để tưới cây, như nước vo gạo chẳng hạn. Thế nên việc trồng cây là ý tưởng rất tốt, vừa có ích cho môi trường, vừa có ích cho bản thân mình (tâm hồn thấy thoải mái vì mình làm được việc tốt này, thêm màu xanh cho nhà mình này)
He he bât tôm một tí(ngứa nghề).
Nên nhớ dưới nước có tảo, trên đất có cỏ là hai loài cây chuyển hóa năng lượng mặt trời lớn nhất thế giới. Sử dụng hết dinh dưỡng (không recycle ni tơ)thì trồng với legume vào.
Lòai người chúng ta đều dựa vào cỏ mà sống đấy, không có cỏ thì người chết nhăn răng từ lâu rồi. Gạo, ngô, lúa mì, lúa mạch... đều thuộc họ cỏ cả.
Sinh khối của cỏ ai bảo là không lớn nào-chị Quỳnh lấy thử một cây phát triển về sinh khối nhanh hơn cỏ mà có thể trồng trong vườn cho em xem nào.
Như vậy trồng cây chỉ là cho vui đầu óc thôi chứ một hai cái cây chẳng có ý nghĩa gì hết. Nên nhớ mỗi ngày chúng ta làm những việc tốn phí và ô nhiễm cho trái đất rất nhiều. Nếu giảm bớt đi được những cái đó đi thì tốt quá.
 
Góp ý trồng cây nhé: cây leo-như mướp, gấc hay ăng ti gôn: phát triển cực nhanh lại đem lại bóng râm nữa(đỡ tốn tiền bật quạt máy-tốn điện).
 
Hoàng Lê Vĩnh Hưng đã viết:
He he bât tôm một tí(ngứa nghề).
Nên nhớ dưới nước có tảo, trên đất có cỏ là hai loài cây chuyển hóa năng lượng mặt trời lớn nhất thế giới. Sử dụng hết dinh dưỡng (không recycle ni tơ)thì trồng với legume vào.
Thằng thần kinh chập mạch, điên, mang tiếng là chuyên ngành sinh mà nói năng chẳng ra gì, tảo là tảo, cây là cây, tảo có phải là cây đâu. Thế mà cũng đòi học bổng với cả học biếc, đi về nhà cho xong.
Ngu vua thôi ngu quá ai mà chịu được, mày không nhớ thí nghiệm "cân đất" à, cỏ 1 năm lấy được bao nhiêu chất dinh dưỡng trong đất? Hàm lượng ni tơ(trong protein) trong cỏ(dại) cân nặng bao nhiêu trên 1 ha? nếu trồng cỏ dại thì cần quái gì trồng legume nữa cho tốn cơm. Công để mà chăm sóc legume cũng tốn bỏ xừ. Hay lại trồng phải những thể lọai như lạc chẳng hạn thi còn làm nghèo đất đi(mày không nhớ là các cây lương thực làm nghèo đất nhanh hơn hàng chục lần các cây dại à- cây cảnh so với cỏ làm nghèo đất nhanh hơn nhiều).
Tao chỉ khoái cai câu kết cua may thôi con mày viết thối lắm.
Kí tên: Mặt trái của Analu.
 
Quỳnh ơi, đúng là nhà sinh học và nhà môi trường học có khác nhỉ. Tao nghe mày nói mà chóng hết cả mặt. Chúc mày thành công trên con đường học vấn, sau này có làm giáo sư tiến sỹ gì đấy bạn còn được nhờ.:)
 
Trồng cây thỉnh thỏang ra ngắm cũng vui lắm chứ, em Hưng bảo trồng cỏ dại thì các cây khác sẽ khô héo vì buồn thôi.

Em đọc "Liêu trai chí dị" chưa? Đi ngủ nhớ rủ ai canh giấc không thi hồn cây sẽ đến báo thù.

:oops:

___________--

Kẻ thù lớn nhất của ta chính là những điều ta phải làm nhưng trái tim ngày đêm cắn rứt.:confused: :cry:
 
To Thành: Lenin sinh ra vào 22/4 cơ. Còn 20/4/1889 đúng là ngày sinh của Hitler :)

To em Hưng (cái em Hưng nói cỏ có sinh khối rất lớn vả rất có ích ấy): sinh khối phải tình trên cùng 1 diện tích chứ. Không phủ nhận cỏ có ích, vì cỏ là thức ăn cho bò, dê, cừu... mà người thì rất thích chén mấy chú này. Nhưng em suggest cỏ "DẠI" cơ mà. Có trồng cỏ trong 1 diện tích nhỏ thế thì chỉ có tí màu xanh để nhìn thôi, chứ chức năng môi trường hầu như là zero :)

To Thảo: Tao hết rồi :(( học đến đây rồi thôi thôi, chứ mày còn chúc tao lên Giáo sư, Tiến sĩ nữa thì tao chết mất :(( Đang đợi đến hè để bùng về nhà đây :))
 
Sinh khối không quan trọng bằng tốc dộ tăng của sinh khối. Cỏ có tốc độ tăng sinh khối rất lớn. Cỏ chuyển hóa năng lượng mặt trời rất nhanh. Cái quan trọng nhất trong sinh thái học chính là năng lượng- về mặt này mà nói khó có cây nào bằng cỏ được. Cỏ dại có sức chống chịu cao, rất thích hợp với môi truờng tự nhiên nên không cần phải chăm sóc, còn cỏ đã được "tame" rồi thì rất khó tính, tốn rất nhiều công chăm sóc.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Đúng là trong Sinh thái học vấn đề "Năng lượng" rất quan trọng. Tuy nhiên không phải cứ "thu" được thật nhiều năng lượng mặt trời là tốt nhất, mà vấn đề là năng lượng đó có dùng được không => đây chính là ý nghĩa môi trường.

Cỏ tăng sinh khối rất nhanh, tuy nhiên trên cùng 1 diện tích thì tổng sinh khối tại 1 thời điểm lại thấp. Nên theo chị trồng 1 cái cây to (nếu ngoài tự nhiên) hoặc trồng 1 cây cảnh, dây leo (nếu ở trong nhà) thì vẫn tốt hơn trồng cỏ.

Còn nếu em bảo "tốn công chăm sóc" thì lúc đấy lại phải tính chi phí - lợi ích, để xem thực tế ra thì cái nào có lợi hơn. Khi đó "công chăm sóc" chỉ là 1 tiêu chí trong cả đống tiêu chí thôi :)
 
Dã muốn thôi rồi lại phải tiếp tục. Cỏ đẩy nhanh tất cả các vòng tuần hoàn của sinh học lên vói tốt độ sinh trưởng của mình. Cỏ nuôi sống các loai động vật(ăn cỏ). Chống xói mòn, cát hóa. Cỏ sản sinh ra một lượng oxi rất lớn vì tận dụng được nhiều ánh sáng mặt trời(điều cả thế giới đang cần).
Để tận dụng năng lượng mặt trời một cách tối đa thì nên phát triển cây theo nhiều tầng tán để hứng hết năng lượng mặt trời.
Lợi ích của trồng cây cảnh(không tính tới lợi ích cho thần kinh, đầu óc) thì không có lợi gì cho tự nhiên cả. Nên nhớ để trồng một cái cây cảnh thì riêng cái bình sứ, hay đất nung đã phải tốn rất nhiều năng lượng mới làm thành rôi(nhiệt lượng để nung, năng lượng vận chuyển, tiêu thụ) lại còn cái sự tưới cây rửa trôi bao nhieu đất và chất dinh dưỡng nữa chứ. Sau một vài mùa trồng cây mình lại phải ra đâu đấy đào dất về nhà để bồi thêm cho cây. Muốn cây lớn đẹp thì còn phải đi mua phân vi sinh, rồi cắt tỉa thường xuyên. Nếu ai cao tay hơn thì còn đi mua cả hoóc môn cho cây nữa, tốn không biết bao nhiêu mà kể. VD: em trồng vài(chục) cây quí hiếm(tuyệt chủng ngoài môi trường tụ nhiên) tuy bé tẹo mà tốn bao nhiêu công, bao nhiêu tiền. Đúng là về mặt tự nhiên thì chả có lợi gì nhưng nó lại có lợi về kinh tế cho emv(em cắt cổ mấy đứa mua cây từ 20-50 đô một cây-ai bảo thích xài đồ quí hiếm).
 
Đính chính một việc nhỏ: Ngày thế giới năm nay là vào 22/4 cơ

To em Hưng: Chị không phủ nhận rằng cỏ có ích về nhiều mặt nhất là khi đề cập đến nó từ khía cạnh Sinh thái học. Tuy nhiên, cần phải nhìn lại vấn đề mình đang tranh luận ở đây. Lợi ích của cỏ chỉ có thể được nhìn nhận trong bối cảnh 1 hệ sinh thái mà thôi, việc em đề cập đên trồng cây theo nhiều tầng tán cũng vậy. Nhưng đây là có 1 chị hỏi về việc trồng cây trong thành phố, vậy việc trồng cỏ có thiết thực không?

Hơn nữa, em đang học major này nên chắc cũng biết sự khác nhau giữa Sinh thái học và Khoa học Môi trường. Nếu chỉ nói đến cỏ theo cách nhìn sinh thái học đơn thuần thì chưa chắc đã có được ích lợi như em nói, còn từ góc độ môi trường mà nói là lợi ích đó quá nhỏ, có thể nói là hầu như không có gì. :)

Về sinh thái học mà nói: chắc em vẫn nhớ cái tháp năng lượng: năng lượng chuyển qua mỗi bậc tháp chỉ còn được giữ lại khoảng 1% cho bậc trên, như vậy để nuôi sống các động vật ăn cỏ, VD là 1 con bò, em sẽ phải trồng 1ha cỏ cơ :)) Thế thì công trồng và đảm bảo cỏ đấy phát triển được cũng khá tốn kém đấy, chưa kể trong thành phố bây giờ (và cả vùng ven nữa), tấc đất tấc vàng, liệu em có trồng được không? Ý chị muốn nói là khi đề cập đến vấn đề gì cũng phải để trong bối cảnh cụ thể, không thể nói chung cho mọi trường hợp được.

Mà trên này ít người học Sinh/Môi trường quá nhỉ, có mỗi 2 chị em tranh luận mãi :))
 
Sinh nhật Hitler thì bọn phát xít làm việc mạnh lắm hôm đấy ở nhà là tốt :D ko dại ra đường nó thấy người quốc tế nó cho 1 phát thì chết :D
 
Xin đính chính tí, tháp năng lượng qua mỗi bậc thì thường giữ lại được từ 4-12%. Nếu hiệu suất cao thì có thể giữ tới 15-20%.. trương hợp 1% là vô cùng hiếm(có vấn đề với tầng trên). Để nuôi một con bò ăn thịt cỡ trưởng thành thì cần hơn 2 ha cỏ (để nó tăng được cân). Nếu không có tầng dưới trong tháp năng lượng thì tầng trên cua tháp không thể tồn tại. Vì vậy dù có là mấy ha thì cũng phải trồng. Ở Mĩ nguời ta trồng cây cho bò ăn theo kiểu thế này: trồng cỏ cho bò ăn là chỉ để giữ cân, trồng ngô cho bò ăn là chính cộng với đậu nành + alfalfa(cỏ linh lăng) để làm giàu lại đất và kiếm protein cho bò ăn.(Em với thằng bạn em con cho bò ăn cả sô cô la cơ - bò lớn nhanh lắm-chuyện này khá dài không nên kể ra đây).
Con nói như chị ("hoàn toàn không đúng về khía cạnh môi trường") thì còn phải xem xét cỏ là native(nhất là loại endemic(đặc hữu)-thì phải trồng nhiều vào), non native(phải diệt ngay), hay la loại đã được tame rồi(loai này thì trồng thỏai mái, không sợ hậu quả môi trường nặng-giỏi lắm cũng chỉ có vài hậu quả vớ vẩn 1 mùa là cải tạo lại được ngay)
 
Đính chính. 1 con bò chỉ cần 1 ha thôi. Nhầm ha với acre 1 ha=2.4 acre

Đề nghị move cái thread này vào "tán gẫu" đi.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Back
Bên trên