New Growth theory và Creative economy

Trần Thiên Phước
(liveforadream)

Thành viên danh dự
Mình đang học hai cái theories mới này, thấy cũng thú vị, mang lên đây hy vọng mọi người cùng thảo luận.

New Growth theory khác với neoclassical model ở chỗ là nó nhấn mạnh lên technological innovation (phát triển công nghệ kỹ thuật?). Và government có thể đóng một vai trò tích cực đến phát triển technological innovation --> phát triển kinh tế nhanh hơn

Neoclassical model = labor (lao công) x capital (máy móc) = growth
New growth theory = labor x capital x Y(technological innovation) = growth

Một số điều chính phủ có thể làm để mà tăng nhanh quá trình của technological innovation:

a) chi tiền cho phát technological innovations, nhất là những general research (những research về những nguyên lý căn bản, bởi vì công ty thường không đầu tư vào cái này vì nó không trực tiếp tạo ra nguồn thu, nhưng nếu không có những sự phát triển về những nguyên lý căn bản thì sẽ khó mà phát triển những cái applications mới --> government chi tiền cho cái này)
b) tạo ra một hế thống thuế thuận lợi cho những công ty muốn đầu tư vào technological innovations
c) tạo ra một môi trường và văn hóa thích hợp cho sự phát triển technological innovation (cái này sẽ nói ở dưới)

Mội theory thứ hai là Creative economy của Richard Florida.

Lý thuyết của ông ta là, sự giàu sang của một đất nước dựa phần lớn nhất vào human capital (nhân tài), thay vì vào các điều kiện khác như tài nguyên hay vị trí chiến lược vv.

Và nhân tài này thể hiện qua cái mà ông ta gọi là "creativity" (sự sáng tạo).

Theo lý thuyết này, thì chính sách tốt nhất của một chính phủ là làm sao có thể đào tạo một một đội ngũ creative talents. Theo cách của ông ta thì có đường lối 3 Ts:

1) Technology: cái này thì giống như cái new growth theory, technological innovations là động lực mạnh nhất cho sự phát triển kinh tế và chính quyền có thể làm một số việc để thúc đẩy nó (như nói ở cái new growth theory)

2) Talents: nhân tài - cái này thì rất là trực tiếp

3) Tolerance: có nhân tài không thì không đủ, mà phải có một môi trường với một nền văn hóa làm sao để mà những nhân tài này có thể phát triển tiềm năng của họ (cái này giống như cái New growth theory). Để tạo ra một môi trường và văn hóa này, có 3 cách:
a) Encourage immigration: cởi mở với những người nhập cư, bởi vì những người nhập cư thường mang theo họ một cách nhìn khác về thế giới, và ý kiến khác --> có thể hòa hợp, pha trộn --> tư tưởng mới, sáng kiến mới
b) Promote diversity: phát triển sự đa dạng; khuyến khích sự phát triển những ý kiến mới, tư tưởng mới
c) Lower the barrier of entry to new talents: làm sao mà những nhân tài mới có thể tham gia vào cuộc chơi một cách dễ dàng hơn.

Mọi người nghĩ gì về 2 cái theories này?
 
Theo mình thì trong hai học thuyết trên, học thuyết "Creative Economy" của Richard Florida bao hàm và hợp lí hơn.

Thứ nhất, Công Nghệ + Nhân Lực + Tài Nguyên + Vốn đều là những yếu tố quan trọng của kinh tế và đều cần được quan tâm một cách triệt để. Nếu tập trung nhiều hơn vào một thứ thì những thứ còn lại cũng sẽ không đáp ứng đủ tiêu chuẩn đi đồng hành. Nếu phát triển Công Nghệ mà không có Người biết dùng, hoặc không có Tài Nguyên, Vốn để thực hiện thì sẽ là vô cùng lãng phí.

Thứ hai, trong bối cảnh Toàn Cầu Hóa diễn ra mạnh mẽ hơn bao giờ hết như hiện nay, việc tạo ra môi trường đa văn hóa là vô cùng thiết yếu. Việc này không chỉ giúp tăng chất lượng nhân viên trong công ty, mà còn tạo điều kiện thuận lợi nếu muốn phát triển ra quốc tế.

Tuy nhiên, những lí thuyết này cũng có những mặt hạn chế của nó:
1. Có nhiều nghiên cứu không mang lại lợi ích tốt cho xã hội và kinh tế, nhưng vẫn được ưu tiên đầu tư, như vậy là tốn tiền.
2. Những công ty lớn càng được hỗ trợ phát triển về nghiên cứu công nghệ, cho nên những công ty nhỏ hoặc mới ra đời rất khó cạnh tranh.
3. Tạo môi trường đa văn hóa nếu không hợp lí sẽ nên đấu tranh trong nội bộ. Những vấn để khác như ngôn ngữ, cách làm việc cũng không phải dễ dàng loại bỏ được.
4. Mở cửa với dân nhập cư, có thể đón được 1 người như Einstein, nhưng cũng có thể 9 người khác giống như Bin Laden. Cũng phải nói thêm rằng, nhiều người đi di cư là vì không có khả năng phát triển ở nước khác, chứ không phải đến để phát triển tài năng.
Một điều quan trọng khác, đó là nhiều quốc gia không thích dân nhập cư, hoặc không thích sự pha trộn sắc tộc. Cái đó theo mình là bản năng tự nhiên hơn là phân biệt chủng tộc. Một người nhập cư khó mà yêu nước bằng một người bản xứ được. Trong khi tinh thần dân tộc lại là một yếu tố tốt giúp gây dựng nền kinh tế.
 
Mấy hôm nay, mình có thảo luận rất nhiều về diversity (sự đa dạng hóa, không chỉ văn hóa, mà còn là ý kiến, tư tưởng, cách làm việc vv)... và rất nhiều nhà doanh nghiệp và kinh tế học rất coi trọng yếu tố này trong sự phát triển.

Mình nghĩ đây là một yếu tố rất tất yếu đối với nền kinh tế hiện nay khi mà công ty, quốc gia có thể tận dụng một cách hữu hiệu tiềm năng, tính sách tạo của các thành viên của công ty và quốc gia đó.

Một điều trở ngại lớn cho sự phát triển lâu dài của Việt Nam, chỉ là suy nghĩ của mình, là sự đồng hóa tư tưởng thông qua giáo trình giảng dạy và văn hóa của chúng ta. Có thể sự việc đã thay đổi nhiều, nếu vậy thì mọi người chỉ cho mình...nhưng với trí nhớ của mình về cách giáo dục ở Việt Nam, và cách sống thì lúc nào chúng ta cũng nên làm theo một cách nhất định, giáo trình thì cùng một loại sách không có đưa ra những tư tưởng khác nhau, không khuyến khích những cách làm mới vv

Những điều này sẽ có những tổn hại rất lớn đến khả năm phát triển lâu dài của các công ty trong nước (micro) và đất nước (macro)
 
Back
Bên trên