Need help ..... kinh tế đối ngoại

Dương Quốc Bình
(beckham)

New Member
Chào cả nhà,
Em đang cần tài liệu về kinh tế đối ngoại (foreign trade, international trade) của Việt Nam. Ví dụ như là số liệu thống kê hay tốt hơn nữa là phân tích những cái lợi từ khi nước ta mở cửa hội nhập và bên cạnh đó là nhưng mặt tiêu cực xảy ra.

Em có tìm được 1 số ít data từ World Bank hay UN nhưng chỉ là data thôi, chứ ko có tài liệu nào phân tích về kinh tế đối ngoại của VN. Anh, chị hay các bạn có thể chia sẻ được thì mình rất cám ơn và sẽ có hậu tạ. :)
 
Chào Dương Quốc Bình! Bạn quan tâm đến vấn đề Hội nhập, xin đọc các bài về WTO trong CLB Kinh tế. Còn đây là Bài thứ năm.

Giới thiệu với Bạn về Trang web hay
http://www.hoinhap.com.vn: cẩm nang về hội nhập

Tham khảo thêm:
http://www.mofa.gov.vn.
http://www.vinanet.com.vn

Còn muốn mua sách: : Sách có trợ giá nên hợp lý.
Vietnam Development Information Center
Opening Hours
Monday to Friday
8 a.m. to 12 a.m.
1 p.m. to 6 p.m.
Address
63 Ly Thai To, Hanoi




Bài 5: Việc gia nhập WTO sẽ giúp gì cho nền kinh tế Việt Nam?

Tôi không nghĩ là gia nhập WTO sẽ là một đũa thần. Sự gia nhập này mở một chương sử mới cho Việt Nam. Chương này có đẹp hay xấu là tùy vào Việt Nam.

Các bạn nên nhớ là Campuchia và Cuba đã là thành viên của WTO, nhưng cái nghèo vẫn bám sát họ. Do đó gia nhập WTO không phải là cây đũa thần hay liều thuốc tiên.

Việt Nam đang đối đầu với rất nhiều thử thách kinh tế trầm trọng, và sự gia nhập WTO chỉ có thể giải quyết một vài thử thách bé mà thôi.

Việt Nam đang đối đầu với rất nhiều thử thách kinh tế trầm trọng, và sự gia nhập WTO chỉ có thể giải quyết một vài thử thách bé mà thôi.

Những thử thách
Việt Nam đang đương đầu với hai nhóm thử thách rất lớn, gần và xa như sau:

Những thử thách gần gồm có:

- Làm sao để giữ được thị trường beó bở sẵn có của Việt Nam như Hoa Kỳ và Liên Hiệp Âu Châu.
- Làm sao bảo vệ những công ty quốc doanh từ sự cạnh tranh khốc liệt sau khi gia nhập WTO.
- Làm sao cho thế giới công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trưòng.
- Làm sao tạo được công ăn việc làm cho 1 đến 1 triệu rưỡi người trẻ mỗi năm.

Những thử thách xa hay lâu dài là làm sao tạo được môi trường tốt cho sư phát triển kinh tế bền vững ở trình độ cao. Chứ đi làm gia công cho Đài Loan hay Nam Hàn mãi thì không khá được. Những thử thách xa gồm có:

- Làm sao tạo được một môi trường pháp lý lành mạnh mà một đại đa số người trong và ngoài nước chấp nhận. Môi trường này cần có luật pháp rõ ràng, và sự thi hành luật đúng đắn.

Cấu trúc chính quyền đương thời của Việt Nam là trung ương nắm hầu hết mọi quyền. Một cấu trúc khác cho những nước đông dân và đa dạng là hệ thống chính quyền liên bang, trong đó địa phương có rất nhiều quyền về kinh tế, và trung ương chỉ lo những việc đại sự như chính sách tiền tệ, quốc phòng, đối ngoại, v.v...

- Làm sao thu thuế được từ người giầu để xây dựng hạ tầng cơ sở vững mạnh.

- Làm sao tìm được một mô hình kinh tế thích hợp cho Việt Nam. Sự tốn kém cao và năng suất thấp của khu vực kinh tế quốc doanh cho thấy mô hình kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa không thích hợp cho Việt Nam.

- Làm sao công nghiệp hóa vùng quê và vùng xa để tăng trưởng GDP. Nên nhớ là người 54 triệu nông dân có thu nhập chỉ được 185 dollars một năm cho từng đầu người, và họ là những người nghèo nhất của thế giới.

- Làm sao nâng cao yếu tố con người để người dân Việt Nam đủ khả năng sản suất ở trình độ cao.

- Làm sao hạn chế sự tăng trưởng dân số vì Việt Nam quá đông dân, nhưng Việt Nam rất ít đất.

- Làm sao thay đổi được cấu trúc của chính quyền cho thích hợp với sự phát triển kinh tế của một nước đông dân và đa dạng như Việt Nam. Cấu trúc chính quyền đương thời của Việt Nam là trung ương nắm hầu hết mọi quyền.

Một cấu trúc khác cho những nước đông dân và đa dạng là hệ thống chính quyền liên bang, trong đó địa phương có rất nhiều quyền về kinh tế, và trung ương chỉ lo những việc đại sự như chính sách tiền tệ, quốc phòng, đối ngoại, v.v... Từ thời Pháp thuộc đến gìờ, Việt Nam chưa có được một cấu trúc chính quyền nào thích hợp cho sự phát triển kinh tế bền vững ở trình độ cao.

Những chuẩn bị
Cái mà chính quyền Việt Nam lo âu nhất là sự xâm nhập khu vực kinh tế quốc doanh từ đầu tư nước ngoài. Những công ty này có thể bị thua lổ nặng hơn, và chính quyền không có đủ tiền để trợ cấp. Thêm vào đó, khu vực kinh tế quốc doanh là một trong những cột trụ của chế độ. Nếu cột trụ này yếu đi hay bé đi, sự ổn định của chế độ có thể bị nguy cơ.

Chính quyền Việt Nam đã, đang và sắp làm một số việc như sau:

- Việt Nam đàm phán với thành viên của WTO để biết họ đòi Việt Nam thay đổi về luật pháp và quy định như thế nào. Việt Nam phải thay đổi luật và quy định cho phù hợp với sự đòi hỏi của WTO. Mục đích chính là vào WTO càng sớm càng tốt để không bị mất thị trường béo bở về tay những thành viên của WTO.

- Việt Nam đàm phán với thành viên WTO khó nhất là Hoa Kỳ, và cố gắng xin hoãn lại sự xâm nhập vào khu vực kinh tế quốc doanh.

- Việt Nam đang cố gắng thay đổi môi trường đầu tư cho người nước ngoài để thu hút đầu tư tạo được việc làm cho những người trẻ.

- Việt Nam đang cổ phần hóa khu vực kinh tế quốc doanh để được thế giới công nhận là Việt Nam có nền kinh tế thị trường.

Một điều rất quan trọng mà Việt Nam chưa làm là minh bạch hóa chính quyền. Việt Nam hiện giờ chưa có biện pháp chống tham những hữu hiệu nào, ngoại trừ báo chí trong nước kêu ầm ĩ cả lên tham nhũng, tham nhũng, và tham nhũng ở mọi nơi.

Lo ngại của Việt Nam
Việt Nam không phải giải quyết xong vấn đề cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước, nếu những doanh nghiệp này không phải xuất hàng đi nước khác. Cuba vẫn là một nước xã hội chủ nghĩa hơn Việt Nam nhiều, nhưng đâu có phải thay đổi hết đâu, vì Cuba không buôn bán mấy với thế giới bên ngoài. Tuy nhiên buôn bán với nước ngoài đem lợi nhuận nhiều nhất, và những công ty quốc doanh lớn hiện giờ không muốn mất những cơ hội này.

Cái mà chính quyền Việt Nam lo âu nhất là sự xâm nhập khu vực kinh tế quốc doanh từ đầu tư nước ngoài. Những công ty này có thể bị thua lổ nặng hơn, và chính quyền không có đủ tiền để trợ cấp. Thêm vào đó, khu vực kinh tế quốc doanh là một trong những cột trụ của chế độ. Nếu cột trụ này yếu đi hay bé đi, sự ổn định của chế độ có thể bị nguy cơ.

Tôi chưa nhìn thấy chính quyền Việt Nam có những chính sách mới hay thay đổi lớn để đương đầu với những thử thách xa như môi trường pháp lý lành mạnh, xây dựng hạ tầng cơ sở vững mạnh, tìm được một mô hình kinh tế thích hợp hơn, công nghiệp hóa vùng quê và vùng xa, nâng cao yếu tố con người, hạn chế sự tăng trưởng dân số, và thay đổi cấu trúc của chính quyền cho thích hợp với sự phát triển kinh tế bền vững ở trình độ cao.

Chính quyền Việt Nam cần nhìn thấy được những thử thách xa này và có can đảm đương đầu với chúng. Sự chuẩn bị gia nhập WTO là một bàn đạp sẵn có để tiến lên và khuất phục những thử thách xa này. Chính quyền và người dân Việt Nam nên nắm lấy cơ hội ngàn vàng để tiếp tục con đường đổi mới và đem lại sự phồn thịnh cho đất nước.

Chào Thân ái & Quyết thắng!
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Nhân đọc bài của anh Nghĩa em muốn hỏi một chút mong anh có thời gian chỉ giáo
Nguyen Hoai Nghia đã viết:
Bài 5: Việc gia nhập WTO sẽ giúp gì cho nền kinh tế Việt Nam?

Tôi không nghĩ là gia nhập WTO sẽ là một đũa thần. Sự gia nhập này mở một chương sử mới cho Việt Nam. Chương này có đẹp hay xấu là tùy vào Việt Nam.

Các bạn nên nhớ là Campuchia và Cuba đã là thành viên của WTO, nhưng cái nghèo vẫn bám sát họ. Do đó gia nhập WTO không phải là cây đũa thần hay liều thuốc tiên.

Việt Nam đang đối đầu với rất nhiều thử thách kinh tế trầm trọng, và sự gia nhập WTO chỉ có thể giải quyết một vài thử thách bé mà thôi.

Việt Nam đang đối đầu với rất nhiều thử thách kinh tế trầm trọng, và sự gia nhập WTO chỉ có thể giải quyết một vài thử thách bé mà thôi.

Những thử thách
Việt Nam đang đương đầu với hai nhóm thử thách rất lớn, gần và xa như sau:

Những thử thách gần gồm có:

- Làm sao để giữ được thị trường beó bở sẵn có của Việt Nam như Hoa Kỳ và Liên Hiệp Âu Châu.

Câu này khó hiểu quá. Ý anh là gì?
- Làm sao bảo vệ những công ty quốc doanh từ sự cạnh tranh khốc liệt sau khi gia nhập WTO.
Tại sao phải bảo vệ công ty quốc doanh?

- Làm sao cho thế giới công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trưòng.
Tại sao lại muốn thế giới công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường?

- Làm sao tạo được công ăn việc làm cho 1 đến 1 triệu rưỡi người trẻ mỗi năm.
Cái này dễ em trả lời được: Khuyến khích thanh niên nghèo đi lao động Đài Loan còn thanh niên giàu đi du học.
Những thử thách xa hay lâu dài là làm sao tạo được môi trường tốt cho sư phát triển kinh tế bền vững ở trình độ cao. Chứ đi làm gia công cho Đài Loan hay Nam Hàn mãi thì không khá được.
Tại sao lại không khá được?
Những thử thách xa gồm có:

- Làm sao tạo được một môi trường pháp lý lành mạnh mà một đại đa số người trong và ngoài nước chấp nhận. Môi trường này cần có luật pháp rõ ràng, và sự thi hành luật đúng đắn.

Cấu trúc chính quyền đương thời của Việt Nam là trung ương nắm hầu hết mọi quyền. Một cấu trúc khác cho những nước đông dân và đa dạng là hệ thống chính quyền liên bang, trong đó địa phương có rất nhiều quyền về kinh tế, và trung ương chỉ lo những việc đại sự như chính sách tiền tệ, quốc phòng, đối ngoại, v.v...
Nước đông dân là anh ám chỉ Trung Quốc hay Ấn Độ? Có nước nào đông dân hơn hai nước đấy.
- Làm sao thu thuế được từ người giầu để xây dựng hạ tầng cơ sở vững mạnh.

- Làm sao tìm được một mô hình kinh tế thích hợp cho Việt Nam. Sự tốn kém cao và năng suất thấp của khu vực kinh tế quốc doanh cho thấy mô hình kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa không thích hợp cho Việt Nam.

- Làm sao công nghiệp hóa vùng quê và vùng xa để tăng trưởng GDP.
GDP=Grossly distorted picture
Nên nhớ là người 54 triệu nông dân có thu nhập chỉ được 185 dollars một năm cho từng đầu người, và họ là những người nghèo nhất của thế giới.

- Làm sao nâng cao yếu tố con người để người dân Việt Nam đủ khả năng sản suất ở trình độ cao.

- Làm sao hạn chế sự tăng trưởng dân số vì Việt Nam quá đông dân, nhưng Việt Nam rất ít đất.

- Làm sao thay đổi được cấu trúc của chính quyền cho thích hợp với sự phát triển kinh tế của một nước đông dân và đa dạng như Việt Nam. Cấu trúc chính quyền đương thời của Việt Nam là trung ương nắm hầu hết mọi quyền.

Một cấu trúc khác cho những nước đông dân và đa dạng là hệ thống chính quyền liên bang, trong đó địa phương có rất nhiều quyền về kinh tế, và trung ương chỉ lo những việc đại sự như chính sách tiền tệ, quốc phòng, đối ngoại, v.v... Từ thời Pháp thuộc đến gìờ, Việt Nam chưa có được một cấu trúc chính quyền nào thích hợp cho sự phát triển kinh tế bền vững ở trình độ cao.

Những chuẩn bị
Cái mà chính quyền Việt Nam lo âu nhất là sự xâm nhập khu vực kinh tế quốc doanh từ đầu tư nước ngoài. Những công ty này có thể bị thua lổ nặng hơn, và chính quyền không có đủ tiền để trợ cấp. Thêm vào đó, khu vực kinh tế quốc doanh là một trong những cột trụ của chế độ. Nếu cột trụ này yếu đi hay bé đi, sự ổn định của chế độ có thể bị nguy cơ.

Chính quyền Việt Nam đã, đang và sắp làm một số việc như sau:

- Việt Nam đàm phán với thành viên của WTO để biết họ đòi Việt Nam thay đổi về luật pháp và quy định như thế nào. Việt Nam phải thay đổi luật và quy định cho phù hợp với sự đòi hỏi của WTO. Mục đích chính là vào WTO càng sớm càng tốt để không bị mất thị trường béo bở về tay những thành viên của WTO.
Mất thị trường nào? Sao mà béo bở?

- Việt Nam đàm phán với thành viên WTO khó nhất là Hoa Kỳ, và cố gắng xin hoãn lại sự xâm nhập vào khu vực kinh tế quốc doanh.

- Việt Nam đang cố gắng thay đổi môi trường đầu tư cho người nước ngoài để thu hút đầu tư tạo được việc làm cho những người trẻ.

- Việt Nam đang cổ phần hóa khu vực kinh tế quốc doanh để được thế giới công nhận là Việt Nam có nền kinh tế thị trường.

Một điều rất quan trọng mà Việt Nam chưa làm là minh bạch hóa chính quyền. Việt Nam hiện giờ chưa có biện pháp chống tham những hữu hiệu nào, ngoại trừ báo chí trong nước kêu ầm ĩ cả lên tham nhũng, tham nhũng, và tham nhũng ở mọi nơi.

Lo ngại của Việt Nam
Việt Nam không phải giải quyết xong vấn đề cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước, nếu những doanh nghiệp này không phải xuất hàng đi nước khác. Cuba vẫn là một nước xã hội chủ nghĩa hơn Việt Nam nhiều, nhưng đâu có phải thay đổi hết đâu, vì Cuba không buôn bán mấy với thế giới bên ngoài. Tuy nhiên buôn bán với nước ngoài đem lợi nhuận nhiều nhất, và những công ty quốc doanh lớn hiện giờ không muốn mất những cơ hội này.

Cái mà chính quyền Việt Nam lo âu nhất là sự xâm nhập khu vực kinh tế quốc doanh từ đầu tư nước ngoài. Những công ty này có thể bị thua lổ nặng hơn, và chính quyền không có đủ tiền để trợ cấp. Thêm vào đó, khu vực kinh tế quốc doanh là một trong những cột trụ của chế độ. Nếu cột trụ này yếu đi hay bé đi, sự ổn định của chế độ có thể bị nguy cơ.

Tôi chưa nhìn thấy chính quyền Việt Nam có những chính sách mới hay thay đổi lớn để đương đầu với những thử thách xa như môi trường pháp lý lành mạnh, xây dựng hạ tầng cơ sở vững mạnh, tìm được một mô hình kinh tế thích hợp hơn, công nghiệp hóa vùng quê và vùng xa, nâng cao yếu tố con người, hạn chế sự tăng trưởng dân số, và thay đổi cấu trúc của chính quyền cho thích hợp với sự phát triển kinh tế bền vững ở trình độ cao.

Chính quyền Việt Nam cần nhìn thấy được những thử thách xa này và có can đảm đương đầu với chúng. Sự chuẩn bị gia nhập WTO là một bàn đạp sẵn có để tiến lên và khuất phục những thử thách xa này. Chính quyền và người dân Việt Nam nên nắm lấy cơ hội ngàn vàng để tiếp tục con đường đổi mới và đem lại sự phồn thịnh cho đất nước.
Cơ hội ngàn vàng cho cái gì? Cho phát triển kinh tế hay mô hình kinh tể? Mà mô hình kinh tế và chính trị có liên quan với nhau không? Cả bài của anh em chẳng thấy cái nào vàng hay bạc cả.

Chào Thân ái & Quyết thắng!
 
Chào Trần Thanh Hưng! Bạn chịu khó đọc 4 Bài mà mình đã gửi trong Câu Lạc Bộ Kinh Tế. Topic: "Việt Nam không vào WTO" của Bạn Phạm Ngọc Minh.
! Hy vọng sẽ hiểu được phần nào!?

Nếu không có thời gian mình tạm thời tóm tắt các câu hỏi của Bạn như sau:

1. Làm sao để giữ được thị trường beó bở sẵn có của Việt Nam như Hoa Kỳ và Liên Hiệp Âu Châu?

- Đó là vấn đề giao thương quan hệ sớm giữa Hoa Kỳ & Liên Hiệp Châu Âu.

2. Làm sao bảo vệ những công ty quốc doanh từ sự cạnh tranh khốc liệt sau khi gia nhập WTO. Tại sao phải bảo vệ công ty quốc doanh?

Nhìn vào cấu trúc của nền kinh tế Việt Nam, khu vực kinh tế nước ngoài và khu vực kinh tế tư nhân là hầu như 80%-90% là kinh tế thị trường. 10%-20% không thị trường là do sự khó khăn trong việc xin giấy phép từ nhà nước Việt Nam và điều này đưa đến nền kinh tế Việt Nam kém tính cạnh tranh hơn những nền kinh tế thị trường khác mà việc xin giấy phép dễ dàng hơn.

Khu vực kinh tế quốc doanh chiếm 38% của GDP. Khu vực này chỉ là kinh tế thị trường 10%-20% vì giá cả được định bởi thị trường. Còn tất cả những gì còn lại thì chẳng khác gì khu vực kinh tế quốc doanh của các nước xã hội chủ nghĩa khác.


3. Tại sao lại muốn thế giới công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường?

Vì Việt Nam "Kinh tế thị trường theo định hướng Xã hội chủ nghĩa"

Nói chung, Việt Nam còn độc quyền, trợ giá cho 1 số ngành nghề... Bạn có thể tham khảo quan vụ kiện Cá Basa & Tôm Việt Nam.


4.Làm sao tạo được công ăn việc làm cho 1 đến 1 triệu rưỡi người trẻ mỗi năm? Câu này Bạn đã trả lời thật funny ha-ha!?!

5. Mất thị trường nào? Sao mà béo bở?

- Thị trường thành viên WTO.
- Béo bở: Xuất nhập nhiều, Thu được nhiều ngoại tệ...

6. Cơ hội ngàn vàng cho cái gì? Cho phát triển kinh tế hay mô hình kinh tể? Mà mô hình kinh tế và chính trị có liên quan với nhau không? Cả bài của anh em chẳng thấy cái nào vàng hay bạc cả.

Cơ hội vàng cho tất cả, cho Những ai nhận ra nó,.... Bạn chịu khó đọc Bài "Thời Cơ Vàng" - Báo tuổi trẻ ngày 12 và 13/01/2006 của tác giả Nguyễn Thành Trung.


Mà mô hình kinh tế và chính trị có liên quan với nhau không?
Vai trò của nhà nước: Vấn đề phát triển con người và phát triển kinh tế là chuyện chung của cá nhân, gia đình, chính quyền và xã hội. Ai cũng có thể tham gia vào sự phát triển này. Tuy nhiên vai trò của nhà nước rất là quan trọng như sau:

- Chính quyền tạo một môi trường chính trị và kinh tế vĩ mô ổn định cho mọi người làm việc.

- Chính quyền giáo dục người dân những yếu tố con người.

- Chính quyền có thể làm gương sáng cho cá nhân bằng cách trung thực, đạo đức, tôn trọng sự thật, công bằng, có tinh thần trách nhiệm với người dân, dùng người dân đúng chỗ, dựa trên tài năng của họ hơn là dựa trên bè phái, v.v..

- Chính quyền tạo một môi trường pháp lý lành mạnh trong đó người dân có thể phát huy mọi yếu tố con người, được tự do hội họp để tạo nên tổ chức kinh tế mới, và được tự do buôn bán với mọi người xa gần.

Người Việt Nam rất thông minh và chịu khó, nhưng nước Việt Nam rất nghèo. Sự nghèo khó này cho thấy là yếu tố con người ở Việt Nam vẫn còn rất kém. Đây là lỗi chung của xã hội vì đại đa số các nước Á châu và Phi châu là thế. Nếu chúng ta muốn hiểu được sự yếu kém của chính quyền Việt Nam ra sao trong sự đào tạo con người, chúng ta có thể nhìn vào ba dữ kiện sau:

Hệ thống giáo dục của Việt Nam ra sao? Việt Nam không có những tổ chức kinh tế lớn, năng suất cao và giàu mạnh, cho thấy rằng hệ thống giáo dục của Việt Nam trong 70 năm qua không đào tạo người dân với những yếu tố con người cao như giao tiếp, sáng tạo và lãnh đạo hay những ngưòi tài không được dùng đúng chỗ.

Chính quyền có minh bạch không? Theo Transparency International, sự minh bạch của chính quyền Việt Nam rất kém. Năm 2004 bị xếp thứ ba từ chót đếm lên trong khu vực, hơn được Indonesia và Miến Điện. Do đó, chính quyền Việt Nam cần phải thay đổi nhiều lắm trước khi được làm gương sáng cho người dân.

Người dân có được tự do phát triển không?

Theo tổ chức Freedom House, chính quyền Việt Nam hạn chế rất nhiều tự do cho sự phát triển con người. Năm 2004 bị xếp thứ nhì từ chót đếm lên trong khu vực, hơn được Miến Điện. Một lần nữa chính quyền Việt Nam còn rất nhiều việc lớn phải làm trong sự nâng cao yếu tố con người cho phát triển kinh tế.

Rất mong nhận được sự chia sẻ để cùng nhau tìm hiểu cặn kẻ hơn!

Chào Thân ái và Quyết thắng!
 
Back
Bên trên