Phan Anh Quân
(J.M.Quân)
New Member
Dành cho các bạn quan tâm đến ngành vũ trụ học và có ước mơ lên vũ trụb-)
Nasa cắt giảm ngân sách cho việc quan sát Trái Đất
Con tàu Dawn sẽ không tới hai tiểu hành tinh Ceres và Vesta. Tuy nhiên, không chỉ các chương trình khám phá vũ trụ nằm trong vấn đề cắt giảm ngân sách của Nasa mà rất nhiều chương trình quan sát Trái Đất, hết sức quan trọng nhằm nghiên cứu bầu khí quyển, nước và khí hậu cũng bị tạm ngừng hoặc huỷ bỏ.
Vào tháng 4/2005, một bản báo cáo của Hội đồng nghiên cứu quốc gia Mỹ (NRC) đã cảnh báo việc từ bỏ một số dự án có khả năng làm cho Mỹ bị không thể tiếp cận được với những phương tiện quý báu để quan sát Trái Đất. Bất chấp sự cảnh báo này, một số vệ tinh sẽ bị đình chỉ hoạt động và tiếp đó là bị thay thế.
Một số dự án đã bị huỷ bỏ như: Hydros (cho phép nghiên cứu lớp băng tại Nam cực), hoặc Deep Space Climate Observatory. Vệ tinh này đã được lắp đặt nhưng Nasa không muốn chi tiền cho việc phóng và duy trì hoạt động của nó. Chương trình này tập trung vào việc tổng hợp độ bức xạ của Trái Đất. Vệ tinh sẽ được đặt ở vị trí sao cho nó có thể quan sát thường xuyên phần sáng của bề mặt Trái Đất.
Trong khoản ngân sách được Nasa đưa ra cho năm 2007, các chương trình quan sát Trái Đất và Mặt Trời chiếm 2,2 tỷ đô la so với 6 tỷ đô la chi cho chương trình nối lại việc phóng các tàu con thoi và việc xây dựng trạm vũ trụ quốc tế. 4 tỷ đô la sẽ được dành cho việc phát triển các chương trình đưa người lên Mặt Trăng và sao Hoả.
Nasa cắt giảm ngân sách cho việc quan sát Trái Đất
Con tàu Dawn sẽ không tới hai tiểu hành tinh Ceres và Vesta. Tuy nhiên, không chỉ các chương trình khám phá vũ trụ nằm trong vấn đề cắt giảm ngân sách của Nasa mà rất nhiều chương trình quan sát Trái Đất, hết sức quan trọng nhằm nghiên cứu bầu khí quyển, nước và khí hậu cũng bị tạm ngừng hoặc huỷ bỏ.
Vào tháng 4/2005, một bản báo cáo của Hội đồng nghiên cứu quốc gia Mỹ (NRC) đã cảnh báo việc từ bỏ một số dự án có khả năng làm cho Mỹ bị không thể tiếp cận được với những phương tiện quý báu để quan sát Trái Đất. Bất chấp sự cảnh báo này, một số vệ tinh sẽ bị đình chỉ hoạt động và tiếp đó là bị thay thế.
Một số dự án đã bị huỷ bỏ như: Hydros (cho phép nghiên cứu lớp băng tại Nam cực), hoặc Deep Space Climate Observatory. Vệ tinh này đã được lắp đặt nhưng Nasa không muốn chi tiền cho việc phóng và duy trì hoạt động của nó. Chương trình này tập trung vào việc tổng hợp độ bức xạ của Trái Đất. Vệ tinh sẽ được đặt ở vị trí sao cho nó có thể quan sát thường xuyên phần sáng của bề mặt Trái Đất.
Trong khoản ngân sách được Nasa đưa ra cho năm 2007, các chương trình quan sát Trái Đất và Mặt Trời chiếm 2,2 tỷ đô la so với 6 tỷ đô la chi cho chương trình nối lại việc phóng các tàu con thoi và việc xây dựng trạm vũ trụ quốc tế. 4 tỷ đô la sẽ được dành cho việc phát triển các chương trình đưa người lên Mặt Trăng và sao Hoả.