Trần Quỳnh Anh
(meomummim)
Điều hành viên
Trong nhiều thế kỷ, các họa sĩ, sử gia và khách du lịch bị hút hồn bởi nụ cười mỉm hư ảo của nàng Mona Lisa. Giờ đây, dường như sức mạnh thôi miên trong kiệt tác của Leonardo da Vinci lại nằm ở một điều không ai ngờ tới: những rối nhiễu ngẫu nhiên trong hệ thống thị giác của con người.
Christopher Tyler và Leonid Kontsevich tại Viện nghiên cứu mắt Smith-Kettlewell ở San Francisco (Mỹ) đã điều chỉnh một bức ảnh kỹ thuật số được chụp lại từ bức tranh này, bằng cách bổ sung vào đó các nhiễu loạn thị giác - giống như những vết nhiễu trên một kênh tivi kém. Sau đó, họ yêu cầu 12 người quan sát đánh giá cảm xúc của nhân vật trên tranh, phân theo 4 bậc, từ buồn rầu tới hạnh phúc.
Đúng như dự đoán, các vết nhiễu làm rìa môi của Mona Lisa nhếch lên khiến nàng trông hạnh phúc hơn, còn những vết nhiễu kéo phẳng đôi môi lại tạo cho nàng một vẻ buồn bã.
Tyler cho biết, hệ thống thị giác của chúng ta bị nhiễu bởi nhiều nguồn, như: số lượng photon ít nhiều đập vào các tế bào cảm nhận ánh sáng trong mắt, hoạt động sai lệch ngẫu nhiên của các sắc tố hấp thụ photon, và sự loé sáng ngẫu nhiên của các nơron có nhiệm vụ mang tín hiệu thị giác tới não.
Những nguồn nhiễu tự nhiên này khiến cho người quan sát tin rằng sắc thái tình cảm của nhân vật trên tranh đang thay đổi phảng phất, mà không nghĩ rằng thực sự cái mà họ nhìn thấy chỉ là một dạng biểu lộ song mơ hồ.
"Đó có thể là một phần tạo nên sức mạnh huyền bí của bức tranh" -ông nói - điều mà Leonardo chắc phải nhận ra theo bản năng.
(NewScientist)
Vẻ đẹp không nằm trên đôi má người thiếu nữ mà trong đôi mắt của kẻ sĩ :x
Chỉnh sửa lần cuối: