Trương Mạnh Quân
(Snaderion)
New Member
Cái này được dịch ra từ tài liệu How to buy an Electric Guitar của Gibson
I/ Những điều cơ bản bạn nên biết
*Nguyên tắc thứ 1: Bạn cần phải biết trả cho chất lượng.
Tôi từng biết những tay ghita đã sử dụng đến năm sáu cây ghita chỉ trong vòng chưa đầy hai năm. Tuy vậy, khi họ chưa cảm thấy hài lòng họ lại tiếp tục đổi cho đến khi họ tìm được được cây guitar phù hợp nhất cho mình.
Một lời khuyên của tất cả những tay guitar chuyên nghiệp mà chúng tôi phỏng vấn là bạn hãy mua cây guitar tốt nhất mà bạn có thể mua ngay trong lần đầu tiên (theo tôi điểm này rất đúng, thà mình bỏ ra một cục mua thứ tốt về còn hơn mua thứ rẻ để sau lại hối tiếc tại sao mình lại phí tiền đến thế). Một cây guitar có khả năng chơi tốt hay không là phụ thuộc chất lượng, không hề có đường tắt trong vấn đề này. Trong sự cạnh tranh gay gắt của các hãng guitar, cách duy nhất để tạo ra những cây guitar rẻ hơn đó là dùng những vật liệu, bộ phận kém phẩm chất cùng với nhân công không đủ tay nghề. Kết quả là chúng ta có một cây ghita rẻ mà có thể mường tượng chất lượng qua cái tên của nó : "rẻ".
Cho dù bạn có chơi đàn ở đâu chăng đi nữa - Ở nhà, trong phòng thu hay trên sân khấu - Bạn đừng cảm thấy tiếc tiền cho một nhạc cụ khiến bạn thất vọng vì bạn thoả hiệp với chất lượng. Bạn sẽ không bao giờ phải cảm thấy điều đó khi trả giá cho chất lượng (I believe that).
*Nguyên tắc thứ 2: Kiểm tra giấy bảo hành và hệ thống phục vụ khách hàng (điều này ít người Việt nam quan tâm vì hầu hết là mua đàn second hand nhưng tôi cứ đưa mục này vào để bạn nào đi nước ngoài mua đàn cho cẩn thận).
Một cây guitar tốt giống như là một bạn tốt của ta. Nó thực sự là một phần của cuộc sống của bạn.
Khi mua đàn cũ, hãy hỏi giấy bảo hành hoặc giấy bảo đảm của chủ cũ (Điều này là không thể ở Việt nam – ở Hanoi có một cửa hàng Yamaha nhưng mà tui chả biết nó ở đâu cả :F ). Biết thời gian bảo hành cũng nói cho bạn một điều rằng nhà sản xuất có thực sự tin vào chính sản phẩm của họ hay không.
Đôi khi thời hạn bảo hành của một cây ghita chưa chắc đã nói lên điều gì đặc biệt hay đáng chú ý. Có rất nhiều cây ghita đầu tiên được Gibson làm từ những năm 1930 vẫn còn dùng rất tốt, thậm chí còn tồn tại lâu hơn cả chính chủ nhân của chúng. Nhà sản xuất là người duy nhất có thể bảo đảm cho chất lượng của sản phẩm trong vòng năm đến mười năm sau với những vấn đề có thể xảy ra với khách hàng sau khi thời gian bảo hành qua đi ( Ở Việt nam,đã mua rồi thì phải chịu).
Nên chú ý đến hệ thống chăm sóc khách và các dịch vụ mở rộng của nhà sản xuất có tôt hay không. Nếu nhạc cụ của gặp phải sự hỏng hóc hiển nhiên là bạn muốn nó phải được sửa nhanh và chính xác (Đó cũng là lý do tui chọn mua đàn của Epiphone - một nhánh của hãng đàn Gibson).
Thêm tí về các các hẵng đàn: 1st Gibson; 2nd Fender; 3rd Epiphone (Gibson); 4th Ibanez
Còn tiếp
I/ Những điều cơ bản bạn nên biết
*Nguyên tắc thứ 1: Bạn cần phải biết trả cho chất lượng.
Tôi từng biết những tay ghita đã sử dụng đến năm sáu cây ghita chỉ trong vòng chưa đầy hai năm. Tuy vậy, khi họ chưa cảm thấy hài lòng họ lại tiếp tục đổi cho đến khi họ tìm được được cây guitar phù hợp nhất cho mình.
Một lời khuyên của tất cả những tay guitar chuyên nghiệp mà chúng tôi phỏng vấn là bạn hãy mua cây guitar tốt nhất mà bạn có thể mua ngay trong lần đầu tiên (theo tôi điểm này rất đúng, thà mình bỏ ra một cục mua thứ tốt về còn hơn mua thứ rẻ để sau lại hối tiếc tại sao mình lại phí tiền đến thế). Một cây guitar có khả năng chơi tốt hay không là phụ thuộc chất lượng, không hề có đường tắt trong vấn đề này. Trong sự cạnh tranh gay gắt của các hãng guitar, cách duy nhất để tạo ra những cây guitar rẻ hơn đó là dùng những vật liệu, bộ phận kém phẩm chất cùng với nhân công không đủ tay nghề. Kết quả là chúng ta có một cây ghita rẻ mà có thể mường tượng chất lượng qua cái tên của nó : "rẻ".
Cho dù bạn có chơi đàn ở đâu chăng đi nữa - Ở nhà, trong phòng thu hay trên sân khấu - Bạn đừng cảm thấy tiếc tiền cho một nhạc cụ khiến bạn thất vọng vì bạn thoả hiệp với chất lượng. Bạn sẽ không bao giờ phải cảm thấy điều đó khi trả giá cho chất lượng (I believe that).
*Nguyên tắc thứ 2: Kiểm tra giấy bảo hành và hệ thống phục vụ khách hàng (điều này ít người Việt nam quan tâm vì hầu hết là mua đàn second hand nhưng tôi cứ đưa mục này vào để bạn nào đi nước ngoài mua đàn cho cẩn thận).
Một cây guitar tốt giống như là một bạn tốt của ta. Nó thực sự là một phần của cuộc sống của bạn.
Khi mua đàn cũ, hãy hỏi giấy bảo hành hoặc giấy bảo đảm của chủ cũ (Điều này là không thể ở Việt nam – ở Hanoi có một cửa hàng Yamaha nhưng mà tui chả biết nó ở đâu cả :F ). Biết thời gian bảo hành cũng nói cho bạn một điều rằng nhà sản xuất có thực sự tin vào chính sản phẩm của họ hay không.
Đôi khi thời hạn bảo hành của một cây ghita chưa chắc đã nói lên điều gì đặc biệt hay đáng chú ý. Có rất nhiều cây ghita đầu tiên được Gibson làm từ những năm 1930 vẫn còn dùng rất tốt, thậm chí còn tồn tại lâu hơn cả chính chủ nhân của chúng. Nhà sản xuất là người duy nhất có thể bảo đảm cho chất lượng của sản phẩm trong vòng năm đến mười năm sau với những vấn đề có thể xảy ra với khách hàng sau khi thời gian bảo hành qua đi ( Ở Việt nam,đã mua rồi thì phải chịu).
Nên chú ý đến hệ thống chăm sóc khách và các dịch vụ mở rộng của nhà sản xuất có tôt hay không. Nếu nhạc cụ của gặp phải sự hỏng hóc hiển nhiên là bạn muốn nó phải được sửa nhanh và chính xác (Đó cũng là lý do tui chọn mua đàn của Epiphone - một nhánh của hãng đàn Gibson).
Thêm tí về các các hẵng đàn: 1st Gibson; 2nd Fender; 3rd Epiphone (Gibson); 4th Ibanez
Còn tiếp
Chỉnh sửa lần cuối: