Manowar- Người con trung thành của Metals

Phạm Đinh Thắng
(ROCK)

New Member
MANOWAR - Người con trung thành của Metal

27.jpg


Manowar, cái tên đã quá quen thuộc với những con nghiện Metal, dù ở Việt Nam hay trên thế giới. Không khoa trương, màu mè, nhưng âm nhạc của Manowar đã từng bước ngấm sâu vào lòng mỗi người yêu ROCK. Từ buổi sơ khai mới được thành lập vào cuối năm 80, cho đến thời kì vàng son, những năm 85-86-88-92-96, Manowar đã đem thứ âm nhạc mãnh liệt của họ "thiêu huỷ cả trái đất " ( "we want to destroy the earth",lời của Scott Columbus,drummer). Nhưng họ càng thiêu đốt, các fan hâm mộ cuồng nhiệt trên toàn thế giới càng gắn chặt với họ. Có thể nói, không một ban nhạc nào trên thế giới có được một lượng fan hâm mộ trung thành như Manowar. Để có thể tận mắt được nhìn thấy Manowar, tận tai đón nhận những trận cuồng phong trong âm nhạc của Manowar, các fan hâm mộ đã không ngần ngại gửi cho họ những lá thư viết bằng máu. Rồi đến những chiếc máy bay cần cù bám sát theo phi cơ của Manowar để theo dõi toàn bộ 22 show diễn của Manowar trong tour Hell On Whells...


Quay trở lại thời điểm ban nhạc được thành lập. Đó là vào tháng 11 năm 1980. Joey De maio, lúc đó còn là một chàng trai trẻ, giữ vai trò kỹ thuật phối âm Bass/Pyro trong các show diễn của Black Sabbath. Joey đã gặp Ross Friedman ( Ross the Boss), lead guitar của Shakin Street, ban nhạc có nhiệm vụ "hâm nóng" trước khi Black Sabbath xuất hiện, trong tour Heaven and Hell ở Newcastle, Anh. Bị cuốn hút bởi những kỹ thuật điêu luyện và tài tình của Ross, ngay lập tức Joey nghĩ đến việc mời anh làm chân lead guitar cho ban nhạc của mình. Trước khi gia nhập Manowar, Ross đã tới New York chơi Guitar ban nhạcThe Dictator và Shakin Street.Nhưng thành công chỉ thực sự tìm đến anh với Manowar. Ross chơi cho Manowar từ năm 80 cho đến năm 88, khi mà niềm đam mê nhạc blues trong con người anh trở lại, và Ross đã quyết định chia tay Manowar để quay lại với Blues,thành lập ban nhạc The Pack. Trong khoảng thời gian này, Manowar với bộ tứ tài danh Eric- Joey- Ross- Scott đã cho ra đời những album xuất sắc nhất của mình: Sign of the hammer, Fighting the World, Kings of Metal.

manowarb.jpg

Manowar năm 1980: Joey de Maio: Bass- Eric Adams: Vocals- Karl Kenedy: Drums- Ross Friedman:guitar

Tay guitar lead thứ 2 của Manowar là David Shankle, chơi cho ban nhạc từ năm 89 đến 93. Tuy là tay guitar xuất sắc nhất Chicago, nhưng dấu ấn mà David để lại trong Manowar quá nhỏ bé, và anh đã rời ban nhạc ngay sau khi hoàn thành album The Triumph of Steel. Joey lại phải lao vào một cuộc vật lộn với cả một đống băng ghi âm tùm lum để tìm kiểm một tay guitar mới cho Manowar. Công việc tưởng chừng như không bao giờ kết thúc thì Joey được nhà sản xuất Tony Bongiovy giới thiệu tay guitar khét tiếng Karl Logan. Trước đây Karl có tham gia một số ban nhạc như Arc Angel rồi Fallen Angel, nhưng hầu như mọi chuyện không bao giờ suôn sẻ với Karl. Fallen Angel tan rã, Karl phải làm việc trong một nhà kho của hãng ProterGamble để kiếm những đồng tiền ít ỏi trang trải cho cuộc sống của mình, và cho những thú vui "quái gở" của anh như đàn hiệu và xe môtô phân khối lớn. Trước đây, cũng đã có lần Joey gặp Karl trong một cuộc triển lãm môtô.

Ngay từ khi mới biết đến âm nhạc , Karl đã tôn sùng tay guitar hảo hán Eddie Van Halen. Anh không tiếc công sức để tìm hiểu mọi thứ về thần tượng của mình, từ những bản tab guitar solo có một không hai, đến những ngón nghề chấm nốt tapping bằng tay phải hay như kỹ thuật sweeping trên dây đàn.

Để vào được Manowar, Karl đã phải trải qua một cuộc thử nghiệm "tay nghề" đầy gian nan với những vị giám khảo mà theo anh là "khó tính nhất trên thế giới". Tuy nhiên, bằng bản lĩnh của một tay lead lão luyện cộng với sự nhiệt tình hiếm có, Karl đã chứng minh được cho mọi người thấy, vị trí còn khuyết trong Manowar là để dành cho anh. Mặc dù tham gia ban nhạc khá muộn, nhưng Karl đã để lại dấu ấn khá sâu trong lòng người hâm mộ với những pha solo đại tài trong the god made heavy metal, My spirit lives on, today is a good day to die...

Eric Adams, ca sĩ chính của Manowar, sinh ra tại Auburn, New York và tham gia ban nhạc ngay từ những ngày đầu mới thành lập và gắn bó với nó cho đến tận ngày nay. Eric bắt đầu tập hát rất sớm, ngay khi anh mới 9 tuổi. Tuy vậy, trước khi đến chơi cho Manowar, Eric vẫn chưa từng tham gia một ban nhạc nào. Với chất giọng mãnh liệt, mạnh mẽ, đầy nam tính của mình, Eric đã góp phần rất lớn tạo dựng nên một phong cách đặc trưng, một phong cách "Manowar" cho ban nhạc. Cũng còn khá nhiều điều để nói về Eric. Anh là một con người yêu thích sự tự do và làm bất cứ điều gì mình muốn. Ngoài ra, các fan hâm mộ Manowar còn biết đến Eric như một "Arnold Shwartnezegger" thứ hai của âm nhạc, với những cơ bắp cuồn cuộn đầy ấn tượng của anh. Không biết có phải vì sở hữu một thân hình "lực sĩ" hay không mà ngoài hát chính ra, Eric còn kiêm luôn vai trò "thủ quỹ" cho ban nhạc.

Cũng gắn bó với Manowar trong suốt 23 năm tồn tại, Joey De Maio còn là người sáng lập ra ban nhạc, và cái tên Manowar cũng chính là do anh nghĩ ra. Nhiều người đôi khi đã tưởng lầm Manowar là viết tắt của Man-of-War : Tàu chiến. Manowar, đơn giản là từ viết tắt của MANish, tính cách mạnh mẽ đàn ông và War, cuộc chiến tranh hằng ngày với xã hội, với những điều ngang trái, xấu xa. Chính Joey đã từng nói rằng: "Mỗi sáng ,bạn thức dậy, ra khỏi giường và biết có những điều tồi tệ đang chờ đón mình. Mỗi ngày là một trận chiến và bạn phải chuẩn bị cho những trận chiến này". Joey cũng sinh ra tại Auburn, New York, chơi bass từ khá sớm và đã tham gia ban nhạc của trường. Lớn lên, Joey thần tượng ban nhạc Heavy Metal vĩ đại Black Sabbath, đặc biệt là tay bass lừng danh Terry Butler. Anh đã có lần được gặp gỡ thần tượng của mình khi cho Black Sabbath mượn những thiết bị âm thanh trong tour Heaven and Hell. Từ đó trở đi, Joey được Black Sabbath mời làm người điều chỉnh hiệu ứng ánh sáng và phụ trách các dụng cụ biểu diễn của band.
Joey là người sáng tác hầu hết các ca khúc cho Manowar, tuy một số bài cũng có sự tham gia của Ross the Boss như Metal Daze, Sign of the hammer... Những bài hát của anh thường lấy chủ đề chính từ trong tiểu thuyết Sword and Socery, một cuốn sách mà anh rất thích đọc ngay từ nhỏ.
Giống như Steven Harris của Iron Maiden, Joey De Maio là một bằng chứng điển hình cho tầm quan trọng của Bassist trong một ban nhạc ROCK. Nhưng khác với Harris, Joey không thích có những pha tăng tốc "giật gân" hay những cú đệm "phành phạch" mà anh thường lẩn tiếng bass của mình vào trong nhịp trống siêu tốc đầy ấn tượng của Manowar.
Đối với một ban nhạc chơi theo phong cách Power Metal như Manowar thì việc phối âm bè trầm là cực kì quan trọng. Vì vậy, ngoài một Bassist đầy tài năng và cá tính như Joey De Maio, Manowar còn sở hữu một đội hình những tay trống "hảo hán" trong suốt sự nghiệp của mình. Thực ra, ngay từ khi mới thành lập, tay trống đầu tiên của Manowar là Karl Kenedy, người được Joey tìm thấy qua các mẩu quảng cáo trên báo. Tuy nhiên, vào thời điểm đó, một tay trống "vô danh" như Karl ( đừng lầm với Karl Logan đấy) khó có thể gây được ấn tượng với vị "giám khảo" khắt khe như Joey. Và chỉ một thời gian sau, Karl phải rời Manowar để nhường chỗ cho tay trống thứ hai, Donny Hamzik. Nhưng cũng không khá hơn gì Karl, Donny không thể đáp ứng được những yêu cầu khắt khe của Manowar, ngay sau đó anh cũng đã rời Manowar. Sản phẩm anh để lại chỉ là album Battle Hymns.
Mọi chuyện chỉ thực sự bắt đầu với Manowar khi họ gặp Scott Columbus. Một người bạn gái của Joey đã giới thiệu với anh Scott khi mà Joey đang "bí" trong việc tìm kiếm tay trống thay thế Donny. Trước khi đến với Manowar, Scott cũng chưa từng tham gia một ban nhạc nào mà chỉ làm việc trong một cửa hiệu sửa chữa ống nước. Nhưng điều đó không hề quan trọng đối với Joey, khi anh nhận ra rằng phong cách chơi trống của Scott dường như sinh ra là để dành cho Manowar: mạnh mẽ, tốc độ và đầy uy lực. Có nhiều câu chuyện kể rằng Scott luôn là vị khách hàng khó tính với các cửa hiệu bán trống. Khó có một bộ trống bình thường nào có thể chịu được những pha tấn công dữ dội của Scott. Vì thế, chỉ có những bộ trống đặc biệt được đặt làm riêng mới thích hợp và đủ sức chịu đựng dưới cánh tay "búa tạ" của anh. Scott tham gia cho Manowar từ năm 1983 đến năm 1991, sau đó người thay thế Scott làm chủ dàn trống cho Manowar là Rhino, một người bạn thân của anh. Rhino sinh vào đêm giáng sinh năm 1964. Theo tiếng Anh, Rhino là chữ viết tắt của Rhinoceros: Con tê giác. Còn theo tiếng thổ dân da đỏ, Rhino có nghĩa là "tiếng sét lớn". Một cái tên đầy ấn tượng. Và rất xứng đáng với tên gọi của mình, Rhino cũng là một tay trống đại tài không kém gì Scott. Cũng giống như các thành viên khác của Manowar ( Eric), Rhino chưa hề tham gia một ban nhạc nào trước khi đến với Manowar mà chỉ luyện tập rất nhiều. Anh đã phải làm việc vô cùng vất vả trong một cửa hàng như rửa bát đĩa, bưng bê đồ ăn... để lấy tiền trang trải cho niềm đam mê âm nhạc của mình.

manowarbs.jpg

Manowar năm 1992-1993: Joey de Maio: Bass- Rhino: Drums- Eric Adams: Vocals- David Shrankle:guitar
Rhino được chọn để thay thế Scott Columbus vào năm 1992, năm mà Manowar tung ra album xuất sắc nhất của họ: The Triumph of Steel. Trong album này, Rhino đã chơi cực kỳ ấn tượng, cho dù đó là lần đầu tiên anh đến một Studio cùng với Manowar để thu âm. The Triumph of Steel là một trong những album có nhiều kết cấu kỹ thuật phức tạp nhất của Manowar ( bên cạnh Fighting The World). Chúng ta có thể nhận rõ được sự phức tạp này qua những tiếng bass đôi liên tục và dồn dập trong các ca khúc như:Achiles, Agony And Ecstasy In Eight Part, Ride the Dragon... Nhưng Rhino đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình, và một The Triump of Steel bất hủ đã ra đời, đi vào lịch sử âm nhạc thế giới với tư cách là một trong những album có nhịp trống ấn tượng nhất.
Rhino chơi cho Manowar từ năm 1992 đến năm 1994, khi mà Scott Columbus quyết định quay trở lại ban nhạc. Tuy nhiên, theo tôi sự quay trở lại này của Scott không mấy thành công khi mà anh đã không còn giữ được phong cách chơi trống dũng mãnh như xưa của mình. Album Louder Than Hell phát hành năm 1996 của Manowar đánh dấu một sự đi xuống trong cách phối âm bè trầm của ban nhạc, khi mà cả album chỉ nổi lên duy nhất bản Instrumetal To day is a good day to die là ca khúc có tiếng trống mạnh mẽ nhất.

manowarxc.jpg

Manowar năm 1996: Joey de Maio: bass- Eric Adams: vocals- Karl Logan: guitar- Scott Columbus: drums

Về chất nhạc của Manowar, không có gì phải bàn cãi, đó là chất nhạc Metal thuần khiết. Nhưng nhạc Metal thì có muôn hình vạn dạng, vậy thì nhạc của Manowar thuộc dòng Metal nào đây ? Có người nói Manowar chơi Power Metal, có ý kiến lại cho rằng Manowar chơi Heavy Metal, rồi ngay cả Epic Metal nữa. Nhưng theo tôi, đừng mất công đi phân nhánh dòng nhạc của Manowar làm gì. Với họ, chỉ có một từ, đó là METAL. Bốn con người, bốn tính cách khác nhau, nhưng đều có chung một sở thích, một lý tưởng sống, đó là METAL. Họ dường như sinh ra là để đến với METAL. Họ sẵn sàng cống hiến tất cả những gì mình có, từ trái tim luôn ngùn ngụt lửa đến tình yêu bất tận dành cho METAL.
Nếu phân tích sâu hơn nữa, ta có thể nhận ra rằng âm nhạc của Manowar mang trong nó nhiều đặc điểm của các thể loại Metal khác nhau. Trong đó có chất Heavy, có tính Power, có đặc điểm của Epic... Chất Heavy trong âm nhạc của Manowar được thể hiện rõ rệt, không chỉ qua cách phối âm các bài hát mà còn qua cả lyric của họ nữa. Đọc lời bài hát của Manowar, ta có thể thấy từ Metal xuất hiện rất nhiều, thường là dưới dạng True Metal hoặc Heavy Metal, đơn cử như:

Every one of us has heard the call
Brothers of True Metal proud and standing tall
We know the power within us has brought us to this hall
there's magic in the metal there's magic is us all

Heavy metal or no metal at all whimps and posers leave the hall
Heavy metal or no metal at all whimps and posers go on get out
Leave the hall

Now the world must listen to our decree

( Metal Warriors - Album The Triumph of Steel- Manowar 1992)

The Gods Made Heavy Metal and they saw that it was good
They said to play it louder than hell
We promised that we would, when losers say it’s over with you know that it’s a lie.
The Gods made Heavy Metal and it’s never gonna die

(The God made Heavy Metal- Album Louder than Hell- Manowar 1996)

Manowar , manowar living on the road
Just True Metal people that’s Manowar’s crowd
...
We like it hard , we like it fast.
We got the biggest amps , man they blast,
The True Metal people wanna rock not pose

(Kings of Metal- Album Kings of Metal- Manowar 1988)

I hear the sound in a Metal way , I feel the power rolling on the stage
Cause only one thing really set me free . Heavy Metal loud as it can be …
Baby I was born to play music , I am a man with a screaming guitar …
Heavy Metal , heavy metal daze , living like there’s no tomorrow

(Metal Daze- Album Battle Hyms- Manowar 1982)

Nhưng một điều vô cùng đáng tiếc cho Manowar nói chung và âm nhạc của Manowar nói riêng, đó chính là tiếng Guitar. Công bằng mà nói thì tiếng guitar của Manowar thực sự quá nhàm chán và đơn điệu. Người nghe nhiều lần bị đánh lừa bởi những pha riff vô cùng dữ dằn của Ross the Boss hay Karl Logan, tạo cho họ cảm giác hừng hực lửa, nên vô tình phần nào quên đi giai điệu của những câu Guitar ấy. Hầu như không có một giai điệu guitar rõ rệt nào trong các ca khúc của Manowar, và cái mà người nghe cảm nhận được chỉ là những âm thanh chát chúa, nặng nề. Luôn chỉ với một Lead Guitar trong đội hình nên Manowar khó mà có thể thực hiện được những kết cấu phối âm Guitar phức tạp và trải rộng. Thông thường, một ban nhạc Metal có từ hai Lead Guitar trở lên. Tiếng Guitar của họ đều có câu trước câu sau, khi chạy solo thì một cây Lead chạy chính, cây Lead còn lại chìm xuống cùng với bass để đệm nền cho ca khúc ( VD: Fade to Black- Metallica, War Essemble- Slayer...), hoặc cũng có trường hợp cả hai Lead Guitar cùng solo, tạo nên một màn trình diễn Guitar đầy ấn tượng và có giai điệu rất phong phú. Tuy nhiên, Manowar đã tìm mọi cách khắc phục điểm yếu này của họ, bằng cách sáng tác ra nhiều bản Instrumetal ( ROCK câm). Có thể thấy mỗi album của Manowar đều thường chứa từ một đến hai bản Instrumetal như: Thunderpick ( Sign of the Hammer), Drums of Doom ( Fighting the World), Sting of the Bumblebee ( Kings of Metal), To day is a good day to Die và My Spirit Lives On ( Louder than Hell). Mặc dù vậy, theo đánh giá của riêng tôi thì những bản Instrumetal này cũng chỉ có chất lượng trung bình, ngoại trừ bài Thunderpick và Sting of the Bumblebee.
Đối với những Metal Fans ở châu Âu thì Manowar là một ban nhạc quá tuyệt vời. Thứ âm nhạc hùng tráng của họ đã hoàn toàn chinh phục cả lục địa. Manowar luôn được các fan đón tiếp nhiệt tình ở mọi nơi, những buổi biểu diễn của họ luôn chật kín các tín đồ. Trong suốt hơn 2 thập kỉ tồn tại và phát triển, các fan hâm mộ đã hoàn toàn đứng về Manowar. Họ tin tưởng rằng Manowar sẽ là những người dũng cảm bảo vệ thế giới Heavy Metal. Manowar biết cách để không gục ngã, không lùi bước trước những khó khăn đầy rẫy trước mắt. Manowar luôn là người mang đến niềm tin bất diệt cho những fan hâm mộ vào Heavy Metal, và những fan hâm mộ cũng luôn là những người mang lại sức mạnh và cảm hứng sáng tạo cho Manowar.
Thế nhưng ở nước Mỹ, chính nơi đã khai sinh ra Manowar thì mọi chuyện lại ngược lại. Những người nghe nhạc ở Mỹ luôn tìm cách chối bỏ Manowar bằng mọi cách, ngay cả hãng đĩa đã phát hành album đầu tay của Manowar cũng bỏ rơi họ chỉ 1 tháng sau khi Battle Hyms được tung ra. Có vẻ dân ROCK ở Mỹ thích những ban nhạc đi theo trào lưu âm nhạc mới như Poison , Winger, Korn, Limp Bizkit... hơn là những ban nhạc đi theo con đường Metal truyền thống cổ điển, mà đặc biệt là Manowar. Manowar đã có lần nhận được đề nghị của một đài phát thanh là hãy viết các ca khúc mới hơn, mang nội dung và tư tưởng thoáng hơn để có thể dễ dàng tiếp cận được với người nghe nhạc. Tất nhiên, Manowar không bao giờ chấp nhận một lời đề nghị "ngu xuẩn" như vậy. Đối với họ, âm nhạc là Metal và Metal cũng có nghĩa là âm nhạc. Như lời của Joey, họ thà đốt hết những bản thu âm của mình đi và giải tán ban nhạc hơn là làm theo yêu cầu trên. Còn tay trống Rhino đã có lần nói: "Chúng tôi có thể sẽ thành công hơn nếu vặn nhỏ volume xuống và viết những bài hát cho các đài phát thanh. Nhưng chúng tôi sẽ không bao giờ làm những việc như thế. Làm như vậy là chúng tôi đã phản bội lại những người hâm mộ thực sự của mình: những người ở Châu Âu !!! Họ đã giúp chúng tôi trở thành một Manowar như ngày hôm nay. Chúng tôi sẽ không làm họ thất vọng. Chúng tôi sẽ không thay đổi phong cách của mình chỉ vì một vài cái đài phát thanh chết tiệt nào đó" (bài phỏng vấn ban nhạc đăng trên www.rockyou.net)

39.jpg

Karl Logan

Nhắc đến Manowar, những người nghe nhạc không khỏi phải bồi hồi xúc động trước sức sống mãnh liệt của ban nhạc. Khó khăn chồng chất qua từng thời kỳ phát triển, nhưng với nghị lực phi thường họ đã đứng vững, vượt qua được những khó khăn ấy. Tôi thầm cám ơn thượng đế đã sinh ra những người đàn ông với trái tim được tôi luyện trong thép và lửa, để biết rằng cuộc sống này còn nhiều giá trị, còn nhiều chân trời phía trước. Nhớ hồi nhỏ, tôi đã từng cho rằng âm nhạc chỉ là những câu hát vô vị có thêm thắt chút giai điệu được phát ầm ĩ qua những chiếc loa phóng thanh. Ngay từ khi những người tiền sử hú nhau ra hiệu để cùng tấn công một con mồi, họ đã ý thức được, thế nào là âm thanh, thế nào là giai điệu. Vậy hàng trăm ngàn năm sau, chẳng lẽ con người vẫn không thể đưa âm nhạc qua cái ngưỡng của nó, chẳng lẽ những giá trị đã từng tồn tại trong suốt lịch sử loài người không hề thay đổi sao ?
Câu hỏi đó đã nằm suốt trong đầu tôi khi tôi còn là một chú nhóc tiểu học suốt ngày lẩm bẩm với mấy phép tính cộng- trừ- nhân- chia khô cứng. Ai đã giải đáp cho tôi câu hỏi đó ? ai đã giúp tôi trả lời những thắc mắc luôn ẩn hiện trong con người của mình ? Và đến bây giờ, tôi đã dám nói chắc rằng, người đã giải quyết giúp tôi những vước mắc như vậy không ai khác, chính là ban nhạc Manowar. Tôi không phải là một tín đồ sôi sục của Manowar, cũng không hoàn toàn tôn sùng dòng nhạc Heavy/Power mà họ đang hát. Nhưng cái tôi khâm phục ở họ chính là một cá tính mạnh mẽ, một bầu nhiệt huyết cháy bỏng, một niềm tin sắt đá vào con đường mình đã lựa chọn...
Họ là người đã trả lời cho tôi câu hỏi: "con người đã đưa được âm nhạc đi đến đâu rồi ? " một cách thuyết phục nhất. Với Manowar, âm nhạc không dừng lại ở những giai điệu được cảm nhận duy nhất bằng một giác quan, thính giác. Họ đã đưa âm nhạc đến một vị trí mới, một vị trí cao nhất trong cuộc đời họ, đó chính là : Lý tưởng sống. Trước hết, tôi muốn tự hỏi mình, lý tưởng sống là gì. Lý tưởng sống chính là mục tiêu trước mắt bạn, một mục tiêu mà bạn biết chắc dù bạn phấn đấu cả đời, bạn cũng không thể đi được, dù chỉ một phần trăm con đường dẫn đến mục tiêu đó. Nhưng tại sao bạn phải cố gắng ? Bạn có thể từ bỏ mục tiêu của mình để chạy theo những giá trị giả dối của cuộc sống, những giá trị trong chốc lát có thể làm bạn hứng thú, vui mừng. Nhưng khi nó hết đi, bạn sẽ còn được gì. Bạn chơ vơ, cô độc giữa cả thế giới rộng lớn này mà không có lấy một người thân để chia sẻ cảm xúc của mình. Bạn chợt cảm thấy thời gian qua đi thật nhanh, tuổi trẻ và sức sống trôi vùn vụt trước mắt bạn. Bạn biết một ngày kia, khi mà đôi mắt bạn đã mờ, trái tim đã mệt mỏi , khi bạn cảm thấy mình xa dần mọi người, sẽ không còn ai nhớ về bạn, sẽ không còn dấu vết của bạn trên cuộc đời này. Như thế bạn sống để làm gì đây ? Nhiều người đã định nghĩa cuộc sống một cách đơn giản là được hình thành khi trái tim- một khối cơ vô tri vô giác- đập những nhịp đầu tiên và kết thúc khi mọi cố gắng đã trở nên mệt mỏi và từng nhịp đập chậm dần đi đến khi tắt hẳn. Vậy có quá nghiệt ngã không ? Con người ta sống một cuộc đời dài dằng dặc để rồi đi vào lãng quên giống như một hạt cát nhỏ bé bị gió cuốn đến chân trời xa. Nhưng con người ta không thể đi ngược lại với qui luật của sinh học, không thể làm gì để kéo dài được tuổi sống của mình.
Dường như khi tất cả những câu hỏi trở nên xoay vòng, và loài người đang bế tắc trong việc tìm ra lối thoát cho cuộc sống thì Manowar xuất hiện, như một trái bom tấn làm nổ tung tất cả những suy nghĩ tiêu cực về nó. Họ mang trong mình một ý chí, một niềm tin sống phải cho ra sống, sống đừng như những bóng ma vật vờ. Tôi còn nhớ một câu nói rất mùi mẫn của 1 học giả người Bulgaria : "Khi xa em anh chỉ còn biết ngồi nhìn thời gian cắt dần đi cuộc đời mình". Đã từng một giai đoạn thanh niên các nước Đông Âu chìm đắm trong cái tư tưởng sầu thảm về tình yêu và cuộc đời, và họ đã tôn sùng học giả trên như một vị chúa trong trái tim mình. Nhưng theo ý kiến của tôi, câu nói đó chỉ có tác dụng tiêu cực và nó đã góp phần huỷ hoại tương lai của lớp trẻ các nước Đông Âu. Vết tích của nó cho đến ngày nay vẫn còn khá sâu đậm, mà bằng chứng điển hình là sự yếu kém về kinh tế chính trị của các nước Đông Âu so với các nước Tây Âu. Ngoài tình yêu ra con người không còn gì để làm à ?
Nếu bạn sinh ra, sống và chết đi, bạn đừng gọi đấy là sống, đó chỉ là tồn tại thôi, một sự tồn tại của loài người- loài sinh vật thượng đẳng- nhưng nhàm chán và vô vị không khác gì những sinh vật hạ đẳng. Cuộc sống chỉ thực sự có ý nghĩa khi bạn biết mình đang sống vì cái gì, đang hy sinh bản thân cho lý tưởng gì . Đấy chính là lý do bạn vắt kiệt trái tim mình ra để theo đuổi mục tiêu, mục tiêu sống còn của cuộc đời, nhưng như tôi đã nói ở trên, bạn biết bạn sẽ không bao giờ chạm được vào mục tiêu đó. Đó là cái đích để bạn luôn muốn vươn lên, luôn muốn thể hiện bản thân mình.

25.jpg
Scott Columbus

Trở lại với Manowar, những gì tôi nói ở trên cũng chính là lý tưởng sống của họ. Họ sống, phấn đấu, cố gắng và quyết tâm để chinh phục đỉnh cao của mình, đó chính là âm nhạc chân chính. Âm nhạc chân chính đối với Manowar không còn chỉ là những câu ca, bài hát mà như đã trở thành một tôn giáo vô hình, một tôn giáo mà họ là những con chiên ngoan đạo. Với âm nhạc, họ có thể gắn kết những con người ấp ủ trong mình bao khát vọng, ước mơ cháy bỏng trên khắp thế giới lại với nhau, tiếp cho họ sức mạnh trên con đường đầy chông gai của mình. Và hơn thế nữa, mục tiêu cao nhất, mục tiêu sống còn của Manowar chính là: để lại dấu ấn của riêng mình. Họ là những con người mạnh mẽ, không cam chịu chấp nhận số phận nghiệt ngã, mà luôn muốn đứng lên để xây dựng bức tường cho riêng bản thân mình. Và một tuyệt tác ra đời năm 1988 đã chứng minh cho điều này, một tuyệt tác đã đi vào lịch sử của cả thế giới. KINGS OF METAL
Đây là album tôi nghe lần đầu tiên của Manowar, và tôi cho rằng nó là album hay thứ hai trong suốt sự nghiệp của họ ( chỉ thua The Triumph of Steel, album quá ấn tượng bởi tiếng trống vũ bão của Rhino). Một tuyệt tác kinh điển. Không có một bài nào không xứng đáng được đưa vào top Metal songs.
Vào năm 1988, một năm rất nhộn nhịp của làng âm nhạc thế giới. Liên tục các đại gia tung ra những album vô cùng xuất sắc của mình. Iron Maiden với album thứ 5 , Seventh son of a Seventh Son, Metallica với album thứ 4, ...And Justice for All, Megadeth với album thứ 3, So Far...So Good...So What, Slayer với album South of Heaven...... mà trong đó album nào cũng là cây đinh trong sự nghiệp của mỗi ban nhạc trên. Nhắc đến Iron Maiden ai mà quên được đoạn solo bass kiệt xuất của Steve Harris trong The Clairvoyant (track 7), nhắc đến Metallica khó mà không nhắc đến One ( track 5), ca khúc xuất sắc không chỉ về lời hát hết sức ý nghĩa mà còn bởi màn trình diễn trống siêu hạng của Lars Ulrich, nghe tên Megadeth cũng như nghe tên Into the Lungs of Hell (track 1), một bản Instrumetal tuyệt đỉnh chứng kiến tài năng thần sầu của Dave Mustaine, tìm đến Slayer mà không nghe Ghosts of War ( track 6), tận tai tận hưởng giọng hát "như ròi bâu bọ bám" của Thomas Araya thì quá phí phạm ...

12.jpg


Nếu trong cái năm "bội thu" này của Metal mà thiếu sự góp mặt của Manowar thì là điều phi lý hết sức. Và Manowar đã đập bẹp điều phi lý đó bằng việc tung ra album thứ 6 của mình, KINGS OF METAL. Cũng như các album-ban nhạc đã kể trên, Kings of Metal là một mốc son chói lọi trong sự nghiệp vĩ đại của Manowar, điều không cần bàn cãi. Ai nghe Manowar mà chưa từng nghe Kings of Metal coi như chưa nghe Manowar, ai nghe Kings of Metal ( album) mà chưa nghe Kings of Metal ( song) thì coi như chưa nghe Kings of Metal. Nói như vậy đủ để nêu lên tầm vóc và ý nghĩa to lớn của Kings of Metal, một bản tuyên ngôn mạnh bạo của Manowar.
Metals là gì ? Metals là một nhánh trong dòng nhạc ROCK, có thể coi là một nhánh chính, vì hầu như sau classic ROCK, phần lớn các ban nhạc sau này đều chơi nhạc Metals, ở nhiều khía cạnh và âm hưởng khác nhau. Nói như vậy đủ để thấy được tầm vóc to lớn của Metals. Dĩ nhiên, bất cứ một dòng nhạc nào cũng đều có những "ông hoàng" của nó. Với Metals, ta có thể kể ra được Black Sabbath, Judas Priest ( Heavy Metal), Mayhem, Venom (Black Metal), Death, Celtic Frost (Death Metal), Metallica, Megadeth ( Thrash Metal), Stratovarius, Rhapsody ( Power Metal), Dream Theater ( Progressive Metal)......và còn rất nhiều nữa. Vô vàn tên tuổi vĩ đại mà dấu ấn của họ trong âm nhạc là không thể phủ nhận. Nhưng trên tất cả, Manowar dám đứng riêng, dám tuyên bố, họ chính là: "KINGS OF METAL".
Manowar có thực sự xứng đáng với danh hiệu Kings of Metal không ? Nếu khách quan xét theo đóng góp, sự ảnh hưởng, bao trùm... Manowar khó lòng theo kịp những đàn anh như "bố già" Heavy Metal, Black Sabbath hoặc "giáo chủ" Black Metal, Mayhem. Dù sao, họ cũng chỉ là một trong nhiều ban nhạc sinh sau đẻ muộn, phần nào chịu ảnh hưởng của trào lưu New Wave of British Heavy Metal rất thịnh hành trong thập kỉ bảy mươi và nửa đầu thập kỷ tám mươi, được gây dựng từ những tên tuổi lớn trên.
Nhưng bạn đừng vội cho rằng Manowar tự cao tự đại, "nhìn đời nửa con mắt". Bạn có nhớ tôi đã viết gì ở trên không ? "Lý tưởng sống chính là mục tiêu trước mắt bạn, một mục tiêu mà bạn biết chắc dù bạn phấn đấu cả đời, bạn cũng không thể đi được, dù chỉ một phần trăm con đường dẫn đến mục tiêu đó". Với Manowar, lý tưởng sống của họ chính là mục đích làm Kings of Metal. Tôi tin là họ biết mình không đủ trình độ cũng như tầm vóc để có thể tự xưng là Kings of Metal. Nhưng đấy chính là mục tiêu để họ tiến bước. Chắc hẳn bạn cũng công nhận với tôi một mục tiêu mà dễ dàng đạt được thì sẽ chẳng có gì sung sướng.

301.jpg


Mở đầu bài hát, như mọi khi là tiếng trống hào hùng của Scott Columbus, guitar của Ross Friedman bắt nhịp rất nhanh, cùng hòa vào trên những tiếng bass chắc nịch của Joey de Maio. Tôi không biết là nghe không bạn cảm thấy thế nào chứ tôi xem Manowar diễn Live Kings Of Metal thì "điên cuồng" hết chỗ nói. Scott Columbus, như mọi khi "chẳng mặc gì cả", chắc là khoác quần soóc ở dưới, nhưng tôi cũng không nhìn thấy, vì dàn trống to quá, chỉ nhìn thấy mỗi hai nắm tay to như quả tạ cầm dùi đập trống tơi bời. Karl Logan có mớ tóc dài màu vàng mượt hết chỗ chê. Joey de Maio đánh bass nhưng thấy chàng nhăn trán ngoác mồm nghiến răng trợn mắt cũng "phê" hết chịu nổi. Còn bố Eric Adams thì khỏi nói, người cuồn cuộn cơ bắp hệt Arnold Swarzenegger, cổ họng bự chảng ( chắc cổ to như thế mới hét khoẻ vậy được). Lời bài hát đầy ngông nghênh, ngạo nghễ:
Manowar Manowar living on the road
When we're in town speakers explode
We don't attract wimps 'cause we're too loud
Just true metal people that's Manowar's crowd

Manowar, họ là những con người phóng khoáng, tự do. Với họ, bốn bể đều là nhà. Họ "living on the road" chứ không phải "living in the hotel" hay gì khác như thói quen của một số ban nhạc "lắm tiền nhiều của" , mà Led Zeppelin và Metallica là một ví dụ. Khi họ ở trong thị trấn, tất cả mọi loa đài đều được vặn hết cỡ. Họ hài lòng với âm thanh đầy ma lực do mình tạo ra, hài lòng với những gì Metals mang lại cho họ. Họ không chào đón những con người yếu đuối. Với họ, chỉ những người đàn ông mạnh mẽ, đầy cá tính, mà theo họ gọi là "true metal people" mới là những người hâm mộ thực sự. Rất ngang tàng.
When we get up we're gonna kick your ass
Gonna keep on burnin'
We always will
Other bands play Manowar kill !
Other bands play Manowar kill !
Đây chính là đoạn nhạc khiến cho Manowar thu được nhiều anti-fan ở Mỹ nhất và cũng là đoạn nhạc khiến họ thu được nhiều fan ở châu Âu nhất. "Other bands play Manowar kill", một khẳng định đanh thép, một tuyên bố "chắc như đinh đóng cột". Dám nói, và dám làm, Manowar dám thách thức tất cả thế giới này. Họ muốn tất cả phải công nhận họ. Và ít ra thì họ cũng đã thành công. Tất cả các fan hâm mộ đều cảm nhận được chất "nóng" của đoạn nhạc này. Và nếu bạn xem kỹ Live của Kings of Metal, bạn sẽ nhận thấy sau câu "Other bands play", Eric thường ngừng lại, để cho các fan làm nốt nhiệm vụ còn lại của họ. " MANOWAR KILL, KILL, KILLLLLLLL !". Nhưng cũng không phải Manowar chỉ biết nói mà không biết làm. Họ dám đương đầu với kết quả của mình, dám đứng ra chấp nhận thử thách khó khăn, họ lúc nào cũng muốn đâm đầu vào chỗ khó khăn nhất:
We like it hard, we like it fast
We got the biggest amps, man they blast
True metal people wanna rock not pose
Wearin' jeans and leather, not cracker jack clothes
Sau sự xuất hiện của Kings of Metal cả thế giới đã phải nhìn Manowar dưới một con mắt khác, không còn là những ánh mắt dèm pha, chỉ trích hay diễu cợt nữa.
Bây giờ chúng ta quay trở lại thời điểm năm 1984, thời điểm mà Manowar phát hành album thứ tư của họ, Sign of the Hammer. Bỏ lại sau nó những khuyết điểm đáng chê trách của hai album trước, Into Glory Ride và Hail to England, Sign of The Hammer là một bước tiến vượt bậc của Manowar. Cả album được thu và hoà âm rất chặt chẽ, nhất quán với những tiến bộ đáng kể. Sign of the Hammer cũng là album đưa tên tuổi Manowar đi khắp thế giới với một kỉ lục Guiness về tour diễn Live ầm ĩ nhất.
Vẫn mang trong mình chất Heavy Metal truyền thống, vẫn có những câu hát cao vút trên nền trống bass đôi của Power Metal, ta còn có thể tìm thấy trong Sign of the Hammer một chút của Viking Metal. Cả album là bản thánh ca tôn thờ những vị thần bất tử của người Viking như Thor, Odin, mà ta có thể nhận thấy rõ nhất qua các ca khúc: Thor (the Powerhead), The Oaths...
Bài đầu tiên, All men play on 10, một bài hát "đúng" chất Manowar, viết về những con người Metal đích thực ( true Metal people). I made a rock-n-roll sin. When I tried giving in, to make money had to turn down loud. They said, "Why be proud, don't play so loud. Be like us and get a sound that's real thin. Wear a polyester suit, act happy, look cute, get a haircut. And buy small gear". That's when I turned to them and said, hold it, right there.

33.jpg

Eric Adams

Đặc biệt là bài thứ ba của album, một điểm sáng đích thực, Thor ( the Powerhead). Mở đầu là những tiếng trống dồn dập của Scott Columbus, sau đó là cả tiếng bass của Joey de Maio lẫn tiếng guitar của Ross Friedman. Và tất nhiên ta không thể bỏ qua giọng hát ầm ầm của Eric Adams.
Thor the mighty, Thor the brave
Crush the infidels in your way
By your hammer let none be saved
Live to die on that final day
Gods, monsters and men
We'll die together in the end
Thor là một vị thần trong sử thi của người Viking. Như ta đã biết, những chiến binh Viking luôn là những con người thiện nghệ, hung hãn, là mối đại hoạ cho bất cứ dân tộc nào. Nhưng với chính người Viking, họ lại là những anh hùng quả cảm, những con người tượng trưng cho sức mạnh và lòng dũng cảm. Vị thần bảo hộ cho các chiến binh Viking chính là Thor. Trong lịch sử, trước mỗi trận đánh của mình, những đội quân Viking luôn làm một buổi lễ trọng đại để tế thần Thor, họ tin rằng với sự phù trợ của thần linh, họ sẽ luôn giành thắng lợi. Vì thế, trong con mắt của người Viking, Thor là một vị thần bất tử, một vị thần có sức mạnh vô địch:
God of thunder, God of rain
Earth shaker who feels no pain
The powerhead of the universe
Now send your never ending curse

manowar23.jpg


Vẫn nối tiếp giai điệu hùng tráng, lời ca mạch lạc, âm hưởng anh hùng, đến năm 1987, Manowar cho ra album thứ 5 của mình, Fighting the World. Lại thêm một tuyệt tác nữa của Manowar. Tuy không tuân theo xuyên suốt một chủ đề về người Viking như Sign of the Hammer, nhưng Fighting the World vẫn mang trong nó một hương vị riêng, một hương vị được định nghĩa rõ ràng qua ca khúc đầu tiên và cũng là ca khúc mang tên album, Fighting the World.

37.jpg


Chắc chắn trong ca khúc này điều mà bạn phải công nhận với tôi là tiếng trống "không lẫn đi đâu" được của Scott Columbus. Tôi cũng chẳng hiểu sao Scott lại mua được dàn trống "tuyệt đến thế". Mạnh mẽ, rền vang và hoành tráng. Fighting the World chính là một bản chứng nhận cho tài năng của Scott, một bản chứng nhận xứng đáng đưa anh vào hàng ngũ những tay trống vĩ đại nhất của thế giới. Một điểm hay nữa của Fighting the World chính là lời ca đầy ý nghĩa của nó, bên cạnh giai điệu tuyệt hảo không cần bàn cãi nhiều:
Fight fight fight
Fighting the world every single day
Fighting the world for the right to play
Heavy Metal in my brain
I'm fighting for Metal 'cause it's here to stay
Cuộc sống ngày nay không hề đơn giản như những gì chúng ta tưởng tượng. Ta có thể xem phim, ngắm cảnh, đọc báo, chơi đùa...rất vui vẻ, nhưng đó không phải là tất cả những gì cuộc sống mang lại cho ta. Ngoài những hạnh phúc, vui sướng, nó mang lại cho ta sự phiền toái, rắc rối nhiều hơn. Bạn có nhớ một câu nói của Joey De Maio mà tôi đã trích dẫn ở đầu bài viết không: "Mỗi sáng ,bạn thức dậy, ra khỏi giường và biết có những điều tồi tệ đang chờ đón mình. Mỗi ngày là một trận chiến và bạn phải chuẩn bị cho những trận chiến này". Manowar chiến đấu vì lẽ phải, vì những giá trị thực sự của cuộc sống: "Fighting the world for the right to play". "Heavy Metal in my Brain": những âm thanh của Heavy Metal luôn hiện hữu trong trí óc của chúng tôi. "I'm fighting for Metal 'cause it's here to stay": Chúng tôi chiến đấu cho Metal vì đó chính là lý do để chúng tôi sống trên cuộc đời này. Tôi thật khâm phục Manowar. Họ đã hy sinh cả tâm huyết, cả trái tim ngùn ngụt bốc lửa của mình cho âm nhạc. Không phải vì tiền, không phải vì danh vọng, không vì sự nổi tiếng, sự xa hoa giả dối mà chỉ vì một mục đích duy nhất, đó là âm nhạc chân chính:
Now people keep asking if we're going to change
I look'em in the eye
Tell'em no way
Stripes on a tiger don't wash away
Manowar's made of steel not clay
Chúng tôi sẽ trả âm nhạc về vị trí đích thực của nó. Cũng giống như những vằn đen trên người con hổ, sẽ không bao giờ giặt sạch được, cũng giống như thép sẽ mãi cứng rắn và vững vàng, không mềm yếu và dễ nhào nặn như đất sét. Chúng tôi sẽ sống đúng với chính mình, làm những gì mình muốn, sống sao cho không hổ thẹn với bản thân.

132.jpg


Năm 1996, sau một quãng thời gian khá dài, Manowar mới tiếp tục cho ra được album thứ 8 của họ, Louder than Hell. Trong quãng thời gian trên, nhiều fan hâm mộ hoài nghi và đặt câu hỏi: "phải chăng sau một chặng đường quá dài, sức sáng tác của Manowar đã cạn kiệt ? ". Trên khắp các đài phát thanh, câu hỏi ấy như nhắc đi nhắc lại, bằng chứng là những bài hát, ca khúc bất hủ của Manowar trước kia liên tục được phát, như một lời nhắn nhủ của người hâm mộ với Manowar: "Chúng tôi sẽ mãi đứng về phía các anh, chúng tôi sẽ chờ tác phẩm tiếp theo, dù chúng tôi không biết sẽ phải chờ đến khi nào". Đáp lại sự mong chờ của fan, Manowar đã gửi đến họ một tuyệt tác, một tuyệt tác không thể chối cãi . Những ca khúc hay không bao giờ tự xuất hiện, mà phải qua một quá trình sáng tác lâu dài. Đó chính là lý do sự chậm trễ của Manowar. Nhưng không sao, rất xứng đáng với đồng tiền bát gạo, Louder than Hell đập tan mọi sự nghi ngờ bằng phong cách nhạc mạnh bạo, rõ ràng, hoành tráng, có phần còn hơn cả những album trước. Mở màn bằng một ca khúc với nhịp điệu dồn dập, cuốn hút người nghe ngay từ những giây đầu tiên: Return of the Warlord. Ca khúc là một câu trả lời của Manowar đối với những người luôn phản đối họ. Trong khoảng thời gian Manowar nghỉ ngơi trước album Louder than Hell, đã có rất nhiều người phao tin đồn rằng ban nhạc sẽ tan rã, hoặc sẽ thay đổi phong cách biểu diễn... Nhưng không, câu trả lời dứt khoát của Manowar, họ sẽ không bao giờ thay đổi con người của mình. Họ cám ơn những gì mà âm nhạc mang đến cho họ, vì âm nhạc họ sẽ hy sinh đến hơi sức cuối cùng . Đừng bao giờ nghĩ Manowar sẽ đầu hàng vì đó không phải là con người họ. Và như một cái tát vào mặt những kẻ vô công rồi nghề, những kẻ luôn chống đối lại sự nghiệp của ban nhạc, Return of the Warlord đánh dấu sự trở lại hết sức ấn tượng của Manowar, mà theo tôi thì nên đổi tên ca khúc lại thành Return of the Metal-Lord: "Now the time has come when all is said and done. We're back together on the road it's time to fly. No more time to wait you know it feels so great. Wearin leather on a horse of steel I ride. I ain't waiting to get old I'm runnin hot I'm never cold. Kiss my ass if you don't like me I don't care. I got my wheels I got my friends we're on the road again. We're all crazy gonna ride until we die"

11sf.jpg


Ca khúc thứ hai, Brothers of Metal. Lại thêm một ca khúc nữa của Manowar ca ngợi âm nhạc chân chính. Âm nhạc chân chính là gì. Chính là: "Strike while the iron is hot. Steel is strongest so say we all. And if we all were not brothers of metal would we fall? No.They tried to test our spirit. They tasted steel before we were done. Grinding their. Bones into the dust of the past. All blown away like a shot from a gun". Còn gì nữa ? The God made Heavy Metal. Một minh chứng điển hình cho những ai hay có nhiều hoài nghi: Metals là gì mà được Manowar tôn thờ đến thế. Và họ đã trả lời:The gods made heavy metal and they saw that is was good. They said to play it louder than Hell. We promised that we would. When losers say it's over with you know that it's a lie. The gods made heavy metal and it's never gonna die. Chính chúa đã tạo ra Heavy Metal. Họ biết được nó đang thống trị thế giới này, nó làm cho con người mạnh mẽ hơn, hăng say hơn. Chúa bảo chúng ta hãy chơi mạnh hơn nữa, cuốn hút hơn nữa, đừng tẻ nhạt như thế. Chúng tôi hứa sẽ làm vậy, vì chúng tôi chính là những người con của chúa, cũng chính là những người con của Heavy Metal. Heavy Metal sẽ mãi tồn tại với thời gian, cũng như chúa luôn ở trong lòng chúng ta !! Hahahahahaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaa!!!!!

45.jpg


Hay như bài số 8, To day is a good day to die. Một bản Instrumental tuyệt hảo. Tôi cũng không thể định nghĩa được cái hay, cái đẹp của To day is a good day to die. Nếu nghe kỹ, thậm chí bạn có thể thấy tiếng trống khá đơn điệu. Bùm bùm...Bùm bùm bùm. Chỉ có thế. Nhưng nếu bạn đang có vướng mắc trong tâm trạng thì To day is a good day to Die đúng là 1 bản nhạc tuyệt hảo để giúp bạn tháo gỡ những vướng mắc ấy. Nhẹ nhàng, sâu lắng nhưng vẫn đầy tự tin. Đặc biệt từ phút thứ bảy trở đi, bạn có thể tưởng tượng ra một cơn mưa chiều buồn bã, lạnh tanh qua tiếng đàn của Karl Logan. Dường như Manowar chơi To day is a good day to Die không phải bằng nhạc cụ mà bằng chính tấm lòng của mình.
Ngay sau To day is a good day to Die cũng là một bản Instrumental khác, My Spirit Lives on. Đây chính là màn trình diễn tài năng của Karl Logan, sau những gì anh thể hiện khá buồn tẻ qua các ca khúc trước. Nhưng bản thân tôi đánh giá không cao My Spirit Lives on, bởi tiếng đàn của Karl tuy trôi chảy như tiếng suối, véo von như tiếng chim hót...nhưng hình như nó còn một cái gì đấy nữa thiếu thiếu. Chỉ một chút thôi, nhưng dường như là không thể. Có lẽ My Spirit Lives on đã quá bị khuất bóng sau To day is a good day to Die chăng ?

manowar1.jpg


Manowar không chỉ có những ca khúc mãnh liệt, cuồng nộ, ầm ĩ hay đầy giận giữ, căm hờn...mà họ còn có những giây phút sâu lắng, rìu rặt...qua những bản Rock Ballad. Bạn đã bao giờ từng chìm đắm trong tiếng Piano dịu dàng của Heart of Steel, trong giọng hát cao vút của Eric Adams trong Courage...chưa ? Quả thật, Ballad của Manowar luôn tràn đầy ý nghĩa, đậm đà và sâu sắc cảm xúc. Nó mang trong mình phong cách, cá tính riêng, khó mà nhầm lẫn được với các Ballad khác của Scorpions hay Guns'n Roses... Tôi có một ấn tượng rất lạ với các ca khúc này của Manowar. Hình như nó luôn chứa đựng những điều mà họ không thể nói ra. Phải chăng những khúc Ballad chính là nơi để Manowar trút lại chút cảm xúc đã mệt mỏi của mình sau một cuộc chiến dai dẳng cho Heavy Metal. Họ đã tự tạo cho mình một phong cách quá mạnh mẽ, quá đàn ông. Nhưng Manowar cũng chỉ như bao con người khác, có giây phút nông nổi, có những lý tưởng của mình, và tất nhiên có những lúc mệt mỏi, kiệt sức... Họ không thất vọng vì những gì mình đã làm được, nhưng họ luôn cảm thấy mình còn một cái gì đấy chưa đạt, chưa thể hoàn hảo. Họ có những lúc nghênh ngang đứng trên đỉnh cao, những lúc cuồng nhiệt cùng hàng trăm ngàn fans hô to "Kings of Metal" ở phía dưới... Nhưng khi ra về sau sàn diễn, họ còn cái gì đây. Tất cả với Manowar bỗng trở nên mơ hồ, lung lay. Họ đã cống hiến cả cuộc đời trai trẻ của mình, cả bầu nhiệt huyết cháy bỏng của mình, ước mong sẽ làm được một điều gì đó. Nhưng sao đến giờ họ vẫn chưa làm được. Họ không thất vọng, nhưng họ tự hỏi sao cuộc đời quá khó khăn. Cái đích trước mắt họ vẫn còn rất xa, nhưng sức lực của họ đã cạn kiệt rồi. Con người vẫn mãi chỉ là con người, có giới hạn của nó. Không thể như dãy núi kia còn đứng mãi theo thời gian, không giống ánh mặt trời còn rọi mãi xuống trái đất đến vô tận. Họ cảm thấy bế tắc trước con đường mình đã chọn. Họ bỗng nhìn ra mâu thuẫn giữa hai lý tưởng lớn nhất của cả cuộc đời mình. Ngay từ khi thành lập, họ đã chọn cái đích là âm nhạc chân chính làm mục tiêu để vươn lên, để cống hiến, cho dù họ biết mình sẽ không làm được. Nhưng họ đã cố gắng, cố gắng để khi ra đi, họ không cảm thấy thất vọng với những gì mình đã làm. Nhưng còn một khía cạnh khác trong suy nghĩ của Manowar. Họ muốn khẳng định tên tuổi của mình. Họ muốn làm "Kings of Metal" của thế giới. Họ mong có được sự đền đáp xứng đáng cho chuỗi ngày dài dằng dặc của mình. Nhưng trớ trêu thay, cuộc đời không dành cho họ cái vinh dự ấy. Họ vẫn còn thiếu một chút gì đó để có thể trở thành "Kings of Metal". Và họ tự hỏi, mình hy sinh thế để làm gì. Họ biết mình đã đạt được những thành công nhất định, những thành công rất lớn. Nhưng đó vẫn chỉ là thành công, vẫn chỉ là sự cảm nhận mờ ảo bằng tri giác mà chưa có một sự khẳng định cụ thể. Cái họ cần là một dấu ấn rõ ràng, chắc chắn chứ không phải là những lời tán thưởng, khen ngợi nhạt nhẽo. Trong khi còn chưa tìm được một tượng đài riêng cho mình thì Manowar đã nhận ra họ đang già đi từng ngày. Nếu 10 năm trước họ từng tự hào, kiêu hãnh hét to lên với các fans: "Other Bands Play, Manowar Kills" thì hôm nay, họ đã biết nhìn nhận lại chính mình, biết được mình không còn ở trên đỉnh cao nữa. Vì thế nên "To day is a good day to Die", bản nhạc như một lời chia tay với người hâm mộ. "Today is a good day to say Goodbye". Họ cũng có những tâm sự của riêng mình, những tâm sự thầm kín của con người. Nhưng dưới cái vỏ bọc mạnh mẽ anh hùng , họ biết sẽ là quá khó để nói ra những tâm sự ấy. Chính điều đó đã khiến những bản Ballad trở thành cánh cửa cuối cùng để Manowar bộc bạch, giãi bày tâm sự. Qua những bản Ballad, ta phần nào nhận biết thêm được thế giới xung quanh Manowar, và về chính con người thật sự của họ.

manowar5.jpg


Bạn đã nghe Heart Of Steel bao giờ chưa ?. Và tôi cũng muốn bạn đồng ý với tôi đó là bản Ballad hay nhất của Manowar. Liệu bạn có thể tìm ra một lời hát thứ hai ý nghĩa và sâu sắc như lời của Heart of Steel: "I fight the world and take all they can give. There are times my heart hangs low. Born to walk against the wind. Born to hear my name. No matter where I stand I'm alone". Tôi cho rằng rất nhiều bạn trẻ hiện nay đều muốn thể hiện được bản thân mình giữa một cộng đồng chung. Đấy là điều rất đáng hoan nghênh. Một tập thể mà bất cứ cá nhân nào cũng giống nhau thì đó là một tập hợp chứ không phải là một tập thể ( Định nghĩa tập hợp: gồm nhiều phần tử có chung với nhau một tính chất nhất định). Nhưng phải chăng bạn đã thể hiện được cái "tôi" của chính mình. Bạn luôn muốn đưa ra ý kiến khác mọi người, nhưng không hiểu sao bạn không đủ dũng cảm để giơ cánh tay của mình lên. Bạn sợ rằng khi nói sai mình sẽ mất đi sự tin cậy, uy tín đối với tập thể. Hoặc khi làm việc gì đó, bạn có cách riêng để giải quyết vấn đề theo hướng của mình, nhưng do không thấy ai làm giống mình, hoặc không có ai ủng hộ nên bạn đành phải quên giải pháp của mình đi và gượng ép làm theo số đông. Nguyên nhân của sự e dè này là gì ? Đó chính là lòng dũng cảm để đón nhận thất bại. Không có một ai thành công mà chưa hề thất bại, nhưng sau mỗi thất bại họ đều biết cách đứng dậy. Đối với bạn mọi việc cũng như vậy. Bạn sợ khi làm theo ý kiến mình, bạn sẽ không thành công, và cái lòng "tự kiêu" trong con người bạn không cho phép bạn thất bại. Bạn sẽ hy sinh đi bản thân mình để đón lấy thành công trong mọi việc.

8.jpg


Với Manowar thì khác. Họ có lòng dũng cảm để "I fight the World", nhưng cái mà tôi khâm phục chính là lòng dũng cảm để "and take all they can give". Nói ra ý kiến của mình thì dễ, nhưng dám đứng ra nhận trách nhiệm về ý kiến của mình thì không phải ai cũng làm được. Nhưng Manowar dám làm điều đó. Họ sinh ra là để đón nhận những điều khó khăn: " We like it hard, We like it Fast", là để đối đầu lại với ngọn gió lớn: "Born to walk against the wind". Cho dù họ có đơn độc và bị cả thế giới chống đối, họ vẫn giữ vững được ý chí và lập trường của mình: "No matter where I stand I'm alone".
Chúng ta hãy quay ngược bánh xe thời gian một lần nữa về năm 1992, khi mà Manowar cho ra đời album xuất sắc nhất của họ, The Triumph of Steel. Trong thời gian này, đội hình của Manowar có nhiều xáo trộn. Tay trống Rhino đã thế chỗ của Scott Columbus hết sức ấn tượng, còn Guitarist "đệ nhất" Chicago là David Shranke đã gia nhập ban nhạc sau sự ra đi của Ross Friedman. Với những cuộc thay máu lớn, Manowar đã mạnh giờ đây lại càng sung sức để sáng tác tiếp những bản thánh ca của mình. Achiles, Argony and Ectasy, ca khúc dài gần 30 phút với nội dung kể về cuộc chiến tranh thành Tơ-Roa, về câu chuyện của người anh hùng Achiles giết Hector để trả thù cho bạn của mình. Ca khúc là minh chứng cho sức sáng tạo mãnh liệt của Manowar, mà điển hình là khúc ca thứ 5, một khúc ca với độc tiếng trống hùng hồn của Rhino"ceros".

28.jpg


Nhưng điều mà tôi muốn nói đến trong album "The Triumph of Steel" chính là bản Ballad để đời, Master of the Wind. Một lời an ủi, động viên dành cho những con người gặp thất bại trong cuộc sống. Nhưng không chỉ có vậy, Master of the Wind còn giúp bạn bỏ lại đằng sau những hận thù, vướng mắc để vươn tới ước mơ cháy bỏng của mình: "Fly away to a rainbow in the sky gold is at the end for each of us to find. There the road begins where another one will end. Here the four winds know who will break and who will bend. All to be the master of the wind". Khi gặp thất bại, bạn thường cảm thấy tuyệt vọng, tiếc nuối. Nhưng cuộc sống này còn nhiều cơ hội phía trước chờ đón bạn. Chỉ cần chúng ta biết cách chấp nhận thất bại, chúng ta vẫn luôn là người chiến thắng, như Manowar đã nói : "All to be the master of the wind".


Rõ ràng, Manowar là một ban nhạc Heavy Metal vô cùng xuất sắc. Bằng ý chí, niềm tin sắt đá của mình, Manowar đã làm cho âm nhạc vượt xa khỏi cái khuôn khổ hạn hẹp của nó. Với Manowar, bạn thêm một lần nữa rời xa cái xã hội hiện tại đầy giả dối, được quay về với chính con người thật của mình. Không xa hoa, không màu mè... Manowar đã đưa toàn bộ con người trên thế giới gần lại với nhau hơn, bằng vũ khí tối thượng của họ, đó chính là Heavy Metal. Hơn thế nữa, Manowar còn chỉ dẫn cho ta hãy sống sao cho có ý nghĩa trên đời, sống phải có niềm tin, có mục đích, có lý tưởng. Đừng phung phí tuổi trẻ của bạn.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
phụ lục

Ảnh bìa các album của Manowar

Manowar_albumsg.jpg
 
Chỉnh sửa lần cuối:
dạo này thấy mọi người trong CLB Rock chú ý vào mấy cuộc cãi lộn quá
mà từ hồi hè ra tui cũng chưa viết được cái gì cho ra hồn. Hôm nay hoàn thành bài reviews về Manowar post lên cho diễn đàn thêm mắm thêm muối
tui thì cũng chẳng phải là manowar crazy nhưng mà thấy họ có nhiều cái để viết quá nên thử xem

Nếu có sai sót gì thì mong mọi người chỉ giúp ra. Cám ơn

Nhào zô đi. Manowar thì chắc mọi người biết nhiều hơn là Megadeth
 
Dài nhưng sai hơi nhiều đó.Em chưa xem clip của Manowar bao h phải không?Thằng chơi lead tóc dài là Karl Logan.thằng chơi Bass tóc đen là Joey mới đúng chứ.
Hơn nữa,thần bảo hộ của các chiến binh Vikings là Odin chứ không phải Thor.Em nghe bai Sword into the wind trong Warriors thi biet
(sao khong danh co dau duoc the nay?)
Mà sao mỗi năm em lại cho các thành viên trong band nhạc 1 vị trí mới thế?
Eric-Vocal,Joey-Bass,Scott-drum,Karl-guitar
 
Chú thích dưới mỗi ảnh không phải là list thành viên từ trái sang phải. Đó chỉ là 1 cái list đơn thuần thôi.
Để rõ hơn về từng thành viên thì click vào đây:

www.metallibrary.ru/bands/discographies/manowar/

Còn về thần bảo hộ của các chiến binh Viking thì theo em chắc chắn đó là Thor. Anh có chơi trò Age of Mythology không. 3 vị thần cao nhất của người viKing là Thor-Odin-Loki. Trong mục Historical của Viking còn ghi rõ Thor chính là thần chiến tranh của người Viking
 
manowar , thực chất là nhạc của những vị anh hùng chứ không phải là của những nhạc công , những con người tầm thường !
CHỉ nói riêng về các bản ballad của họ , courage , heart of steel , master of the wind , carry on , quả thực là rất tuyệt vời , nhất là trong lyrics của họ ! 1 thứ âm nhạc của niềm tin , lòng dũng cảm , của bản lĩnh nam nhi ! Đến những bản rock " búa bổ " của họ cũng không hề mất đi chất anh hùng ! Tôi tôn vinh họ từ chính bản lĩnh của họ , cái bản lĩnh đã đi vào các ca khúc bất hủ của họ !
Ps : chống chỉ định : pleasure slave ! >:)
 
MA thành công vì tạo được chất nhạc ... Nhiều nguời xếp MA vào power nhưng rõ ràng nhạc MA ko phải Power mà là một thứ nhạc mang bản quyền và cái tên của MA ........
Nhạc MA rất kĩ thuật và hoành tráng , đặc biệt kĩ thuật tapping của Karl thật đáng khâm phục . Chỉ phải cái MA đánh live như shit ... Chỉ được cái bệnh , dâm toàn lôi gái lên mà sờ mó , hôn hít ----------------> Hơi đượi .... Nhưng THE GOD MADE THE HEAVY METAL thì quá đỉnh ---> Kết nhất bài này !!!!!
 
yeah , the god made heavy metal , công nhận bài này rất đỉnh , hay nhất louder than hell của man !
 
" THE GOD MADE THE HEAVY METAL ... AND IT NEVER GONNA DIE !!!! "

Những con chiên của Heavy Metal ko thể ko nhớ những câu này ...
 
em thích mỗi anh Joey de Maio thui,mà vocal thì cứ phải gọi là vãi.........
 
The God made Thrash Metal...and they saw that it was better than Heavy Metal
 
thắng bắt đầu công cuộc phân biệt chủng tộc rồi ! bậy thật !
" thrash is waiting to kiss my hand .."
>:)
nghe cả mano , cả met ,cả meg nên không thích mọi người nói những câu như rứa !
 
Back
Bên trên