Nguyễn Hữu Cầu
(cau)
New Member
Bài này có nói về chiến tranh nhân dân của Việt Nam. Nếu đem nguyên lý của chiến tranh nhân dân áp dụng vào kinh doanh thì thế nào nhỉ?
Mỹ gặp lại một Việt Nam ở Iraq
Cũng như từng đánh mất trái tim và khối óc của người dân miền Nam Việt Nam, chỉ qua vài tháng, người Mỹ đã để tuột khỏi tay những thiện cảm của phần lớn người dân Iraq - điều này đồng nghĩa với thất bại trong cuộc chiến, cho dù kết quả cuối cùng của các chiến lược quân sự là gì đi nữa.
Đó là nhận xét của ký giả Pepe Escobar, một người đi nhiều và đã tới mọi ngóc ngách trên toàn cầu. Ông có mặt ở Afghanistan và phỏng vấn thủ lĩnh Liên minh miền Bắc chống Taliban, Ahmad Shah Masoud, vài tuần trước khi nhân vật này bị ám sát. Trước sự kiện 11/9, ông ở cùng các bộ lạc Pakistan và viết về Osama bin Laden. Pepe là nhà báo đầu tiên tới Kabul sau khi Taliban rút lui. Năm ngoái, ông đã tới và viết các thiên phóng sự đặc biệt "Nhật ký Iraq" và "Nhật ký Iran". Pepe viết:
Phó thủ tướng Iraq Tariq Aziz từng tuyên bố trước chiến tranh, rằng "hãy để các thành phố biến thành đầm lầy, các khu nhà thành rừng rậm". Cựu bộ trưởng thông tin Mohammed Saeed al-Sahaf nổi tiếng thì nói rằng Iraq sẽ "là một Đông Dương thứ hai". Chiến tranh du kích ở Iraq đã được chuẩn bị và hoàn thiện từ nhiều năm nay, nhằm đương đầu với một cuộc chiến không thể tránh khỏi với Mỹ. Và nhà chiến lược của loại hình chiến tranh này chính là tướng Võ Nguyên Giáp, người đã chỉ huy cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ ở VN.
Các nhà chiến lược Iraq - từ sĩ quan quân đội đến các đảng viên Baath - đều là những nghiên cứu viên xuất sắc của chiến tranh ở Việt Nam thời chống Mỹ. Thêm nữa, cư dân thành thị Iraq có trình độ cao và thường nhìn nhận các sự kiện với tính lịch sử - cũng giống như người Việt. Họ không dễ khờ khạo tin vào những lời to tát của lực lượng chiếm đóng về việc "tái thiết đất nước", bởi thực tế người Iraq chưa thấy những thành quả cụ thể nào từ sau sự kiện 9/4. Kể từ cuộc biểu tình khổng lồ đầu tiên ở Baghdad hôm 18/4, cuộc "giải phóng" người Iraq của quân đội Mỹ dường như đã biến thành một cuộc đấu tranh "giải phóng dân tộc", theo hình thức "chiến tranh nhân dân" ở nhiều nơi trên đất nước vùng Vịnh này.
Mục tiêu của cuộc chiến luôn là quấy rối, làm sa lầy và huỷ hoại tinh thần của đội quân đối phương có sức mạnh hơn hẳn. Những cựu binh VN của cuộc kháng chiến chống Mỹ, vốn thường tụ họp mỗi chiều bên bờ hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội, để ôn cố tri tân, nhấn mạnh rằng điều cốt yếu để tiến hành cuộc chiến kiểu này là ý thức dân tộc, lòng yêu nước và truyền thống quốc gia.
Tướng Giáp viết "cần tạo điều kiện để tấn công kẻ địch bằng mọi phương cách có thể", kết hợp lực lượng ở nông thôn với thành thị. Ngày nay nó được thể hiện ở những vụ tấn công ở cả Baghdad và vành đai Sunni (và đã lan xuống tận khu vực đa số Shiite ở miền nam). Bước tiếp của cuộc kháng chiến ở Iraq, theo chiến lược của ông Giáp, sẽ là "kết hợp lực lượng quân sự với chính trị, biến tổng khởi nghĩa thành chiến tranh cách mạng". Điều này đang được phối hợp thực hiện giữa tam giác Sunni và các nhóm Hồi giáo Shiite - những người đã chuyển từ thái độ "chờ xem" trước đây thành nỗi căm ghét không cần che giấu đối với chính quyền do Mỹ giật dây.
Tướng Giáp khẳng định: "Chiến lược của chiến tranh nhân dân là trường kỳ". Những gì đang diễn ra ở Iraq cũng đúng như vậy. Điều đáng chú ý là những người trung thành với Saddam Hussein không phải là lực lượng duy nhất trong cuộc chiến, họ chỉ là một phần. Tướng Giáp nhận xét người Mỹ và chính quyền nam VN được hỗ trợ bởi "một cỗ máy đàn áp tàn bạo, thực hiện chính sách phân biệt và dã man đối với đồng bào". Đây cũng chính là hình ảnh mà những người chống quân đội Mỹ ở Iraq đang nhìn nhận - những binh sĩ Mỹ hoảng loạn và mất tinh thần bắn giết cả những phụ nữ, trẻ em vô tội, thậm chí cả nhà báo nước ngoài xấu số.
Iraq hiện nay giống Việt Nam sau tết Mậu Thân 1968. Người Mỹ từng có thể rời VN bất cứ lúc nào, nhưng điều đó đồng nghĩa với mất mặt và thừa nhận thất bại. Ngày nay, giả như Nhà Trắng và Lầu Năm Góc có ý định rời Iraq sau khi đã tuyên bố chiến thắng, họ cũng không thể đi. Washington hiểu rõ rằng ngay sau khi quân đội Mỹ rút, một chính quyền dân chủ với người Shiite chiếm ảnh hưởng áp đảo, giương cao tinh thần bài Mỹ, sẽ ra đời. Nếu chính phủ Mỹ quyết định duy trì hiện diện trong "nhiều năm" - như Lầu Năm Góc tuyên bố - thì vấn đề lớn nhất mà họ phải đối mặt là sẽ dùng hết bao nhiêu túi đựng xác trước khi công chúng Mỹ đòi hỏi rút quân.
Những cuộc tấn công của người Iraq được tiến hành bởi các nhóm nhỏ, được huấn luyện và có thể nhanh chóng rút êm. Họ thực hiện đúng như những gì ông Giáp từng nghĩ: làm mất tinh thần quân lính Mỹ đồng thời khuấy lên mối căm ghét của dân chúng đối với lực lượng chiếm đóng. Nhiều cựu quan chức cấp cao của quân đội Iraq, nay đang thất nghiệp, đã được mời gọi tham gia các nhóm kháng chiến. Những người này tuyên bố sẽ chống Mỹ "nếu binh sĩ liên quân tiếp tục sỉ nhục chúng tôi". Một số người khác tài trợ cho các nhóm du kích, số tiền lên tới hàng nghìn USD. Giải treo cho mỗi đầu lính Mỹ đã tăng dần.
Cuộc kháng chiến chống chiếm đóng của người Iraq có thể trông cậy vào gần 600.000 quân nhân đã được Mỹ cho giải ngũ. Thêm vào đó, hơn 20 năm chiến tranh đã quân sự hoá hầu như toàn bộ đàn ông nước này. Chính quyền Saddam đã trang bị 7 triệu vũ khí cho dân chúng. Nếu nhìn theo quan điểm của tướng Giáp, đấu tranh vũ trang của Iraq hiện nay có thể còn non nớt, nhưng kết quả của những cuộc tấn công sẽ ngày càng lớn. Các chiến binh Hồi giáo Sunni có thể tận dụng lợi thế nhờ sự đa dạng của cư dân, giống như ở VN trước đây. Một trong những đặc điểm của chiến tranh nhân dân là người dân biết tác giả các vụ phục kích nhằm vào lực lượng chiếm đóng, nhưng không bao giờ tiết lộ.
Năm 1995, nhân kỷ niệm 20 năm chấm dứt chiến tranh ở VN, cựu bộ trưởng quốc phòng Mỹ Robert McNamara đã gặp vị tướng huyền thoại Võ Nguyên Giáp tại Hà Nội. Ông Giáp nói rằng người Mỹ đã lao vào một cuộc chiến tranh mà không hiểu gì về lịch sử, nền văn hoá và tinh thần chiến đấu chống ngoại xâm của VN. McNamara buộc lòng đồng ý. Khi rút khỏi VN, cái duy nhất mà người Mỹ mang theo là nỗi hổ thẹn, nhưng ở Iraq ít ra họ có thể moi được dầu lửa. Và đó chính là cái đang khiến các quân nhân Mỹ phải chết: Sắc lệnh số 13303, do Tổng thống Bush ký cuối tháng 5.
Văn bản này nói về "toàn bộ dầu lửa và các sản phẩm từ dầu lửa của Iraq, các quyền lợi liên quan", quy định rằng "mọi văn bản, phán quyết, quyền giữ tài sản thế chấp, thủ tục thực thi, trát, hay các tiến trình pháp lý đều bị coi là vô hiệu". Nói như ông Jim Vallette thuộc Viện Nghiên cứu chính trị Washington, "trong thực tế, ông Bush đã đơn phương tuyên bố rằng nguồn dầu lửa của Iraq là lĩnh vực không thể xâm phạm của các tập đoàn dầu lửa Mỹ".
Những người chống Mỹ ở Iraq biết rõ sắc lệnh số 13303 - và đó là lý do vì sao họ đã và sẽ tiến hành các hoạt động phá hoại, chẳng hạn đối với đường ống dẫn từ Kirkuk tới cảng Ceyhan. Thời gian người dân Iraq phải chờ để thấy tiền bán dầu quay về xây dựng Iraq càng lâu, uy tín của chính quyền do Mỹ quản lý càng bị hạ thấp.
Nhân vật số 2 của Lầu Năm Góc Paul Wolfowitz có ý tưởng xây dựng một hệ thống chính trị và kinh tế ở Iraq giống với ở miền nam VN trước đây - và giống những gì Mỹ muốn áp đặt ở thế giới thứ ba những năm 1950-60. Tại VN, Washington có sức mạnh quân sự và sự kiểm soát (đối với chính quyền VNCH), nhưng họ đã không tạo lập được hệ thống chính trị, kinh tế và tư tưởng có thể đối chọi được với những gì của miền Bắc. Thất bại phi quân sự của Mỹ còn nặng nề hơn thế bí quân sự mà họ đã không thể gỡ ra.
Điều tương tự cũng sẽ xảy ra ở Iraq. Ông Wolfowitz và các đồng nghiệp đương nhiên không quan tâm đến dân chủ thực sự, bởi nếu một cuộc bầu cử như thế diễn ra, nhiều khả năng một chính phủ có đa số là người Hồi giáo Shiite chống Mỹ sẽ được thiết lập. Cũng như từng diễn ra ở VN, tại Iraq, Mỹ đã thiết lập một hệ thống quân sự, nó sẽ kiểm soát - hoặc nói một cách hoa mỹ là "trông nom" - hệ thống chính trị và quan trọng hơn là kinh tế. Kế hoạch của Lầu Năm Góc sẽ biến Iraq thành một thuộc địa của Mỹ.
T. Huyền (theo Asia Times)
Mỹ gặp lại một Việt Nam ở Iraq
Cũng như từng đánh mất trái tim và khối óc của người dân miền Nam Việt Nam, chỉ qua vài tháng, người Mỹ đã để tuột khỏi tay những thiện cảm của phần lớn người dân Iraq - điều này đồng nghĩa với thất bại trong cuộc chiến, cho dù kết quả cuối cùng của các chiến lược quân sự là gì đi nữa.
Đó là nhận xét của ký giả Pepe Escobar, một người đi nhiều và đã tới mọi ngóc ngách trên toàn cầu. Ông có mặt ở Afghanistan và phỏng vấn thủ lĩnh Liên minh miền Bắc chống Taliban, Ahmad Shah Masoud, vài tuần trước khi nhân vật này bị ám sát. Trước sự kiện 11/9, ông ở cùng các bộ lạc Pakistan và viết về Osama bin Laden. Pepe là nhà báo đầu tiên tới Kabul sau khi Taliban rút lui. Năm ngoái, ông đã tới và viết các thiên phóng sự đặc biệt "Nhật ký Iraq" và "Nhật ký Iran". Pepe viết:
Phó thủ tướng Iraq Tariq Aziz từng tuyên bố trước chiến tranh, rằng "hãy để các thành phố biến thành đầm lầy, các khu nhà thành rừng rậm". Cựu bộ trưởng thông tin Mohammed Saeed al-Sahaf nổi tiếng thì nói rằng Iraq sẽ "là một Đông Dương thứ hai". Chiến tranh du kích ở Iraq đã được chuẩn bị và hoàn thiện từ nhiều năm nay, nhằm đương đầu với một cuộc chiến không thể tránh khỏi với Mỹ. Và nhà chiến lược của loại hình chiến tranh này chính là tướng Võ Nguyên Giáp, người đã chỉ huy cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ ở VN.
Các nhà chiến lược Iraq - từ sĩ quan quân đội đến các đảng viên Baath - đều là những nghiên cứu viên xuất sắc của chiến tranh ở Việt Nam thời chống Mỹ. Thêm nữa, cư dân thành thị Iraq có trình độ cao và thường nhìn nhận các sự kiện với tính lịch sử - cũng giống như người Việt. Họ không dễ khờ khạo tin vào những lời to tát của lực lượng chiếm đóng về việc "tái thiết đất nước", bởi thực tế người Iraq chưa thấy những thành quả cụ thể nào từ sau sự kiện 9/4. Kể từ cuộc biểu tình khổng lồ đầu tiên ở Baghdad hôm 18/4, cuộc "giải phóng" người Iraq của quân đội Mỹ dường như đã biến thành một cuộc đấu tranh "giải phóng dân tộc", theo hình thức "chiến tranh nhân dân" ở nhiều nơi trên đất nước vùng Vịnh này.
Mục tiêu của cuộc chiến luôn là quấy rối, làm sa lầy và huỷ hoại tinh thần của đội quân đối phương có sức mạnh hơn hẳn. Những cựu binh VN của cuộc kháng chiến chống Mỹ, vốn thường tụ họp mỗi chiều bên bờ hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội, để ôn cố tri tân, nhấn mạnh rằng điều cốt yếu để tiến hành cuộc chiến kiểu này là ý thức dân tộc, lòng yêu nước và truyền thống quốc gia.
Tướng Giáp viết "cần tạo điều kiện để tấn công kẻ địch bằng mọi phương cách có thể", kết hợp lực lượng ở nông thôn với thành thị. Ngày nay nó được thể hiện ở những vụ tấn công ở cả Baghdad và vành đai Sunni (và đã lan xuống tận khu vực đa số Shiite ở miền nam). Bước tiếp của cuộc kháng chiến ở Iraq, theo chiến lược của ông Giáp, sẽ là "kết hợp lực lượng quân sự với chính trị, biến tổng khởi nghĩa thành chiến tranh cách mạng". Điều này đang được phối hợp thực hiện giữa tam giác Sunni và các nhóm Hồi giáo Shiite - những người đã chuyển từ thái độ "chờ xem" trước đây thành nỗi căm ghét không cần che giấu đối với chính quyền do Mỹ giật dây.
Tướng Giáp khẳng định: "Chiến lược của chiến tranh nhân dân là trường kỳ". Những gì đang diễn ra ở Iraq cũng đúng như vậy. Điều đáng chú ý là những người trung thành với Saddam Hussein không phải là lực lượng duy nhất trong cuộc chiến, họ chỉ là một phần. Tướng Giáp nhận xét người Mỹ và chính quyền nam VN được hỗ trợ bởi "một cỗ máy đàn áp tàn bạo, thực hiện chính sách phân biệt và dã man đối với đồng bào". Đây cũng chính là hình ảnh mà những người chống quân đội Mỹ ở Iraq đang nhìn nhận - những binh sĩ Mỹ hoảng loạn và mất tinh thần bắn giết cả những phụ nữ, trẻ em vô tội, thậm chí cả nhà báo nước ngoài xấu số.
Iraq hiện nay giống Việt Nam sau tết Mậu Thân 1968. Người Mỹ từng có thể rời VN bất cứ lúc nào, nhưng điều đó đồng nghĩa với mất mặt và thừa nhận thất bại. Ngày nay, giả như Nhà Trắng và Lầu Năm Góc có ý định rời Iraq sau khi đã tuyên bố chiến thắng, họ cũng không thể đi. Washington hiểu rõ rằng ngay sau khi quân đội Mỹ rút, một chính quyền dân chủ với người Shiite chiếm ảnh hưởng áp đảo, giương cao tinh thần bài Mỹ, sẽ ra đời. Nếu chính phủ Mỹ quyết định duy trì hiện diện trong "nhiều năm" - như Lầu Năm Góc tuyên bố - thì vấn đề lớn nhất mà họ phải đối mặt là sẽ dùng hết bao nhiêu túi đựng xác trước khi công chúng Mỹ đòi hỏi rút quân.
Những cuộc tấn công của người Iraq được tiến hành bởi các nhóm nhỏ, được huấn luyện và có thể nhanh chóng rút êm. Họ thực hiện đúng như những gì ông Giáp từng nghĩ: làm mất tinh thần quân lính Mỹ đồng thời khuấy lên mối căm ghét của dân chúng đối với lực lượng chiếm đóng. Nhiều cựu quan chức cấp cao của quân đội Iraq, nay đang thất nghiệp, đã được mời gọi tham gia các nhóm kháng chiến. Những người này tuyên bố sẽ chống Mỹ "nếu binh sĩ liên quân tiếp tục sỉ nhục chúng tôi". Một số người khác tài trợ cho các nhóm du kích, số tiền lên tới hàng nghìn USD. Giải treo cho mỗi đầu lính Mỹ đã tăng dần.
Cuộc kháng chiến chống chiếm đóng của người Iraq có thể trông cậy vào gần 600.000 quân nhân đã được Mỹ cho giải ngũ. Thêm vào đó, hơn 20 năm chiến tranh đã quân sự hoá hầu như toàn bộ đàn ông nước này. Chính quyền Saddam đã trang bị 7 triệu vũ khí cho dân chúng. Nếu nhìn theo quan điểm của tướng Giáp, đấu tranh vũ trang của Iraq hiện nay có thể còn non nớt, nhưng kết quả của những cuộc tấn công sẽ ngày càng lớn. Các chiến binh Hồi giáo Sunni có thể tận dụng lợi thế nhờ sự đa dạng của cư dân, giống như ở VN trước đây. Một trong những đặc điểm của chiến tranh nhân dân là người dân biết tác giả các vụ phục kích nhằm vào lực lượng chiếm đóng, nhưng không bao giờ tiết lộ.
Năm 1995, nhân kỷ niệm 20 năm chấm dứt chiến tranh ở VN, cựu bộ trưởng quốc phòng Mỹ Robert McNamara đã gặp vị tướng huyền thoại Võ Nguyên Giáp tại Hà Nội. Ông Giáp nói rằng người Mỹ đã lao vào một cuộc chiến tranh mà không hiểu gì về lịch sử, nền văn hoá và tinh thần chiến đấu chống ngoại xâm của VN. McNamara buộc lòng đồng ý. Khi rút khỏi VN, cái duy nhất mà người Mỹ mang theo là nỗi hổ thẹn, nhưng ở Iraq ít ra họ có thể moi được dầu lửa. Và đó chính là cái đang khiến các quân nhân Mỹ phải chết: Sắc lệnh số 13303, do Tổng thống Bush ký cuối tháng 5.
Văn bản này nói về "toàn bộ dầu lửa và các sản phẩm từ dầu lửa của Iraq, các quyền lợi liên quan", quy định rằng "mọi văn bản, phán quyết, quyền giữ tài sản thế chấp, thủ tục thực thi, trát, hay các tiến trình pháp lý đều bị coi là vô hiệu". Nói như ông Jim Vallette thuộc Viện Nghiên cứu chính trị Washington, "trong thực tế, ông Bush đã đơn phương tuyên bố rằng nguồn dầu lửa của Iraq là lĩnh vực không thể xâm phạm của các tập đoàn dầu lửa Mỹ".
Những người chống Mỹ ở Iraq biết rõ sắc lệnh số 13303 - và đó là lý do vì sao họ đã và sẽ tiến hành các hoạt động phá hoại, chẳng hạn đối với đường ống dẫn từ Kirkuk tới cảng Ceyhan. Thời gian người dân Iraq phải chờ để thấy tiền bán dầu quay về xây dựng Iraq càng lâu, uy tín của chính quyền do Mỹ quản lý càng bị hạ thấp.
Nhân vật số 2 của Lầu Năm Góc Paul Wolfowitz có ý tưởng xây dựng một hệ thống chính trị và kinh tế ở Iraq giống với ở miền nam VN trước đây - và giống những gì Mỹ muốn áp đặt ở thế giới thứ ba những năm 1950-60. Tại VN, Washington có sức mạnh quân sự và sự kiểm soát (đối với chính quyền VNCH), nhưng họ đã không tạo lập được hệ thống chính trị, kinh tế và tư tưởng có thể đối chọi được với những gì của miền Bắc. Thất bại phi quân sự của Mỹ còn nặng nề hơn thế bí quân sự mà họ đã không thể gỡ ra.
Điều tương tự cũng sẽ xảy ra ở Iraq. Ông Wolfowitz và các đồng nghiệp đương nhiên không quan tâm đến dân chủ thực sự, bởi nếu một cuộc bầu cử như thế diễn ra, nhiều khả năng một chính phủ có đa số là người Hồi giáo Shiite chống Mỹ sẽ được thiết lập. Cũng như từng diễn ra ở VN, tại Iraq, Mỹ đã thiết lập một hệ thống quân sự, nó sẽ kiểm soát - hoặc nói một cách hoa mỹ là "trông nom" - hệ thống chính trị và quan trọng hơn là kinh tế. Kế hoạch của Lầu Năm Góc sẽ biến Iraq thành một thuộc địa của Mỹ.
T. Huyền (theo Asia Times)