Nguyễn Thu Trang
(kitten0303)
Member
4/8/2006, Viện Khoa học Kỹ thuật Hạt nhân do TS Võ Văn Thuận (giám đốc), phối hợp với Rencontres du Vietnam do GS. J.Trần Thanh Vân tổ chức seminar của giáo sư Jim Cronin-lãnh đạo dự án Auger, người đã từng đoạt giải Nobel, về chủ đề “ Những triển vọng của dự án Pierre Auger”. Địa điểm: Hội trường Nguỵ Như Kontum, Đại học Khoa học Tự Nhiên Hà Nội (Đại học Tổng hợp), 19 Lê Thánh Tông, Hà Nội. Thời gian: 15 h,3 tháng 8 năm 2006. Kính mong các nhà khoa học, sinh viên đến dự. Seminar được mở cửa tự do.
CHi Tiết:
CHi Tiết:
Hội Vật lý Việt Nam Hội gặp gỡ Việt Nam
Thông báo hội thảo phổ biến khoa học
do Giáo sư Jim Cronin
Nhà Vật lý giải Nobel, Đại học Chicago, Hoa Kỳ
thuyết trình về:
VẬT CHẤT VÀ PHẢN VẬT CHẤT TRONG VŨ TRỤ
Giáo sư Jim Cronin năm nay 75 tuổi là tác giả phát minh Vật lý nổi tiếng năm 1964 về bất đối xứng hạt và phản hạt K-mezon trung hòa. Trong 42 năm qua các nhà vật lý đã cố công lên tục tìm kiếm những hiện tượng tương tự nhưng chỉ mãi đến những năm đầu tiên của thiên niên kỉ mới, khi thực hiện thí nghiệm Bell (Nhật Bản) và Babar (Hoa Kỳ) trên các máy gia tốc năng lượng rất cao, các nhà khoa học mới lại tìm thấy những hiện tượng bất đối xứng trong phân rã của loại hạt mới là B-mezon trung hòa. Phát minh của giáo sư Crorin và đòng sự mở ra một tầm nhìn bất tận cho loại người về thế giới tự nhiên quanh ta, trong đó từ các hạt cơ bản nhỏ bé đến vũ trụ bao la dường như có cùng một bản chất thống nhất nội tại.
Từ một nhà Vật lý nghiên cứu hạt cơ bản trên máy gia tốc, vào đầu thập niên 90 giáo sư Crorin trở thành người sáng lập đầu tiên và hiện nay đang lãnh đạo Đề án thí nghiệm Pierre Auger săn tìm các tia vũ trụ năng lượng cao mhất nhằm hướng tới những phát minh bất ngờ trong khoảng không vũ trụ xa xôi.
Giáo sư Cronin đã từng đến Việt Nam hai lần vào năm 1994 và 1998 để hợp tác giúp đỡ các nhà Vật lý trẻ Việt Nam tham gia vào đề án quốc tế Pierre Auger. Lần này đến Hà Nội, Giáo sư sẽ giới thiệu về những thành tựu quan trọng đầu tiên của Đề án quốc tế và ông sẽ có dịp lluận giải về mối quan hệ giữa các hạt cơ bản với không gian vũ trụ, giữa thế giới vi mô và vĩ mô.
Nội dung thuyết trình:
Đặc tính tự nhiên của công tác khoa học là có những kết quả nghiên cứu trong lĩnh vực này lại ảnh hưởng sâu sắc đến một lĩnh vực khác. Sự việc đó đã xảy ra trong phát minh năm 1964 khi hạt K-mezon trung hòa có thời giánống lâu hơn đã có thể phân rã thành hai hạt pion với xác suất chỉ khoảng 2 phần nghìn. Kiểu phân rã đó đáng lẽ bị cấm hoàn toàn nếu trong thế giới vật chất và phản vật chất đối xứng với nhau. Đến năm 1967, Andrei Xakharov chỉ ra rằng nếu kết hợp hiện tượng vi phạm đối xứng đó với sự phân ra của các hạt nặng nucleon và với sự bất cân bằng nhiệt ở giai đoạn sớm của quá trình tiến hóa vũ trụ thì chúng ta có thê lí giải được sự vượt trội của lượng vật chất so với phản vật chất như đang thấy trong vũ trụ hiện tại.
Mặc dù chúng ta chưa thể tính toán định lượng về một cơ chế đặc thù gây ra sự đối xứng trong trường hợp hạt K-mezon đã minh họa sự bất đối xừng giữa vật chất với phản vật chất nói chung và sự bất đối xứng đó còn mạnh hơn nhiều trong giai đoạn rất sớm của tiến hóa vũ trụ để điều đó được ghi nhận trong lập luận của Xakharov. Bài học mà chúng ta có thể rút ra là khi theo đuổi sự nghiệp nghiên cứu khoa học cơ bản, thế giới tự nhiên luôn ẩn chứa trong mình đầy những bất ngờ thú vị và ham muốn khám phá Tự nhiên là mộ trong những đặc tính cao quý nhất của Con người
-------
Kính mời tất cả các bạn yêu khoa học đến sự buổi thuyết trình của Giáo sư Jim Cronin.
Thời gian: Bắt đầu từ 14h00 Thứ Sáu ngày 4 tháng 8 năm 2006
Tại Giảng đường Ngụy Như Kon Tum, 19 phố Lê Thánh Tông, Hà Nội
Chương trình (dự kiến):
14h00-14h30: đón tiếp đại biểu, Ban tổ chức Khai mạc, giới thiệu.
14h30-15h30: thuyết trình của giáo sư Jim Cronin có dịc sang tiếng Việt.
15h30-16h15: giao lưi, hỏi đáp, thảo luận
Kính báo và hân hạnh được đón tiếp đông đảo các bạn yêu khoa học.
Ban Cố vấn
Jean Trần Thanh Vân (Hội Gặp gỡ Việt Nam, Orsay)
Pierre Darriulat (VATLY, Viện KH&KTHN)
Ban Tổ chức
Võ Văn Thuận(Viện KH&KTHN, Trưởng ban)
Hàm Châu (Tạp chí Của sổ Văn hóa Việt Nam)
Phùng Văn Duân (ĐH Bách Khoa)
Nguyễn Anh Kỳ (Viện Vật lý&ĐT)
Nguyễn Đức Phường (Phòng Thiên văn, ĐHSP; Tạp chí Vật lý Ngày nay)
Nguyễn Trung Tính(ĐHKH Tự nhiên)
Liên hệ: Phòng thí nghiệm, Vật lý Tia Vũ trụ (VATLY), Viện Khoa học và kỹ thuật hạt nhân. Điện thoại: 7910017. Email: [email protected]