Hoàng Long
(Death_Creator)
Thành viên danh dự
hehe, em đọc trên TTVN, thấy bảo là theo vneconomy.com.vn ) nghe nói chỗ bác Tuấn sắp ra báo chuyên ngànhh, hy vọng là không củ chuối thế này.
Hai câu hỏi của một vấn đề: Lạm phát
Tăng giá đặt gánh nặng lên vai người tiêu dùng.
Trên các phương tiện thông tin đại chúng hoặc trong các cuộc hội thảo trong thời gian qua, có hai câu hỏi đặt ra cho các nhà quản lý mà người dân rất quan tâm đòi hỏi phải giải đáp là Việt Nam đã lạm phát hay chưa và nếu có lạm phát thì có nằm trong tầm kiểm soát?
Hai câu hỏi này được đặt ra xuất phát từ quan niệm về lạm phát. Theo khái niệm thông thường thì lạm phát là phát hành tiền vượt quá tốc độ tăng trưởng kinh tế.
Còn giá cả (giá tiêu dùng) tăng, ngoài nguyên nhân do phát hành tiền, còn do các nguyên nhân khác, nhất là quan hệ cung-cầu, giá cả thế giới.
Như vậy, giữa lạm phát và tăng giá có mối quan hệ với nhau, nhưng tăng giá không hoàn toàn là lạm phát, nếu tăng giá không đến "độ" nhất định. Vậy đến "độ" như thế nào mới gọi là lạm phát?
Những biểu hiện thực tế của lạm phát
Theo Tổng cục thống kê tính bình quân chung 7 tháng đầu năm 2004 so với 7 tháng đầu năm 2003, giá tiêu dùng đã tăng 6,2%. Nói cách khác, mặt bằng giá 7 tháng đầu năm nay đã cao hơn mặt bằng giá của cùng kỳ năm trước.
Đây có lẽ là biểu hiện thứ nhất của lạm phát, bởi nếu không lạm phát thì có thể tháng tăng, tháng giảm chứ không theo xu hướng tăng liên tục và ngày một cao lên.
Biểu hiện thứ hai là giá đã tăng liên tục qua các tháng từ tháng 1 đến nay. Tháng 1 tăng 1,1%; tháng 2 tăng 3.0%; tháng 3 tăng 0,8%; tháng 4 tăng 0,5%; tháng 5 tăng 0,9%; tháng 6 tăng 0,8%; tháng 7 tăng 0,5%.
Tính chung tháng 7/2004 so với tháng 12/2003, tức là 7 tháng, giá tiêu dùng đã tăng 7,7%. Đây là tốc độ tăng thuộc loại khá cao, bởi vì cao nhất so với tốc độ tăng của cùng kỳ trong nhiều năm trước đó.
Một biểu hiện thứ ba của lạm phát là tốc độ tăng giá diễn ra ở hầu hết các mặt hàng từ hàng hoá, dịch vụ tiêu dùng đến nguyên nhiên vật liệu dùng cho sản xuất kinh doanh.
Nếu tốc độ tăng giá chỉ diễn ra ở một vài mặt hàng thì đó là do quan hệ cung - cầu mất cân đối và đó chỉ mang tính tạm thời, với bàn tay vô hình của cơ chế thị trường sẽ điều tiết để tăng cung, giảm cầu để chuyển sang mua các hàng khác, có những mặt hàng giá tăng thì có những mặt hàng khác giá giảm.
Ở đây, giá hầu hết các mặt hàng đều tăng thì nhất định có nguyên nhân từ tiền tệ tín dụng.
Lạm phát có nằm trong tầm kiểm soát?
Như vậy có thể nói là lạm phát đã xảy ra. Nhưng hiện vẫn còn một vấn đề khác đặt ra là lạm phát có nằm trong tầm kiểm soát?
Trước hết, cần thống nhất một quan niệm, giá cả là biểu hiện bằng tiền của giá trị, là tổng hoà của nhiều mối quan hệ kinh tế-xã hội. Nó có tính quy luật, có tính khách quan nằm ngoài ý muốn chủ quan của con người. Con người chỉ có thể vận dụng và tác động để hạn chế tác động tiêu cực, tận dụng các tác động tích cực của quy luật đó.
Vì vậy, "tầm kiểm soát" chỉ mang tính chất gián tiếp. Nói nằm trong tầm kiểm soát là nói theo ý nghĩa đó, chứ không phải là khống chế được hay không khống chế được, sẽ rơi vào chủ quan duy ý chí.
Việt Nam tuy đã chuyển đổi sang cơ chế thị trường từ hơn 15 năm qua, nhưng thể chế thị trường chưa đầy đủ, nhiều loại thị trường còn sơ khai hoặc hình thành chưa đồng bộ, bên cạnh những yếu tố tác động khách quan vẫn còn chịu tác động của nhiều yếu tố chủ quan, của những yếu tố phi kinh tế như đầu cơ, lợi dụng độc quyền.
Đây chính là những yếu tố cùng với những yếu tố khách quan (như giá cả thế giới) nằm ngoài tầm kiểm soát.
Trước mắt, giá thế giới vẫn còn đang biến động mạnh và rất khó lường, nhất là giá dầu, sắt thép, phân đạm.
Rồi còn nhập lậu, xuất lậu khi giá trong nước cao hoặc thấp hơn giá thế giới, trong khi biên giới dài hàng vạn cây số, một số chốt chẳng những không ngăn chặn mà còn tiếp tay cho buôn lậu (kiểu Tân Thanh trong vài năm trước chẳng hạn).
Rồi còn yếu tố tiền tệ - tín dụng khi lãi suất thực gửi ngân hàng liên tiếp xuống "đáy" mới, giá vàng, USD hiện đang biến động bất thường, giá bất động sản đang trong giai đoạn chờ đợi... thì giá hàng hoá dịch vụ sẽ là chỗ để luồng vốn "chạy vào".
Một yếu tố tác động khác là tăng lương, một dự kiến nằm trong kế hoạch đã được giá vượt lên trước đón đầu, không thể không tác động khi phải đưa ra một lượng tiền không nhỏ để thực hiện.
Rồi theo thông lệ, các tháng cuối năm giá bao giờ cũng tăng cao hơn những tháng đầu năm. Đây cũng là một thực tế không thể không tính đến. 2003 tăng 1,2%; 2002 tăng 1,2%; 2001 tăng 1,7%; 2000 tăng 1,1%; 1999 giảm 1,1%; 1998 tăng 3,3%; 1997 tăng 2,6%; 1996 tăng 1,9%.
Hai câu hỏi của một vấn đề: Lạm phát
Tăng giá đặt gánh nặng lên vai người tiêu dùng.
Trên các phương tiện thông tin đại chúng hoặc trong các cuộc hội thảo trong thời gian qua, có hai câu hỏi đặt ra cho các nhà quản lý mà người dân rất quan tâm đòi hỏi phải giải đáp là Việt Nam đã lạm phát hay chưa và nếu có lạm phát thì có nằm trong tầm kiểm soát?
Hai câu hỏi này được đặt ra xuất phát từ quan niệm về lạm phát. Theo khái niệm thông thường thì lạm phát là phát hành tiền vượt quá tốc độ tăng trưởng kinh tế.
Còn giá cả (giá tiêu dùng) tăng, ngoài nguyên nhân do phát hành tiền, còn do các nguyên nhân khác, nhất là quan hệ cung-cầu, giá cả thế giới.
Như vậy, giữa lạm phát và tăng giá có mối quan hệ với nhau, nhưng tăng giá không hoàn toàn là lạm phát, nếu tăng giá không đến "độ" nhất định. Vậy đến "độ" như thế nào mới gọi là lạm phát?
Những biểu hiện thực tế của lạm phát
Theo Tổng cục thống kê tính bình quân chung 7 tháng đầu năm 2004 so với 7 tháng đầu năm 2003, giá tiêu dùng đã tăng 6,2%. Nói cách khác, mặt bằng giá 7 tháng đầu năm nay đã cao hơn mặt bằng giá của cùng kỳ năm trước.
Đây có lẽ là biểu hiện thứ nhất của lạm phát, bởi nếu không lạm phát thì có thể tháng tăng, tháng giảm chứ không theo xu hướng tăng liên tục và ngày một cao lên.
Biểu hiện thứ hai là giá đã tăng liên tục qua các tháng từ tháng 1 đến nay. Tháng 1 tăng 1,1%; tháng 2 tăng 3.0%; tháng 3 tăng 0,8%; tháng 4 tăng 0,5%; tháng 5 tăng 0,9%; tháng 6 tăng 0,8%; tháng 7 tăng 0,5%.
Tính chung tháng 7/2004 so với tháng 12/2003, tức là 7 tháng, giá tiêu dùng đã tăng 7,7%. Đây là tốc độ tăng thuộc loại khá cao, bởi vì cao nhất so với tốc độ tăng của cùng kỳ trong nhiều năm trước đó.
Một biểu hiện thứ ba của lạm phát là tốc độ tăng giá diễn ra ở hầu hết các mặt hàng từ hàng hoá, dịch vụ tiêu dùng đến nguyên nhiên vật liệu dùng cho sản xuất kinh doanh.
Nếu tốc độ tăng giá chỉ diễn ra ở một vài mặt hàng thì đó là do quan hệ cung - cầu mất cân đối và đó chỉ mang tính tạm thời, với bàn tay vô hình của cơ chế thị trường sẽ điều tiết để tăng cung, giảm cầu để chuyển sang mua các hàng khác, có những mặt hàng giá tăng thì có những mặt hàng khác giá giảm.
Ở đây, giá hầu hết các mặt hàng đều tăng thì nhất định có nguyên nhân từ tiền tệ tín dụng.
Lạm phát có nằm trong tầm kiểm soát?
Như vậy có thể nói là lạm phát đã xảy ra. Nhưng hiện vẫn còn một vấn đề khác đặt ra là lạm phát có nằm trong tầm kiểm soát?
Trước hết, cần thống nhất một quan niệm, giá cả là biểu hiện bằng tiền của giá trị, là tổng hoà của nhiều mối quan hệ kinh tế-xã hội. Nó có tính quy luật, có tính khách quan nằm ngoài ý muốn chủ quan của con người. Con người chỉ có thể vận dụng và tác động để hạn chế tác động tiêu cực, tận dụng các tác động tích cực của quy luật đó.
Vì vậy, "tầm kiểm soát" chỉ mang tính chất gián tiếp. Nói nằm trong tầm kiểm soát là nói theo ý nghĩa đó, chứ không phải là khống chế được hay không khống chế được, sẽ rơi vào chủ quan duy ý chí.
Việt Nam tuy đã chuyển đổi sang cơ chế thị trường từ hơn 15 năm qua, nhưng thể chế thị trường chưa đầy đủ, nhiều loại thị trường còn sơ khai hoặc hình thành chưa đồng bộ, bên cạnh những yếu tố tác động khách quan vẫn còn chịu tác động của nhiều yếu tố chủ quan, của những yếu tố phi kinh tế như đầu cơ, lợi dụng độc quyền.
Đây chính là những yếu tố cùng với những yếu tố khách quan (như giá cả thế giới) nằm ngoài tầm kiểm soát.
Trước mắt, giá thế giới vẫn còn đang biến động mạnh và rất khó lường, nhất là giá dầu, sắt thép, phân đạm.
Rồi còn nhập lậu, xuất lậu khi giá trong nước cao hoặc thấp hơn giá thế giới, trong khi biên giới dài hàng vạn cây số, một số chốt chẳng những không ngăn chặn mà còn tiếp tay cho buôn lậu (kiểu Tân Thanh trong vài năm trước chẳng hạn).
Rồi còn yếu tố tiền tệ - tín dụng khi lãi suất thực gửi ngân hàng liên tiếp xuống "đáy" mới, giá vàng, USD hiện đang biến động bất thường, giá bất động sản đang trong giai đoạn chờ đợi... thì giá hàng hoá dịch vụ sẽ là chỗ để luồng vốn "chạy vào".
Một yếu tố tác động khác là tăng lương, một dự kiến nằm trong kế hoạch đã được giá vượt lên trước đón đầu, không thể không tác động khi phải đưa ra một lượng tiền không nhỏ để thực hiện.
Rồi theo thông lệ, các tháng cuối năm giá bao giờ cũng tăng cao hơn những tháng đầu năm. Đây cũng là một thực tế không thể không tính đến. 2003 tăng 1,2%; 2002 tăng 1,2%; 2001 tăng 1,7%; 2000 tăng 1,1%; 1999 giảm 1,1%; 1998 tăng 3,3%; 1997 tăng 2,6%; 1996 tăng 1,9%.