Một thời lầm lỗi - Lê Lựu

Phạm Quang Linh
(pqlinh)

Điều hành viên
Mới trấn lột được quyển này của đứa bạn mới sang. Xin type để mọi người cùng đọc. Mong nhà văn Lê Lựu tha lỗi.

Lê Lựu

MỘT THỜI LẦM LỖI & TRỞ LẠI NƯỚC MỸ

Nhà xuất bản Hội nhà văn Hà nội​

In 1000 cuốn khổ 13x19cm. In tại xưởng in Nxb Chính trị Quốc gia
Giấy đăng ký kế hoạch xuất bản số: 06/1425/XB-QLXB
In xong và nộp lưu chiểu quí IV năm 2003




MỘT THỜI LẦM LỖI
(Viết về nước Mỹ)

I.

Nếu chúng ta nói: Cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ ở Việt nam đã làm nước Mỹ rối loạn và hàng ngàn năm sau còn mang nỗi ân hạnh thì đồng đội ta, bà con ta sẽ khó hình dung, sẽ cho đó là giọng điệu tuyên truyền, là nói khoác, là ... đồ bịp! Ngược lại, đã có một thời, có người trong chúng ta uất hận đến nỗi, hễ động đến cái chữ ấy, cái tên ấy là muốn xúc cả cái Hợp chủng quốc 50 bang đó đổ ra Thái Bình Dương, Đại Tây dương. Ở cái chỗ ấy chỉ toàn cao bồi, đĩ điếm, chỉ toàn bọn ăn bám và cướp giật, chỉ toàn là độc ác và lừa gạt, chỉ toàn là nhơ nhuốc và bẩn thỉu... Nghĩa là đã ghét thì cứ đào đất mà đổ đi. Đến bây giờ nếu không đàng hoàng một nhân cách "làm cho sạch...", không tỉnh táo, bình tĩnh, chũng ta sẽ buông đi tất cả những gì ta đã đánh đổi hàng triệu đồng đội ta, bà con ta mới có được. Người đã từng hằn thù với ta phải thèm khát, phải ao ước được trở lại nơi họ từng coi là bọn mọi, là bầy thú vùng nhiệt đới, không cẩn thận có người muốn hô lên: Mỹ muôn năm, Mỹ là tất cả. Cái gì ở Mỹ, từ Mỹ cũng hoàn mỹ. Thật xấu hổ khi tôi đưa mấy người cựu chiến binh Mỹ đi ăn mỳ vằn thắn. Trong khi ở khách sạn, anh thuỷ quân lục chiến quê ở New York nét mặt tím lặng, đau đớn triền miên suốt mấy ngày đến Việt Nam, vì "những người dân tôi trông rõ mặt họ hiền lành rất nhiều, thông minh và lịch sự nhiều quá. Nhưng thuỷ quân lục chiến không dạy tôi yêu thương, họ chỉ dạy tôi nhìn ai cũng thành kẻ thù và dạy cách giết người. Tôi đã giết tám người Việt Nam. Hàng chục năm nay, đêm nào tôi cũng trông thấy tàm người ấy, khiến tôi hoảng sợ kêu thét lên khi đang ngủ, tôi chồm dậy chạy ra đường, mồm "bắn" bằng băng và hai ngón tay chĩa vào người đi đường vừa "lia" vừa "bắn". Lần này sang Việt Nam cũng là để chữa cho tôi khỏi nỗi hoảng loạn..."

Anh bạn cựu chiến binh thuỷ quân lục chiến ấy nói thành thực, sự đau đớn của anh ta cũng thành thực, những giọt nước mắt ứa ra cũng thành thực. Lúc ấy là mười giờ đêm ở khách sạn. Nửa giờ sau tôi đưa anh và những người cựu chiến binh khác đi bộ, ghé vào một hàng ăn ở phố N. Cô chủ quán chừng 20 - 21 tuổi, đẹp tí tởn chạy ra chào như vồ lấy khách. Cô nói tiếng Anh trộn tiếng Việt, như đá cuội trộn với nước dùng. Cô nói lắp và ngọng, không cần dùng đến ngữ pháp. Bằng cặp mắt lúng liếng, bằng miệng cười nhoe nhoét son, bằng tay huơ lên làm hiệu, cố cố chứng minh rằng cô rất thèm khát được sang Mỹ - Yêu ông ư? Ông đã có vợ chưa đã? Có vợ và bốn con rồi ư? Thế có bảo lãnh cho tôi được không? Đợi khi lào quan hệ bình thường ông mời tôi à? xong ngay. Ôkê! Trời ơi, thế thì tuyệt vời. Oăn-đơ-phun đấy ông ơi, liệu còn lâu lữa hay không? Anh phiên dịch ơi, anh chịu khó dịch cho em nhé. Anh bảo với ông ta rằng em không từ chối bất cứ một yêu cầu lào của ông ta. À mà không, lói đùa thế, cứ để thư thư lại. Ừ, ông ta mới 48 mà trông như 60 tuổi, nhưng không sau lâu-bờ-rốp-lầm. Cốt sao ông cho em đi với ông. Vâng, bai-bai, chúc ông ngủ ngon, em rất mong ông "si-ui-sun" - Cô theo khách ra tận cửa, cố níu người Mỹ ấy lại để hỏi xem ông ta hiện ở khách sạn nào và xin bằng được cái "các" của ông ta. Tôi không có dịp để hỏi xem bố cô ta là ai, cô ta có anh, em, chú, bác gì không? Những người cha, anh thân thích của cô còn sống hay chết? Những tháng năm cả dân tộc hy sinh trong lửa đạn, cha mẹ cô, anh, chị, em cô ở đâu? Có ai biết vì sao hôm này người Mỹ khao khát đến Việt nam với một tình cảm bạn bè, trân trọng? Họ rất sợ có một cử chỉ nào đó xúc phạm đến người Việt Nam, xúc phạm vào sự thiêng liêng kính cẩn, mà trước hết nó chạm vào nỗi ân hận khôn cùng của chính họ. Một cái thúng khảo đậy mẹt phía trên, ngày ngày càng đầy kênh lên bởi những tờ giấy một ngàn, hai ngàn, năm ngàn... tiền bán mỳ vằn thắn, sủi cảo chưa đủ cô tiền xài rong chơi? Nước Mỹ còn có những bí quyết gì khiến cô không thể mơ thấy, không thể tưởng tượng nổi, để đến nỗi sẵn sằng đánh đổi, sẵn sàng huỷ hoại sự tí tởn, hơn hớn của một đời con gái, để thèm khát đến mức đê tiện và bỉ ổi như thế? Vì sao cô sẵn sàng đánh đổi thân phận mình, đánh đổi danh dự một công dân của một dân tộc, một dân tộc dù còn đói kém, dù còn nhiều nỗi khốn khổ bởi những tệ nạn và thói quen trì trệ, nhưng vẫn là một quốc gia, một quốc gia cô đã sinh ra và lớn lên, dù có lên đến trời cô cũng chỉ thêm vào chứ không được phép bỏ nó đi. Nó giống như tên ai đã nuôi cô từ tấm bé thì tên của người đã đẻ ra cô, cô cũng không được phép bỏ đi trong cái lai lịch của cô. Vậy mà cô sẵn sàng đánh đổi nó dễ dàng như đổi một bát sủi cảo để mong có tất cả, thoả thuê tất cả. Tôi còn có dịp qua lại quán của cô nhiều lần. Nhưng thôi, hãy để chuyện ấy về sau. Tôi phải quay trở lại cái chuyện về nước Mỹ. Nước Mỹ với tất cả sự tinh tuý và thiếu hụt của nó. Nước Mỹ với nỗi hoảng loạn hôm nay và hàng ngàn năm sau còn mang nỗi hận về cuộc chiến tranh họ đã gây ra ở đất nước chúng ta.

(còn tiếp)
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Tôi không thể đủ hiểu biết để nói những điều to tát trên kia. Chỉ mong, bằng những điều đã nghe thấy và rất nông cạn, nhưng rất thật, có thể giúp bạn đọc, tất nhiên có cả cô bé bán sủi cảo của tôi, phần nào hình dung ra cái nước Mỹ khổng lồ kia. Và, để có chuyến đi, tôi xin nói cả về cái thủ tục của nó khi còn ở nhà. Các anh biên tập xuất bản đầy nhiệt tình và cũng đầy thói quen nghề nghiệp khuyên tôi không nên viết nhiều những "chuyện như đùa" trong lúc chuẩn bị thủ tục với các cơ quan.

Ngày trước ở Trường Sơn chiếu phim tình yêu, kể cả những tuyệt tác của Shakespeare và Lev Tolstoi, chỗ nào có hôn nhau, cô nhân viên phụ trách chiếu lại lấy tay che ống kính, làm màn ảnh tối sầm. Cô nói, phải làm thế vì thủ trưởng phòng tuyên huấn bảo nam, nữ thanh niên dễ bắt chước phim ảnh hôn nhau, hư hỏng hết. Chưa bàn chuyện hay dở trong việc làm ấy, chỉ riêng chuyện làm đứt quãng hình ảnh đã khiến người xem khó chịu, huống hồ những người có văn hóa một chút, thì kinh sợ cô gái máy chiếu đã tốt nghiệp trung học kia không thèm biết Shakespeare và Lev Tolstoi là ai mà có quyền cắt xén tác phẩm của các ông, thì thật là coi trời bằng vung. Tôi không dám cả gan đem những cụ tổ khổng lồ của nhân loại so sánh với công việc hèn mọn của mình. Không cần khiêm tốn gì cũng có thể tự đánh giá thứ văn chương rơm rác của tôi bỏ đi chỗ nào chả được. Các anh biên tập còn khướt mướt chữa chạy giúp may ra mới thành câu. Tôi chỉ muốn, nói gì cũng nên có đầu, có đuôi. Chẳng hạn, muốn đánh giá nước Mỹ hay, giở ra sao, phải biết đứng từ chỗ nào, nhìn bằng con mắt nào cho công bằng và thẳng thắn trong một thời đại thông tin đại chúng đồ sộ đến kinh hoàng này. Xin ác anh đừng sợ tôi nói quá hay về phía này, quá dở về phía khác. Xin cô bé bán sủi cảo của tôi cũng nên tin rằng tôi không thể bưng bít phía này, thổi phồng phía kia . Thời buổi này đâu phải là lúc tôi có thể ăn gian nói dối lừa bịp được cô.

Chiều 29 tháng 6 năm 1988, tôi tham gia tiếp hai nhà báo Mỹ của tờ Bưu điện Washington và tập san Kinh tế Viễn Đông, tại trụ sở Hội Nhà văn. Anh nhà báo trẻ của tờ tập san kinh tế Viễn Đông xin lỗi tôi vì chữ anh ta xấu (anh ta nói) nên trong một tờ tập san anh đã viết sai tên tôi. Lựu thành Lu - Le Lu.

Giữa lúc ấy một bức điện từ Mỹ gửi đến Hội Nhà văn, mời anh Nguyễn Khải, Nguỵ Ngữ và tôi sang Mỹ dự hội thảo các nhà văn cựu chiến binh Mỹ và Việt Nam, bàn về văn học chiến tranh. Từ mấy tháng trước, Bộ Ngoại giao và Bộ Thương binh xã hội (do bạn nhờ) đã thông báo nội dung trên cho Hội Nhà văn. Không hiểu những ai được thông báo nhưng chỉ thấy im lặng. Khi được Bộ Ngoại giao nói cho chuyện này, tôi đến Hội Nhà văn với sự im lặng coi như mình chưa biết gì. Hội cũng im lặng, coi như chưa có chuyện gì. Gặp nhân viên đối ngoại, cười nói tưng bừng, bỗng chốc tắt lạnh vì chợt nghĩ đến mà không ai dám đả động đến "chuyện kia". Một cuộc hội thảo văn học giữa ta và Mỹ đã là đột ngột, sang tận Mỹ lúc này quả là quá sức tưởng tượng. Mấy tháng im lặng, quen với ý nghĩ "không có gì", lúc này cô nhân viên gửi bức điện qua tay tôi để chuyển cho cán bộ đối ngoại ngồi phía trong, cạnh khách. Tôi đọc lõm bõm bằng mấy chữ tiếng Anh bập bẹ của mình. "Biết rồi, nhưng hãy biết thế, biết đâu còn có sự thay đổi". Tôi được dặn thế. Hội còn cân nhắc nên xem thay đổi ai. Bộ X, cũng nhiệt tình yêu cầu bớt một người, để bên ấy cử người đi giúp. Bạn bè cũng có anh sợ tôi vất vả, gọi điện thoại riêng cho người này, người khác, yêu cầu để anh ấy đi thay. "Tôi nhận phần khó về mình để cho Lựu đỡ khổ vì tiếng Anh của nó chưa thể làm việc nổi." Tất cả những chuyện ấy đến tai Ban Đối Ngoại. Các ông ấy cau mặt nói: Đừng làm trò trẻ con. Như thế có khác gì người ta mời anh này đi ăn cỗ, anh kia bảo tôi đi hộ, vì tôi biết cách ăn nhiều hơn. Anh Khải bận thì hai người đi, Lựu và Ngữ, không thêm, không thay. Ban Bí thư đồng ý đề nghị của Ban đối ngoại và ra quyết định tổ chức thành đoàn nhà văn Việt Nam sang dự hội thảo ở Mỹ. Chấp hành chỉ thị của Ban Bí thư, hội hè, ban bệ phải thi hành nhưng thực ra còn bao nhiêu câu hỏi âm thầm chưa thể bật ra rộng rãi, mà chỉ là thân thiết lắm mới dám thì thào. Nguỵ Ngữ đã từng là lính Nguỵ sao lại cho sang Mỹ kì này? Tại sao Mỹ lại mời trực tiếp tên từng người? ANh Khải là cán bộ lãnh đạo, nhà văn nổi tiếng đã đành, còn hai cậu? Ai đã dẫn dắt việc này? Bắt đầu từ đâu?
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Tôi ra đi trong âm thầm nghi ngờ ngay chính việc mình đang làm. Hoang mang không hiểu từ đâu, vì sao một thằng nhà văn loại ba là mình, lại làm việc hệ trọng ở một đất nước cần kiêng kị số một trong khi bao nhiêu người tài giỏi, những bậc thầy, đàn anh mình chưa dấn bước mở đường?

Ông Kevin Bowen dẫn tôi đến Concord thuộc bang Massachusetts ở vùng đông bắc nước Mỹ. Nơi đây năm 1775 người nông dân Mỹ nổi dậy chống quân Anh làm cuộc cáhc mạng giải phóng giành độc lập năm 1776. Cuộc chiến đấu tại đây diễn ra trong hai ngày, có hai người Mỹ chết, chín người bị thương. (Tất nhiên ở những vùng lân cận còn nổ súng mấy chục ngày và mấy chục người chết nữa, những trận chiến quyết định đánh bại ý chí của quân đội Anh là ở chỗ này). Đó là một vùng đồi núi như phía ngoài thị xã Hoà Bình và khoảng cách từ Boston đến Concord cũng bằng khoảng từ Hà Nội đến Hoà Bình. Đã hơn hai trăm năm nay, năm nào cũng có hàng triệu nguời lũ lượt đi trong các khu di tích. Từ chỗ người Mỹ đứng trên cầu, đến chỗ quân Anh đồng phục diêm dúa oai phong và lẫm liệt chuẩn bị xuất phát tấn công. Từ chỗ cái gốc cây bị phát đạn súng trường đầu tiên của quân Anh găm vào thân, đến nơi hai bên giáp chíen. Từ nơi những viên đá xếp lại hiện lên căn nhà của người nông dân đứng đầu xưng là đại uý, đến chỗ người chỉ huy quân Anh đứng ra lệnh nổ súng. Từ nhóm tượng đài và bia ghi lại chiến công của ngưoiừ nông dân Mỹ, đến chỗ trưng bày lịch sử và chiến tích của quân đội Anh. Từ chỗ hàng trăm ghế ngồi xem phim, nghe tiếng nói mà không thấy người giới thiệu đến nhà bảo tàng... Tất cả mọi chi tiết, đồ dùng, trang bị, cách ăn mặc, đi đứng của hai bên đều đẹp và cuốn hút, cho tôi một cảm giác dạo chơi, vừa thư thái giữa một không gian êm đềm, vừa có hiểu biết thiêm nguồn gốc lịch sử của một đất nước. Lịch sử cuộc cách mạng nông dân Mỹ, những người Mỹ, người Anh thời ấy chỉ qua một buổi đi chơi thích thú đã nhớ rõ từng con số, từng ngày tháng, từng khuôn mặt, từng cách ăn, cách mặc mỗi bên. Cứ tự nhiên cái cây xanh ấy, cái cột bằng đá biết nói ấy, những nhóm tượng đài cao lênh khênh hoặc nằm ngay dưới mặt đất ấy, cứ tự nó như sơ chạm, như ngấm nhập, như cứ ở lại trong mọi khu vực từ trí nhớ đến cảm xúc của mình. Ông Kevin thấy tôi chăm chú dừng lại lâu bên bức tượng người nông dân "tay cày tay súng", vội vã cho máy ảnh nổ liên miên, rồi ông gửi máy và nhờ cô phiên dịch chụp chạy đến ôm lấy tôi trong mọi tư thế quanh tượng đài. Chao ôi, lịch sử vừa trớ trêu, vừa hài hước. Muôn đời nó nhìn quá khứ lạnh lùng, xuyên đến tận cùng cốt lõi dể dạy dỗ cho tương lại biết rõ mọi nỗi đau đớn kinh hoàng, nhưng tương lai lại không bao giờ làm theo lời răn bảo của lịch sử. Tương lai hành động ngay cái lịch sử đã cấm, đã kiêng kỹ thuật, đã đau đớn lên án quyết liệt. Người nông dân Mỹ cầm chiếc cày như kiểu cày chìa vôi, cày 51 của ta và tay kia cũng khẩu súng trường giống hệt hình ảnh người nông dân chúng ta những năm "tay cày tay súng", "đánh thắng giặc Mỹ xâm lược" - 1775 và 1975 vừa tròn 200 năm, nước Mỹ đã đi từ cực nọ đến cực kia, để lại trở về chỗ xuất phát ban đầu. Nó giống như con người đã cố giẫy giụa, dồn hết trí lực vùng ra khỏi kẻ khổng lồ đè bẹp mình, để rồi lại đi đè ép kẻ gầy, yếu khác. Hai trăm năm, cái con người khổng lồ ấy đã đè bẹp biết bao nhiêu cơ thể gầy yếu, bé nhỏ ở các địa lục? Ở Mỹ có một luật lệ rất hay: muốn làm tổng thống thì không được nghiện rượu và chơi gái. Nếu anh có tật ấy, trước khi tranh cử, anh phải tuyên bố từ bỏ nó. Nghĩa là giữa nghề tổng thống và đĩ bợm chỉ được chọn một. Anh không thể bỏ được nghề chơi thì phải bỏ nghề làm tổng thống. Thần tự do cao vời vợi như bay trong bao la ở New York là một biểu tượng cao thượng của con người khao khát tự do, mà nước Mỹ tự hào mình là khởi điểm của lòng khao khát đó. Nước Mỹ đã là thần tượng của tự do, lại là thần tượng của sức mạnh khổng lồ bóp cổ người khác mới là trò trớ trêu, là nụ cười chảy máu của nhân loại. Con người khổng lồ Mỹ đè bẹp kẻ bé nhỏ ở những đâu với sự vênh vang chiến thắng, để đúng hai trăm năm sau, lần đầu tiên mới có khái niệm về chữ thua trong lịch sử của mình trên cái mảnh đất Việt Nam nhỏ bé này?
 
Back
Bên trên