Một số câu truyện về Tết TRung thu

Nguyễn Kim Giang
(nkgiang)

New Member
Nhân dịp Tết Trung thu sắp đến, tớ mò trên mạng và tìm được vài câu truyện khá hay về ngày Tết Trung thu :D. Giờ post lên cho mọi người đọc chơi. Có thể có bạn đã biết, nhưng cũng có bạn chưa biết.
Chúc các bạn ăn Tết Trung thu vui vẻ, hạnh phúc! :)
--------------------
Sự tích Thỏ Ngọc

Tương truyền vào thời xa xưa, có một cặp thỏ tu luyện ngàn năm, đắc đạo thành tiên. Chúng có bốn chú thỏ con trắng tinh và đáng yêu. Một hôm, Ngọc Hoàng thượng đế triệu kiến thỏ chồng lên thiên cung. Khi đến Nam thiên môn , nhìn thấy Thái Bạch Kim Tinh dẫn theo thiên tướng áp giải Hằng Nga đi ngang. Thỏ tiên không biết đã xảy ra chuyện gì, liền hỏi một vị thần gác cửa. Sau khi nghe xong hoàn cảnh của Hằng Nga , Thỏ tiên cảm thấy Hằng Nga chỉ vì giải cứu bách tính mà vô tình chịu tội, nên rất thương cảm. Nghĩ đến Hằng Nga một mình bị nhốt ở cung trăng, cô đơn đau khổ, nếu có người ở với nàng thì thật tốt, chợt nghĩ đến bốn con của mình, Thỏ tiên đã lập tức bay trở về nhà.

Thỏ tiên đem câu chuyện Hằng Nga kể với vợ và nói muốn đưa một thỏ con đi làm bạn cùng Hằng Nga . Thỏ vợ tuy vô cùng thông cảm với Hằng Nga, nhưng lại không nỡ rời xa các con yêu! Các thỏ con cũng không muốn rời xa cha mẹ, thỏ nào cũng khóc. Thỏ cha nói: “Nếu ta bị nhốt, các con có chịu ở với ta không? Hằng Nga vì giải cứu bách tính mà bị liên lụy, chẳng lẽ chúng ta lại không thương nàng? Các con, chúng ta không thể chỉ nghĩ đến bản thân!”

Các thỏ con rất hiểu lòng cha, nên đều đồng ý đi. Hai vợ chồng thỏ nước mắt lưng tròng, nhìn các con mỉm cười. Chúng quyết định để thỏ út đi. Thỏ út từ biệt cha mẹ và các chị, lên cung trăng ở cùng Hằng Nga.
--------------------
Sự tích bánh trung thu

Bánh trung thu tượng trưng cho sự đoàn viên, là thứ không thể thiếu để cúng trăng và thổ địa công vào mỗi mùa Trung thu. Phong tục ăn bánh trung thu vào Tết Trung thu bắt đầu từ cuối đời nhà Nguyên bên Trung Quốc đến nay.

Tương truyền vào thời đó, người Trung Nguyên không chịu nổi ách thống trị của người Mông Cổ, những người có chí khí đều muốn khởi nghĩa chống nhà Nguyên. Để tập hợp được các lực lượng đấu tranh, nhưng trong điều kiện không thể truyền tin đi, Lưu Bá Ôn đã nghĩ ra một cách truyền tin rộng rãi và bảo đảm, đó là kêu gọi mọi người mua bánh trung thu ăn vào Tết Trung thu để tránh họa. Sau khi mọi người mua bánh về và cắt ra, nhìn thấy bên trong có giấu một mảnh giấy viết “đêm 15 tháng 8 khởi nghĩa”, nhờ vậy người dân đã nhiệt liệt hưởng ứng, và lật đổ được nhà Nguyên. Cũng từ đó, bánh trung thu đã trở thành một món ăn không thể thiếu vào mỗi Tết Trung thu.
--------------------
Sự tích chị Hằng Nga

Tương truyền, vào thời xa xưa, trên trời xuất hiện mười ông mặt trời, cùng chiếu xuống mặt đất nóng đến bốc khói, biển hồ khô cạn, người dân gần như không thể sống nổi. Chuyện này đã làm kinh động đến một anh hùng tên là Hậu Nghệ. Anh đã trèo lên đỉnh núi Côn Lôn, dùng thần lực giương nỏ thần bắn rụng chín ông mặt trời. Hậu Nghệ đã lập nên thần công cái thế, nhận được sự tôn kính và yêu mến của mọi người, rất nhiều chí sĩ mộ danh đã tìm đến tầm sư học đạo, trong đó có Bồng Mông là một kẻ tâm thuật bất chính.

Không lâu sau, Hậu Nghệ lấy một người vợ xinh đẹp, tốt bụng, tên là Hằng Nga. Ngoài dạy học săn bắn, cả ngày Hậu Nghệ luôn ở bên cạnh vợ, mọi người đều ngưỡng mộ đôi vợ chồng trai tài gái sắc này.

Một hôm, Hậu Nghệ đến núi Côn Lôn thăm bạn, trên đường tình cờ gặp được Vương mẫu nương nương đi ngang qua, bèn xin Vương mẫu thuốc trường sinh bất tử. Nghe nói, uống thuốc này vào, sẽ lập tức được bay lên trời thành tiên. Nhưng Hậu Nghệ không nỡ rời xa vợ hiền, đành tạm thời đưa thuốc bất tử cho Hằng Nga cất giữ. Hằng Nga cất thuốc vào hộp đựng gương lược của mình, không ngờ đã bị Bồng Mông nhìn thấy.

Ba ngày sau, Hậu Nghệ dẫn học trò ra ngoài săn bắn, Bồng Mông với tâm địa xấu xa đã giả vờ lâm bệnh, xin ở lại. Đợi Hậu Nghệ dẫn các học trò đi không lâu, Bồng Mông tay cầm bảo kiếm, đột nhập vào hậu viện, ép Hằng Nga phải đưa ra thuốc bất tử. Hằng Nga biết mình không phải là đối thủ của Bồng Mông, trong lúc nguy cấp đã vội vàng mở hộp gương lược, lấy thuốc bất tử ra và uống hết. Hằng Nga uống thuốc xong, thấy người bỗng nhẹ rời khỏi mặt đất, hướng về cửa sổ và bay lên trời. Nhưng do Hằng Nga còn nhớ chồng, nên chỉ bay đến mặt trăng là nơi gần với nhân gian nhất rồi trở thành tiên.

Tối hôm đó, khi Hậu Nghệ về đến nhà, các thị nữ vừa khóc vừa kể lại câu chuyện xảy ra lúc sáng. Hậu Nghệ vừa lo vừa giận, đã rút kiếm tìm giết nghịch đồ, nhưng Bồng Mông đã trốn đi từ lâu. Hậu Nghệ nổi giận nhưng chỉ biết vỗ ngực giậm chân kêu khóc. Trong lúc đau khổ, Hậu Nghệ đã ngửa cổ lên trời đêm gọi tên vợ hiền. Khi đó, anh kinh ngạc phát hiện ra, trăng hôm nay đặc biệt sáng ngời, mà còn có thêm một bóng người cử động trông giống Hằng Nga. Hậu Nghệ vội sai người đến hậu hoa viên nơi Hằng Nga yêu thích, lập bàn hương án, đặt lên đó những món ăn và trái cây mà bình thường Hằng Nga thích ăn nhất, để tế Hằng Nga nơi cung trăng đang nhớ đến mình.

Sau khi mọi người nghe tin Hằng Nga lên cung trăng thành tiên nữ, đều đã lần lượt bày hương án dưới ánh trăng, cầu xin Hằng Nga tốt bụng ban cho may mắn và bình an. Từ đó, phong tục “bái nguyệt” vào tết trung thu được truyền đi trong dân gian.
--------------------
Sự tích Ngô Cương đốn cây

Mỗi khi ngẩng đầu nhìn trăng vào những đêm trăng tròn, chúng ta thường thấy có một cái bóng màu đen giống như một người nào đó đang đứng dưới gốc cây. Tương truyền vào đời Đường (Trung Quốc) có một truyền thuyết như thế này: trên mặt trăng có một cây quế cao đến 500 trượng. Vào thời đó, có một người họ Ngô tên Cương vốn là một tiều phu, anh ta muốn trở thành tiên nhưng lại không chịu học hành. Ngọc Hoàng rất tức giận, bảo anh ta rằng: "Nếu đốn ngã được cây quế ở mặt trăng thì hãy nghĩ đến chuyện đắc đạo thành tiên". Thế là Ngô Cương bắt tay vào việc đốn ngã cây quế thần kỳ. Nhưng cứ mỗi nhát chém vào thân cây là vết chém lại liền ngay. Ngày qua ngày, ước mơ đắc đạo thành tiên của Ngô Cương vẫn chưa thực hiện được. Cái bóng mà chúng ta thấy nơi mặt trăng chính là hình ảnh Ngô Cương vẫn đang miệt mài đốn cây với hy vọng một ngày nào đó sẽ thực hiện được nguyện vọng của mình.
--------------------
Sự tích "Đèn kéo quân"

Ngày xưa, gần đến dịp tết Trung thu, theo lệnh Vua, dân chúng nô nức thi nhau chế ra những chiếc đèn kỳ lạ nhưng không có chiếc đèn nào làm cho vua vừa ý. Bấy giờ, có một nông dân nghèo khó tên là Lục Đức mồ côi cha, ăn ở với mẹ rất hiếu thảo. Một hôm nằm mơ, Lục Đức thấy một vị thần râu tóc bạc phơ hiện ra phán rằng: "Ta là Thái Thượng Lãn Quân, thấy nhà ngươi nghèo khó nhưng ăn ở hiếu thảo với mẹ, vậy ta bày cho ngươi cách làm chiếc đèn dâng Vua".

Hôm sau theo lời dặn của Thần, Lục Đức cùng mẹ lấy những thân trúc trắng cùng giấy màu để làm chiếc đèn. Thời gian qua mau, khi chiếc đèn làm xong là ngày rằm tháng 8 cũng vừa đến. Chàng vui mừng cùng mẹ đem chiếc đèn vào kinh thành dâng vua. Nhà vua xem, thấy chiếc đèn vừa lạ, vừa nhiều màu sắc lại biết chuyển động nên rất hài lòng. Khi Vua hỏi ý nghĩa của chiếc đèn, Lục Đức theo lời Thần tâu rằng: "Thưa bệ hạ, thân trúc ở giữa đèn là biểu hiện trục khôn, cái chong chóng quay sáu mặt biểu tượng cho sáu cá tính của con người: thương, ghét, giận, buồn, vui, hờn. Cái chong chóng quay luôn luôn, tượng trưng cho con người hay thay đổi cũng có căn do, đó là đạo làm người. Chong chóng quay luôn cũng nhờ ánh đèn soi sáng, cũng như con người tốt lành cũng nhờ đạo đức. Sáu mặt của chiếc đèn làm bằng giấy tươi sáng biểu hiện cá tính của con người".

Vua truyền đem đèn cho dân chúng cùng xem. Đèn đốt lên làm quay chong chóng. Hiện lên sáu màu sắc rực rỡ là hình ảnh vua, quan, người, ngựa nối đuôi nhau. Tất cả những hình nhân trên đèn được làm bằng giấy. Vua ban thưởng cho mẹ con Lục Đức rất hậu và phong làm Vạn Hộ Hầu.

Từ đó, mối khi đến Tết Trung thu, nhớ lại sự tích người con hiếu thảo Lục Đức, dân chúng đua nhau bắt chước chàng làm nên những chiếc đèn màu rực rỡ gọi là đèn kéo quân.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Nhớ hồi bé, cứ đến Trung Thu, ngôi bên mâm cỗ ngắm trăng cùng ông bà, ông bà lại kể cho em nghe một đống sự tích, nào là chú Cuội chị Hằng, đèn ông sao, bánh trung thu... :x Cứ đến trung thu là lại bắt bà đi mua đèn ông sao, đèn cù, đèn kéo quân, trống chiêng khua loạn nhà :biggrin: :drummer: :D:D:D, thắp nến rồi đem đi khoe với bọn trẻ con khắp khu :) :)) :p ^^ Bây giờ thì chẳng còn cảm nhận được gì cái không khí trung thu nữa. Tết Trung Thu giờ đây nhạt nhòa nhiều rồi. Từ đầu tháng 7 âm đã thấy đầy bánh nướng, bánh dẻo :(... ăn mà thấy nhạt thếch trong miệng :-s...

A/w, thx anh Giang vì mấy sự tích anh pozz lên ^^
 
Hồi còn bé tí, tớ rất háo hức khi gần đến Trung thu. Thích nhất là được bố mẹ chở đi mua lồng đèn, mua bánh trung thu... Mà lồng đèn hồi đó được làm thủ công, rất đẹp và đa dạng. Còn bây giờ thì lồng đèn Trung Quốc chạy pin dường như đã chiếm vị trí của lồng đèn giấy :((.
Bây giờ thì chẳng còn cảm nhận được gì cái không khí trung thu nữa
Có lẽ chỉ có con nít mới cảm nhận được không khí Trung thu thôi. Chứ còn ở lứa tuổi của anh và em bây giờ thì có cả đống chuyện để lo nghĩ: học hành, gia đình, bạn bè, bồ bịch :p ... nên chẳng còn đầu óc đâu mà lo nghĩ mấy chuyện khác. Còn con nít chỉ biết chơi và học thôi (mà dạo này tụi nó học dữ quá).
Có ai đã từng tự làm lồng đèn bao giờ chưa. Hồi đi MHX, tớ đã tự mình làm được 1 cái đèn ông sao (loại lồng đèn dễ làm nhất) :D.
 
Bây giờ Trung Thu nào cũng nhận được mess có bài này:

Trung Thu là Tết Thiếu nhi
Zu*ng ma` người lớn lại đi chơi nhiều
Chơi nhiều rồi lại làm liều
Làm liều rồi mới có nhiều thiếu nhi :)) :)) :))

Trung Thu của người lớn là như thế đấy :)) :)) :))
 
Nhớ hồi bé cứ đến Trung Thu là lại đòi mama đi mua vương miện cho đội, để làm công chúa ạ ,ặc ặc 8-} 8-} ...Bi giờ nhìn lũ em họ thi nhau đội vương miện mà chết cười, thấy mình già rùi, chỉ ngồi gặm bánh Trung Thu đc nữa thôi ;;)
 
Nguyễn Ngọc Anh đã viết:
Nhớ hồi bé cứ đến Trung Thu là lại đòi mama đi mua vương miện cho đội, để làm công chúa ạ ,ặc ặc 8-} 8-} ...Bi giờ nhìn lũ em họ thi nhau đội vương miện mà chết cười, thấy mình già rùi, chỉ ngồi gặm bánh Trung Thu đc nữa thôi ;;)

em mà kêu em già rùi, chỉ ngồi gặm bánh Trung Thu được thôi thì anh chỉ được uống nước chè ngắm zăng thôi à??? :( :(( :(( :((
 
Trung Thu là Tết Thiếu nhi
Zu*ng ma` người lớn lại đi chơi nhiều
Chơi nhiều rồi lại làm liều
Làm liều rồi mới có nhiều thiếu nhi

Em thấy bài này vần hơn:

Trung thu là tết thiếu nhi
Tại sau người lớn lại hay đi nhiều.
Đi nhiều vì phải làm liều...
Làm liều nên phải ra nhiều thiếu nhi. :D
 
trung thu giờ nhạt nhẽo chán chết
có khi qua cả trung thu chả ăn miếng bánh nướng bánh dẻo nào, nhìn thấy cũng ko có tí hứng thú nào hết
hôm trước chẳng may đi qua Hàng Mấ cách Trung thu 1 tuần mà người đã đông như kiến rồi, đến mấy hôm nữa chớ có dại chui vào đấy
rồi lại hội nào đấy rủ đi uống rượu, karaoke, chán chết
 
nhắc đến trung thu lại nhớ vụ mấy đứa đang vui vẻ lắm, tự nhiên làm cháy cái đèn lồng mới sợ chứ.....hình như 2,3 năm trước thì phải.....:( ...2 trung thu roài ko có nhà...:(
 
chủ nhật này là trung thu rồi đấy, nhanh thế :x
... có ng rủ đi xem lantern fest :> ^ ^
 
Trung thu cũng vui đấy chứ. Tuy hàng Mã đông thật, nhưng chen vao đấy lấy tí không khí, mua một cài thứ ---> Tự nhiên là thấy không khí ngay.
 
trung thu có bánh nướng nhân đậu xanh trứng ngon tuyệt
lại còn hồng ngâm nữa chứ , ăn cho người yêu ko kịp gọt mới sướng

trước giờ mình vẫn ghét nhất là đèn ông sao , trông rất nhạt nhẽo ... trong đó thích đèn ông sư hơn vì nó có cả 1 cơ cấu chuyển động ở cái bành xe ... từ bé đã mê mẩn rồi
 
uh em cũng thích đèn ông sư hơn:))

hôm trước lên Hàng Mã mua mấy cái trống quay quay mấy đứa vừa đi ngoài đường vừa quay loạn lên bao nhiêu ng quay lại nhìn:))
 
sự tích chị Hằng Nga, sự tich thò ngọc ... hay ghê , xa nhà mới thấy ngày trung thu thật ý nghĩa :(( :((
nhớ hồi bé được đi rước đèn trung thu, tất cả trẻ con trong khu tranh nhau bánh trung thu , cùng chơi cùng đi kéo đèn rước đèn :x :x
lớn rồi vẫn được bố đưa đi chơi trung thu, vẫn dặn mẹ mua mặt nạ chơi( ko có vương miện công chúa:( ) vẫn háo hức ăn bánh trung thu ...
trung thu nhớ nhà lại càng buồn :(( :((
 
Đặng Hiếu Minh đã viết:
Bây giờ Trung Thu nào cũng nhận được mess có bài này:

Trung Thu là Tết Thiếu nhi
Zu*ng ma` người lớn lại đi chơi nhiều
Chơi nhiều rồi lại làm liều
Làm liều rồi mới có nhiều thiếu nhi :)) :)) :))

Trung Thu của người lớn là như thế đấy :)) :)) :))

Thiếu nhi thì mặc thiếu nhi
Bác sĩ có nhiều sợ chi ko liều ...
;;)
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Back
Bên trên