Mình đã đọc về tài liệu này, và ý kiến của mình như sau:
Điều thứ nhất:
Về quan niệm tương tác điện từ là do các hạt mang điện bức xạ và hấp thụ photon thì ta nhận thấy rằng: Các hạt không thể bức xạ và hấp thụ photon vì nó trái với quy luật bảo toàn năng lượng.
Tại sao lại trái với quy luật bảo toàn năng lượng? Tại sao tác giả không phân tích chỗ này? Theo lý thuyết vật lý nguyên tử, bất kì một hạt nào cũng mang một nội năng nhất định, bản thân photon cũng mang năng lượng, như vậy, việc hấp thụ hay bức xạ photon có gì đi ngược lại quy luật bảo toàn năng lượng?
Điều thứ hai (do quá nhiều chỗ nên mình không trích ra): Tác giả liên tục nhấn mạnh đến triết học trong bài viết của mình, hình như để tạo ra tính cao siêu cho bài viết. Nhưng, một người học qua về triết học duy vật biện chứng cũng nhìn ra điểm yếu trong bài này:
- Liên tục thừa nhận sự thống nhất của hai mặt đối lập. Tuy nhiên, sự thống nhất của hai mặt đối lập là sự đứng im trong vận động của vật chất. Tức là nó chỉ đúng và chỉ tồn tại trong một thời gian xác định, và nhanh chóng bị thay đổi. Thừa nhận tính thống nhất, là thừa nhận một cách chủ quan về sự siêu hình của vật chất. Vậy là đi ngược lại "duy vật biện chứng" mà tác giả luôn nói đến.
- Marx nói về "PTSX là cái thống nhất của LLSX và QHSX". Nhưng có ai nói là LLSX và QHSX là hai mặt đối lập đâu? Không hề!
Do vậy, có thể nhận định, tác giả nhìn nhận chưa thấu đáo về những lý thuyết triết học cơ bản. Và điều này hoàn toàn gây ra suy nghĩ rằng: liệu tác giả đã thực sự hiểu hết, và có ngộ nhận điều gì về những lý thuyết vật lý lượng tử khác không?
Điều thứ ba:
Thực chứng nào cho thấy "dao động nhiệt" của vật chất sinh ra ánh sáng :-? Rõ ràng, khi nhìn thấy ánh sáng, người ta nhìn thấy có thể cảm thấy nhiệt độ, nhưng như thế, đâu có nghĩa là từ nhiệt sinh ra quang. Thế thì các hiện tượng như lân quang được giải thích ra sao? Hay đó là dao động điện? Nhưng rõ ràng lân quang không phải là dao động điện.
Còn về ánh sáng: Ánh sáng không tồn tại theo khái niệm "vật chất", mà nó là "ý thức" của con người. Bởi vì, mắt người nhìn được trong bước sóng từ 400 đến 760 nm, cho nên, người ta cho rằng, đó là ánh sáng. Nghiên cứu lý sinh y học cho thấy, mắt người cấu tạo từ nhiều bộ phận khác nhau, và mỗi bộ phận có khả năng lọc và hấp thụ ánh sáng ở nhiều bước sóng khác nhau (thông tin cụ thể, nếu có nhu cầu, mình xin post đầy đủ). Do vậy, ánh sáng đến võng mạc và gây kích thích các tế bào que và nón ở võng mạc, chỉ là khoảng từ 400 - 760 nm, gọi là vùng ánh sáng khả kiến. Do đó, người ta gọi đây là "ánh sáng". Chứ thực ra, vùng ánh sáng khả kiến cũng chỉ là một những bước sóng ánh sáng mà thôi. Có thể thấy, tác giả không hề hiểu một chút gì về khái niệm "ánh sáng" trong vật lý.
Ôi, còn nhiều cái cho thấy sự mâu thuẫn trong bài viết, nhưng tạm thời, mình mới chỉ chỉ ra được đến đây thôi (vì còn phải đi ôn thi học kỳ nữa).
Có một điều thế này: tác giả sử dụng khái niệm hạt - phản hạt, là những khái niệm dựa trên các thuyết vật lý cổ điển mà có, trong khi đó lại đi bác bỏ hoàn toàn lý thuyết vật lý cổ điển????
Và cuối cùng: Mình không quan tâm đến những gì viết trong này, vì với những lý thuyết vật lý như hiện nay, người ta đã ứng dụng được vào thực tế rất rất nhiều và tạo ra rất nhiều thành tựu. Laser hình thành với cách hiểu của lý thuyết vật lý lượng tử, quang điện hình thành với cách hiểu của lý thuyết vật lý lượng tử, rất nhiều thứ hình thành với lý thuyết vật lý lượng tử. Vậy
tác giả thu được gì, khi bác bỏ triệt để những quan điểm vật lý lượng tử đã có từ lâu đời?
Bản thân mình học Y, không chuyên sâu về cái này, nhưng những gì học được, đủ cho mình thấy, đừng nên chú trọng quá vào những cái quá xa vời, những cái mà phải mất nhiều năm và nhiều thí nghiệm, con người mới dám công nhận nó. Không thể một hai quyển sách, vài ba thông tin, cùng một chút suy đoán có thể gây dựng nên một lý thuyết hoàn toàn mới. Vì rõ ràng, đọc qua một chút, có thể thấy sự không nhất quán giữa một số phần của bài viết. Thay vì thế, nên đi về và nghiên cứu những cái đơn giản hơn, chẳng hạn như làm thế nào để cải thiện năng suất trồng trọt, làm thế nào để nâng cao giá trị của gia súc ...
Bài viết của mình không mang tính phản bác hay đôi co, chỉ mang tính nhận xét trên quan điểm là một người ở bên ngoài nhìn vào. Những gì mình nói cũng không hề mang tính bác bỏ, vùi dập, mà muốn đóng góp.
Thực ra, mình ko định viết, nhưng anh Trúc ạ, bài viết trước của anh làm em thật sự cảm thấy cần phải viết đấy. "Đói - Mệt - Buồn Ngủ" - anh có ý gì đây?