Một câu chuyện cảm động

Trần Lan Vy
(sweetcandy)

Moderator
Câu chuyện đã xảy ra từ nhiều năm trước. Lúc đó, cô Thompson đang dạy tại trường tiểu học của thị trấn nhỏ tại Hoa Kỳ. Vào ngày khai giảng năm học mới, cô đứng trước những em học sinh lớp năm, nhìn cả lớp và nói cô sẽ yêu tất cả các học sinh như nhau. Nhưng thực ra cô biết mình sẽ không làm được điều đó bởi cô đã nhìn thấy cậu học sinh Teddy Stoddard ngồi lù lù ngay bàn đầu. Năm ngoái, cô đã từng biết Teddy và thấy cậu bé chơi không đẹp với bạn bè, quần áo thì lôi thôi lếch thếch, còn người ngợm thì lại quá bẩn thỉu. “Teddy trông thật khó ưa.”

Chẳng những thế, cô Thompson còn dùng cây bút đỏ vạch một chữ thật rõ đậm vào hồ sơ cá nhân của Teddy và ghi chữ F đỏ chói ngay phía ngoài (chữ F là hạng kém). Ở trường này, vào đầu năm học mỗi giáo viên đều phải xem thành tích của từng học sinh trong lớp mình chủ nhiệm. Cô Thompson đã nhét hồ sơ cá nhân của Teddy đến cuối cùng mới mở ra xem, và cô rất ngạc nhiên về những gì đọc được. Cô giáo chủ nhiệm lớp 1 nhận xét Teddy như sau: “Teddy là một đứa trẻ thông minh và luôn vui vẻ. Học giỏi và chăm ngoan… Em là nguồn vui cho người chung quanh”. Cô giáo lớp 2 nhận xét: “Teddy là một học sinh xuất sắc, được bạn bè yêu quý nhưng có chút vấn đề vì mẹ em ốm nặng và cuộc sống trong gia đình thật sự là một cuộc chiến đấu”. Giáo viên lớp 3 ghi: “Cái chết của người mẹ đã tác động mạnh đến Teddy. Em đã cố gắng học, nhưng cha em không mấy quan tâm đến con cái và đời sống gia đình sẽ ảnh hưởng đến em nếu em không được giúp đỡ”. Giáo viên chủ nhiệm lớp 4 nhận xét: “Teddy tỏ ra lãnh đạm và không tỏ ra thích thú trong học tập. Em không có nhiều bạn và thỉnh thoảng ngủ gục trong lớp”.

Đọc đến đây, cô Thompson chợt hiểu ra vấn đề và cảm thấy tự hổ thẹn. Cô còn thấy áy náy hơn khi đến lễ Giáng sinh, tất cả học sinh trong lớp đem tặng cô những gói quà gói giấy màu và gắn nơ thật đẹp, ngoại trừ món quà của Teddy. Em đem tặng cô một gói quà bọc vụng về bằng loại giấy gói hàng nâu xỉn mà em tận dụng lại từ loại túi giấy gói hàng của tiệm tạp hoá. Cô Thompson cảm thấy đau lòng khi mở gói quà ấy ra trước mặt cả lớp. Một vài học sinh đã bật cười khi thấy cô giơ lên chiếc vòng giả kim cương cũ đã sút mất một vài hột đá và một chai nước hoa chỉ còn lại một ít. Nhưng cô đã dập tắt những tiếng cười nhạo kia khi cô khen chiếc vòng đẹp, đeo nó vào tay và xịt ít nước hoa trong chai lên cổ.

Hôm đó Teddy đã nén lại cho đến cuối giờ để nói với cô: “Thưa cô, hôm nay cô thơm như mẹ em ngày xưa”. Sau khi đứa bé ra về, cô Thompson đã ngồi khóc cả giờ đồng hồ. Và chính từ hôm đó, ngoài dạy học cô còn lưu tâm chăm sóc cho Teddy hơn trước. Mỗi khi cô đến bàn em để hướng dẫn thêm, tinh thần Teddy dường như phấn chấn hẳn lên. Cô càng động viên em càng tiến bộ nhanh. Vào cuối năm học, Teddy đã trở thành học sinh giỏi nhất lớp. Và trái với phát biểu của mình vào đầu năm học, cô đã không yêu thương mọi học sinh như nhau. Teddy là học sinh cưng nhất của cô.

Một năm sau, cô tìm thấy một mẩu giấy nhét qua khe cửa. Teddy viết: “Cô là cô giáo tuyệt vời nhất trong đời em”. Sáu năm sau, cô lại nhận được một bức thư ngắn từ Teddy. Cậu cho biết đã tốt nghiệp trung học, đứng hạng 3 trong lớp và “Cô vẫn là người thầy tuyệt vời nhất trong đời em”. Bốn năm sau, cô lại nhận được một lá thư nữa. Teddy cho biết dù hoàn cảnh rất khó khăn khiến cho cậu có lúc cảm thấy bế tắc, cậu vẫn quyết tốt nghiệp đại học với hạng xuất sắc nhất, nhưng “Cô vẫn luôn là cô giáo tuyệt vời mà em yêu quý nhất trong đời”. Rồi bốn năm sau nữa, cô nhận được bức thư trong đó Teddy báo tin cho biết cậu đã đậu tiến sĩ và quyết định học thêm lên. “Cô vẫn là người thầy tuyệt nhất của đời em”, nhưng lúc này tên cậu đã dài hơn. Bức thư ký tên Theodore F. Stoddard - giáo sư tiến sĩ.

Câu chuyện vẫn chưa kết thúc tại đây. Một bức thư nữa được gửi đến nhà cô Thompson. Teddy kể cậu đã gặp một cô gái và cậu sẽ cưới cô ta. Cậu giải thích vì cha cậu đã mất cách đây vài năm nên cậu mong cô Thompson sẽ đến dự lễ cưới và ngồi ở vị trí vốn thường dành cho mẹ chú rể. Và bạn thử đoán xem việc gì đã xảy ra?

Ngày đó, cô đeo chiếc vòng kim cương giả bị rớt hột mà Teddy đã tặng cô năm xưa, xức thứ nước hoa mà Teddy nói mẹ cậu đã dùng vào kỳ Giáng sinh cuối cùng trước lúc bà mất. Họ ôm nhau mừng rỡ và giáo sư Stoddard thì thầm vào tai cô Thompson: “Cám ơn cô đã tin tưởng em. Cám ơn cô rất nhiều vì đã làm cho em cảm thấy mình quan trọng và cho em niềm tin rằng mình sẽ tiến bộ”. Cô Thompson vừa khóc vừa nói nhỏ với cậu: “Teddy, em nói sai rồi. Chính em mới là người đã dạy cô rằng cô có thể sống khác đi. Cô chưa từng biết dạy học cho tới khi cô gặp được em.”
 
Hồi trước truyện này được cho vào SGK GDCD lớp 5 của bọn em(chương trình CNGD).
 
cam on em Vi ve câu chuyện này

Chao các bạn,
Mình cũng thấy rằng trong cuộc sống cần có sự cảm thông, cố gắng hiểu và tin yêu người khác. Cuộc sống thời hiện đại sự cạnh tranh và tốc độ làm việc rất lớn, và con người ta đôi khi đi đến chủ nghĩa reductionist. Ở mức độ thấp là cách đánh giá con ngừoi không toàn diện (chẳng hạn Teddy bị cô giáo ác cảm về bề ngòai). Ở cấp độ cao hơn, chẳng hạn hệ thống kinh tế Mỹ chú ý vào lợi nhuận , và các quan hệ kinh tế xã hội được xử lý theo tiêu chí này, và mình thấy lo sợ lối sống đấy sẽ không đem lại sự thanh thản và hạnh phúc cho loài người. Một người làm financial analysist ở Wall str sẽ chỉ quan tâm đến benefit mà thôi, và việc đẩy hàng chục nghìn người đến bờ vực của bần cùng và bất hạnh không làm họ áy náy lắm .... Mình tin rằng chúng ta còn phải học rất nhiều cách dung hòa giưa lợi nhuận kinh tế và đạo đức .
XS
 
Cuộc sống vẫn luôn là một cuộc sống luôn luôn thay đổi không một ai có thể dừng lại được không một khoảng trống thời gian chờ mọi người ngay cả khi bạn nghĩ cái đó cần cho bạn.
Một ai đó nghĩ mình không quan trọng đối với người khác là không đúng. Đối với mình, mình luôn nghĩ mình chỉ là một hạt cát nhỏ bé trên một sa mạc rộng lớn và bao la...Nhưng những hạt cát như mình sẽ làm những người đi qua phải cảm thấy cháy bỏng và rát chân bởi sức nóng của nghị lực không bao giờ tằt của từng cá thể hạt cát đó. Chỉ thế thôi! Mỗi người sẽ mãi mãi là nhân tố không thể thiếu của cả một thế giới vĩ đại này. Mình tin rắng sự lạc quan sẽ không chỉ giúp mình mà còn giúp cho mọi người thấy rắng không một cái gì có thể đánh ngục con người cả trừ phi họ tự đánh ngục niềm tin của họ bắng những thứ tầm thường.
Đúng theo Hofstede's value dimensions thì mức Individualism ở các nc/ như Australia, US, UK là cao nhất:
High
Individualism------------------------------------------>>>>Collectivism
AUL, US, UK, CAN, FRA, GER........JPN.............ITA, KOR, SIN

Nhưng thương trường là thương trường không một ai không biết điều đó khi tham gia vào cuộc chơi đầy mạo hiểm này. Và nếu đã tham gia vào nó thì họ phải đủ bản lĩnh gánh chịu mọi thứ cả ngọt bùi lẫn đằng cay...Tất nhiên rất nhiều người cho rắng họ vô tâm nhưng không đó là sự yêu thích và là một phần cuộc sống của họ cũng như không thể có cả thế giới ngồi tịnh tu được,,,Mọi thứ luôn có giá của nó! :)
 
Back
Bên trên