Mỗi ngày một món ăn

Hoàng Lê Vĩnh Hưng
(hungmk)

Thành viên danh dự
Vào box khéo tay mà thấy thảm hại quá, mình xin làm tí khéo tay để box này đỡ biến mất.

Nấu ăn là cả một nghệ thuật. Muốn nấu giỏi trước hết cần ăn giỏi:p Phải biết được hương vị các thành phần trong thức ăn để pha chế. Một món ăn cũng như một bức tranh màu, các thành phần phải có sự phối hợp điều hòa. Nếu mình nắm được bí quyết của cách pha màu thì bức tranh dù không đẹp nhưng lúc nào cũng dịu mắt, dễ nhìn.

Vị thức ăn được chia làm 5 vị: chua, đắng, mặn, ngọt (gọi là vị đường cho đỡ lẫn với ngọt thịt) và umami (ngọt của protein- gọi tạm là ngọt thịt). Mỗi người có một độ nhạy cảm riêng với từng vị, tuy nhiên trong nấu ăn, vị ngọt thịt, vị đường, và vị mặn được đề cao hơn cả.

Nấu ăn chính là sự hòa trộn các nhiên liệu và thay đổi tính chất của các nguyên liệu đó. Đây chính là quá trình chuyển hóa vật lí và hóa học của các thành phần trong món ăn. VD: Nếu bạn đang thưởng thức một quả chuối thì không ai có thể nói là bạn đang làm một món ăn. Nếu bạn trộn chuối với một chút nước cốt dừa, rồi rắc lạc rang và dừa nạo lên và nhét vào ngăn đá tủ lạnh- bạn đã tạo ra một món ăn- kem chuối.

Sau đây đầu bếp Vĩnh Hưng xin hướng dẫn một số món ăn từ đơn giản, dễ làm đến phức tạp cầu kì để các bạn thử nghiệm, khám phá và phê bình:)

Cũng xin giới thiệu luôn, đầu bếp Vĩnh Hưng học nấu ăn vì luôn muốn được ăn ngon và luôn sợ bị ế vợ:p Với 5 năm trong nghề bếp núc (từ phụ bếp, bồi bàn đến quản lí, đếm tiền:p) Mình hi vọng sẽ mang lại những ý tưởng mới về nấu ăn đến cho các bạn.

Món ăn đầu tiên của Vĩnh Hưng: cơm trắng http://www.hn-ams.org/forum/showpost.php?p=1145379&postcount=2
(còn tiếp)
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Món Cơm Trắng
Tại sao mình lại mở đầu với cơm trắng?

Trả lời: Nấu ăn là một nghệ thuật, những cái tưởng như tầm thường thì chúng ta càng phải nắm vững. Phải có cơ bản thì chúng ta mới đi lên phức tạp được.

Với truyền thống nông nghiệp trồng lúa nước từ hàng ngàn năm qua, hạt gạo đã chiếm vị trí độc tôn trong nền văn hóa ẩm thực Việt Nam. Bữa ăn của dân Việt được gọi bằng cái tên giản dị: bữa cơm

Để nấu được nồi cơm ngon thì ta cần đã hiểu rõ được bản chất của nguyên liệu món ăn mình làm: hạt gạo.

Gạo là một tinh bột, nó không thể tiêu hóa được khi chưa nấu chín, ăn cơm "sống" rất dễ đau bụng. Cũng vì là tinh bột nên gạo nở khi gặp nước, để cơm dẻo mà không nát, ta phải biết điều chỉnh lượng nước, nhiệt độ và thời gian nấu một cách hợp lí.

Gạo có tới hơn 3000 giống khác nhau, mỗi giống có một đặc điểm riêng, mình không thể nói hết với các bạn về sự khác nhau của các loại gạo vì lí do thời gian và kĩ thuật. Vì vậy mình chỉ xin giới thiệu về cách nấu gạo thơm mà thôi.

Gạo trắng thơm (jasmine rice) là loại gạo đã qua sàng sấy kĩ, bình thường ta không phải lo nhiều về sạn và trấu như thời bao cấp và chuyển đổi 1-2 chục năm về trước. Chúc ta chỉ cần tráng qua nước để đảm bảo không dính bụi bặm là được. Tuy vậy, tráng kĩ gạo sẽ loại bỏ bột gạo, làm cơm đỡ dính. Chính vì thế ta nên tráng gạo kĩ, đến khi nước gạo không còn quá đục

Ngâm gạo hay không là tùy tính cách người nấu, gạo ngâm càng lâu thì nấu càng nhanh, gạo càng chóng nở và nở đều. Nói chung nếu mình có thời gian thì nên ngâm gạo khoảng 30 phút trước khi nấu, nhưng nếu vội thì không ngâm, cơm vẫn ngon như thường.

Nồi cơm điện là một sản phẩm vĩ đại cho con người, nó đơn giảm hóa công việc nấu cơm và giải phóng người đầu bếp với việc phải canh chừng nồi cơm. Tuy nhiên nồi cơm điện có nhiều loại và nhiều nhược điểm nhỏ. Trong các loại nồi cơm điện cũng có loại tốt, loại "lởm". Loại nồi cơm có chất lượng cao nhất(cũng có lẽ là đắt nhất) chính là Zojirushi của Nhật Bản. Ưu điểm của loại này là có thể giữ được gạo dẻo, thơm và ấm rất lâu. Cơm để trong nồi fuzzy logic của Zojirushi vài ngày sau vẫn như mới khi các nồi cơm khác chỉ cần để qua 1 tiếng là cơm đã khô, cháy...

Khi nấu bằng nồi cơm điện thì các bạn cần hiểu kĩ sản phẩm của mình, lượng nước chuẩn đã được vạch sẵn trên thành nồi nhưng nhiều lúc cơm thường bị nát (do chuẩn của nồi cơm điện dành cho gạo thường long grain của Nhật/Mĩ chứ không phải tám thơm nhà ta). Mình nên giảm tỉ lệ nước đi để cơm đỡ nhão. Mình có thể rút tỉ lệ nước xuống thấp, thậm chí xuống tới 1 phần gạo-1 phần nước.

Qui luật 1 đốt tay thường được dùng khi cho nước (nước ngập mặt gạo 1 đốt tay trỏ) nhưng không nên sử dụng khi bạn nấu quá ít gạo (nửa bơ chẳng hạn). Tỉ lệ vàng với nồi cơm điện thường là 1 phần gạo 1.2-1.3 phần nước. Đến khi gạo đang "sục" bạn có thể mở vung, khuấy lên để tránh hiện tượng "trên sống dưới khê".


Giờ mình bàn đến nấu cơm khi không dùng nồi cơm điên, cách nấu này tốn thời gian và công sức nhưng kết quả của nó là nồi cơm thể hiện được phẩm chất và cá tính của người nấu:)

Nấu cơm có 2 cơ chế vật lí được dùng đó là "luộc gạo" và "hấp gạo". "Luộc" gạo chính là hình thức nấu gạo với lượng nước nhiều hơn cần thiết, đến khi gạo đã chín thì hớt, chắt nước ra (hồi bé mình rất thích uống thứ nước cơm này). Nước cơm có thể sử dụng cho các món canh hoặc uống trực tiếp. Trong thời kháng chiến trường kì khổ cực, nhiều người mẹ mất sữa vì không đủ dinh dưỡng, nhiều trẻ sơ sinh không đủ sữa, phải dùng nước gạo để nuôi sống :(

Cách "luộc gạo" hiện nay đã không con phổ biến trong xã hội VN. Nhưng nếu bạn muốn thử thì đó cũng là một cách nấu khá thú vị. Nấu nước sôi, lượng nước lớn hơn vài lần lượng gạo sẽ đổ vào (nói đơn giản là thừa nước) rồi thả gạo vào, điều chỉnh lửa sao cho nước không sôi sục quá mạnh nhưng vẫn luôn làm gạo nổi lên chìm xuống.Gạo luộc phải thử thường xuyên, nếu hạt gạo đã chín thì hạt mềm, không sượng(còn nhân chưa chín) thì chắt nước và hạ lửa ngay lập tức. Hạt gạo chín vừa tới không dính và dẻo, để nồi cơm không ướt thì để nồi cơm trên bếp với lửa nhỏ (nhớ đậy vung). Cách luộc gạo có một ưu điểm là gạo chín đều, khó có cháy.

Hấp gạo: đây là cách nấu của nồi cơm điện. Lượng nước vừa đủ khi gạo vừa chín, không phải chắt nước gì cả, hơi nước là thành phần chính để làm chín gạo chứ không phải nhiệt độ nước.

(Còn tiếp)
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Hoan nghênh tinh thần khéo tay hay làm của anh Vĩnh Hưng nhưng xin anh đừng có mang tinh thần đá đểu :p jk của Mr. HAO vào đây nhé, thế nào là thảm hại với biến mất huh [-x
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Hoàng Lê Vĩnh Hưng đã viết:
Món Cơm Trắng

Khi nấu bằng nồi cơm điện thì các bạn cần hiểu kĩ sản phẩm của mình, lượng nước chuẩn đã được vạch sẵn trên thành nồi nhưng nhiều lúc cơm thường bị nát (do chuẩn của nồi cơm điện dành cho gạo thường long grain của Nhật/Mĩ chứ không phải tám thơm nhà ta). Mình nên giảm tỉ lệ nước đi để cơm đỡ nhão. Mình có thể rút tỉ lệ nước xuống thấp, thậm chí xuống tới 1 phần gạo-1 phần nước.

Qui luật 1 đốt tay thường được dùng khi cho nước (nước ngập mặt gạo 1 đốt tay trỏ) nhưng không nên sử dụng khi bạn nấu quá ít gạo (nửa bơ chẳng hạn). Tỉ lệ vàng với nồi cơm điện thường là 1 phần gạo 1.2-1.3 phần nước. Đến khi gạo đang "sục" bạn có thể mở vung, khuấy lên để tránh hiện tượng "trên sống dưới khê".
(còn tiếp)
Em ko biết thê nào chứ ng con gái nấu cơm là theo cảm giác (như kiểu cảm giác làm mẹ í :p) chẳng bao giờ nhìn vạch nồi cơm cũng như đo 1 phần gạo 1,2 phần nước hết à. Gạo mới thì có thể lần đầu tiên chưa chuẩn nhưng lần sau là cơm dẻo ngon như thường. 1 đốt tay em thấy là quy luật lởm nhất :D. nhiều gạo ít gạo mà lúc nào cũng 1 đốt tay có mà chết :D. Mới cả khi gạo sôi mà mở vung nghe nói mất chất (chưa đọc chứng minh khoa học nào hết nhưng em cũng hơi tin tin) thành ra luôn đợi khi nào vừa hết sôi, ko còn nghe tiếng lục bục nữa, lúc đó gạo chưa chín nước chưa cạn, đảo là vừa đẹp.
P.S: Ah nhưng khi nấu cơm trong nhà bếp nồi to gạo nhiều thì đong gạo nước nhanh, tiện hơn mà cũng chuẩn hơn thật ạ :)
 
Chỉnh sửa lần cuối:
h nhưng khi nấu cơm trong nhà bếp nồi to gạo nhiều thì đong gạo nước nhanh, tiện hơn mà cũng chuẩn hơn thật ạ

Rất chính xác. Khi nấu công nghiệp (hàng quán) hay nấu cỗ, mình dùng cảm giác thì có khi cả mâm không được ăn đồ ngon. Cảm giác là cần thiết nhưng với những đầu bếp chuyên nghiệp, sai sót là điều không thể tha thứ. Bình thường mình nấu 2-3 đầu người, lượng gạo, lượng nước đã ở trong óc mình rồi, nhưng đến khi nấu với số lượng người ăn nhiều hơn, mình cần biết định lượng cụ thể.

Ngoài ra, định lượng trong các cách chế biến đồ ăn giúp người ta đỡ lãng phí nguyên liệu. Em Vân nấu hỏng một nồi cơm thì không sao nhưng nếu em là đầu bếp của 1 nhà hàng mà lãng phí 1 lạng saffron hạng nhất (giá saffron đắt hơn heroine) thì em chắc cũng biết kết quả của công việc em thế nào.

Nói như vậy nhưng nấu ăn theo kiểu thí nghiệm hay cảm giác không có nghĩa là không biết cách nấu. Những sáng tạo từ nhỏ đến lớn trong nhà bếp chính là cách tốt nhất giúp bạn hiểu rõ hơn về thức ăn và cách nấu ăn. Mỗi sai lầm đều mang lại một bài học. Vì nấu "được" cơm nát, cơm khê nên mới có thể biết nấu cơm ngon, cơm dẻo.

Tí quên mất chuyện mở vung đóng vung. Đúng là có một qui luật là không được mở vung khi gạo đang sôi (vì lúc đó sẽ làm mất nhiệt, mất hơi nước, để tạo lại điều kiện cũ là tốn thời gian và gạo không hoan hảo như mình muốn) nhưng nếu bạn nấu nồi cơm lớn, việc đảo gạo là điều không thể bỏ qua. Khi đảo gạo, cần làm nhanh, không được để nắp vung mở lâu:)
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Trần Hoàng Vân đã viết:
Em ko biết thê nào chứ ng con gái nấu cơm là theo cảm giác (như kiểu cảm giác làm mẹ í :p) chẳng bao giờ nhìn vạch nồi cơm cũng như đo 1 phần gạo 1,2 phần nước hết à. Gạo mới thì có thể lần đầu tiên chưa chuẩn nhưng lần sau là cơm dẻo ngon như thường. 1 đốt tay em thấy là quy luật lởm nhất :D.
Ngày trước bà ngoại em có dạy cái qui luật 1 đốt ngón tay này, em thấy cũng đúng đấy chứ. Tất nhiên là khi nấu quá nhiều hoặc quá ít thì nó không đúng thật:D. Nhưng nếu xét nấu cơm hàng ngày thì qui luật 1 đốt ngón tay có thể coi là chuẩn:). Theo em thấy thì gạo châu Á (gạo VN hay gạo Thái mà mình mua được ở chợ châu Á) thì cứ "1 đốt ngón tay" mà nấu. Còn cái gạo sữa mà siêu thị nó bán ý, em rút ra kinh nghiệm là chỉ nửa đốt ngón tay và ngâm gạo trước khi nấu, ngon không kém cơm gạo Thái hay gạo VN, mỗi tội hạt cơm trông tròn tròn, không thon, dài và đẹp như hạt cơm gạo Thái:D.
Ngày trước em có đọc trong "Thương nhớ 12" của Vũ Bằng, có đoạn tả nấu cơm, kì công lắm. Thế mới biết, dù có nồi cơm điện rồi, nấu cơm trắng cũng là 1 nghệ thuật và người nấu cơm trắng cũng là một nghệ sĩ:D
 
Em Trang làm chị nhớ có lần tụ tập 1 anh zai nghe lời bà hay mẹ ko biết nấu một nồi cơm đầy oạch mà nhất định chỉ khăng khăng 1 đốt ngón tay. Gạo ko sôi lên nổi :|

----------

Mà anh Hưng cho mỗi ngày một món là theo phong cách nhà hàng hay phong cách gia đình đấy ạ? Hôm nay có món gì hả anh?
P.S: Đọc lại nghe âu yếm quá đi mất cứ như đi làm về hỏi "Hôm nay nhà có món gì hả anh?" ý :"> Giá đời thật mà đc như thế thì tốt biết bao :((
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Trần Hoàng Vân đã viết:
Mà anh Hưng cho mỗi ngày một món là theo phong cách nhà hàng hay phong cách gia đình đấy ạ? Hôm nay có món gì hả anh?
P.S: Đọc lại nghe âu yếm quá đi mất cứ như đi làm về hỏi "Hôm nay nhà có món gì hả anh?" ý :"> Giá đời thật mà đc như thế thì tốt biết bao :((

Mấy câu này nghe mà thảm hại, quả là tấn thảm kịch nhất trần đời này! Anh tưởng Vân chủ trương độc thân kia mà? :))

Hưng giỏi thật, bái phục! Anh có hơi biết nấu, nhưng ko biết viết ra như thế này!

L.
 
Trần Hoàng Vân đã viết:
Em Trang làm chị nhớ có lần tụ tập 1 anh zai nghe lời bà hay mẹ ko biết nấu một nồi cơm đầy oạch mà nhất định chỉ khăng khăng 1 đốt ngón tay. Gạo ko sôi lên nổi :
Anh này không linh động lắm chị ạ, chứ em thì cũng thấy chị nói đúng, nấu cơm chủ yếu theo cảm giác:D
 
Thưa các bạn, trước khi trình bày món ăn khác và hoàn tất hướng dẫn nấu cơm mình phải nêu rõ một số điểm:

Nếu bạn nấu ăn theo cảm giác được: tốt, ban đã nấu nhiều lần và nấu quen. Hãy để những người chưa có cảm giác được tìm hiểu. Nếu món ăn nào cũng được phán: món này chỉ cần nấu theo cảm giác là được- thế thì còn gì là phổ biến kiến thức dạy nấu ăn? Những gì mình đưa ra cũng chỉ dựa vào kinh nghiệm của mình và những điều mình được học, được thấy. Có thể còn nhiều thiếu sót, các bạn cứ bình luận thoải mái.

Hôm nay mình sẽ cố gắng hoàn thành bài nấu cơm trắng và chuyển sang một món khác, có tính phức tạp cao để đỡ nhàm chán: Vịt Quay Bắc Kinh
 
Nào ai đã dám món nào cũng phán đâu mà anh Hưng đã phải nếu, cả CLB nín thở chờ các món tiếp theo của anh. :)
P.S.: Anh làm em nhớ quay quắt bạn Jimmy Tún, anh có thể đánh dấu cách trước mở ngoặc đc ko ạ, anh cứ đánh như thế(này thì em đến chết trong nhung nhớ mất :p
Hihi vui vẻ trẻ khỏe tí thế thôi, anh Hưng post tiếp ạ. :)
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Đang đói mà vào CLB này em cứ nuốt nước bọt ừng ực :(( Sao chồng chẳng nấu cho vợ bữa nào thế hả chồng? :(( Lần sau về thì nấu thử cho vợ ăn 1 bữa nhá nhá nhá :D Hí hí tự hào chồng quá đi mất :x Chồng em number 1 :x
 
Vịt quay Bắc Kinh

Bei Jing kao ya có lịch sử hơn tám trăm năm (từ thời nhà Nguyên) và đến thời nhà Minh, món vịt quay này đã được phổ biến rộng rãi trong giới hoàng thân quốc thích. Hiện nay Vịt quay Bắc Kinh vẫn được coi là món đặc sản của người Trung Quốc đương thời.

Món vịt quay này khác với món vịt quay khác (vịt quay Quảng Đông, Tứ Xuyên cả con chẳng hạn) vì nó đặc biệt chú trọng tới da vịt, thịt có thể vứt bỏ nhưng không có da vịt thì không phải là vịt Bắc Kinh. Chế biến vịt quay Bắc Kinh tương đối phức tạp, cần có nhiều thời gian và kĩ thuật, chính vì thế, món ăn này chủ yếu chỉ được thấy ở các hàng ăn. Tuy nhiên, bạn hãy tự tin vào khả năng của mình, nếu thành công, bạn sẽ gây được ấn tượng rất lớn với mọi người.

Vịt quay Bắc Kinh bao giờ cung quay cả con, nếu bạn mua thịt đã làm rồi, cắt miếng hay đông lạnh, món vịt quay của bạn sẽ khó có thể thành Bắc Kinh :)
Vịt Bắc Kinh chính gốc được nuôi theo một chế độ riêng: "nhồi vịt". Nhồi vịt ở đây không có nghĩa là nhồi bánh đúc để tăng cân, quỵt khách mà nhồi để vịt tăng trọng một cách nhanh chóng, có tỉ lệ mỡ cao. Việt Nam ta có câu "học như nhồi vịt" thì Tàu cũng có câu: "học như vịt Bắc Kinh".

Việc đầu tiên của bạn cần làm là làm vịt(nếu vịt đã làm sẵn rồi thì bỏ qua bước này):

Vịt sống dai, để giết vịt một cách nhân đạo nhất thì phải biết cách cắt tiết. Mình không tán đồng cách cắt tiết vịt rồi vứt vào lồng, để nó chảy máu tới chết.
(còn tiếp)
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Xin tạm nghỉ vài ngày để dưỡng sức sau vụ chiến tranh giữa các ngôi sao, sẽ cố gắng bù đắp:)
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Mít tơ HAO đâu rồi nhỉ, ai lại đem con bỏ chợ thế này ;)
 
Trần Hoàng Vân đã viết:
Mít tơ HAO đâu rồi nhỉ, ai lại đem con bỏ chợ thế này ;)

Gửi tư liệu này góp vui vậy. Người viết sinh sống ở Trung Quốc từ dăm ba chục năm nay.

L.

Những đặc sắc của món vịt quay Bắc Kinh

Đến du lịch Bắc Kinh người ta thường nói: "Bất đáo trở thành phi hảo hán" - bây giờ người ta có một ý mới nữa tức là nếu đến Bắc Kinh chưa ăn vịt quay Bắc Kinh thì chưa đến Bắc Kinh. Tại sao vậy, vì vịt quay Bắc Kinh là món ăn phong vị, độc đáo của Bắc Kinh.

Nói đến phong vị độc đáo của vịt quay Bắc Kinh, người ta phải hiểu lịch sử của vịt quay Bắc Kinh. Theo tôi được biết vịt quay Bắc Kinh đã có từ 150 năm lịch sử. Vào 1851, tại một trong bốn khu thương mại sầm uất của kinh thành thời đó, có tiệm bán tạp hóa do chủ nhà thua lỗ cho nên đứng trước nguy cơ phải dẹp tiệm cho nên đành ra quyết định chuyển nhượng. Mà vừa lúc đó có một chủ nhà bán vịt quay từ Nam Kinh đến, họ thấy quảng cáo chuyển nhượng, họ thấy cửa hàng này vừa ở trung tâm thành phố rất sầm uất nên liền sang tên và quyết định thuê nơi này. Vốn tên cửa hàng tạp hóa này là "Đức Tự Toàn" thì chủ vịt quay Nam Kinh đến, họ không đổi tên mới mà đổi ngược lại. Tên cũ là "Đức Tự Toàn" thì bây giờ là "Toàn Tự Đức". Do vịt quay của Nam Kinh mang phong vị độc đáo nên trong một thời gian ngắn đã được dân kinh thành ưa chuộng và từ đó truyền tụng khắp mọi nơi.

Nói đến đây còn phải nói đến quá trình chế biến của nó. Vịt quay, không phải vịt thường mà là vịt nhồi - tức là không phải nó tự đi ăn mà người ta có máy bơm thức ăn cho nó - chính vì vậy trong một thời gian ngắn vịt lớn rất nhanh và thịt rất mềm, nó không dai. Thứ hai trong quá trình chế biến gia vị để tẩm ướp trên con vịt nó có đến hằng trăm loại rất độc đáo và rất khác biệt. Cái thứ ba là trong quá trình quay không phải dùng loại than hay củi bình thường mà phải dùng củi cây ăn quả, ví dụ như như: cây táo, cây lê... vì trong quá trình quay củi đốt của hương vị cây táo cây lê nó cũng tác động đến thịt vịt quay. Cho nên, vịt quay Bắc Kinh không những thơm ngon mùi thơm của hoa quả và ăn rất giòn, rất mềm, không mặn, không nhạt mà rất ngon miệng.

Chính vì vậy, các vị du khách của các nước, khi đến Bắc Kinh nhất thiết phải bố trí ăn vịt quay Bắc Kinh và bây giờ họ trở thành thói quen chung, khi đến Bắc Kinh ngoài thăm Kinh thành là phải ăn vịt quay Bắc Kinh vì họ cũng ghi nhận điều đó: không ăn vịt quay Bắc Kinh thì coi như chưa đến Bắc Kinh!

(Nguyễn Thiện, "Một giờ vòng quanh thế giới")
 
Mít tơ dạo này tâm thần bất ổn, cứ đi 1 vòng quanh phòng rồi lại tủm tỉm cười. Tình hình Mít tơ như thế chắc còn lâu mới trở lại bình thường để viết bài cho HAO. Hôm trước, Mít tơ cũng có biểu diễn một tí, định nấu cho 1 người ăn (không phải Mít tơ) cuối cùng 1 biến thành hơn 40. Làm hộc cả hơi mà Mít tơ vẫn nhe răng cười sung sướng, Mít tơ ơi là Mít tơ! Mít tơ ăn nhầm thức ăn rồi :((
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Hoan nghênh tinh thần nấu nướng của em Hưng, nấu ăn quả là 1 nghệ thuật nhưng nó không to tát như cánh đàn ông vẫn nghĩ đâu. Các cụ vẫn nói "cờ đến tay ai người ý phất", ngày xưa ở nhà đến nước còn có người bưng tận nơi, thế mà có chồng vào, 1 lúc nấu cho mấy chục người vẫn ngon ơ, chả phải học ở đâu cả.

Em Vân vẫn có viễn cảnh về nhà được hỏi "Anh ơi, hôm nay có món gì thế" thay vào đó là bị hỏi "Em ơi..... "... vì thế giải pháp duy nhất là tìm kiếm 1 chị cooking trả lương theo tháng, tiêu chuẩn: già, xấu (khổ nỗi người già xấu lại cooking kém:eek: , thế chứ lỵ), chồng con.... hoặc nếu có cooking Men thì càng tốt....:D Như thế mình mới xin được hai chữ bình yên .... :D

Chị thấy em Hưng quote bài như thế mọi người đọc xong đã mệt phơ thì lấy đâu ra sức mà nấu với nướng, em cứ trình bầy thô cho mọi người tiện theo dõi, nhé.

Chị xin ra mắt món: Đậu rán - Món này rất tốt cho sức khỏe mà lại ngon miệng.

Thành phần: Đậu: 5 miếng (ra chợ là có ngay)
Dầu rán: nhà có sẵn

Cách làm
Đặt chảo (chống dính) lên bếp cho khô, đun sôi dầu ăn rồi thả đậu vào, chờ 1 phút lật mặt kia lên, được 1' nữa thì gắp ra đĩa.

Mục tiếp nữa là bầy lên bàn và ... chén ~o)

PS: Trước đây chị cũng trình bầy món rang lạc bằng lò vi sóng. Mời các em tiếp tục phát huy nhé.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Mít tơ dạo này tâm thần bất ổn, cứ đi 1 vòng quanh phòng rồi lại tủm tỉm cười. Tình hình Mít tơ như thế chắc còn lâu mới trở lại bình thường để viết bài cho HAO. Hôm trước, Mít tơ cũng có biểu diễn một tí, định nấu cho 1 người ăn (không phải Mít tơ) cuối cùng 1 biến thành hơn 40. Làm hộc cả hơi mà Mít tơ vẫn nhe răng cười sung sướng, Mít tơ ơi là Mít tơ! Mít tơ ăn nhầm thức ăn rồi :((


Đây gọi là "hiện tượng tâm lý khó giải thích" (tất nhiên là với người ngoài cuộc), vì thế để có thể quay lại HAO viết bài phục vụ chị em, chỉ có cách "giải tỏa hiện tượng" (với người trong cuộc), mà cái này thì Mr. HAO như em Hưng thừa khả năng.... :-w

Đến bao giờ mới được chúc mừng...~o)
 
ôi chị Thảo :x lâu lắm mới lại thấy chị Thảo >:D< chị Thảo mở lại một topic nấu ăn nào đi chị ơi ^^
 
Back
Bên trên