Phùng Anh Quân
(chap1989)
Thành viên danh dự
JK.Rowling, người ta biết đến bà không phải ở vị trí “người phụ nữ giàu nhất nước Anh”, mà hơn thế là nữ tác giả của “Harry Potter”, một trong những tập sách thiếu nhi bán chạy nhất hiện nay. Đến với thế giới ma thuật của Harry Potter, nhưng các độc giả đều cảm thấy thỏa mãn khi bước vào thế giới trẻ thơ thông minh và tràn đầy lòng dũng cảm. Thế giới của trẻ thơ, nhưng nhiều người lớn vẫn dễ dàng tìm thấy những ước mơ, hoài bão và cả khát khao chiến thắng số phận của chính mình trong đó.
Con trẻ tha hồ vẫy vùng cho trí tưởng tượng được bay bổng, mơ mộng. Người lớn tìm thấy tuổi thơ của mình trong sự dũng cảm và khát khao chiến thắng từ cậu bé Harry, từ những phép màu mà chính họ luôn ước ao dù biết chỉ là "giấc mơ không có thật". Mơ ước vẫn là ước mơ. Hiện thực dù không như mong muốn, người lớn vẫn phải quay về để làm tròn bổn phận. Nhưng sau mỗi ngày mệt mỏi, họ lại "bay" vào thế giới của cậu bé dũng cảm và tinh nghịch Harry Potter, được nuôi dưỡng đam mê và tiếp thêm sự mạnh mẽ để tiếp tục cuộc sống "không phép thuật".
Quả thật, sức hấp dấn thú vị và cách thức mà nữ văn sĩ Rowling đã sáng tạo ra không gian cho câu chuyện - một thế giới phép màu kì diệu - là hai trong số những nét tạo nên sự thành công rực rỡ cho tác phẩm này.
Trước tiên, ta hãy nói tới “thế giới phù thuỷ” của Harry Potter. Đó là một thế giới giả tưởng được xây dựng theo những câu chuyện cổ xa xưa từ xứ sở sương mù, kết hợp với trí tưởng của con người, Rowling đã sáng tạo ra một thế giới riêng, một thế giới tồn tại song hành với chúng ta, và vẫn đang được giấu kín bởi phép thuật và sự cố gắng của rất nhiều những phù thuỷ, những pháp sư - những người mang năng lực ma thuật tự nhiên. Điều hết sức thú vị là cách gắn cái không gian huyền ảo vào ngay cuộc sống xã hội hiện đại, càng làm cho câu chuyện thêm phần kích tích trí tưởng tượng và óc tò mò của độc giả, hữu hình hoá câu chuyện và đồng thời cũng viễn tưởng hoá cuộc sống. Một tác dụng song hành, độc giả không thể tránh khỏi một suy nghĩ, một niềm tin lãng mạn rằng “có lẽ thế giới thực sự tồn tại những con người biết phép thuật như vậy”. Một nơi mà con người có thể chứng kiến những điều mà chỉ từng thấy trong những giấc mơ viển vông nhất, ở đó, ta có thể làm lành lại những đồ vật vỡ vụn, lau dọn nhà cửa chỉ bằng cây đũa phép, … cho đến những việc đối kháng nhau bằng những bùa chú, những phép thuật phòng vệ, và cả việc tra tấn, giết người bằng thần chú thay cho súng, roi da, … Harry Potter quả thực là “Cơn sốt ma quái trong thế giới hiện đại”.
Thực tế rằng, với ma lực văn chương của mình, JK.Rowling đã rất thành công, đọc tác phẩm của bà, chỉ với chút tưởng tượng nhỏ, bất kì ai cũng có những suy nghĩ, những ước mơ về một khả năng siêu nhiên khi sử dụng cây đũa phép, phẩy phẩy vài cái, và úm ba la hoá ra con voi chẳng hạn, xin thưa là không có ạ, mọi thứ trong thế giới tưởng như hoang tưởng mơ hồ ấy, lại đều có những quy tắc nhất định của nó. Đó không phải là nơi mà phù thuỷ, pháp sư tuỳ ý thể hiện năng lực của mình, không mang sắc màu của phù thuỷ thời trung đại - với những mụ phù thuỷ tàn ác, đẫm máu và chỉ có đầu độc đồng loại - mà Harry Potter là câu chuyện về một thế giới hiện đại, song hành với điện thoại, máy vi tính, rađiô, … của Muggle - những người bình thường như chúng ta đây, là các phép thuật cổ xưa của giới phù thuỷ, đó là một nơi mà mọi quy tắc xã hội, mọi định luật khoa học về thế giới của chúng ta đề sai lầm, đều không còn mang tính chính xác tuyệt đối, mà chỉ còn vô dụng trước những quy tắc, luật lệ của phép màu. Đây là cách mà Rowling đã tiến thêm một bước trong quá trình chuyển hoá từ thực sang ảo tưởng, và cuối cùng là đưa người đọc vào hẳn giấc mơ của chính mình. Tuy nhiên, bản thân những điều kì diệu ấy phải chăng là sự lãng mạn hoá cuộc sống của Rowling? Ví dụ như hiện tượng chổi bay được liên hệ với hoạt động của... máy bay, chi tiết thầy hiệu trưởng Dumbledore trỏ ngón tay để bật đèn được liên hệ tới... những chiếc remote, thần chú nhấc bổng con ếch lên cao lại là một thí nghiệm khoa học với những thỏi nam châm... Hay chẳng phải những nhân vật của thế giới phù thuỷ ấy mang một vài nét đặc điểm của những con người trong cuộc sống thực của chúng ta đó sao? Đó là Hittle mang tội ác diệt chủng trong hình tượng nhân vật Voldermort? Là Karl Mark trong cụ Dumbledore vĩ đại và thông thái, và là những cô cậu bé tin nghịch, vui tính và hết sức “học trò” trong trường Hogwarts …
Hơn thế nữa, ở thế giới mới này, mọi chi tiết đều sống động, những điều tưởng phi lý nhưng được lý giải rất hợp lý. Mọi chi tiết, mọi lời giải thích đều rất logic và dần dần, từ tập đầu đến những tập sau đó, Rowling đã dần đưa vào những khái niệm của thế giới phù thuỷ, khái niệm muggle dành cho những con người tầm thường không có phép thuật, khái niệm về những loài sinh vật huyền bí, về những ngành học phép thuật, cả về những đồ vật mang quyền lực pháp thuật … Dần dần, từ khi bị mời gọi vào cái thế giới đầy ảo tưởng ấy, cho đến khi ta thực sự bị ảo tưởng hoá bởi sự dẫn dắt tài tình của Rowling, đó là cả một quá trình, mà ta không gặp phải mọi sự quá phi lý nào, bởi, chúng ta đã bị Rowling “phù phép” đưa vào trong thế giới mà bà sáng tạo ra.
Cuộc sống của thế giới phép thuật cũng phức tạp không kém thế giới loài người với vô số vấn đề rắc rối, chứ không phải vẩy đũa phép một cái là giải quyết được hết. Đó là một bản sao có chỉnh sửa của xã hội thực, ở đó có cả những điều xấu xa - những điều tốt đẹp, có cả những âm mưu đầy tội lỗi cho đến những tham vọng tàn độc của con người ta cho đến những điều thiêng liêng đầy tình người, … Sao thế giới phù thuỷ lại không âm u rờn rợn và đáng sợ như ta từng nghĩ? Hoá ra ở đó cũng có phù thuỷ tốt, phù thủy xấu và phép thuật cũng bị kiểm soát chứ không phải ai thích làm gì thì làm. Bản thân thế giới ấy cũng có pháp luật, và mọi công dân trong thế giới phù thuỷ bị kiểm soát bởi một “Bộ Pháp Thuật”, có những điều lệ như cấm những phù thuỷ vị thành niên sử dụng pháp thuật ngoài trường học, cũng khá giống sự cấm đoán kết hôn của chúng ta vậy (theo một cách liên tưởng hài hước chăng). Hay để đảm bảo bí mật của thế giới, mọi phù thuỷ đều có trách nhiệm giữ bí mật với các Muggle, … Bản thân pháp thuật cũng không phải đơn giản, không phải bất kì ai mang năng lực phù thuỷ cũng thực hiện được nó, có những người không thực hiện nổi một loại bùa chú đơn giản, lại có những bậc thầy sử dụng pháp thuật bùa chú, … Ngay từ năm 11 tuổi, trẻ em được cho học trong trường đào tạo phù thuỷ Hogwarts được học đầy đủ các ngành học của pháp thuật, chứng kiến mọi sự khó khăn chứ không hề đơn giản để có thể thực hiện được một “điều gì đó thuộc về pháp thuật”, chẳng hạn như những điều hết sức cầu kì trong pha chế Độc dược còn phức tạp hơn Hoá học, học về các sinh vật huyền bí thì đầy thú vị và cũng nguy hiểm hơn mọi điều mà Sinh học của chúng ta có thể lý giải, hay là những ngành học cổ xưa nhấ như chiêm tinh học, tiên tri, giải nghĩa cổ ngữ, cho đến các môn học “độc quyền” của phù thuỷ như biến hoá, bùa chú, pháp thuật phòng vệ, …
Song, thực tế là Rowling đã đặt cho nó là một nơi hoàn toàn không yên bình, nó mang vẻ hỗn loạn của âm mưu và đầy tội lỗi và giữa sự đối kháng giữa cái thiện - cái ác, giữa sự man rợ, độc ác, tham vọng - tình yêu. Một thế giới sinh động và đầy bí ẩn. Giống như những câu chuyện cổ tích, mỗi tập Harry Potter là một cuộc chiến của cậu bé mười tuổi với “Kẻ mà ai cũng biết là ai” – chúa tể Hắc ám Voldemort. Phần thắng cuối mỗi tập bao giờ cũng thuộc về Harry Potter, người đại diện cho cái thiện, cậu bé với cặp kính cận to tướng, mái tóc xù và những bộ trang phục xộc xệch chẳng bao giờ vừa người, với một trái tim nhiều khi là nhút nhát nhưng đến lúc vào cuộc thì vô cùng quả cảm. Cuộc chiến cứ kéo dài dai dẳng từ tập này qua tập khác, từ năm học này tới năm học kia, từ khi Harry Potter là một đứa trẻ vô cùng bàng hoàng khi phát hiện ra mình vốn là một phù thuỷ, tới lúc cậu đã nhận thức quá rõ ràng về vai trò của mình trong việc cứu rỗi không chỉ thế giới phù thuỷ của mình, mà cả thế giới hiện đại của những muggle. Chuyện đơn giản chỉ có vậy, môtíp của mỗi tập cũng cứ lặp lại như vậy. Thế nhưng, Harry Potter vẫn cứ từ tập này tới tập khác, tạo những cơn sốt. Người lớn, trẻ con, ai có dịp đọc Harry Potter đều thú nhận là mình đã ghiền cuốn truyện này, đã mê mẩn cậu bé Harry Potter. Vậy, điều gì đã tạo nên sức hấp dẫn của Harry Potter?
Lý do gì khiến cậu bé phù thuỷ của xứ sở sương mù với những cuộc chiến chẳng “hiện đại”, chẳng phải là chiến tranh hành tinh, chiến tranh vũ trụ với người máy, với X-men… mà đơn giản chỉ có áo tàng hình, là chổi thần “tia chớp”, là trò chơi Quidditch lại hấp dẫn từ trẻ em cho tới người lớn tới vậy? Cũng rất đơn giản cho câu trả lời. Bởi cuộc chiến Harry Potter là cuộc chiến chưa có hồi kết thúc, Harry Potter chưa bao giờ tiêu diệt được Chúa tể Hắc ám tận gốc. Harry Potter thắng, nhưng Chúa tể Hắc ám cuối mỗi tập vẫn mạnh dần lên, thế lực lớn dần lên. Chính bởi vậy, cuộc chiến tưởng không cân sức này lại trở thành cân sức. Cái thiện và cái ác đều “ngang ngửa”. Không khí trong mỗi tập vì thế không bao giờ hết ngột ngạt, vật lộn để thắng nhưng rồi Harry Potter cũng thấy mệt mỏi. Môtíp này khác hẳn với những câu chuyện trước đây: cái thiện đã thắng là tuyệt đối. Độc giả vì thế, từ già tới trẻ, đều thấy bộ truyện này là truyện tưởng tượng, nhưng lại không quá xa rời thực tế, nó không quá “hoang tưởng” như những truyện cổ tích, phù thuỷ lâu nay. Nó chính là thực tế cuộc sống, khi cái ác và cái thiện luôn song hành, thậm chí là song hành trong mỗi con người, và khó có thể tiêu diệt lẫn nhau. Thế giới vì thế mới tồn tại được! Và nữa, chính vì sự thắng thế chưa tuyệt đối, nên câu chuyện về Harry Potter dù mỗi tập khi đến kết thúc đều khá hoàn chỉnh, vẫn chưa thể dừng được. Người ta vẫn phải chờ đọc, xem “sự thể” sẽ còn diễn biến tới đâu.
Sức hấp dẫn thứ hai của Harry Potter chính là ở cách hành văn. Có lẽ vai trò một giáo viên của nữ sĩ J.K.Rowling đã giúp bà có cơ hội tiếp xúc và “xâm nhập” vào mình cái ngôn ngữ rất thú vị, cái tư duy rất trẻ con khi nhìn về thế giới mà bà đã thể hiện trong mỗi câu chuyện về Harry Potter. Dù là Harry Potter, là Ron, là Hermione người thì già dặn, hiểu biết, kẻ nông nổi, dễ xúc động… nhưng cách nhìn nhận vấn đề, cách chúng sống với nhau đều rất đáng yêu, vui nhộn. Ngay cuộc sống trường Hogwarts với những bữa tiệc linh đình, với những thày giáo vốn là con ma nhiều khi quên không mang xác mình theo ra khỏi lớp học, nên cứ nằm lì cạnh lò sưởi, hay những bức tranh với hình những phù thuỷ thỉnh thoảng lại đi thăm hỏi nhau, khiến bọn trẻ cứ ngơ ngẩn khi thấy bãi cỏ xanh, rồi một lúc sau mới thấy chàng kị sĩ lùn cưỡi ngựa bước vào… khiến những nụ cười tủm tỉm, cười phá lên… phải xuất hiện trên môi độc giả. Bởi vậy, cứ bàn tới Harry Potter y như rằng sẽ nổ ra một cuộc “tranh cải” rất sôi nổi và thú vị! Cách hành văn, lối viết truyện duyên dáng, phù hợp lứa tuổi rất dí dỏm.
Lý do cuối cùng, khiến Harry Potter được yêu mến, chính là khả năng gắn bó giữa thế giới ảo vào thế giới thực, mà không hề khiên cưỡng và khó chấp nhận. Mỗi cậu bé, cô bé, mỗi người đàn ông, mỗi người phụ nữ… đều thấy mình trong đó. Trong sự tò mò rất trẻ con của ông Weasley về những đồ dùng của thế giới Muggles, về sự tốt bụng, nhiệt tình và sôi nổi của người phụ nữ tóc đỏ mẹ Ron, về cái thói quan trọng hoá của ông anh Percy, về cái dằn dỗi rất trẻ thơ của Ron,… cho đến những nét tính cách tuyệt vời như sự dũng cảm của Harry, thông minh và mưu trí của Hermione… Cách xây dựng nhân vật mang nét tượng trưng mà lại rất cá nhân của Rowling cho phép tâm hồn người đọc như đồng điệu hoá, một sự cảm thông hay đơn giản là “ô, sao hơi giống mình nhỉ” thốt lên từ một tâm hồn ngây thơ nào đó. Những nhân vật của bà không xấu hẳn và cũng không tốt hẳn, mọi điều đều mang một chút “tương đối” ngay trong bản thân một sự vật, ngay cả kẻ hùng mạnh nhất cũng có lúc phải thảng thốt giật mình sợ hãi, cả những cậu bé, cô bé nhút nhát, như Nevilin, nhưng khi vào cuộc, thì dũng cảm và đầy kiên cường hơn rất nhiều… Gì cũng có thể có ở đây. Ngay cả cái trò Quidditch vốn chỉ là trong trí tưởng tượng của nữ tác giả cũng có cả một “thế vận hội” khiến một tập truyện của bộ Harry Potter trở nên hấp dẫn và sôi nổi vô cùng, dù ngay sau đó, là sự xuất hiện của dấu hiện đen và việc Voldemort mạnh lên… Độc giả, vì thế, nhiều khi đọc chuyện xong, nhập cuộc quá, cứ ngẩn ngơ xem liệu mọi chuyện có phải đang xảy ra trong thế giới của mình… Và biết đâu, có thực một thế giới như vậy? Và đến một ngày nào đó, họ sẽ xuất hiện trước chúng ta !?
Dù vẫn nuôi mơ ước có được phép thuật để bay vèo một cái là đến được nơi mình muốn, hay làm những điều đầy thú vị, nhưng đa số chúng ta bỗng thấy “an phận” hơn trong thế giới không phép thuật của mình, vì chiếc đũa phép và những câu thần chú không thể cho phép tất cả những gì ta muốn. Mặc dù không thể phủ nhận khi đọc truyện, ta cảm thấy mình cũng là một Harry Potter, nhìn thế giới phù thủy bằng con mắt ngơ ngác, rụt rè nhưng rất tò mò. Cậu bé 11 tuổi chỉ quen với ôtô, điện thoại đã được tiếp xúc với yêu tinh, có áo chùng, đũa phép và cả một con cú nữa. Và lần lượt qua 6 tập truyện, J.K.Rowling đã khiến thế giới phù thủy ngày càng đa dạng và rộng lớn hơn. Đối với người đọc truyện thì điều này là tuyệt vời bởi trí tưởng tượng của họ tha hồ được bay bổng. Tôi cũng không thể phủ nhận là mình cũng vậy. Và nói một cách công bằng thì cá nhân tôi thấy, Harry Potter không hay mà là rất hay. Steven King, một tên tuổi trong làng văn kinh dị Mỹ, cũng đã từng ca ngợi Rowling là "một người kể chuyện có duyên, lời văn sống động bột phát khá tự nhiên". Ông quả quyết rằng trong tương lai, Rowling sẽ được xếp vào hàng ngũ những tác giả kinh điển của văn học thiếu nhi, như Mark Twain (Tom Sawyer, Huckleberry Finn) hay Lewis Carroll (Alice ở xứ sở thần kì) vì theo ông, "100 năm nữa vẫn có người đọc Harry Potter".
Con trẻ tha hồ vẫy vùng cho trí tưởng tượng được bay bổng, mơ mộng. Người lớn tìm thấy tuổi thơ của mình trong sự dũng cảm và khát khao chiến thắng từ cậu bé Harry, từ những phép màu mà chính họ luôn ước ao dù biết chỉ là "giấc mơ không có thật". Mơ ước vẫn là ước mơ. Hiện thực dù không như mong muốn, người lớn vẫn phải quay về để làm tròn bổn phận. Nhưng sau mỗi ngày mệt mỏi, họ lại "bay" vào thế giới của cậu bé dũng cảm và tinh nghịch Harry Potter, được nuôi dưỡng đam mê và tiếp thêm sự mạnh mẽ để tiếp tục cuộc sống "không phép thuật".
Quả thật, sức hấp dấn thú vị và cách thức mà nữ văn sĩ Rowling đã sáng tạo ra không gian cho câu chuyện - một thế giới phép màu kì diệu - là hai trong số những nét tạo nên sự thành công rực rỡ cho tác phẩm này.
Trước tiên, ta hãy nói tới “thế giới phù thuỷ” của Harry Potter. Đó là một thế giới giả tưởng được xây dựng theo những câu chuyện cổ xa xưa từ xứ sở sương mù, kết hợp với trí tưởng của con người, Rowling đã sáng tạo ra một thế giới riêng, một thế giới tồn tại song hành với chúng ta, và vẫn đang được giấu kín bởi phép thuật và sự cố gắng của rất nhiều những phù thuỷ, những pháp sư - những người mang năng lực ma thuật tự nhiên. Điều hết sức thú vị là cách gắn cái không gian huyền ảo vào ngay cuộc sống xã hội hiện đại, càng làm cho câu chuyện thêm phần kích tích trí tưởng tượng và óc tò mò của độc giả, hữu hình hoá câu chuyện và đồng thời cũng viễn tưởng hoá cuộc sống. Một tác dụng song hành, độc giả không thể tránh khỏi một suy nghĩ, một niềm tin lãng mạn rằng “có lẽ thế giới thực sự tồn tại những con người biết phép thuật như vậy”. Một nơi mà con người có thể chứng kiến những điều mà chỉ từng thấy trong những giấc mơ viển vông nhất, ở đó, ta có thể làm lành lại những đồ vật vỡ vụn, lau dọn nhà cửa chỉ bằng cây đũa phép, … cho đến những việc đối kháng nhau bằng những bùa chú, những phép thuật phòng vệ, và cả việc tra tấn, giết người bằng thần chú thay cho súng, roi da, … Harry Potter quả thực là “Cơn sốt ma quái trong thế giới hiện đại”.
Thực tế rằng, với ma lực văn chương của mình, JK.Rowling đã rất thành công, đọc tác phẩm của bà, chỉ với chút tưởng tượng nhỏ, bất kì ai cũng có những suy nghĩ, những ước mơ về một khả năng siêu nhiên khi sử dụng cây đũa phép, phẩy phẩy vài cái, và úm ba la hoá ra con voi chẳng hạn, xin thưa là không có ạ, mọi thứ trong thế giới tưởng như hoang tưởng mơ hồ ấy, lại đều có những quy tắc nhất định của nó. Đó không phải là nơi mà phù thuỷ, pháp sư tuỳ ý thể hiện năng lực của mình, không mang sắc màu của phù thuỷ thời trung đại - với những mụ phù thuỷ tàn ác, đẫm máu và chỉ có đầu độc đồng loại - mà Harry Potter là câu chuyện về một thế giới hiện đại, song hành với điện thoại, máy vi tính, rađiô, … của Muggle - những người bình thường như chúng ta đây, là các phép thuật cổ xưa của giới phù thuỷ, đó là một nơi mà mọi quy tắc xã hội, mọi định luật khoa học về thế giới của chúng ta đề sai lầm, đều không còn mang tính chính xác tuyệt đối, mà chỉ còn vô dụng trước những quy tắc, luật lệ của phép màu. Đây là cách mà Rowling đã tiến thêm một bước trong quá trình chuyển hoá từ thực sang ảo tưởng, và cuối cùng là đưa người đọc vào hẳn giấc mơ của chính mình. Tuy nhiên, bản thân những điều kì diệu ấy phải chăng là sự lãng mạn hoá cuộc sống của Rowling? Ví dụ như hiện tượng chổi bay được liên hệ với hoạt động của... máy bay, chi tiết thầy hiệu trưởng Dumbledore trỏ ngón tay để bật đèn được liên hệ tới... những chiếc remote, thần chú nhấc bổng con ếch lên cao lại là một thí nghiệm khoa học với những thỏi nam châm... Hay chẳng phải những nhân vật của thế giới phù thuỷ ấy mang một vài nét đặc điểm của những con người trong cuộc sống thực của chúng ta đó sao? Đó là Hittle mang tội ác diệt chủng trong hình tượng nhân vật Voldermort? Là Karl Mark trong cụ Dumbledore vĩ đại và thông thái, và là những cô cậu bé tin nghịch, vui tính và hết sức “học trò” trong trường Hogwarts …
Hơn thế nữa, ở thế giới mới này, mọi chi tiết đều sống động, những điều tưởng phi lý nhưng được lý giải rất hợp lý. Mọi chi tiết, mọi lời giải thích đều rất logic và dần dần, từ tập đầu đến những tập sau đó, Rowling đã dần đưa vào những khái niệm của thế giới phù thuỷ, khái niệm muggle dành cho những con người tầm thường không có phép thuật, khái niệm về những loài sinh vật huyền bí, về những ngành học phép thuật, cả về những đồ vật mang quyền lực pháp thuật … Dần dần, từ khi bị mời gọi vào cái thế giới đầy ảo tưởng ấy, cho đến khi ta thực sự bị ảo tưởng hoá bởi sự dẫn dắt tài tình của Rowling, đó là cả một quá trình, mà ta không gặp phải mọi sự quá phi lý nào, bởi, chúng ta đã bị Rowling “phù phép” đưa vào trong thế giới mà bà sáng tạo ra.
Cuộc sống của thế giới phép thuật cũng phức tạp không kém thế giới loài người với vô số vấn đề rắc rối, chứ không phải vẩy đũa phép một cái là giải quyết được hết. Đó là một bản sao có chỉnh sửa của xã hội thực, ở đó có cả những điều xấu xa - những điều tốt đẹp, có cả những âm mưu đầy tội lỗi cho đến những tham vọng tàn độc của con người ta cho đến những điều thiêng liêng đầy tình người, … Sao thế giới phù thuỷ lại không âm u rờn rợn và đáng sợ như ta từng nghĩ? Hoá ra ở đó cũng có phù thuỷ tốt, phù thủy xấu và phép thuật cũng bị kiểm soát chứ không phải ai thích làm gì thì làm. Bản thân thế giới ấy cũng có pháp luật, và mọi công dân trong thế giới phù thuỷ bị kiểm soát bởi một “Bộ Pháp Thuật”, có những điều lệ như cấm những phù thuỷ vị thành niên sử dụng pháp thuật ngoài trường học, cũng khá giống sự cấm đoán kết hôn của chúng ta vậy (theo một cách liên tưởng hài hước chăng). Hay để đảm bảo bí mật của thế giới, mọi phù thuỷ đều có trách nhiệm giữ bí mật với các Muggle, … Bản thân pháp thuật cũng không phải đơn giản, không phải bất kì ai mang năng lực phù thuỷ cũng thực hiện được nó, có những người không thực hiện nổi một loại bùa chú đơn giản, lại có những bậc thầy sử dụng pháp thuật bùa chú, … Ngay từ năm 11 tuổi, trẻ em được cho học trong trường đào tạo phù thuỷ Hogwarts được học đầy đủ các ngành học của pháp thuật, chứng kiến mọi sự khó khăn chứ không hề đơn giản để có thể thực hiện được một “điều gì đó thuộc về pháp thuật”, chẳng hạn như những điều hết sức cầu kì trong pha chế Độc dược còn phức tạp hơn Hoá học, học về các sinh vật huyền bí thì đầy thú vị và cũng nguy hiểm hơn mọi điều mà Sinh học của chúng ta có thể lý giải, hay là những ngành học cổ xưa nhấ như chiêm tinh học, tiên tri, giải nghĩa cổ ngữ, cho đến các môn học “độc quyền” của phù thuỷ như biến hoá, bùa chú, pháp thuật phòng vệ, …
Song, thực tế là Rowling đã đặt cho nó là một nơi hoàn toàn không yên bình, nó mang vẻ hỗn loạn của âm mưu và đầy tội lỗi và giữa sự đối kháng giữa cái thiện - cái ác, giữa sự man rợ, độc ác, tham vọng - tình yêu. Một thế giới sinh động và đầy bí ẩn. Giống như những câu chuyện cổ tích, mỗi tập Harry Potter là một cuộc chiến của cậu bé mười tuổi với “Kẻ mà ai cũng biết là ai” – chúa tể Hắc ám Voldemort. Phần thắng cuối mỗi tập bao giờ cũng thuộc về Harry Potter, người đại diện cho cái thiện, cậu bé với cặp kính cận to tướng, mái tóc xù và những bộ trang phục xộc xệch chẳng bao giờ vừa người, với một trái tim nhiều khi là nhút nhát nhưng đến lúc vào cuộc thì vô cùng quả cảm. Cuộc chiến cứ kéo dài dai dẳng từ tập này qua tập khác, từ năm học này tới năm học kia, từ khi Harry Potter là một đứa trẻ vô cùng bàng hoàng khi phát hiện ra mình vốn là một phù thuỷ, tới lúc cậu đã nhận thức quá rõ ràng về vai trò của mình trong việc cứu rỗi không chỉ thế giới phù thuỷ của mình, mà cả thế giới hiện đại của những muggle. Chuyện đơn giản chỉ có vậy, môtíp của mỗi tập cũng cứ lặp lại như vậy. Thế nhưng, Harry Potter vẫn cứ từ tập này tới tập khác, tạo những cơn sốt. Người lớn, trẻ con, ai có dịp đọc Harry Potter đều thú nhận là mình đã ghiền cuốn truyện này, đã mê mẩn cậu bé Harry Potter. Vậy, điều gì đã tạo nên sức hấp dẫn của Harry Potter?
Lý do gì khiến cậu bé phù thuỷ của xứ sở sương mù với những cuộc chiến chẳng “hiện đại”, chẳng phải là chiến tranh hành tinh, chiến tranh vũ trụ với người máy, với X-men… mà đơn giản chỉ có áo tàng hình, là chổi thần “tia chớp”, là trò chơi Quidditch lại hấp dẫn từ trẻ em cho tới người lớn tới vậy? Cũng rất đơn giản cho câu trả lời. Bởi cuộc chiến Harry Potter là cuộc chiến chưa có hồi kết thúc, Harry Potter chưa bao giờ tiêu diệt được Chúa tể Hắc ám tận gốc. Harry Potter thắng, nhưng Chúa tể Hắc ám cuối mỗi tập vẫn mạnh dần lên, thế lực lớn dần lên. Chính bởi vậy, cuộc chiến tưởng không cân sức này lại trở thành cân sức. Cái thiện và cái ác đều “ngang ngửa”. Không khí trong mỗi tập vì thế không bao giờ hết ngột ngạt, vật lộn để thắng nhưng rồi Harry Potter cũng thấy mệt mỏi. Môtíp này khác hẳn với những câu chuyện trước đây: cái thiện đã thắng là tuyệt đối. Độc giả vì thế, từ già tới trẻ, đều thấy bộ truyện này là truyện tưởng tượng, nhưng lại không quá xa rời thực tế, nó không quá “hoang tưởng” như những truyện cổ tích, phù thuỷ lâu nay. Nó chính là thực tế cuộc sống, khi cái ác và cái thiện luôn song hành, thậm chí là song hành trong mỗi con người, và khó có thể tiêu diệt lẫn nhau. Thế giới vì thế mới tồn tại được! Và nữa, chính vì sự thắng thế chưa tuyệt đối, nên câu chuyện về Harry Potter dù mỗi tập khi đến kết thúc đều khá hoàn chỉnh, vẫn chưa thể dừng được. Người ta vẫn phải chờ đọc, xem “sự thể” sẽ còn diễn biến tới đâu.
Sức hấp dẫn thứ hai của Harry Potter chính là ở cách hành văn. Có lẽ vai trò một giáo viên của nữ sĩ J.K.Rowling đã giúp bà có cơ hội tiếp xúc và “xâm nhập” vào mình cái ngôn ngữ rất thú vị, cái tư duy rất trẻ con khi nhìn về thế giới mà bà đã thể hiện trong mỗi câu chuyện về Harry Potter. Dù là Harry Potter, là Ron, là Hermione người thì già dặn, hiểu biết, kẻ nông nổi, dễ xúc động… nhưng cách nhìn nhận vấn đề, cách chúng sống với nhau đều rất đáng yêu, vui nhộn. Ngay cuộc sống trường Hogwarts với những bữa tiệc linh đình, với những thày giáo vốn là con ma nhiều khi quên không mang xác mình theo ra khỏi lớp học, nên cứ nằm lì cạnh lò sưởi, hay những bức tranh với hình những phù thuỷ thỉnh thoảng lại đi thăm hỏi nhau, khiến bọn trẻ cứ ngơ ngẩn khi thấy bãi cỏ xanh, rồi một lúc sau mới thấy chàng kị sĩ lùn cưỡi ngựa bước vào… khiến những nụ cười tủm tỉm, cười phá lên… phải xuất hiện trên môi độc giả. Bởi vậy, cứ bàn tới Harry Potter y như rằng sẽ nổ ra một cuộc “tranh cải” rất sôi nổi và thú vị! Cách hành văn, lối viết truyện duyên dáng, phù hợp lứa tuổi rất dí dỏm.
Lý do cuối cùng, khiến Harry Potter được yêu mến, chính là khả năng gắn bó giữa thế giới ảo vào thế giới thực, mà không hề khiên cưỡng và khó chấp nhận. Mỗi cậu bé, cô bé, mỗi người đàn ông, mỗi người phụ nữ… đều thấy mình trong đó. Trong sự tò mò rất trẻ con của ông Weasley về những đồ dùng của thế giới Muggles, về sự tốt bụng, nhiệt tình và sôi nổi của người phụ nữ tóc đỏ mẹ Ron, về cái thói quan trọng hoá của ông anh Percy, về cái dằn dỗi rất trẻ thơ của Ron,… cho đến những nét tính cách tuyệt vời như sự dũng cảm của Harry, thông minh và mưu trí của Hermione… Cách xây dựng nhân vật mang nét tượng trưng mà lại rất cá nhân của Rowling cho phép tâm hồn người đọc như đồng điệu hoá, một sự cảm thông hay đơn giản là “ô, sao hơi giống mình nhỉ” thốt lên từ một tâm hồn ngây thơ nào đó. Những nhân vật của bà không xấu hẳn và cũng không tốt hẳn, mọi điều đều mang một chút “tương đối” ngay trong bản thân một sự vật, ngay cả kẻ hùng mạnh nhất cũng có lúc phải thảng thốt giật mình sợ hãi, cả những cậu bé, cô bé nhút nhát, như Nevilin, nhưng khi vào cuộc, thì dũng cảm và đầy kiên cường hơn rất nhiều… Gì cũng có thể có ở đây. Ngay cả cái trò Quidditch vốn chỉ là trong trí tưởng tượng của nữ tác giả cũng có cả một “thế vận hội” khiến một tập truyện của bộ Harry Potter trở nên hấp dẫn và sôi nổi vô cùng, dù ngay sau đó, là sự xuất hiện của dấu hiện đen và việc Voldemort mạnh lên… Độc giả, vì thế, nhiều khi đọc chuyện xong, nhập cuộc quá, cứ ngẩn ngơ xem liệu mọi chuyện có phải đang xảy ra trong thế giới của mình… Và biết đâu, có thực một thế giới như vậy? Và đến một ngày nào đó, họ sẽ xuất hiện trước chúng ta !?
Dù vẫn nuôi mơ ước có được phép thuật để bay vèo một cái là đến được nơi mình muốn, hay làm những điều đầy thú vị, nhưng đa số chúng ta bỗng thấy “an phận” hơn trong thế giới không phép thuật của mình, vì chiếc đũa phép và những câu thần chú không thể cho phép tất cả những gì ta muốn. Mặc dù không thể phủ nhận khi đọc truyện, ta cảm thấy mình cũng là một Harry Potter, nhìn thế giới phù thủy bằng con mắt ngơ ngác, rụt rè nhưng rất tò mò. Cậu bé 11 tuổi chỉ quen với ôtô, điện thoại đã được tiếp xúc với yêu tinh, có áo chùng, đũa phép và cả một con cú nữa. Và lần lượt qua 6 tập truyện, J.K.Rowling đã khiến thế giới phù thủy ngày càng đa dạng và rộng lớn hơn. Đối với người đọc truyện thì điều này là tuyệt vời bởi trí tưởng tượng của họ tha hồ được bay bổng. Tôi cũng không thể phủ nhận là mình cũng vậy. Và nói một cách công bằng thì cá nhân tôi thấy, Harry Potter không hay mà là rất hay. Steven King, một tên tuổi trong làng văn kinh dị Mỹ, cũng đã từng ca ngợi Rowling là "một người kể chuyện có duyên, lời văn sống động bột phát khá tự nhiên". Ông quả quyết rằng trong tương lai, Rowling sẽ được xếp vào hàng ngũ những tác giả kinh điển của văn học thiếu nhi, như Mark Twain (Tom Sawyer, Huckleberry Finn) hay Lewis Carroll (Alice ở xứ sở thần kì) vì theo ông, "100 năm nữa vẫn có người đọc Harry Potter".