Mơ điều không thực

Truong Tran Bao Tram
(BaoTram)

New Member
Trời lạnh rồi , em mặc vội áo len
Kín đáo chút cho ấm buồng tim nhỏ
Khơï thêm lửa , lưu thông dòng máu đỏ
Kẻo anh về chỉ gặp đá vọng phu .

Sương mù dày , giấu biệt ánh trăng Thu
Con phố nhỏ gục trong lòng bóng tối
Cũng như em lặng lẽ nằm ôm gối
Vùi linh hồn vào nỗi nhớ bao la .

Em nguyện cầu , mong thời khắc chóng qua
Thế mới biết rằng tình yêu rất lạ
Vì hầu hết những người trong thiên hạ
Ước mơ điều không có thực khi Yêu .

Bxl , 14-10-2003
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Ru em, ru em ngủ...

Bảo Trâm làm thơ hay lắm, đang có tâm trạng thui thì cũng mượn thơ post bài phụ họa :)


Ru
Attila Jozsep/TếHanh dịch

Xem kìa người đẹp ru tôi
Khác nào hồ nọ ru hời khóm lau
Trong khi xanh ngắt trời cao
Cái hôn gửi xuống qua màu nước xanh

Ngày kia có lẽ mối tình
Một người khác nữa sẽ dành cho chăng
Người ta lại sẽ ru nàng
Như nàng có lúc dịu dàng ru tôi?



*****
Ha, mới mò ra được cái này: Tài Nhân giấu mặt :)
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Đêm cô đơn
Thơ tình em anh đọc giữa đêm mưa
Mở cửa sổ anh đếm từng hạt ngọc
Những tia chớp cứa trời thành hai nửa
Thấp thóang xa xa đôi ba thiếu nữ
Thẩn thơ dưới đèn đợi khách lỡ xe
Khép cửa sổ lên giường nằm ôm gối
Trằn trọc không yên hồn ào ạt lửa
Vùng dậy châm đèn lên mạng ... tắm thơ.​
 
Chỉnh sửa lần cuối:
NG Quang Hưng đã viết:
Đêm cô đơn
Thơ tình em anh đọc giữa đêm mưa
Mở cửa sổ anh đếm từng hạt ngọc
Những tia chớp cứa trời thành hai nửa
Thấp thóang xa xa đôi ba thiếu nữ
Thẩn thơ dưới đèn đợi khách lỡ xe
Khép cửa sổ lên giường nằm ôm gối
Trằn trọc không yên hồn ào ạt lửa
Vùng dậy châm đèn lên mạng ... tắm thơ.​

Thơ sắp đặt, một nghệ thuật mới

Tình cờ, em mới đọc mấy bài về nghệ thuật sắp đặt trong hội họa, cái này tương đối mới mẻ và hiện đại ở Việt Nam, không phải ai cũng hiểu được cái hay, cái đẹp của nó. Các bác sang box Nghệ thuật sẽ thấy. Cũng tình cờ, em kiếm được một phần mềm tự động làm thơ, nghĩa là tự động gieo vần, sắp từ, đặt ý theo sự định hướng của người sử dụng, sáng tạo trên cơ sở kế thừa cái hay, cái đẹp của hàng chục nghìn bài thơ của các tác giả danh tiếng với đủ các phong cách khác nhau trong cơ sở dữ liệu. Rất là tình cờ, em vào HAO đọc được bài thơ "Đêm cô đơn" và thử copy đưa vào cái phần mềm làm thơ xem thế nào, kết quả là một bài thơ mà em trộm nghĩ giống như nghệ thuật sắp đặt trong hội họa, em tạm gọi là Thơ sắp đặt. Phong cách thơ này mới mẻ và thú vị, nhưng em không phân tích rõ được mới mẻ và thú vị ở chỗ nào. Các bác thưởng thức và phân tích nhé

Đêm cô đơn

Thơ em anh đọc giữa đêm
Áo nâu quần lĩnh quê em tuyệt vời
Mở cửa đếm hạt ngọc rơi
Cây đa bụi chuối ngọn đồi hoa mai
Chớp chia trời rộng thành hai
Sông dài trời rộng hôn tai chiều tà
Thoáng xa thiếu nữ vài ba
Dế kêu lợn éc tố nga bên hè
Thẩn thơ đợi khách lỡ xe
Rượu hồng pháo đỏ vỗ về sầu thương
Khép cửa ôm gối trên giường
Bập bềnh cành lá sông Tương dập dồn
Không yên trằn trọc lửa hồn
Tóc mây má đỏ tâm hồn bơ vơ
Châm đèn lên mạng tắm thơ
Gian nan nhẹ gót cơn mơ tan tành
 
Những giấc mơ chẳng bao giờ là thật
Chỉ ngu ngơ thoảng như gió sau hè
Và lững lờ trôi như một chiếc bè
Mang tim tôi vào bóng đêm xa thẳm
 
Cám ơn chú Cầu. Thơ xắp đặt dzui quá nhỉ:) Dĩ nhiên về mặt từ vựng: vượt đứt khả năng ngôn ngữ của tôi |-) =; Tuy nhiên mặt khác, thơ mượt mà quá lại ít ý hay trong đó thì có vẻ ... sáo rỗng. Chú Cầu có thể gửi cho anh cái software (freeware?) này được không?

Nguyễn Hữu Cầu đã viết:
Thơ sắp đặt, một nghệ thuật mới
Cũng tình cờ, em kiếm được một phần mềm tự động làm thơ, nghĩa là tự động gieo vần, sắp từ, đặt ý theo sự định hướng của người sử dụng, sáng tạo trên cơ sở kế thừa cái hay, cái đẹp của hàng chục nghìn bài thơ của các tác giả danh tiếng với đủ các phong cách khác nhau trong cơ sở dữ liệu. Rất là tình cờ, em vào HAO đọc được bài thơ "Đêm cô đơn" và thử copy đưa vào cái phần mềm làm thơ xem thế nào, kết quả là một bài thơ mà em trộm nghĩ giống như nghệ thuật sắp đặt trong hội họa, em tạm gọi là Thơ sắp đặt. Phong cách thơ này mới mẻ và thú vị, nhưng em không phân tích rõ được mới mẻ và thú vị ở chỗ nào. Các bác thưởng thức và phân tích nhé
 
Bác Hưng chắc đang đánh đố em nên đề nghị em gửi software lại không cho em cái địa chỉ.

Nhân dịp cuối năm cũ, gần sang năm mới, em dùng software này làm mấy bài thơ tặng bạn yêu thơ gần xa

Cuối năm ngồi buồn ăn bún nhớ người yêu và Nguyễn Bính

Nhịp nhàng duyên nợ vào đông
Mối tình viễn xứ nhớ mong áo quần
Phong phanh phiên chợ chén xuân
Mỏi trông nhà gái giai nhân bạc mầu
Trăm hờn nghìn giận dãi dầu
Hoa chanh men rượu nào đâu sòng đời
Cành dâu dệt vải bồi hồi
Nhớ ngày bút mực áo tơi qua đường
Đa tình trời đất dặm trường
Nàng hong tơ ướt soi gương cánh cò
Giếng thơi mưa ngập bến bờ
Quê nhà xa lắc giọng hò yến oanh
Giàn trầu hoa bưởi thôi đành
Tuổi thơ thơ thẩn mái gianh tơ vàng
Anh đi đèn sách đò giang
Có xa xôi mấy bạn vàng rưng rưng
Nợ đời nặng quá tưng bừng
Đó đây qua lại mịt mùng nàng ơi

Nhân nghe đọc Thủ lăng nghiêm kinh tại Trúc Lâm thiền tự"

Dưỡng bịnh ơi nhân chứng
Oan khiên nếu bên nguyên
Khỏe mạnh đâu hiểm ác
Súng trường đã đúc tiền
Hờ hững nhiều nhượng bộ
Răn đe cũng tọa thiền
Eo biển trên kim ốc
Đảo điên vẫn siêu nhiên
 
Nguyễn Hữu Cầu đã viết:
Cuối năm ngồi buồn ăn bún nhớ người yêu và Nguyễn Bính

Nhịp nhàng duyên nợ vào đông
Mối tình viễn xứ nhớ mong áo quần
Phong phanh phiên chợ chén xuân
Mỏi trông nhà gái giai nhân bạc mầu
Trăm hờn nghìn giận dãi dầu
Hoa chanh men rượu nào đâu sòng đời
Cành dâu dệt vải bồi hồi
Nhớ ngày bút mực áo tơi qua đường
Đa tình trời đất dặm trường
Nàng hong tơ ướt soi gương cánh cò
Giếng thơi mưa ngập bến bờ
Quê nhà xa lắc giọng hò yến oanh
Giàn trầu hoa bưởi thôi đành
Tuổi thơ thơ thẩn mái gianh tơ vàng
Anh đi đèn sách đò giang
Có xa xôi mấy bạn vàng rưng rưng
Nợ đời nặng quá tưng bừng
Đó đây qua lại mịt mùng nàng ơi

[B

:)) . Hồi em mới học làm thơ, có người dạy em là bước cơ bản phải biết dùng từ thật kêu, đánh lanh tanh vào nhau càng tốt :D. Cách tốt nhất để áp dụng thật nhiều từ kêu trong 1 dòng là bỏ tất cả các thi từ vào 1 cái mũ xóc lên, sau đó nhặt ra bốc thăm, xếp dòng sáu, dòng tám, ta sẽ được 1 bài lục bát mượt mà uyển chuyển :D. Em nghĩ bài thơ nay chắc được làm theo cách đấy.
Anh Cầu hình như có bí kíp mà giấu thiên hạ, có gì chia sẻ phương pháp làm thơ kiểu "Con bò sữa" ấy đi ;), cái hay thì phổ cập cho mọi người với :D
 
Mọi người có vẻ thích thơ "sản xuất hàng loạt nhỉ"? Nếu quan tâm mọi người có thể vào đây.
Have fun.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Em kiểm tra, thấy cái linh bác Hoàng cho đúng chính xác 100% là giống cái phần mềm em đang dùng trong máy em. Bác Hưng và em Linh thích thì vào đấy download về thử nghiệm nhé.

Trời Hà Nội mấy hôm nay hơi lạnh, em phải mặc áo len. Thấy hơi có lỗi với bạn Bảo Trâm, vì các bác và em tự nhiên vào đây thảo luận rùm beng, tuy là những thảo luận nghiêm túc về nghệ thuật nhưng e rằng không khí ồn ào không hợp với nàng Thơ. Xin phép Bảo Trâm post bài thơ này để lấy lại không khí. Các bác nếu có trả lời hay trao đổi xin dùng những từ ngữ hoặc văn thơ nhẹ nhàng, lãng mạn

Những Ngọn Nến

Thắp ngọn nến màu xanh
Thấy thời gian cô quạnh
Mưa lòng chưa chịu tạnh
Cứ tuôn rơi thật nhanh .

Thắp ngọn nến màu vàng
Thấy tim mình khô cạn
Chỉ còn lại sinh mạng
Với tháng ngày hoang mang .

Thắp ngọn nến màu trắng
Thấy nhịp sống thành băng
Qua gương soi im lặng
Hồn thêm một nếp nhăn .

Thắp ngọn nến màu hồng
Thấy nỗi buồn lan rộng
Đời chẳng như là mộng
Nên tình mãi hoài mong .

Thắp biết bao ngọn nến
Vẫn thấy đời bấp bênh
Và cơn gió không tên
Tạt ngang làm vụt tắt
Những gì tôi chiu chắt
Những gì tôi tin yêu .

Trương Bảo Trâm
 
Hom nay em bat duoc cai nay trong may, save lau roi, doc lai thay buon cuoi, post len cac bac doc nhe'.
------------------------------------------------------------------------------


Để có được một đàn bò sữa

Thật khó có một định nghĩa về một nhà thơ lãng mạn. Có người bảo nhà thơ lãng mạn là một thùng cát lọc nước đục thành trong. Người thì bảo nhà thơ lãng mạn là những con men rượu từ những chất bột bình thường cho con người cái chất lỏng say say. Năm 1963, trên một tạp chí văn học phương Tây một nhà thơ nổi tiếng đã cho một định nghĩa mới về các nhà thơ lãng mạn và định nghĩa này chẳng bao lâu được nhiều người công nhận. Theo ông ta, một “nhà thơ lãng mạn” chẳng khác gì một con bò sữa, từ những phế liệu của đời như cỏ xanh, lúa mọt, lõi ngô... cho loài người những dòng sữa mát và bổ. Thật là một cách so sánh đúng đắn. Cũng những cỏ xanh, lõi ngô ấy nếu chúng ta đem cho bò đực ăn thì nó sẽ cho ra thứ hoàn toàn không phải là sữa. Trong thực tế, số lượng bò sữa rất ít, trong khi bò đực rất nhiều. Đa số chúng ta đều là bò đực, kể cả tôi. Vấn đề là phải có một “tâm hồn lãng mạn” kiểu bò sữa. Để thấy rõ sự khác nhau về sản phẩm đầu ra giữa bò sữa và bò đực từ chất liệu cỏ xanh ta hãy xét một ví dụ:

Những ai đã từng trượt băng thì thấy đấy là một trò chẳng có gì thú vị, đôi khi còn nguy hiểm. Trời lạnh, chân đau, ngã dập lưng, va vấp nhau luôn xoành xoạch. Một chú bò đực từ những điều kiện đã cho ấy chắc chắn sẽ cho ra đời một thành phẩm kiểu này

Em trượt anh trượt cùng bọn Tây
Trời đất quay cuồng mồm sưng tấy
Vấp ngã bao lần còn cố dậy
Cái tuổi hai mươi khoẻ thật đấy

Nhưng cũng trong điều kiện ấy, bò sữa - “nhà thơ lãng mạn” lại có thể thốt ra những vần rất tuyệt

Em bay anh liệng má hây hây
Trời mây nghiêng ngả lòng ngất ngây
Vấp ngã bao lần vẫn đứng dậy
Ôi tuổi hai mươi đẹp từng giây

Sự khác nhau thật là rõ ràng.

Không chỉ sáng tác thơ, dịch thơ cũng như vậy. Đơn cử một “bò sữa” đầu đàn trong nền thơ ca Mỹ, Langstons Hughes, cho ta một loại cỏ xanh thế này

Dreams
Langston Hughes
Hold fast to dreams
For if dreams die
Life is a broken-winged bird
That can not fly

Hold fast to dreams
For when dreams go
Life is a barren field
Frozen with snow

Từ cỏ xanh trên cánh đồng nhà Langston, bò sữa và bò đực cho ra những sản phẩm khác nhau. Một loại cho ra sản phẩm kiểu này

Ước mơ xin níu chặt
Kẻo mơ vuột tầm tay
Đời thành chim gãy cánh
Ngập ngừng chẳng dám bay

Ước mơ xin níu chặt
Kẻo mơ vỗ cánh bay
Đời hoá đồng hoang lạnh
Đông cứng trong tuyết dầy

Còn loại kia cho ra sản phẩm kiểu này:

Tóm mơ thật chặt em ơi
Kẻo không nó chết toi đời nhà ma
Đời khi ấy gãy cánh gà
Đi còn đếch nổi nữa là đòi bay

Ôm mơ thật chặt trong tay
Kẻo không nó trốn, nó bay mất giờ
Đời thành cằn cỗi xác xơ
Tuyết phủ trắng xoá hờ hờ lạnh ghê.

Qua nói chuyện với nhiều nhà thơ nổi tiếng, tôi rút ra được mấy điều mà họ vẫn làm để có được một tâm hồn thi sĩ. Phần lớn họ trước khi đến với thơ tâm hồn đều khô cằn, nứt nẻ. Nhưng họ sớm cày sâu, phơi nỏ, đập nhỏ, tưới nước, và bón, bón nữa, bón mãi... nên chẳng bao lâu họ có tâm hồn màu mỡ, phì nhiêu. Họ là những người đầy ý chí, nghị lực, luôn đè nén tâm hồn, bắt nó phải xa rời cuộc sống thực tế, biết đặt tâm hồn lên trên lương tâm. Có như vậy mới có thể trở thành bò sữa. Đã có một con bò sữa, bạn hãy chăm sóc cho nó khoẻ mạnh, đồng thời phải lai tạo với bò đực để có những con khác tốt hơn. Làm như vậy, sớm muộn bạn cũng sẽ có một đàn bò sữa.

Trong thực tế, một số bò đực đã thắc mắc rằng: “Tại sao tôi đã chăm bón, tưới nước, đè nén tâm hồn v.v. thường xuyên mà vẫn không có được tâm hồn thi sĩ? hơn nữa, tâm hồn tôi hiện giờ đang toả ra mùi của những thứ tôi đã bón cho nó”. Về vấn đề này, có một câu nói không hoàn toàn chính xác trong ngữ cảnh này của Lê nin: “Nhiệt tình cộng với ngu dốt bằng phá hoại”. Tất nhiên các bò đực không ngu dốt. Trở ngại ở đây cũng giống như trồng cây lúa, ta đã biết bón phân, tưới nước, nhưng chưa biết kỹ thuật canh tác nên vẫn chưa thu hoạch được một vụ mùa bội thu. Về kỹ thuật canh tác, nên đọc thật nhiều những tác phẩm kinh điển như Truyện Kiều, Chinh phụ ngâm, tuyển tập Xuân Diệu, Xuân Quỳnh, Bút Tre và nhiều nhà thơ Việt Nam khác. Các nhà thơ nhà văn nước ngoài như Puskin, Bai rơn, Henrich Hainơ, Bạch Cư Dị, Lý Bạch, Lý Quỳ... Sau khi đã thấm đẫm hồn thơ rồi, nhiều khả năng bạn sẽ làm được những bài thơ lâm li, lãng mạn, nhưng na ná thơ của những nhà thơ trên. Thi trường như chiến trường. Bạn cần phải xây dựng phương pháp làm thơ cho riêng mình. Chỉ đến khi đó thơ của bạn mới đứng vững trên thi trường. Có rất nhiều phương pháp làm thơ, nhưng để làm thơ nhanh, nhiều, tốn ít thời gian, có ba phương pháp chính thường được áp dụng, đó là phương pháp tổng quát hoá, phương pháp tổ hợp và phương pháp thay thế. Như các bạn đã biết, số người biết làm thơ ngày một nhiều. Vậy thì có thể hai người viết hai bài thơ giống nhau về nội dung mà không hề ăn cắp ý của nhau. Để khỏi có sự cãi vã nhau trong văn học, gần đây hội liên hiệp các nhà thơ thế giới đã họp và thống nhất một điều: hai bài thơ X, Y gọi là khác nhau (hoàn toàn độc lập với nhau) nếu như tìm được ở trong X một chữ (dù chỉ là một) mà chữ đó không có trong Y và ngược lại. Nhờ có việc khẳng định này mà xuất hiện phương pháp tổng quát hoá trong thơ và nó tỏ ra đặc biệt có ích. Ví dụ, bạn cần làm thơ đăng báo, bạn hãy chịu khó viết một bài thơ tổng quát kiểu này
A + B
A yêu B, B cũng yêu A
Ai ai cũng thấy thật là đẹp đôi
B xinh, A cũng tuyệt vời
B cười, A há mồm ngồi ngắm B

Đến số báo thứ 2, bạn thay A = Kha, B = Chi, bạn sẽ có một bài về một mối tình cụ thể khá sinh động như sau:
Kha yêu Chi, Chi cũng yêu Kha
Ai ai cũng thấy thật là đẹp đôi
Chi xinh, Kha cũng tuyệt vời
Chi cười, Kha há mồm ngồi ngắm Chi

Đến các số báo sau, bạn chỉ cần viết thế này: Thơ, xin xem lại số báo 1, với B = Bướm, A = Hoa, hoặc B = Thiên, A = Nga... Quả là dễ dàng phải không. Để thơ đa dạng hơn, cùng với phương pháp tổng quát hoá, cần tìm đến phương pháp tổ hợp. Nếu để ý một chút, bạn sẽ thấy thơ tình thường lặp đi lặp lại mấy từ: anh, em, yêu đương, thiên đường, và tất nhiên, tình yêu không thể thiếu chiếc giường. Toán học đã cho biết tổ hợp của n phần tử sẽ cho rất nhiều phương án khác nhau. Viết tất cả những từ này vào những mảnh giấy khác nhau, kèm theo một số từ để bổ sung khác, cho vào trong một cái mũ và xóc đều, sau đó nhặt ra, ta sẽ được một bài thơ kiểu như thế này:

Anh sẽ đưa em lên thiên đường
Thiên đường của những kẻ yêu đương
Và rồi trên đó thiên đường đó
Anh sẽ tìm mua một chiếc giường

Xóc mũ một lần nữa, ta sẽ có bài thơ thứ hai
Anh sẽ tìm mua một chiếc giường
Chiếc giường tên gọi “cặp uyên ương”
Và rồi trên đó giường êm đó
Anh sẽ đưa em lên thiên đường

Số lượng từ càng nhiều, số bài thơ ta có sẽ càng nhiều và càng phong phú. Phương pháp tổng quát hoá và tổ hợp cho năng suất thơ rất cao, tuy nhiên, những bài thơ này không có được tính đột phá lớn. Để có những bài thơ sáng tạo, bạn có thể chuyển sang phương pháp thay thế. Từ mấy nghìn năm trước, theo quan điểm y học cổ truyển Trung hoa, tình yêu có nguồn gốc từ quả thận. Đến thời văn minh Hy lạp và La mã, con người cho rằng tình yêu bắt nguồn từ đôi mắt và đôi tai. Suy nghĩ này được duy trì cho đến thế kỷ 18, không hiểu tại sao người ta chuyển tình yêu sang trái tim. Quan điểm sai lầm này được phản ánh rộng rãi trong văn thơ đương thời cho đến tận bây giờ. Thực ra, tình yêu xuất phát từ dạ dày. Người Đức đã tìm ra một phần chân lý khi phát biểu: “tình yêu của người đàn ông đi qua dạ dày”. Chắc chắn trong thế kỷ 21 này, khoa học sẽ chứng minh được điều đó. Sau khi được trang bị một quan điểm khoa học và cách mạng như vậy, bạn hãy tìm tất cả những áng văn thơ có “trái tim” và thay bằng “dạ dày”, chắn chắn bạn sẽ có những vần thơ vừa trữ tình vừa cách mạng. Chẳng hạn như về tình yêu nhân loại:
Ôi dạ dày em dạ dày vĩ đại
Còn một hạt cơm còn bóp mãi
Không phải cho em cho lẽ phải trên đời
Cho quê hương em, cho tổ quốc, loài người

Hay về tình yêu nam nữ
Đường vào dạ dày không giống đường xe lửa
Không có nhà ga, không có con tàu
Đường vào dạ dày chỉ có vực sâu
Anh đã muốn vào em đâu ngăn cản.

Để tỏ tình với một cô gái, thay vì thề thốt nọ kia nghe rất sáo rỗng mà chưa chắc đã được tin, bạn hãy ngỏ lời thế này: “Bông hồng của anh, bông huệ của anh, dạ dày của anh, anh yêu em chân thành và say đắm. Anh nguyện cùng em dầm trong tuyết sương, băng qua sa mạc, vượt qua bão tố để bên nhau đi đến lâu đài hạnh phúc của tình yêu. Không gì có thể ngăn cản được chúng ta khi hai dạ dày co bóp chung tần số”. Chắc chắn nàng sẽ vô cùng xúc động và không ngại ngần gì mà không trao nguyên cả dạ dày nàng cho bạn.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Back
Bên trên