Trần Phương Hoa
(chuechue)
New Member
Mùa Đông Ấm
Hà Nội những ngày đầu đông, lạnh đến buốt da trong cái giá của miền Bắc. Mỗi sáng thức giấc trẻ con ngại tới trường, người lớn ngại đi làm, người già trở đi trở lại cơn đau nhức tuổi tác ...
Ai trong số những người con thủ đô chúng ta đã từng thử đặt mình hoặc giả chỉ là những suy nghĩ của mình tới những mảnh đất xa xôi hơn về phương Bắc Việt Nam ta?
Mùa đông ở đó thế nào?
Bức ảnh trên được chụp ở Mèo Vạc, một trong những huyện nghèo nhất tỉnh Hà Giang hiện nay.
Nếu như những địa danh Tây Bắc đã đi vào văn thơ như một ước lệ cho vẻ đẹp núi rừng, thì Hà Giang như đại diện cho vùng Đông Bắc với những núi cũng cao lưng trời, những sông suối, hoa cỏ tựa tranh vẽ.
Nhưng cũng chính vì tính chất địa lí như vậy nên kinh tế tỉnh còn kém phát triển.
Đồng bào chúng ta trên mạn ngược quanh năm vất vả đói rách, nông nghiệp trồng ruộng bậc thang, lèo tèo vài thứ hoa quả mận, lê… Lâm_Công nghiệp không khai thác hết tiềm năng. Nền thương mại Hà Giang chỉ giới hạn ở sự trao đổi lâm sản với miền xuôi và với Trung Hoa.
Chợ Đồng Văn buổi sớmTrẻ con sinh ra trên một vùng đất nghèo xác xơ, ông bà các em nghèo xác xơ, bố mẹ các em nghèo xác xơ …
Ai đảm bảo một tương lai cho các em không trở nên cũng xơ xác như vậy? _ Một khi môi trường các em sống không phát triển về kinh tế, y tế,văn hóa…? Một khi bố mẹ các em cũng không nhận thức hết được lợi ích của việc tới trường? Một khi bản thân các em cũng không thấy được sự cần thiết của việc đi học?
Đông về trên Tây Bắc khí hậu còn khắc nghiệt hơn nhiều so với những mùa khác. Trẻ em không đủ áo ấm ra đường ( để mà tới trường) …
Xót xa không ngay cả khi các em có nhu cầu đi học thì cũng không đủ điều kiện để thực hiện cái mong muốn đáng ra là đương nhiên được hưởng ấy?
Nghèo.
Âu không phải cái tội khi con người ta cứ nhắc đi nhắc lại đơn từ này để miêu tả về đất nước mình, vì nó là sự thật. Nhưng có xứng đáng để gọi là lỗi không khi hiếm hoi trong số họ (chúng ta) không làm gì dù trong suy nghĩ _ những việc có thể tác động và thay đổi sự nghèo nàn của đất nước ?
Không cần phải xây dựng cả một trạm xá khám chữa bệnh…
Không cần phải tài trợ đôi ba tỉ vài trăm triệu..
Không nhất thiết phải là một chủ đầu tư dự án lớn..
Không nhất thiết phải ngồi trong văn phòng chính phủ..
Chúng ta có thể làm giàu đất nước mình đơn giản từ những ý tưởng của sự sẻ chia và bắt tay thực hiện chúng.
Các tình nguyện viên tuyên truyền vận động hiến máu nhân đạo
Thảm họa sập cầu Cần Thơ đã qua lâu nhưng vẫn còn bao người dân đi hiến máu nhân đạo để tạo một ngân hàng dự trữ cần thiết cho những người bệnh.
Nỗi đau về lũ đã tạm lắng xuống nhưng những tấm lòng hảo tâm vẫn sôi sùng sục hướng về đồng bào miền Trung.
Thế mới thấy những câu “lá lành đùm lá rách” với bầu bí một giàn chẳng phải chỉ chuyện văn thơ.
Vậy tại sao không thưa các bạn? Chúng ta hãy cùng nhau góp sức thổi hơi ấm lên mùa đông cho đồng bào mạn ngược. Cho trẻ em miền núi tránh rét tới trường.
Một chiếc áo của bạn có thể giúp các em vượt qua hàng chục cây số đường núi tới trường.
Một dải khăn quàng cổ của các bạn có thể giữ ấm phổi cho các em tới lớp.
Khi mùa đông của các em đã được sưởi là lúc đó các em có nhiều hơn những cơ hội để xách túi đi học, để đón nhận tri thức từ mái trường phổ thông, để chắt góp những hành trang tiến tới tương lai sáng hơn hiện tại.
Tương lai của các em là một phần tương lai đất nước, tương lai đất nước chứa đựng tương lai của bạn, của tôi, của chúng ta.
Giản đơn không chỉ những đóng góp nho nhỏ, nhưng là những bao la không đếm nổi những tấm lòng.
Một lần nữa câu hỏi: Tại sao không, thưa các bạn? Hãy mở tủ quần áo mình ra ngay bây giờ để chọn cho các em nhỏ Hà Giang những gì bạn không dùng tới nữa, gửi tới cho BTC “Mùa Đông Ấm” chúng tôi để tất cả chúng ta cùng nhau tạo nên một mùa đông 2007 không còn lạnh.
Ngày hôm nay chúng ta đồng lòng và đồng thanh Trẻ Em Nước Tôi Không Còn Lạnh. Sẽ không còn là chuyện cổ tích, một ngày mai đây chúng ta sẽ sớm khẳng định rằng Nhân Dân Nước Tôi Không Còn Nghèo.
[SIZE=+0]
[/SIZE]
Thời gian quyên góp: từ 30/09 – 30/11/2007.
Đơn vị thực hiện: Tỉnh Đoàn Hà Giang, Diễn đàn "Việt Nam 2015", Mạng Thông tin tình nguyện Việt Nam.
Trang tin chính thức của chương trình: http://www.aoxanh.net
Hình thức quyên góp:
· Quyên góp quần áo cho trẻ em: quyên góp quần áo, giầy, mũ, tất…mới và cũ (còn lành lặn) cho độ tuổi từ 1->15 tuổi.
· Quyên góp xây dựng thư viện cho các trường học: Quyên góp tài chính, sách vở
Địa chỉ tiếp nhận:
1. Lý Minh Đăng: Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên Quốc Tế, 44/4 Vạn Bảo, Ba Đình Hà Nội.
Đt: 0903.235.305
2. Nguyễn Thị Kiều Trang: Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên Quốc Tế, 44/4 Vạn Bảo, Ba Đình, Hà Nội.
Đt: 0988.529.975.
3. Nguyễn Thanh Trà: 86 Lê Duẩn – Hoàn Kiếm– Hà Nội
Đt: 0912283847, 04.9424038
4. Nguyễn Thu Hương: Cty TNHH Cơ Khí Long Cường - số 10 ngách 186/10 phố Hồng Mai - Hai Bà - Hà Nội
ĐT: 0929025986
5. Chị Phương: Công ty cổ phần dịch thuật Equest, 44 Hàng Cháo – Hà Nội
Đt: 0986333464
Đóng góp về tài chính xin gửi về:
Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, VIETCOMBANK
Số tài khoản: 0451001382782
Chủ tài khoản: Nguyễn Thị Hoa
Mọi nhu cầu cung cấp thông tin, giải đáp thắc mắc liên quan đến việc tiếp nhận đồ, tài chính .v.v. Xin vui lòng liên lạc trực tiếp với:
Nguyễn Huy Bắc: Đt: 093 668 9 866 Email: [email protected] Yahoo: huybac_nguyen
Ban điều phối chương trình:
Trưởng ban:
Ngô Anh Tuấn Email: [email protected] Đt: 0906210021
Giám sát và điều phối thông tin:
Nguyễn Huy Bắc Email: [email protected] Đt: 0936689866
Hoàng Diệu Thúy Email: [email protected] Đt: 0945530344
Phụ trách truyền thông & điều phối TNV:
Đặng Đức Thắng Email: [email protected] Đt: 0953554486
Phụ trách tài chính & điều phối TNV:
Nguyễn Thảo Hoa Email: [email protected] Đt: 0987076416
Vũ Hồng Hạnh Email: [email protected]
Chue./.
Hà Nội hiền. Đầu đông 07
Nguồn ảnh : Nhiếp ảnh gia Phan Minh Thanh, Na Sơn, hoahoctro.vn và các nguồn khác trên net.
_CT Quyên góp quần áo ấm cho trẻ em miền núi tỉnh Hà Giang_
Hà Nội những ngày đầu đông, lạnh đến buốt da trong cái giá của miền Bắc. Mỗi sáng thức giấc trẻ con ngại tới trường, người lớn ngại đi làm, người già trở đi trở lại cơn đau nhức tuổi tác ...
Ai trong số những người con thủ đô chúng ta đã từng thử đặt mình hoặc giả chỉ là những suy nghĩ của mình tới những mảnh đất xa xôi hơn về phương Bắc Việt Nam ta?
Mùa đông ở đó thế nào?
Bức ảnh trên được chụp ở Mèo Vạc, một trong những huyện nghèo nhất tỉnh Hà Giang hiện nay.
Nếu như những địa danh Tây Bắc đã đi vào văn thơ như một ước lệ cho vẻ đẹp núi rừng, thì Hà Giang như đại diện cho vùng Đông Bắc với những núi cũng cao lưng trời, những sông suối, hoa cỏ tựa tranh vẽ.
Nhưng cũng chính vì tính chất địa lí như vậy nên kinh tế tỉnh còn kém phát triển.
Đồng bào chúng ta trên mạn ngược quanh năm vất vả đói rách, nông nghiệp trồng ruộng bậc thang, lèo tèo vài thứ hoa quả mận, lê… Lâm_Công nghiệp không khai thác hết tiềm năng. Nền thương mại Hà Giang chỉ giới hạn ở sự trao đổi lâm sản với miền xuôi và với Trung Hoa.
Chợ Đồng Văn buổi sớm
Ai đảm bảo một tương lai cho các em không trở nên cũng xơ xác như vậy? _ Một khi môi trường các em sống không phát triển về kinh tế, y tế,văn hóa…? Một khi bố mẹ các em cũng không nhận thức hết được lợi ích của việc tới trường? Một khi bản thân các em cũng không thấy được sự cần thiết của việc đi học?
Đông về trên Tây Bắc khí hậu còn khắc nghiệt hơn nhiều so với những mùa khác. Trẻ em không đủ áo ấm ra đường ( để mà tới trường) …
Xót xa không ngay cả khi các em có nhu cầu đi học thì cũng không đủ điều kiện để thực hiện cái mong muốn đáng ra là đương nhiên được hưởng ấy?
Nghèo.
Âu không phải cái tội khi con người ta cứ nhắc đi nhắc lại đơn từ này để miêu tả về đất nước mình, vì nó là sự thật. Nhưng có xứng đáng để gọi là lỗi không khi hiếm hoi trong số họ (chúng ta) không làm gì dù trong suy nghĩ _ những việc có thể tác động và thay đổi sự nghèo nàn của đất nước ?
Không cần phải xây dựng cả một trạm xá khám chữa bệnh…
Không cần phải tài trợ đôi ba tỉ vài trăm triệu..
Không nhất thiết phải là một chủ đầu tư dự án lớn..
Không nhất thiết phải ngồi trong văn phòng chính phủ..
Chúng ta có thể làm giàu đất nước mình đơn giản từ những ý tưởng của sự sẻ chia và bắt tay thực hiện chúng.
Các tình nguyện viên tuyên truyền vận động hiến máu nhân đạo
Nỗi đau về lũ đã tạm lắng xuống nhưng những tấm lòng hảo tâm vẫn sôi sùng sục hướng về đồng bào miền Trung.
Thế mới thấy những câu “lá lành đùm lá rách” với bầu bí một giàn chẳng phải chỉ chuyện văn thơ.
Vậy tại sao không thưa các bạn? Chúng ta hãy cùng nhau góp sức thổi hơi ấm lên mùa đông cho đồng bào mạn ngược. Cho trẻ em miền núi tránh rét tới trường.
Một chiếc áo của bạn có thể giúp các em vượt qua hàng chục cây số đường núi tới trường.
Một dải khăn quàng cổ của các bạn có thể giữ ấm phổi cho các em tới lớp.
Khi mùa đông của các em đã được sưởi là lúc đó các em có nhiều hơn những cơ hội để xách túi đi học, để đón nhận tri thức từ mái trường phổ thông, để chắt góp những hành trang tiến tới tương lai sáng hơn hiện tại.
Tương lai của các em là một phần tương lai đất nước, tương lai đất nước chứa đựng tương lai của bạn, của tôi, của chúng ta.
Giản đơn không chỉ những đóng góp nho nhỏ, nhưng là những bao la không đếm nổi những tấm lòng.
Một lần nữa câu hỏi: Tại sao không, thưa các bạn? Hãy mở tủ quần áo mình ra ngay bây giờ để chọn cho các em nhỏ Hà Giang những gì bạn không dùng tới nữa, gửi tới cho BTC “Mùa Đông Ấm” chúng tôi để tất cả chúng ta cùng nhau tạo nên một mùa đông 2007 không còn lạnh.
Ngày hôm nay chúng ta đồng lòng và đồng thanh Trẻ Em Nước Tôi Không Còn Lạnh. Sẽ không còn là chuyện cổ tích, một ngày mai đây chúng ta sẽ sớm khẳng định rằng Nhân Dân Nước Tôi Không Còn Nghèo.
[SIZE=+0]
Mùa Đông sẽ chỉ còn những nụ cười trẻ thơ đẹp thế này đây…
Chương trình MÙA ĐÔNG ẤM
Hà Giang 2007
Hà Giang 2007
Thời gian quyên góp: từ 30/09 – 30/11/2007.
Đơn vị thực hiện: Tỉnh Đoàn Hà Giang, Diễn đàn "Việt Nam 2015", Mạng Thông tin tình nguyện Việt Nam.
Trang tin chính thức của chương trình: http://www.aoxanh.net
Hình thức quyên góp:
· Quyên góp quần áo cho trẻ em: quyên góp quần áo, giầy, mũ, tất…mới và cũ (còn lành lặn) cho độ tuổi từ 1->15 tuổi.
· Quyên góp xây dựng thư viện cho các trường học: Quyên góp tài chính, sách vở
Địa chỉ tiếp nhận:
1. Lý Minh Đăng: Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên Quốc Tế, 44/4 Vạn Bảo, Ba Đình Hà Nội.
Đt: 0903.235.305
2. Nguyễn Thị Kiều Trang: Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên Quốc Tế, 44/4 Vạn Bảo, Ba Đình, Hà Nội.
Đt: 0988.529.975.
3. Nguyễn Thanh Trà: 86 Lê Duẩn – Hoàn Kiếm– Hà Nội
Đt: 0912283847, 04.9424038
4. Nguyễn Thu Hương: Cty TNHH Cơ Khí Long Cường - số 10 ngách 186/10 phố Hồng Mai - Hai Bà - Hà Nội
ĐT: 0929025986
5. Chị Phương: Công ty cổ phần dịch thuật Equest, 44 Hàng Cháo – Hà Nội
Đt: 0986333464
Đóng góp về tài chính xin gửi về:
Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, VIETCOMBANK
Số tài khoản: 0451001382782
Chủ tài khoản: Nguyễn Thị Hoa
Mọi nhu cầu cung cấp thông tin, giải đáp thắc mắc liên quan đến việc tiếp nhận đồ, tài chính .v.v. Xin vui lòng liên lạc trực tiếp với:
Nguyễn Huy Bắc: Đt: 093 668 9 866 Email: [email protected] Yahoo: huybac_nguyen
Ban điều phối chương trình:
Trưởng ban:
Ngô Anh Tuấn Email: [email protected] Đt: 0906210021
Giám sát và điều phối thông tin:
Nguyễn Huy Bắc Email: [email protected] Đt: 0936689866
Hoàng Diệu Thúy Email: [email protected] Đt: 0945530344
Phụ trách truyền thông & điều phối TNV:
Đặng Đức Thắng Email: [email protected] Đt: 0953554486
Phụ trách tài chính & điều phối TNV:
Nguyễn Thảo Hoa Email: [email protected] Đt: 0987076416
Vũ Hồng Hạnh Email: [email protected]
Chue./.
Hà Nội hiền. Đầu đông 07
Nguồn ảnh : Nhiếp ảnh gia Phan Minh Thanh, Na Sơn, hoahoctro.vn và các nguồn khác trên net.
Chỉnh sửa lần cuối: