Nguyễn Thị Kiều Minh
(kieuminh)
Active Member
Hôm nay 1-6, một chút hoài niệm về những ngày xưa... xa mờ... dù ký ức cũng nhạt nhòa theo thời gian...
---
Đó là một bài hát tôi được học từ hồi mẫu giáo, một bài hát mà bất cứ đứa trẻ con Hà Nội nào cũng biết… Tôi sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, lẽ dĩ nhiên tuổi thơ tôi gắn với mảnh đất này.
Hà Nội ngày xưa… Hà Nội của tuổi thơ tôi… Gọi là ngày xưa, nhưng thực ra những ngày ấy chỉ cách đây khoảng hơn chục năm… Tôi mới chỉ hơn 20 tuổi đời, nên đối với tôi, khoản thời gian chục năm ấy - là không nhỏ chút nào.
Và vì sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, nên tuổi thơ tôi chủ yếu gắn với những con phố, những hàng cây… chứ không gắn với con đê, cánh đồng làng hay dòng sông như nhiều đứa trẻ khác.
Ngày xưa ấy. trong mắt một đứa bé con như tôi, Hà Nội đã nhỏ xíu xiu. Hà Nội ngày ấy chỉ có 4 quận nội thành là Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa và Hai Bà Trưng. Quận Hoàn Kiếm. Ngày ấy, Hà Nội còn nghèo, phố xá vắng vẻ và bình yên lắm, chứ không ầm ĩ, khói bụi và xô bồ như bây giờ.
Quận Hoàn Kiếm có Bờ Hồ, có Nhà Hát Lớn, có kem Tràng Tiền và kem Thủy Tạ. Hồi đó cửa hàng kem Tràng Tiền chỉ là một quầy bé tí tẹo trông ra con phố cùng tên, đối diện bên kia đường là rạp Công Nhân. Mọi người đến mua kem rồi đứng ăn ngay trên vỉa hè, xung quanh quầy bán kem. Có kem cốm, kem đậu xanh, kem sô-cô-la, nhưng ngon nhất vẫn là kem ốc quế. Kem Tràng Tiền rẻ, và có mùi vị thơm ngon rất đặc biệt nên người Hà Nội nào cũng thích. Bên bờ hồ Hoàn Kiếm còn có cửa hàng kem Thủy Tạ. Nếu như kem Tràng Tiền có kem que và kem ốc quế thì kem Thủy Tạ ngày ấy lại đựng trong những hộp giấy xanh đỏ và có cái thìa bé xíu để xúc kem. Ngày ấy, tôi rất thích được lên Bờ Hồ, không chỉ để ăn kem mà còn để chơi, để ngắm phố và ngắm người qua lại. Không gian ở đấy, cho đến tận bây giờ, đối với tôi, vẫn luôn có điều gì đó thật đặc biệt. Ngoài kem, Bờ Hồ vẫn có thật nhiều thứ hấp dẫn, có tháp Rùa xinh [lớn lên, tôi mới biết được lịch sử không đẹp của tháp Rùa, nhưng dù thế nào thì tôi vẫn yêu tháp Rùa, và đối với tôi, hồ Gươm mà không có tháp Rùa thì hồ Gươm chẳng còn là hồ Gươm nữa], có cầu Thê Húc cong cong như con tôm dẫn vào đền Ngọc Sơn, có tháp Hòa Phong – một chút gì còn sót lại của chùa Báo Ân ngày xưa, có đài Nghiên và tháp Bút, có liễu rủ mặt hồ, có thật nhiều cây xanh và ghế đá, có những phòng tranh, những cửa hàng sách… Gần hồ Gươm là khu phố cổ với những ngôi nhà “ngói xô bài ca”, gợi về một quá khứ xa xăm về một Tonkin ngày nào…
Quận Hai Bà Trưng có công viên Lênin phía bên kia đường là hồ Ha-le thơ mộng. Có lẽ công viên Lênin là công viên rộng nhất Hà Nội thời bấy giờ. Cho đến tận bây giờ, công viên Lênin vẫn không có nhiều trò chơi, nhưng có thật nhiều cây xanh và bóng mát. Hồi mẫu giáo, tôi học trường Sao Sáng rồi lên cấp 1 tôi học trường Tây Sơn – cả hai trường đều rất gần đó. Trường cấp 1 của tôi nằm cùng trên con phố ấy, còn trường mẫu giáo của tôi chỉ cách đấy một con phố. Những ngày ấy, kỷ niệm buồn nhiều hơn kỷ niệm vui. Tôi vốn là đứa nhút nhát nên rất hay bị bắt nạt. Nhất là ngày mẫu giáo. Và hơn nữa, các cô giáo dạy mẫu giáo của tôi rất ác và có những hình phạt rất kinh khủng. Rồi những buổi chiều bố đón muộn, tôi đứn ở cổng trường chờ bố, khóc hết nước mắt. Tôi dần dần sợ đi mẫu giáo phát khiếp, cứ mỗi lần đi là tôi khóc như mưa. Nhưng dần dần tôi cũng quen, tôi gan lì dần, không thèm khóc khi đến lớp, không thèm khóc cả khi bị bắt nạt, gan lì chịu đựng, không đánh lại chúng nó, cũng không thèm mách cô… Lên cấp 1 thì có nhiều kỷ niệm vui hơn, tuy rằng tôi vẫn bị bạn bè bắt nạt. Ngày ấy, bọn tôi học chính khóa buổi chiều, còn buổi sáng học bán trú ở nhà cô, cô nấu cơm cho ăn, rồi buổi chiều cô thuê xích-lô cho đến trường. Nhắc đến xích lô, ngày ấy, xích-lô là một phương tiện đi lại quen thuộc của người Hà Nội chứ không thu hẹp lại chỉ dành cho khách du lịch như bây giờ; và so với bây giờ, xích lô ngày ấy trông hơi thô: to hơn, ghế thấp hơn và 2 bên tay ghế là 2 miếng gỗ thẳng. Nhưng tôi lại thấy cái sự thô kệch ấy cũng có sự duyên dáng riêng, gần gũi và thân thương. Gần trường cấp 1 của tôi là công an quận Hai Bà Trưng, nơi bố tôi công tác. Và đồng nghiệp của bố tôi cũng có con học cùng trường với tôi. Bọn tôi chơi với nhau không thân, nhưng cũng khá vui. Hay cùng đi với nhau một đoạn đường từ trường đến công an quận để chờ bố mẹ, quãng đường ấy nhiều cây và bóng mát, lại ít xe qua lại. Rồi những lần nghịch ngợm ầm ĩ, đại náo cả trụ sở công an quận. )
Quận Ba Đình có Lăng Bác, có quảng trường Ba Đình rộng bao la với những ô cỏ xanh, đối diện bên kia là đài tưởng niệm những liệt sỹ vô danh, có những con đường rợp bóng cây, hai hàng cổ thụ tán lá xòe rộng, xanh mướt. Cho đến tận bây giờ, mỗi lần đi qua những con phố ấy, tôi lại ngẩn ngơ ngắm nhìn, và trong lòng lại dấy lên một cảm giác bình yên đến kỳ lạ. Bây giờ nhà tôi ở quận Ba Đình, cách Lăng Bác không xa, là một con đường nhỏ với hai bên đường đều là hồ. Đó là đường Thanh Niên, một bên là hồ Tây mênh mông sóng nước và hồ Trúc Bạch nhỏ xinh. So với ngày xưa, hồ Tây bị thu hẹp lại nhiều. Ngày bé, đứng ở bờ bên này, tôi chỉ thấy mênh mông là nước, không thể thấy bờ bên kia mà chỉ thấy dãy núi Tam Đảo xa mờ… Bây giờ đứng ở bờ bên này nhìn sang bờ bên kia, sẽ thấy lô nhô những tòa nhà cao tầng. Một phần hồ Tây bị lấn chiếm, một phần là tôi lớn lên – nên hồ Tây bây giờ nhỏ hơn hồ Tây trong ký ức tôi…Và đối diện hồ Tây là là quán kem hồ Tây và bánh tôm hồ Tây. Tôi không thích kem hồ Tây lắm, vì vừa không ngon bằng kem Tràng Tiền, không có mùi vị gì đặc biệt, lại đắt.
Quận Đống Đa có… nhà tôi và nhà bà nội tôi. Ngày ấy, nhà tôi và nhà bà nội tôi đều ở trong ngõ Văn Chương. Nhà tôi ở khu nhà tạm Văn Chương chỉ cách nhà bà khoảng 10 phút đi bộ. Hình như nhà tôi ở đấy từ trước khi tôi sinh ra một năm, cho đến khi tôi học đến lớp 2. Ở khu nhà tôi ở rất nhiều trẻ con. Bọn tôi thường bày rất nhiều trò nghịch ngợm, náo loạn cả khu quân đội gần đó. Ký ức nhạt nhòa nên tôi không còn nhớ nhiều về ngày đó, không còn nhớ nhiều về bọn trẻ con trong khu, chỉ nhớ có một anh hàng xóm, tên là Tuấn, anh ấy rất quý tôi, cứ gặp tôi là kiss lên má. ^^ Thường xuyên là như vậy. Bố mẹ tôi thường gửi tôi nhờ bà trông trong khi đi làm. Ông nội tôi mất từ ngày bố mẹ tôi chưa lấy nhau, nên tôi không biết mặt ông. Tôi chỉ biết có bà nội. Bà tôi quý tôi lắm, nhưng tôi lại rất sợ bà, vì bà rất nghiêm. Khu nhà bà tôi ở là khu nhà A1, và vì tôi ở nhà bà tôi nhiều, cũng chơi nhiều với bọn trẻ con trong khu nên cả khu nhà A1 đấy ai cũng biết tôi. Hồi ấy, tôi bị nói ngọng “t” thành “đ”, và đến nỗi cho đến tận bây giờ, cả khu nhà A1 ấy khi đùa với nhau lại nhái giọng tôi. :”> Những ngày ấy, tôi chơi rất thân với một chị, là chị Hạnh híp. Chị rất quí tôi, đi đâu cũng cho tôi đi theo và luôn bảo vệ tôi khi tôi bị những đứa khác bắt nạt. Sau này nhà tôi chuyển đi, tôi cũng không ở chơi nhà bà nội như trước nữa, cũng không gặp lại chị Hạnh híp ngày xưa. Cho đến một ngày, nghe bố mẹ tôi nói chuyện, bố mẹ chị ấy đi buôn ma túy rồi chết trong tù; anh chị ấy cũng lao vào con đường nghiện ngập hút chích, còn chị ấy cũng nghiện, phải bán thân kiếm sống và kiếm tiền mua thuốc để thỏa những cơn nghiền. “Thế là tan nát một gia đình” Mẹ tôi vẫn thường lắc đầu và chép miệng nói câu ấy mỗi khi nhắc lại chuyện. Còn anh Tuấn, sau này tôi nghe kể lại, anh ấy cũng lao vào con đường hút chích và buôn bán ma túy, chắc khó có thể làm lại cuộc đời. Có những điều trong quá khứ thật lung linh, nhưng qua thời gian…
Nhà ông bà ngoại tôi ở Vĩnh Tuy, cách nhà tôi khá xa. Ngày ấy, chỗ đó là ngoại thành Hà Nội. Ông bà tôi chỉ xây nhà đấy thôi, chứ không phải là dân bản địa. Ngày ấy, Hà Nội còn hoang vu lắm, về nhà ông bà tôi phải đi qua những con đường mà hai bên là ruộng rau thỉnh thoảng lại có trâu bò qua lại. Nên tuy là ngoại thành nhưng chỗ đó như một vùng quê thực sự. Có một lần mẹ tôi đèo tôi về nhà ông bà bằng xe đạp, trời tối, lúc ấy cũng đã muộn, tôi ngồi đằng sau ngủ gật, tôi ngã ra khỏi xe rồi nằm xuống đường ngon lành ngủ tiếp. :”> Để mẹ tôi tìm hết cả hơi. Bây giờ, thỉnh thoảng mẹ tôi vẫn nhắc lại chuyện ấy, để cười cho vui và mắng tôi là con bé vô tâm, ngủ gật đến mức ngã ra khỏi xe rồi còn thản nhiên nằm lăn ra đường ngủ tiếp. :”> Nơi ông bà tôi ở xung quanh là những cánh đồng lúa mênh mông, theo kí ức nhạt nhòa của tôi, là những cánh đồng xanh mướt ấy trải dài đến tận chân trời. Mỗi khi mưa xuống là lại có cầu vồng hiện lên, rất rõ nét, thấy rõ ràng cả một cái vòng cung đủ bảy màu đỏ – cam – vàng – lục – lam – chàm – tím hiện ra trên nền trời. Cho đến tận bây giờ, tôi chưa có dịp được nhìn tận mắt ở đâu có một cái cầu vồng đẹp và rõ nét đến thế. Ngày ấy, cứ hè là tôi được về nhà ông bà chơi. Tôi được chơi suốt cả mùa hè chứ không phải ở nhà đi học thêm nhiều như thằng em tôi bây giờ. Tôi rất thích về nhà ông bà, vì ở đó có rất nhiều điều thú vị. Tôi chơi rất thân với bọn trẻ con hàng xóm, đặc biệt là con bé Nga Ngố nhà bên cạnh, ở đấy là nhà ông bà ngoại nó, nó cũng chỉ về đấy chơi vào mùa hè và những ngày lẻ tẻ trong năm như tôi. Những buổi trốn ngủ trưa đi bêu nắng, hái hoa đuổi bướm, câu cá cờ, câu ếch, chơi đồ hàng Tôi có một bộ đồ hàng bằng nhôm để ở nhà ông bà. Bọn tôi thường lấy bộ đồ hàng ấy ra chơi, cũng luộc rau rán thịt, rán trứng như ai vậy. Nhà ông bà tôi là một ngôi nhà nhỏ, mái ngói, có một căn gác xép, một cái bếp phía sau nhà, có một mảnh vườn nhỏ xíu, trong mảnh vườn ấy có hai cây dâu da và một số cây như cây chanh, cây ớt; có một mảnh sân nhỏ và một cái giếng khơi. Ngày ấy, nhà ông bà tôi còn nuôi hai con chó, một con chó lông trắng muốt như bông, tên là Đi; và một con chó đen, tên là Mực. Đi với Mực chơi với nhau rất thân. Nhìn hai con chó chơi với nhau, một con chó trắng muốt, một con chó đen sì, ai cũng phải phì cười. Bây giờ Mực và Đi đều không còn nữa. Mực bị làm thịt. Còn Đi, nhiều năm về sau, khi ông bà tôi chuyển sang căn nhà to đẹp hơn, thì Đi bị bắt mất… Ngày Mực bị làm thịt, mọi người bảo tôi dẫn Đi đi chơi, khi tôi và Đi về thì mọi việc đã xong xuôi, thương Mực, tôi không đụng đến một miếng thịt nào. Tôi không chắc là Đi có biết sự thật không, nhưng mãi về sau, tôi thấy Đi cứ lặng lẽ một mình, mắt long lanh ngấn nước…
--------------------------------------------------------------------------
BONUS- Mẫu giáo và những nỗi hãi hùng của tôi
Ngày đầu
3 tuổi. Cũng như bao đứa trẻ khác, tôi đi mẫu giáo. Nhưng khác hẳn với nhiều đứa trẻ khác, tôi háo hức lắm! Vì trước đó, tôi hỏi bố: "Mẫu giáo là gì hả bố?" thì bố bảo: "Mẫu giáo là 1 nơi có rất nhiều đồ chơi, có nhiều bạn bằng tuổi con và có 2 cô giáo chăm sóc các con từ sáng đến chiều để bố mẹ yên tâm đi làm." Thế thì thích quá đi chứ! Và thế là tôi vui vẻ ngồi sau xe bố để lên đường ĐI MẪU GIÁO. Nhiều bạn. Nhiều đồ chơi. Thích thật! Chưa bao giờ tôi được đến nơi nào tuyệt hơn thế. Đến nơi, tôi quên cả chào bố, chạy tót vào lớp trong khi những đứa khác nức nở bám chặt lấy gấu áo bố mẹ chúng nó, không chịu vào lớp. Ngày đầu vui vẻ như thế... nhưng dần dần tôi lại sợ đi mẫu giáo...
Túi thủy tinh vụn và căn phòng tối
Học được ít lâu, tôi nghe bọn bạn nói về 1 nơi mà nhắc đến đứa nào cũng thấy sợ: PHÒNG TỐI. Bọn nó nói đó là 1 nơi có ma, có quỉ và nhiều gián, chuột, 1 nơi để các cô nhốt những đứa hư không biết nghe lời. Bọn nó còn bảo đã có đứa chết trong đó. Tôi vốn nhát nên nghe xong mà phát khiếp! Một lần, đến giờ ăn, trên đường đi ra chỗ vòi nước để rửa tay, tôi nhặt được 1 túi thủy tinh vụn. Trẻ con mà, tôi cầm lên nghịch. Cô giáo tôi nhìn thấy. Cô không tin là tôi nhặt được trong trường. Cô lôi tôi xềnh xệch, cô bảo tôi là đứa bé hư, đáng bị nhốt vào phòng tối. Cô ấn tôi vào đó và khóa cửa lại. Tôi bắt đầu thấy sợ. Sợ bóng tối. Sợ gián và chuột. Tôi khóc. Tôi đập cửa. Vô ích. Khóc mãi rồi cũng mệt. Tôi lăn quay ra ngủ thiếp đi... cho đến lúc cô mở cửa.
"Mày mà mách cô thì..."
Đến bây giờ tôi vẫn nhớ lên nó, cái con bé Thảo ấy... Nó ngồi cạnh tôi hồi mẫu giáo nhỡ. Vì nó hay cấu tôi nên tôi gọi nó là Thảo cấu. Nó để móng tay dài để có thể cấu tôi... dễ dàng hơn. Mà cũng chẳng hiểu tại sao nó thích cái trò đó thế. Có lần, không chịu nổi cái trò cấu của nó, tôi đã mách cô. Cô phạt nó đứng úp mặt vào tường. Cô không cho nó phiếu bé ngoan. Nó tức tôi lắm. "Mày mà mách cô tao sẽ cấu đau hơn!" Tôi không dám mách cô nữa. Mặc xác nó... Cũng may, là ít lâu sau nó chuyển trường... Mẫu giáo lớn. 1 lần, tôi với con bé cùng lớp đi WC. (Nếu tôi nhớ không nhầm thì nó tên là Mỹ Hạnh.) Hai đứa bô lô ba la nói chuyện và rồi để đùa, nó ủn tôi 1 cái đánh "oạch" xuống sàn nhà vệ sinh. Bẩn hết. Tôi không dám mách cô vì nó đã dọa: "Mày mà mách cô tao đánh chết mày!" Khi cô hỏi, tôi chỉ nói: "Tại con trượt chân."
1 giờ ngủ trưa
Tôi vẫn còn nhớ lúc đó tôi đang học mẫu giáo lớn. Giờ ngủ trưa nào cũng vậy, các cô xếp bọn tôi nằm thành hàng, hàng nọ và hàng kia quay chân hoặc quay đầu vào nhau. Hôm đó tôi đang ngủ ngon lành thì giật mình tỉnh dậy. 2 đứa nằm hàng dưới, cái hàng mà quay chân về phía hàng của tôi... bọn nó, 1 đứa túm chặt lấy chân tôi, đứa kia thì cù. Tôi cố giãy ra nhưng không được. Tôi bật khóc. Cô giật mình tỉnh dậy. Cô ra hỏi có chuyện gì. Tôi cứ khóc nấc lên, mãi mới nói được 1 cách khó khăn: "Bọn... nó... cù... cháu..." Cô quay sang 2 đứa kia: "Có đúng thế không?" 2 đứa (dĩ nhiên là làm bộ) ngơ ngác nhìn nhau rồi nhìn cô với cặp mắt "ngây thơ cụ" và nói với cô với 1 vẻ ngoan ngoãn lễ phép: "Cháu thưa cô, bọn cháu đang ngủ, bọn cháu có biết gì đâu, chắc bạn ý nằm mơ đấy ạ." Cô không tin tôi. Cô nghĩ 2 đứa làm sao nói dối được. Thời đó, có vẻ như hình phạt không được phiếu bé ngoan là hình phạt nặng nhất, và đối với trẻ con bọn tôi, phiếu bé ngoan là 1 tài sản quí giá lắm... Lần đó, tôi đã mất oan 1 phiếu bé ngoan...
Những buổi chiều tan học
Hầu như chiều nào cũng vậy, bố tôi toàn đón muộn. Toàn bố đón thôi. Vì cơ quan bố gần đấy, tiện đường bố đi làm về. Gần như chiều nào cũng thế, cả lớp lần lượt được bố mẹ đón về hết. Cô về. Cả trường về. Bác bảo vệ cũng đóng cổng đi về. Trời bắt đầu tối dần... 1 mình tôi ngổi ở cổng trường khóc tu tu. Đã vậy, mấy bác bán hàng ở cổng trường còn trêu: "Bố mày bỏ rơi mày rồi, bố mày nhận đứa bé khác ngoan hơn về làm con rồi!" Đến lúc bố đón thì mắt tôi đã đỏ hoe, nước mắt nước mũi đã tèm nhèm vì khóc. Lần nào cũng thế, đang khóc, đang mong bố đón, mà thấy bố đến, tôi lại khóc nấc lên, khóc còn to hơn lúc bố chưa đến...
---
Yêu Hà Nội, cháu yêu Hà Nội
Yêu mẹ cha yêu mái nhà thân thiết
Bạn bè vui, cô giáo hiền,
Nơi đây có bao nhiêu người cháu yêu
Yêu Bờ Hồ có tháp Rùa xinh
Sông Hồng reo cho bốn mùa tươi thắm
Vào trong Lăng, thăm Bác Hồ
Nơi đây có bao nhiêu điều cháu yêu
Yêu mẹ cha yêu mái nhà thân thiết
Bạn bè vui, cô giáo hiền,
Nơi đây có bao nhiêu người cháu yêu
Yêu Bờ Hồ có tháp Rùa xinh
Sông Hồng reo cho bốn mùa tươi thắm
Vào trong Lăng, thăm Bác Hồ
Nơi đây có bao nhiêu điều cháu yêu
Đó là một bài hát tôi được học từ hồi mẫu giáo, một bài hát mà bất cứ đứa trẻ con Hà Nội nào cũng biết… Tôi sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, lẽ dĩ nhiên tuổi thơ tôi gắn với mảnh đất này.
Hà Nội ngày xưa… Hà Nội của tuổi thơ tôi… Gọi là ngày xưa, nhưng thực ra những ngày ấy chỉ cách đây khoảng hơn chục năm… Tôi mới chỉ hơn 20 tuổi đời, nên đối với tôi, khoản thời gian chục năm ấy - là không nhỏ chút nào.
Và vì sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, nên tuổi thơ tôi chủ yếu gắn với những con phố, những hàng cây… chứ không gắn với con đê, cánh đồng làng hay dòng sông như nhiều đứa trẻ khác.
Ngày xưa ấy. trong mắt một đứa bé con như tôi, Hà Nội đã nhỏ xíu xiu. Hà Nội ngày ấy chỉ có 4 quận nội thành là Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa và Hai Bà Trưng. Quận Hoàn Kiếm. Ngày ấy, Hà Nội còn nghèo, phố xá vắng vẻ và bình yên lắm, chứ không ầm ĩ, khói bụi và xô bồ như bây giờ.
Quận Hoàn Kiếm có Bờ Hồ, có Nhà Hát Lớn, có kem Tràng Tiền và kem Thủy Tạ. Hồi đó cửa hàng kem Tràng Tiền chỉ là một quầy bé tí tẹo trông ra con phố cùng tên, đối diện bên kia đường là rạp Công Nhân. Mọi người đến mua kem rồi đứng ăn ngay trên vỉa hè, xung quanh quầy bán kem. Có kem cốm, kem đậu xanh, kem sô-cô-la, nhưng ngon nhất vẫn là kem ốc quế. Kem Tràng Tiền rẻ, và có mùi vị thơm ngon rất đặc biệt nên người Hà Nội nào cũng thích. Bên bờ hồ Hoàn Kiếm còn có cửa hàng kem Thủy Tạ. Nếu như kem Tràng Tiền có kem que và kem ốc quế thì kem Thủy Tạ ngày ấy lại đựng trong những hộp giấy xanh đỏ và có cái thìa bé xíu để xúc kem. Ngày ấy, tôi rất thích được lên Bờ Hồ, không chỉ để ăn kem mà còn để chơi, để ngắm phố và ngắm người qua lại. Không gian ở đấy, cho đến tận bây giờ, đối với tôi, vẫn luôn có điều gì đó thật đặc biệt. Ngoài kem, Bờ Hồ vẫn có thật nhiều thứ hấp dẫn, có tháp Rùa xinh [lớn lên, tôi mới biết được lịch sử không đẹp của tháp Rùa, nhưng dù thế nào thì tôi vẫn yêu tháp Rùa, và đối với tôi, hồ Gươm mà không có tháp Rùa thì hồ Gươm chẳng còn là hồ Gươm nữa], có cầu Thê Húc cong cong như con tôm dẫn vào đền Ngọc Sơn, có tháp Hòa Phong – một chút gì còn sót lại của chùa Báo Ân ngày xưa, có đài Nghiên và tháp Bút, có liễu rủ mặt hồ, có thật nhiều cây xanh và ghế đá, có những phòng tranh, những cửa hàng sách… Gần hồ Gươm là khu phố cổ với những ngôi nhà “ngói xô bài ca”, gợi về một quá khứ xa xăm về một Tonkin ngày nào…
Quận Hai Bà Trưng có công viên Lênin phía bên kia đường là hồ Ha-le thơ mộng. Có lẽ công viên Lênin là công viên rộng nhất Hà Nội thời bấy giờ. Cho đến tận bây giờ, công viên Lênin vẫn không có nhiều trò chơi, nhưng có thật nhiều cây xanh và bóng mát. Hồi mẫu giáo, tôi học trường Sao Sáng rồi lên cấp 1 tôi học trường Tây Sơn – cả hai trường đều rất gần đó. Trường cấp 1 của tôi nằm cùng trên con phố ấy, còn trường mẫu giáo của tôi chỉ cách đấy một con phố. Những ngày ấy, kỷ niệm buồn nhiều hơn kỷ niệm vui. Tôi vốn là đứa nhút nhát nên rất hay bị bắt nạt. Nhất là ngày mẫu giáo. Và hơn nữa, các cô giáo dạy mẫu giáo của tôi rất ác và có những hình phạt rất kinh khủng. Rồi những buổi chiều bố đón muộn, tôi đứn ở cổng trường chờ bố, khóc hết nước mắt. Tôi dần dần sợ đi mẫu giáo phát khiếp, cứ mỗi lần đi là tôi khóc như mưa. Nhưng dần dần tôi cũng quen, tôi gan lì dần, không thèm khóc khi đến lớp, không thèm khóc cả khi bị bắt nạt, gan lì chịu đựng, không đánh lại chúng nó, cũng không thèm mách cô… Lên cấp 1 thì có nhiều kỷ niệm vui hơn, tuy rằng tôi vẫn bị bạn bè bắt nạt. Ngày ấy, bọn tôi học chính khóa buổi chiều, còn buổi sáng học bán trú ở nhà cô, cô nấu cơm cho ăn, rồi buổi chiều cô thuê xích-lô cho đến trường. Nhắc đến xích lô, ngày ấy, xích-lô là một phương tiện đi lại quen thuộc của người Hà Nội chứ không thu hẹp lại chỉ dành cho khách du lịch như bây giờ; và so với bây giờ, xích lô ngày ấy trông hơi thô: to hơn, ghế thấp hơn và 2 bên tay ghế là 2 miếng gỗ thẳng. Nhưng tôi lại thấy cái sự thô kệch ấy cũng có sự duyên dáng riêng, gần gũi và thân thương. Gần trường cấp 1 của tôi là công an quận Hai Bà Trưng, nơi bố tôi công tác. Và đồng nghiệp của bố tôi cũng có con học cùng trường với tôi. Bọn tôi chơi với nhau không thân, nhưng cũng khá vui. Hay cùng đi với nhau một đoạn đường từ trường đến công an quận để chờ bố mẹ, quãng đường ấy nhiều cây và bóng mát, lại ít xe qua lại. Rồi những lần nghịch ngợm ầm ĩ, đại náo cả trụ sở công an quận. )
Quận Ba Đình có Lăng Bác, có quảng trường Ba Đình rộng bao la với những ô cỏ xanh, đối diện bên kia là đài tưởng niệm những liệt sỹ vô danh, có những con đường rợp bóng cây, hai hàng cổ thụ tán lá xòe rộng, xanh mướt. Cho đến tận bây giờ, mỗi lần đi qua những con phố ấy, tôi lại ngẩn ngơ ngắm nhìn, và trong lòng lại dấy lên một cảm giác bình yên đến kỳ lạ. Bây giờ nhà tôi ở quận Ba Đình, cách Lăng Bác không xa, là một con đường nhỏ với hai bên đường đều là hồ. Đó là đường Thanh Niên, một bên là hồ Tây mênh mông sóng nước và hồ Trúc Bạch nhỏ xinh. So với ngày xưa, hồ Tây bị thu hẹp lại nhiều. Ngày bé, đứng ở bờ bên này, tôi chỉ thấy mênh mông là nước, không thể thấy bờ bên kia mà chỉ thấy dãy núi Tam Đảo xa mờ… Bây giờ đứng ở bờ bên này nhìn sang bờ bên kia, sẽ thấy lô nhô những tòa nhà cao tầng. Một phần hồ Tây bị lấn chiếm, một phần là tôi lớn lên – nên hồ Tây bây giờ nhỏ hơn hồ Tây trong ký ức tôi…Và đối diện hồ Tây là là quán kem hồ Tây và bánh tôm hồ Tây. Tôi không thích kem hồ Tây lắm, vì vừa không ngon bằng kem Tràng Tiền, không có mùi vị gì đặc biệt, lại đắt.
Quận Đống Đa có… nhà tôi và nhà bà nội tôi. Ngày ấy, nhà tôi và nhà bà nội tôi đều ở trong ngõ Văn Chương. Nhà tôi ở khu nhà tạm Văn Chương chỉ cách nhà bà khoảng 10 phút đi bộ. Hình như nhà tôi ở đấy từ trước khi tôi sinh ra một năm, cho đến khi tôi học đến lớp 2. Ở khu nhà tôi ở rất nhiều trẻ con. Bọn tôi thường bày rất nhiều trò nghịch ngợm, náo loạn cả khu quân đội gần đó. Ký ức nhạt nhòa nên tôi không còn nhớ nhiều về ngày đó, không còn nhớ nhiều về bọn trẻ con trong khu, chỉ nhớ có một anh hàng xóm, tên là Tuấn, anh ấy rất quý tôi, cứ gặp tôi là kiss lên má. ^^ Thường xuyên là như vậy. Bố mẹ tôi thường gửi tôi nhờ bà trông trong khi đi làm. Ông nội tôi mất từ ngày bố mẹ tôi chưa lấy nhau, nên tôi không biết mặt ông. Tôi chỉ biết có bà nội. Bà tôi quý tôi lắm, nhưng tôi lại rất sợ bà, vì bà rất nghiêm. Khu nhà bà tôi ở là khu nhà A1, và vì tôi ở nhà bà tôi nhiều, cũng chơi nhiều với bọn trẻ con trong khu nên cả khu nhà A1 đấy ai cũng biết tôi. Hồi ấy, tôi bị nói ngọng “t” thành “đ”, và đến nỗi cho đến tận bây giờ, cả khu nhà A1 ấy khi đùa với nhau lại nhái giọng tôi. :”> Những ngày ấy, tôi chơi rất thân với một chị, là chị Hạnh híp. Chị rất quí tôi, đi đâu cũng cho tôi đi theo và luôn bảo vệ tôi khi tôi bị những đứa khác bắt nạt. Sau này nhà tôi chuyển đi, tôi cũng không ở chơi nhà bà nội như trước nữa, cũng không gặp lại chị Hạnh híp ngày xưa. Cho đến một ngày, nghe bố mẹ tôi nói chuyện, bố mẹ chị ấy đi buôn ma túy rồi chết trong tù; anh chị ấy cũng lao vào con đường nghiện ngập hút chích, còn chị ấy cũng nghiện, phải bán thân kiếm sống và kiếm tiền mua thuốc để thỏa những cơn nghiền. “Thế là tan nát một gia đình” Mẹ tôi vẫn thường lắc đầu và chép miệng nói câu ấy mỗi khi nhắc lại chuyện. Còn anh Tuấn, sau này tôi nghe kể lại, anh ấy cũng lao vào con đường hút chích và buôn bán ma túy, chắc khó có thể làm lại cuộc đời. Có những điều trong quá khứ thật lung linh, nhưng qua thời gian…
Nhà ông bà ngoại tôi ở Vĩnh Tuy, cách nhà tôi khá xa. Ngày ấy, chỗ đó là ngoại thành Hà Nội. Ông bà tôi chỉ xây nhà đấy thôi, chứ không phải là dân bản địa. Ngày ấy, Hà Nội còn hoang vu lắm, về nhà ông bà tôi phải đi qua những con đường mà hai bên là ruộng rau thỉnh thoảng lại có trâu bò qua lại. Nên tuy là ngoại thành nhưng chỗ đó như một vùng quê thực sự. Có một lần mẹ tôi đèo tôi về nhà ông bà bằng xe đạp, trời tối, lúc ấy cũng đã muộn, tôi ngồi đằng sau ngủ gật, tôi ngã ra khỏi xe rồi nằm xuống đường ngon lành ngủ tiếp. :”> Để mẹ tôi tìm hết cả hơi. Bây giờ, thỉnh thoảng mẹ tôi vẫn nhắc lại chuyện ấy, để cười cho vui và mắng tôi là con bé vô tâm, ngủ gật đến mức ngã ra khỏi xe rồi còn thản nhiên nằm lăn ra đường ngủ tiếp. :”> Nơi ông bà tôi ở xung quanh là những cánh đồng lúa mênh mông, theo kí ức nhạt nhòa của tôi, là những cánh đồng xanh mướt ấy trải dài đến tận chân trời. Mỗi khi mưa xuống là lại có cầu vồng hiện lên, rất rõ nét, thấy rõ ràng cả một cái vòng cung đủ bảy màu đỏ – cam – vàng – lục – lam – chàm – tím hiện ra trên nền trời. Cho đến tận bây giờ, tôi chưa có dịp được nhìn tận mắt ở đâu có một cái cầu vồng đẹp và rõ nét đến thế. Ngày ấy, cứ hè là tôi được về nhà ông bà chơi. Tôi được chơi suốt cả mùa hè chứ không phải ở nhà đi học thêm nhiều như thằng em tôi bây giờ. Tôi rất thích về nhà ông bà, vì ở đó có rất nhiều điều thú vị. Tôi chơi rất thân với bọn trẻ con hàng xóm, đặc biệt là con bé Nga Ngố nhà bên cạnh, ở đấy là nhà ông bà ngoại nó, nó cũng chỉ về đấy chơi vào mùa hè và những ngày lẻ tẻ trong năm như tôi. Những buổi trốn ngủ trưa đi bêu nắng, hái hoa đuổi bướm, câu cá cờ, câu ếch, chơi đồ hàng Tôi có một bộ đồ hàng bằng nhôm để ở nhà ông bà. Bọn tôi thường lấy bộ đồ hàng ấy ra chơi, cũng luộc rau rán thịt, rán trứng như ai vậy. Nhà ông bà tôi là một ngôi nhà nhỏ, mái ngói, có một căn gác xép, một cái bếp phía sau nhà, có một mảnh vườn nhỏ xíu, trong mảnh vườn ấy có hai cây dâu da và một số cây như cây chanh, cây ớt; có một mảnh sân nhỏ và một cái giếng khơi. Ngày ấy, nhà ông bà tôi còn nuôi hai con chó, một con chó lông trắng muốt như bông, tên là Đi; và một con chó đen, tên là Mực. Đi với Mực chơi với nhau rất thân. Nhìn hai con chó chơi với nhau, một con chó trắng muốt, một con chó đen sì, ai cũng phải phì cười. Bây giờ Mực và Đi đều không còn nữa. Mực bị làm thịt. Còn Đi, nhiều năm về sau, khi ông bà tôi chuyển sang căn nhà to đẹp hơn, thì Đi bị bắt mất… Ngày Mực bị làm thịt, mọi người bảo tôi dẫn Đi đi chơi, khi tôi và Đi về thì mọi việc đã xong xuôi, thương Mực, tôi không đụng đến một miếng thịt nào. Tôi không chắc là Đi có biết sự thật không, nhưng mãi về sau, tôi thấy Đi cứ lặng lẽ một mình, mắt long lanh ngấn nước…
--------------------------------------------------------------------------
BONUS- Mẫu giáo và những nỗi hãi hùng của tôi
Ngày đầu
3 tuổi. Cũng như bao đứa trẻ khác, tôi đi mẫu giáo. Nhưng khác hẳn với nhiều đứa trẻ khác, tôi háo hức lắm! Vì trước đó, tôi hỏi bố: "Mẫu giáo là gì hả bố?" thì bố bảo: "Mẫu giáo là 1 nơi có rất nhiều đồ chơi, có nhiều bạn bằng tuổi con và có 2 cô giáo chăm sóc các con từ sáng đến chiều để bố mẹ yên tâm đi làm." Thế thì thích quá đi chứ! Và thế là tôi vui vẻ ngồi sau xe bố để lên đường ĐI MẪU GIÁO. Nhiều bạn. Nhiều đồ chơi. Thích thật! Chưa bao giờ tôi được đến nơi nào tuyệt hơn thế. Đến nơi, tôi quên cả chào bố, chạy tót vào lớp trong khi những đứa khác nức nở bám chặt lấy gấu áo bố mẹ chúng nó, không chịu vào lớp. Ngày đầu vui vẻ như thế... nhưng dần dần tôi lại sợ đi mẫu giáo...
Túi thủy tinh vụn và căn phòng tối
Học được ít lâu, tôi nghe bọn bạn nói về 1 nơi mà nhắc đến đứa nào cũng thấy sợ: PHÒNG TỐI. Bọn nó nói đó là 1 nơi có ma, có quỉ và nhiều gián, chuột, 1 nơi để các cô nhốt những đứa hư không biết nghe lời. Bọn nó còn bảo đã có đứa chết trong đó. Tôi vốn nhát nên nghe xong mà phát khiếp! Một lần, đến giờ ăn, trên đường đi ra chỗ vòi nước để rửa tay, tôi nhặt được 1 túi thủy tinh vụn. Trẻ con mà, tôi cầm lên nghịch. Cô giáo tôi nhìn thấy. Cô không tin là tôi nhặt được trong trường. Cô lôi tôi xềnh xệch, cô bảo tôi là đứa bé hư, đáng bị nhốt vào phòng tối. Cô ấn tôi vào đó và khóa cửa lại. Tôi bắt đầu thấy sợ. Sợ bóng tối. Sợ gián và chuột. Tôi khóc. Tôi đập cửa. Vô ích. Khóc mãi rồi cũng mệt. Tôi lăn quay ra ngủ thiếp đi... cho đến lúc cô mở cửa.
"Mày mà mách cô thì..."
Đến bây giờ tôi vẫn nhớ lên nó, cái con bé Thảo ấy... Nó ngồi cạnh tôi hồi mẫu giáo nhỡ. Vì nó hay cấu tôi nên tôi gọi nó là Thảo cấu. Nó để móng tay dài để có thể cấu tôi... dễ dàng hơn. Mà cũng chẳng hiểu tại sao nó thích cái trò đó thế. Có lần, không chịu nổi cái trò cấu của nó, tôi đã mách cô. Cô phạt nó đứng úp mặt vào tường. Cô không cho nó phiếu bé ngoan. Nó tức tôi lắm. "Mày mà mách cô tao sẽ cấu đau hơn!" Tôi không dám mách cô nữa. Mặc xác nó... Cũng may, là ít lâu sau nó chuyển trường... Mẫu giáo lớn. 1 lần, tôi với con bé cùng lớp đi WC. (Nếu tôi nhớ không nhầm thì nó tên là Mỹ Hạnh.) Hai đứa bô lô ba la nói chuyện và rồi để đùa, nó ủn tôi 1 cái đánh "oạch" xuống sàn nhà vệ sinh. Bẩn hết. Tôi không dám mách cô vì nó đã dọa: "Mày mà mách cô tao đánh chết mày!" Khi cô hỏi, tôi chỉ nói: "Tại con trượt chân."
1 giờ ngủ trưa
Tôi vẫn còn nhớ lúc đó tôi đang học mẫu giáo lớn. Giờ ngủ trưa nào cũng vậy, các cô xếp bọn tôi nằm thành hàng, hàng nọ và hàng kia quay chân hoặc quay đầu vào nhau. Hôm đó tôi đang ngủ ngon lành thì giật mình tỉnh dậy. 2 đứa nằm hàng dưới, cái hàng mà quay chân về phía hàng của tôi... bọn nó, 1 đứa túm chặt lấy chân tôi, đứa kia thì cù. Tôi cố giãy ra nhưng không được. Tôi bật khóc. Cô giật mình tỉnh dậy. Cô ra hỏi có chuyện gì. Tôi cứ khóc nấc lên, mãi mới nói được 1 cách khó khăn: "Bọn... nó... cù... cháu..." Cô quay sang 2 đứa kia: "Có đúng thế không?" 2 đứa (dĩ nhiên là làm bộ) ngơ ngác nhìn nhau rồi nhìn cô với cặp mắt "ngây thơ cụ" và nói với cô với 1 vẻ ngoan ngoãn lễ phép: "Cháu thưa cô, bọn cháu đang ngủ, bọn cháu có biết gì đâu, chắc bạn ý nằm mơ đấy ạ." Cô không tin tôi. Cô nghĩ 2 đứa làm sao nói dối được. Thời đó, có vẻ như hình phạt không được phiếu bé ngoan là hình phạt nặng nhất, và đối với trẻ con bọn tôi, phiếu bé ngoan là 1 tài sản quí giá lắm... Lần đó, tôi đã mất oan 1 phiếu bé ngoan...
Những buổi chiều tan học
Hầu như chiều nào cũng vậy, bố tôi toàn đón muộn. Toàn bố đón thôi. Vì cơ quan bố gần đấy, tiện đường bố đi làm về. Gần như chiều nào cũng thế, cả lớp lần lượt được bố mẹ đón về hết. Cô về. Cả trường về. Bác bảo vệ cũng đóng cổng đi về. Trời bắt đầu tối dần... 1 mình tôi ngổi ở cổng trường khóc tu tu. Đã vậy, mấy bác bán hàng ở cổng trường còn trêu: "Bố mày bỏ rơi mày rồi, bố mày nhận đứa bé khác ngoan hơn về làm con rồi!" Đến lúc bố đón thì mắt tôi đã đỏ hoe, nước mắt nước mũi đã tèm nhèm vì khóc. Lần nào cũng thế, đang khóc, đang mong bố đón, mà thấy bố đến, tôi lại khóc nấc lên, khóc còn to hơn lúc bố chưa đến...
Chỉnh sửa lần cuối: